Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

07/06/20221:53 SA(Xem: 3269)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC JATSON NYINGPO (1585-1656)
Alexander Gardner[1] và Tom Greensmith[2] soạn
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Ngài Jatson Nyingpo sinh năm 1585 ở Waru, Kongpo. Cha của Ngài tên là Chokyong Gonpo và mẹ Ngài là Namlang Buti. Từ năm mười hai tuổi cho đến khi hai mươi, Ngài đã nghiên cứu các chủ đề khác nhau, bao gồm cả y học. Sau đấy, Ngài thọ giới xuất gia sơ khởi từ Đức Mipham Tashi Lodro (1577-1636) và nhận danh hiệu Ngawang Chogyal Wangpo. Ngài thọ Cụ túc giới từ một vị Lhatsewa.

Ngài Jatson Nyingpo đã dành mười bảy năm để nhập thất, khóa kín cánh cửa ẩn thất bằng đất sét. Theo tiểu sử của Ngài, trong lúc nhập thất hoặc ngay sau đó, năm ba mươi sáu tuổi, trong năm 1620, Ngài đã phát lộ danh sách kho tàng được cho là do chính tay Đức Bà Yeshe Tsogyal viết và tiếp tục phát lộ vô số bản văn kho tàng, bao gồm pho nổi tiếng nhất của Ngài – Konchok Chidu (Hiện Thân Chư Trân Quý), một nghi quỹ Guru Rinpoche, điều đã truyền cảm hứng cho vô số luận giải và là một thực hành cá nhân của Đức Jamgon Kongtrul (1813-1899)[3].

Ngài cũng được biết đến với danh hiệu Terton là Letro Lingpadanh hiệu Mật thừa là Ngakchang Humnak Mebar.

Ngài Jatson Nyingpo đã thành lập trung tâm tu viện Bangri Jokpo và Ngài đóng vai tròđạo sư của nhiều Lama xuất chúng từ Nyingma và Kagyu. Chư vị bao gồm Đức Karmapa thứ mười – Choying Dorje (1610-1674), Ngài Tsurphu Gyaltsab thứ tư – Drakpa Dondrub (1550-1617), Ngài Drikung Chungtsang thứ nhất – Chokyi Drakpa (1595-1659), Ngài Drukchen thứ năm – Paksam Wangpo (1593-1641), Đức Dordrak Rigdzin Ngagi Wangpo (1580-1639), Ngài Tsele Natsok Rangdrol (vị sinh năm 1608), Ngài Lhatsun Namkha Jigme (1597-1650), Ngài Rigdzin Trinle Lhundrup (1611-1662) và Terton Dudul Dorje (1615-1672).

Ngài Jatson Nyingpo là vị phát lộ kho tàng đầu tiên mô tả Pemako là một vùng đất ẩn giấu, nơi là những vùng được cho là vô cùng thích hợp cho hoạt động tâm linh và được tiên đoán trướcmiêu tả riêng qua các bản văn kho tàng. Bản văn mà Ngài phát lộ có tựa đề Sách Hướng Dẫn Về Vùng Đất Ẩn Giấu Pemako. Ngài đã tìm ra bản văn này tại Sergyi Lhakhang ở Kongpo, thứ nằm trong pho giáo lý kho tàng Konchok Chidu của Ngài. Sách Hướng Dẫn Về Vùng Đất Ẩn Giấu Pemako là một bản văn tiên tri, thứ miêu tả những thời suy đồi tương lai và phân ranh giới vùng đất này là nơi có tầm quan trọng đặc biệt với những vị phát lộ kho tàng và người hành hương, đặc biệt là những vị chạy trốn sự khủng bố. Trong bản văn, Ngài Jatson Nyingpo miêu tả các dấu hiệu của thời suy đồi, cách tìm ra lối vào vùng đất ẩn giấu, các thực hành cần tiến hành và những kết quả từ nỗ lực lớn lao để đến được đó. Đáng chú ý, Sách Hướng Dẫn tuyên bố rằng:

Trong mười sáu vùng đất ẩn giấu, bất cứ ai nghe về hay nhớ đến Pemoko vĩ đại này, các nghiệp chướng của họ sẽ được tịnh hóa. Thậm chí đi bộ hay cưỡi bảy bước về phía đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc sinh về đó. Tiến hành bảy lạy đầy đủ trong khi quán tưởng về nơi này sẽ dẫn đến việc trở thành một vị Bất Thối và không còn lang thang trong luân hồi. Bất cứ ai chắc chắn đến đây sẽ đạt được thân cầu vồng chẳng thể phá hủy.

Ngài Jatson Nyingpo viên tịch ở tuổi bảy mươi hai. Giáo lý kho tàng Konchok Chidu của Ngài vẫn được thực hành rộng rãi trong các truyền thống Nyingma và Kagyu.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Jatson-Nyingpo/11572.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Alexander Gardner đã hoàn thành tiến sỹ về các nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Michigan vào năm 2007 và hiện là người điều hànhbiên tập viên chính của Treasury of Lives [https://treasuryoflives.org/].

[2] Tom Greensmith là thạc sĩ triết học về các nghiên cứu Tây Tạng và Himalaya từ Đại học Oxford. Luận văn đã hoàn thành của ông ấy tập trung vào Đức Lelung Zhepa Dorje thứ năm (1697-1740), một vị bất bộ pháihành trình của vị này đến Pemokod vào năm 1729.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.