Lời Tựa Tái Bản

04/06/201112:00 SA(Xem: 8424)
Lời Tựa Tái Bản

THIỀN SƯ VIỆT NAM

Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh 1992

LỜI TỰA TÁI BẢN QUYỂN THIỀN SƯ VIỆT NAM

Năm 1972 chúng tôi đã cho xuất bản quyển Thiền sư Việt Nam vì nhu cầu dạy cho Tăng, Ni ở Thiền viện Chân Không. Những tư liệu chúng tôi góp nhặt được từ thư viện Đại học Vạn Hạnh. Trong lúc đất nước còn phân chia, sự giao thông bị ngăn cách, nên chúng tôi không biết miền Bắc chùa chiền và di tích lịch sử Phật giáo như thế nào.

Mãi đến năm 1987, chúng tôi được dịp đi ra Bắc và viếng một ít chùa gần Thủ đô, chúng tôi mới thấy một khiếm khuyết lớn lao trong quyển Thiền sư Việt Nam của chúng tôi. Vì ở đây còn bao nhiêu di tích Phật giáo cũng như nhiều vị Thiền sư mà trước kia tôi chưa từng biết. Chúng tôi tự thấy bất anviệc làm của mình còn rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi thầm nguyện có cơ hội tốt sẽ đi viếng hết những di tích Phật giáo quan trọng ở miền Bắc, để tìm thêm tư liệu còn sót lại mà trước kia chúng tôi không biết.

Được mãn nguyện, năm 1990 đủ duyên chúng tôi ra Bắc ngót hai mươi ngày, chiêm bái các thánh tích và các ngôi cổ tự còn lại, đồng thời sưu tầm một số tư liệu để bổ túc quyển Thiền sư Việt Nam của chúng tôi. Được sự ủng hộ của quí Hòa thượng, Thượng tọaĐại đức Tăng, Ni ở các chùa miền Bắc nên việc thu thập tư liệu của chúng tôi được kết quả khiêm tốn. Với thời gian hai mươi ngày, chúng tôi không thể thực hiện đầy đủ những điều chúng tôi mong muốn.

Gần đây, lại được các học giả lưu tâm nghiên cứu nền văn hoá Phật giáo Việt Nam, đã in ra nhiều quyển sách có giá trị như: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I - II của Nguyễn Lang, Thơ Văn Lý Trần I - II - III của Viện Văn Học Việt Nam, Tuyển Tập Văn Bia Hà Nội của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm... là những tư liệu quí báu giúp nhiều cho chúng tôi.

Chúng tôi lại được một Phật tử góp sức là Nguyễn Hiền Đức sưu tầm tư liệu các Thiền sư miền Nam để bổ túc phần thiếu sót trước kia chúng tôi chưa từng nói đến. Nhờ đó, tái bản quyển Thiền Sư Việt Nam lần này có phần tạm đủ hơn trước nhiều.

Khi quyển Thiền sư Việt Nam được tái bản là chúng tôi tạm thấy an lòng phần nào, vì trọng trách của mình đã nhẹ bớt. Tuy nhiên như thế chưa gọi là đủ, chúng tôi mong những người sau này sẽ thu nhặt được nhiều tư liệu hơn để viết lại một quyển Thiền sư Việt Nam thật đầy đủ, đó là điều mong ước của chúng tôi.
Chúng tôi xin tri ân những vị đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ trong việc tái bản quyển Thiền sư Việt Nam. Vì công tác khó khăn này, một cá nhân không thể nào làm được.

THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU, Mùa An Cư năm 1991
THÍCH THANH TỪ

Theo Dòng Sự Kiện:
Toàn Tập Minh Châu Hương Hải
Nghiên Cứu Về Thiền Uyển Tập Anh
Nghiên Cứu Trần Nhân Tông
Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục Giảng Giải, HT. Thích Thanh Từ





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11037)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :