Lời Khuyên Tâm Yếu Về Tsok Và Những Vấn Đề Khác – Phần 4

21/08/20231:29 SA(Xem: 1428)
Lời Khuyên Tâm Yếu Về Tsok Và Những Vấn Đề Khác – Phần 4
~ Từ Kho Lưu Trữ Những Bài Giảng Của Ngài Gyatrul Rinpoche ~
LỜI KHUYÊN TÂM YẾU VỀ TSOK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC
Giáo lý được đọc cho những vị vân tập về Orgyen Dorje Den ngày 14/01/2012
Thực hành Kim Cương Tát Đỏa để tưởng niệm Dungse Thinley Norbu Rinpoche viên tịch
 
Phần 4 – SỰ ÍCH KỶ: CHÚNG TA ĐỀU CÓ TIỀM NĂNG TRỞ THÀNH LANGDARMA

blank Vậy thì chúng ta tích lũy công đức như thế nào? Ồ, nếu chúng ta không cẩn thận – nghĩa là nếu chúng ta không thực sự hiểu về công đức và nghiệp – và nghĩ rằng chúng ta có thể tự mình tạo ra thứ gì đó, chúng ta có thể cho rằng tích lũy công đức chỉ để làm lợi lạc bản thân cũng là một ý tưởng tốt. Chúng ta có thể nghĩ rằng tịnh hóa các che chướng của bản thân chỉ để kinh nghiệm của mình được cải thiện là một ý tưởng tốt. Nhưng kiểu ích kỷquan tâm đến bản thân này thực sự là cách mà những đại ma bắt đầu sự sa đọa dần dần, như Chủ tịch Mao hay Vua Langdarma. Trưởng dưỡng cái ngã và quan tâm bản thân thực sự là gốc rễ hay nền tảng cho ác nghiệp của họ. Sự chấp ngã mãnh liệt là điều khiến những chúng sinh này làm những chuyện khủng khiếp mà họ đã làm. Chúng ta đều có tiềm năng đó – trở thành một Mao, trở thành một Langdarma hay trở thành một Rudra[1]. Chúng ta thực sự có tiềm năng đó, cũng giống như việc chúng ta có tiềm năng Phật quả. Vì vậy, chúng ta cần phải cẩn thận! Chúng ta cần phải lưu tâm để biết được cách thức đúng đắn khi tiến hành tích lũy công đứccảnh giác để bản thân không sa ngã vào ác nghiệp.

Vậy chúng ta bảo vệ bản thân khỏi sự ích kỷ như thế nào? Chúng ta canh giữ chống lại ác nghiệp ghê gớm này ra sao? Ồ, bạn phải nhớ hữu tình chúng sinh, các bạn – những kẻ gây phiền[2]! Nếu bạn nhớ hữu tình chúng sinh và bạn luôn luôn cố gắng trưởng dưỡng lòng từ và bi, nếu bạn luôn luôn cố gắng nhớ họ khi thực hành, nếu bạn luôn luôn cố gắng làm bất cứ điều gì bạn đang làm vì họ, thì điều đấy sẽ bảo vệ bạn. Đấy sẽ là áo giáp của bạn; đấy sẽ là vị dẫn dắt giữ bạn trên con đường đúng đắn chứ không phải con đường sai lầm. Đấy sẽ là sức lực, nhiên liệu, động cơ cho bạn sức mạnh để thực sự tích lũy công đức và tịnh hóa che chướng.

Hãy xem chư Phật và Bồ Tát – chư vị không yêu cầu bạn làm bất kỳ điều gì khác biệt với điều mà chư vị vốn đã làm. Vậy tất cả chư vị đã làm gì? Một lần nữa, hãy quay lại tiểu sử của chư vị và đọc về lịch sử. Chư vị đã làm gì? Chư vị đã nỗ lực không mệt mỏichúng sinh khác, mọi chúng sinh. Chư vị không bỏ mặc ai, chư vị có xả hoàn hảo, chư vị có từ và bi – và đấy là nơi chúng ta có thể bắt đầu. Nếu bắt đầu ở đó, chúng ta có thể biết rằng chúng ta đang bắt đầu ở nơi thích hợp, trên con đường đúng đắn. Nhưng nếu chúng ta cứ luôn trộn lẫn tham và sân của bản thân với thực hành Pháp, thì chẳng mấy chốc, chúng ta sẽ bắt đầu loạng choạng, chúng ta bắt đầu dao động, chúng ta bắt đầu sa ngã khỏi con đường và đấy là cách mà chúng ta bắt đầu tìm thấy con đường của Rudra, con đường của Mao, con đường của Langdarma.

Bạn không nên nghĩ rằng điều này chỉ được nói ra để đe dọa bạn. Dĩ nhiên, một mặt, bạn bị dọa; điều đấy cũng có thể tốt, trong nhận thức rằng có thể, bạn sẽ thực hành chân thành hơn, với niềm tin và lòng sùng mộ lớn lao hơn và ít bận tâm đến bản thân. Trong trường hợp đó, cũng ổn thôi – cứ vậy đi, bị dọa một chút. Nhưng thực sự, mục đích không phải để làm bạn sợ; mục đích là giúp bạn duy trì trên con đường đúng đắn. Bạn cần biết rằng thực sự có nguy hiểm ghê gớm, rằng chúng sinh tìm thấy con đường sai lầmthực hành nó với sự tinh tấn và bền bỉ lớn lao và đem đến kết quả khủng khiếp từ ác nghiệp đó.

Hiện nay, có một vị bảo vệ mà không ai muốn nhắc đến – Shugden – ở đây, tôi đã nói tên của hắn[3]. Đúng, bây giờ bạn có thể nhốt tôi lại! Người ta nói rằng thực sự vị bảo vệ này từng là đệ tử của chính Tôn giả Tsongkhapa. Tôi không biết điều này có đúng không, tôi chỉ biết rằng người ta nói vậy. Dù sao đi nữa, điểm chính là dẫu cho một chúng sinh với phước báu tuyệt vời đến vậy – là đệ tử của một đạo sư vĩ đại như Tôn giả Tsongkhapa – cuối cùng lại có thể rơi vào con đường sai lầm. Vì thế, chúng ta cần phải cẩn thận để bản thân tránh những lỗi như vậy. Còn về vị bảo vệ đó, đấy thực sự không phải chuyện của chúng ta, chẳng phải mối bận tâm của chúng ta. Mối bận tâm của chúng ta là chính mình, ác nghiệp của chính mình – điều đấy cần giữ chúng ta rất bận rộn. Như thế, chúng ta cần tích lũy công đứcchúng ta cần tịnh hóa ác nghiệp đó.

 

~ Giáo lý sẽ tiếp tục trong Phần 5 …

Tài liệu [Anh ngữ] được phổ biến để tải miễn phí bởi Vimala Treasures. © 2012, 2023 Vimala

~ Shashi Reitz dịch [sang Anh ngữ] và hiệu đính ~

 

Nguồn Anh ngữ: https://vimala.org/portfolio-item/heart-advice-on-tsog-and-other-matters/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Rudra là ma, hiện thân của sự trưởng dưỡng cái ngã.

[2] Một trong những từ tiếng Anh mà Rinpoche thích là ‘bug’, nghĩa là quấy rầy hay phiền nhiễu ai đó. Ngài thường dùng từ này dưới dạng ‘bugger’, điều mà Ngài giải thích nghĩa là ai đó có thể bị phiền nhiễu, hay ai đó thật thú vị để đùa giỡn, hay ai đó tinh nghịch – ai đó ‘có thể làm phiền’ như Ngài từng nói. Theo năm tháng, mặc dù người ta nhiều lần chỉ ra rằng từ ‘bugger’ có nghĩa hơi khác, nhưng Ngài vẫn luôn gạt nghĩa này sang và khăng khăng với định nghĩa của riêng Ngài. Như thế, bạn sẽ thấy từ ‘bugger’ [được tạm dịch là ‘kẻ gây phiền’] thường được sử dụng trong bài giảng của Ngài và mang ý yêu thương, quý mến, và Ngài thường xuyên miêu tả hoạt động của bản thân là “Tôi chỉ đang phiền nhiễu các bạn”.

[3] Vào thời điểm giáo lý này được ban, có rất nhiều tranh cãi xung quanh vị bảo vệ này, và nhiều người nói rằng thậm chí nói ra tên của vị này cũng là không thích hợp.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.