Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Rinpoche

29/12/20233:30 SA(Xem: 905)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Rinpoche
TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐỨC SHECHEN RABJAM RINPOCHE

blankShechen Rabjam Rinpoche, sinh năm 1967, là cháu ngoại và vị kế thừa tâm linh của Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche[1]. Kể từ khi ông ngoại qua đời vào năm 1991, Rabjam Rinpoche đã nhận trách nhiệm trao truyền các giáo huấn của Dilgo Khyentse Rinpoche và đang hoàn thành tầm nhìn của Kyabje Rinpoche về việc bảo tồn các giáo huấn và nền văn hóa của Phật giáo Tây Tạng.

Rabjam Rinpoche là vị thứ bảy trong dòng các vị Rabjam. Vị Rabjam Rinpoche đời thứ hai đã thành lập Tu viện Shechen ở Kham, miền Đông Tây Tạng. Tu viện trở thành một trong sáu Tu viện Nyingma chính ở Tây Tạng, nhưng đã bị phá hủy vào giữa thế kỷ hai mươi. Lên ba tuổi, Rabjam Rinpoche bắt đầu thọ nhận giáo lý từ ông ngoại đáng kính và giờ đây đang nắm giữ dòng truyền thừa không gián đoạn này. Ngài được Dilgo Khyentse Rinpoche nuôi dạy và đã tham dự hầu hết các buổi giảng, Drupchen (nghi lễ 9 ngày) và quán đỉnh mà Dilgo Khyentse Rinpoche ban trong vòng hai mươi lăm năm. Ngài du hành tới khắp nơi trên thế giới cùng với Khyentse Rinpoche và lần đầu tiên viếng thăm phương Tây năm 1976.

Đầu những năm 80, Dilgo Khyentse Rinpoche xây dựng Tu viện Shechen Tennyi Dargyeling ở Nepal và thiết lập Rabjam Rinpoche là Tu viện trưởng. Hiện nay, có khoảng 450 tu sĩ đang nghiên cứuthực hành dưới sự dẫn dắt của Ngài. Rabjam Rinpoche đã thiết lập một ban điều hành và tổ chức trong cộng đồng tu sĩ, một hình mẫu về sự giáo dục, tính kỷ luật hoan hỷhoạt động nhân đạo.

Rabjam Rinpoche đã thành lập Phật Học Viện Shechen và Trung Tâm Nhập Thất Shechen ở Nepal. Để đáp ứng nhu cầu của nữ giới mong mỏi thực hànhnghiên cứu trong truyền thừa của Dilgo Khyentse Rinpoche, Ngài xây dựng lại và cải thiện cơ sở vật chất của Ni viện Sisinang ở Bhutan, nơi hơn 180 vị Ni đủ mọi lứa tuổi đang nghiên cứuhành trì. Theo mong ước của Dilgo Khyentse Rinpoche, Ngài xây một Tu việntrung tâm nghiên cứu nhỏ của trường phái Nyingma ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), Ấn Độ.

Rinpoche rất quan tâm tới việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng. Ngài đã hoàn thành việc xây dựng các bảo tháp cho dự án hòa bình. Tu viện Shechen ở Tây Tạng nổi tiếng về phong cách Cham (vũ điệu linh thiêng) đặc biệt và các nghi lễ cũng như sự trì tụng. Rabjam Rinpoche đang phục hồi truyền thống đó. Dưới sự lãnh đạo của Ngài, các vũ công Shechen đã trình diễn ở khắp châu Âu và Nam Mỹ. Trong nỗ lực bảo tồn truyền thống vẽ tranh linh thiêng, Ngài thành lập Trường Mỹ Thuật Tsering. Cuốn sách “The Great Medicine” [tạm dịch: Đại Dược] của Ngài đã được xuất bản bằng tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác.

Rabjam Rinpoche cũng đặc biệt quan tâm tới các dự án nhân đạo. Ngài đang duy trì truyền thống Phật giáo Tây Tạng chân chính, giống như điều đã được ông ngoại dạy cho Ngài, kết hợp với niềm yêu thích hiện đại về những nhu cầu của cộng đồng và mỗi cá nhân trong đó.

Rinpoche đã coi sóc việc dạy dỗ Khyentse Yangsi Rinpoche, vị tái sinh trẻ của Dilgo Khyentse Rinpoche. Ngài cũng là chủ tịch của Trường Shechen, một trường tu sĩ ấn tượng bao gồm của nền giáo dục thế tục.


Nguồn Anh ngữ: https://shechen.org/spiritual-development/teachers/shechen-rabjam-rinpoche/.
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ năm 2017, hiệu đính toàn bộ năm 2023. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.