Các Kinh Văn Đại Viên Mãn

16/03/20223:02 SA(Xem: 4454)
Các Kinh Văn Đại Viên Mãn
CÁC KINH VĂN ĐẠI VIÊN MÃN
Khenpo Ngakchung – Ngawang Palzang giảng
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Đại Viên Mãn là điều rốt ráo của tất cả 84000 phần sâu xamở rộng của Giáo Pháp. Đó là sự chứng ngộ của Phật Phổ Hiền, chính xác như nó là.

Về các kinh văn Mật thừa, có 6400000 Mật điển của Đại Viên Mãn, điều lại có thể được chia thành ba phần – Tâm, Hư KhôngChỉ Dẫn. Kulayaraja (Vua Tạo Ra Tất Thảy) là Mật điển chính yếu của Phần Tâm; Sự Bao La Vô LượngMật điển chính yếu của Phần Hư KhôngMật Điển Gốc Dra Talgyur là chính yếu của Phần Chỉ Dẫn.

Tất cả những Mật điển Đại Viên Mãn này đã được kết tập bởi Kim Cương Tát Đỏa, vị lại là hóa hiện của hỷ lạctính Không của tâm Phổ Hiền. Kim Cương Tát Đỏa sau đó dạy các Mật điển này cho ba Bồ Tát chính, những vị đã truyền bá các giáo lýba thế giới: Văn Thù dạy chư thiên, Quan Âm dạy Naga và Kim Cương Thủ dạy con người. Như thế, vô số hữu tình đã được đưa đến nền tảng nguyên sơ của sự giải thoát.

Để hoằng dương các giáo lý Đại Viên Mãnthế giới của chúng ta, Nam Thiệm Bộ Châu, Kim Cương Tát Đỏa hóa hiện từ tim vị thiên tử Tinh Thần Cao Quý, vị sau đó lại hóa hiện trong cõi người trong gia đình của Vua Indrabhuti là người con Garab Dorje, cũng được biết đến là Rolang Deva. Garab Dorje thọ nhận mọi Mật điển, kinh văn và chỉ dẫn khẩu truyền của Đại Viên Mãn từ chính Kim Cương Tát Đỏa và như thế, trở thành vị Trì Minh con người đầu tiên trong truyền thừa Đại Viên Mãn.

Ngài Garab Dorje giao phó các giáo lý này cho đệ tử chính yếu của Ngài, Manjushrimitra, vị sau đó phân loại chúng thành Ba Phần Của Đại Viên Mãn.

Đệ tử chính yếu của Ngài Manjushrimitra, đạo sư vĩ đại Shri Singha, phân chia Phần Chỉ Dẫn thành Bốn Pho Tâm Yếu (Nyingtig): Pho Bên Ngoài, Bên Trong, Bí Mật và Cực Mật Vô Song.

Ba đạo sư vĩ đại đã đưa ba phần của Đại Viên Mãn đến Tây Tạng là: Padmasambhava (Liên Hoa Sinh), Vimalamitra (Vô Cấu Hữu) và Vairotsana.

Pho Cực Mật Vô Song bao gồm mười bảy Mật điển. Có mười tám nếu thêm Mật điển Nữ Hộ Pháp Đen Phẫn Nộ Của Chân Ngôn, điều tập trung vào các nghi lễ bảo vệ về Ekajati. Theo hệ thống của Đức Liên Hoa Sinh, có mười chín khi thêm Mật điển Mặt Trời Chói Ngời Của Cõi Rực Rỡ (Longsal).

Các Mật điển này giảng dạy mọi yêu cầu để một người thực hành và đạt Phật quả viên mãn trong chỉ một đời. Không Mật điển nào phụ thuộc vào các Mật điển khác; tự thân tất cả đều viên mãn.

1. Mật Điển Gốc Dra Talgyur, điều giống như cánh cửa và chìa khóa cho Tinh Túy Tịnh Quang, thừa thù thắng, giải thích cách đạt quả vị Hóa thân và cách hoàn thành lợi ích của chúng sinh khác nhờ các thực hành liên quan đến âm thanh.

2. Mật Điển Cát Tường Đẹp Đẽ, điều giống như bánh xe, dạy cách thiết lập bản tính của giác tính và cách xác định nền tảng của vô minhtrí tuệ hoàn hảo.

3. Mật Điển Gương Ý Phổ Hiền, thứ giống như thanh gươm, chỉ cách xác định và cắt đứt cạm bẫysai lầm và cách thiết lập điều cố hữu.

4. Mật Điển Ngọn Đèn Rực Rỡ, điều giống như viên ngọc báu sáng ngời, dạy cách xác định các “ngọn đèn” liên quan đến giác tính, thuật ngữ của chúng, các so sánh về cách mà trí tuệ khởi lên, sự hợp nhất của giác tính và cách xua tan nhận thức sai lầm về tự-thấu biết và cách thực hành.

5. Mật Điển Gương Tâm Kim Cương Tát Đỏa, điều giống như mặt trời, dạy cách các ngọn đèn là sự tự-hiển bày của giác tính. Nhờ hai mươi mốt chỉ dẫn trực chỉ, những kiểu người khác nhau nhận ra trí tuệ. Mật điển này dạy thêm về bốn điểm then chốt và cách thực hành.

6. Mật Điển Giác Tính Tự Khởi, điều giống như đại dương, dạy cách quyết định tri kiến, thiền định và hành động.

7. Mật Điển Hàng Ngọc Báu, điều giống như vàng được tôi luyện, chỉ cách tiêu trừ các lỗi lầmlệch hướng liên quan đến tri kiến và sự hành trì thiền định, hành vi và kết quả.

8. Mật Điển Chỉ Dẫn Trực Chỉ, điều giống như cho một thiếu nữ xem chiếc gương, nhờ các dấu hiệu khác nhau, miêu tả cách áp dụng tinh túy của giác tính trong sự hành trì.

9. Mật Điển Sáu Phạm Vi Của Phổ Hiền, điều giống như Kim Sí Điểu vĩ đại, dạy cách tịnh hóa và ngăn tái sinh trong sáu cõi và cách hiển bày các Tịnh độ của sự tự-hiển bày.

10. Mật Điển Vô Tự, điều giống như Vua Của Các Núi, miêu tả phương pháp hành trì thực sự, cách từ bỏ các hoạt động và sống ở những nơi thoát khỏi lỗi lầm, bốn cách tự tại an trú, cách duy trì sự tự nhiên, cũng như phương pháp không ô nhiễm của phần thực hành chính yếu.

11. Mật Điển Sư Tử Viên Mãn, điều giống như con sư tử, giải thích các mức độ tiến bộ và dấu hiệu xảy ra, cách ổn định giác tính và cách tăng mức độ trải nghiệm.

12. Mật Điển Tràng Ngọc Trai, điều giống như tràng trang sức, được dạy để ngăn giác tính lạc mất nhờ đưa nó đến sự chín muồi. Mật điển này dạy cách thực hànhđạt đến sự làm quen và giải thoát.

13. Mật Điển Giác Tính Tự Giải Thoát, điều giống như con rắn thắt nút lại rồi tự mình cởi nút, dạy cách mà giác tính không được tạo ra mà tự giải thoát, cách kiểm soát các hình tướng, cách trở nên quen thuộc với chuỗi kim cương và cách tự nhiên giải thoát tất cả luân hồiNiết Bàn.

14. Mật Điển Chồng Ngọc Báu, điều giống như ngân khố của vua, giải thích cách mà các phẩm tính hiển bày đều là tinh túy của hư khônggiác tính.

15. Mật Điển Xá Lợi Rực Rỡ, điều giống như vua kiểm soát đất đai của mình, miêu tả các dấu hiệu bên ngoài và bên trong của giác tính đạt đến sự chín muồi, thứ hiển bày trước và sau thời điểm chết để truyền cảm hứng và khơi dậy sự tin tưởng của kẻ khác.

16. Mật Điển Sự Hợp Nhất Của Mặt TrờiMặt Trăng, điều giống như đứa trẻ nhào vào lòng mẹ, chỉ ra trải nghiệm nào mà một người trải qua trong trạng thái trung gian, Bardo, sau khi qua đời. Mật điển này dạy cách quyết định các chỉ dẫn khẩu truyền của đạo sư trong Bardo đời này, cách ổn định giác tính trong Bardo lâm chung, cách đạt giác ngộ nhờ nhận ra giác tính trong Bardo Pháp tínhnếu cần thiết, cách đảm bảo một sự tái sinh trong cõi Hóa thân tự nhiên trong Bardo trở thành và ở đó, đạt Phật quả mà không cần tái sinh thêm nữa.

17. Mật Điển Viên Mãn Tự Sinh, điều giống như dòng sông, dạy cách chuẩn bị để là vị thọ nhận thích hợp cho các giáo lý nhờ bốn quán đỉnh.

18. Mật Điển Vị Bảo Hộ Đen Phẫn Nộ Shri Ekajati, điều giống như con dao sắc, miêu tả cách bảo vệ hành giả khỏi các nguy hại gây ra bởi kẻ khác.

Tôn giả Vô Cấu Hữu hợp nhất hai khía cạnh của Phần Cực Mật Vô Song: truyền thừa giải thích với các kinh văn và truyền thừa lắng nghe không có các kinh văn, điều mà Ngài sau đó chôn giấu để được phát lộ trong tương lai. Các giáo lý này được biết đến là Vima Nyingtig hay Tâm Yếu Bí Mật Của Vimalamitra. Ngài Longchenpa sau đó làm sáng tỏ chúng trong năm mươi mốt phần của Lama Yangtig.

Đức Liên Hoa Sinh đã chôn giấu các giáo lý của Ngài về Pho Cực Mật Vô Song để được phát lộ trong tương lai là Tâm Yếu Của Không Hành Nữ (Khandro Nyingtig). Ngài Longchenpa cũng làm sáng tỏ các giáo lý này trong Tinh Túy Của Không Hành Nữ (Khandro Yangtig).

Bốn bộ chỉ dẫn Đại Viên Mãn phi phàm này, cùng với các giáo lý bổ sung Tinh Túy Sâu Xa (Zabmo Yangtig) của Ngài Longchenpa, nằm trong tuyển tập nổi tiếngTâm Yếu Bốn Phần (Nyingtig Yabzhi).

 

Một tóm lược các giáo lý của Tôn giả Vô Cấu Hữu, Longchenpa và Khenpo Ngakchung được ghi lại trong Nyingtik Yabzhi và các luận giải liên quan, cũng như trích từ các giáo lý truyền miệng của Kyabje Dilgo Khyentse và Tulku Urgyen Rinpoche.

 

Nguồn Anh ngữ: Khenpo Ngakchung Ngawang Palzang, The Dzogchen Scriptures trong cuốn sách Quintessential Dzogchen (Rangjung Yeshe Publications, 2006).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.