CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức
VAI TRÒ CHÍNH TRỊ
CỦA CÁC TĂNG SĨ – PHẬT GIÁO Ở THỜI ĐẠI LÝ-TRẦN
THÍCH ĐỒNG BỔN
Mặc dù giáo lý của đạo Phật không đề cập đến mục đích chính trị xã hội, nhưng quan tâm đến hạnh phúc nhân sinh. Qua lý tưởng từ bi, bình đẳng, vị tha đạo Phật góp phần ổn định xã hội và rèn luyện nội tâm trở thành một nhân cách hoàn mỹ ở mỗi con người.
Trong quá trình du nhập, đạo Phật luôn biến chuyển và thích nghi với từng điều kiện xã hội ở mỗi dân tộc. Bằng cách đó, đạo Phật Việt Nam đã có nhiều thiền sư, danh tăng đóng góp rất lớn vào sự nghiệp giữ nước, dựng nước và củng cố pháp quyền quốc gia, khiến đất nước một thời hưng thịnh. Và ảnh hưởng đó đã gắn chặt tư tưởng Phật giáo vào hệ chính trị xã hội nước ta, để rồi đạo Phật đã trở thành một tôn giáo của dân tộc đi đôi với vận mệnh lịch sử của đất nước qua bao thăng trầm.
Thể hiện tính chất đặc thù ấy là vai trò các tăng sĩ thiền sư, những người đã góp phần cho sự nghiệp dân tộc vào các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần: một thời đại độc lập tự chủ của đất nước và cũng là đỉnh cao của đạo Phật. Đạo Phật đã tham gia hầu hết các mặt văn hóa, chính trị xã hội và giữ hình thức cao nhất là chức Quốc sư tức lãnh đạo tinh thần và cố vấn triều đình của một số tăng sĩ nổi tiếng.
Trong mục đích đời sống của các vị tăng sĩ ấy, ta thấy họ đã quan niệm rằng Phật nơi tự tâm con người, cần phải biến thành hiện thực. Điều này nếu biết kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và từ bi, giữa tri thức và hành động, sẽ đưa đến kết quả một xã hội tự do hạnh phúc ở đỉnh cao của nhân bản, cải tạo đất nước hùng cường, độc lập, kỷ cương, luật pháp hợp lòng người.
Đó là hoài bão của các tăng sĩ đã ra giúp nước, tham gia chính sự, góp phần ổn định xã hội Việt Nam trong suốt bốn triều đại rực rỡ nhất của lịch sử.
1.Tổng quan về Phật giáo và xã hội thế kỷ X- XII:
Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt năm 938 đã chấm dứt thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam: kỉ nguyên độc lập và phát triển.
Trong thế kỉ thứ X, nhà nước độc lập mới được xây dựng, đang dần dần tự củng cố, vừa phải chuẩn bị đương đầu với những cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài, vừa phải đối phó với những yếu tố phân tán cát cứ ở bên trong. Trong bối cảnh đó, tất nhiên bạo lực và quân sự là ứng xử trội của các ông vua và bộ máy nhà nước. Song cũng thật kì lạ, đó cũng là bước đầu thời kì phát triển mạnh mẽ của Phật giáo. Chính những ông vua từng “Đặt vạc dầu giữa sân, nuôi hổ báo trong cũi” để trấn áp mọi chống đối, lại ủng hộ Phật giáo. Có hiểu được cái tình thế dường như mâu thuẩn đó, chúng ta mới thấy rõ được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam trong thế kỉ thứ X.
Từ cuối thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo đã lan rộng khắp mọi miền của xứ “An Nam đô hộ phủ”, tức đất nước ta ngày ấy. Đã xuất hiện một lớp cao tăng người Việt, trong đó nhiều người đã đến Trung Quốc, xuống Nam Dương, sang Ấn Độ, hiểu rộng, biết nhiều, kiêm thông Hán Phạn, có thể coi là những trí thức đương thời. Và lực lượng Phật giáo các nhà sư và các tín đồ, đã thực sự tham gia vào cuộc vận động giải phóng dân tộc, đứng vào hàng ngũ nhân dân chống áp bức, giành lại nền độc lập cho đất nước[1]
Khi đất nước đã được độc lập, cũng là lúc uy tín và vai trò xã hội của lực lượng Phật giáo được khẳng định. Nhà nước độc lập non trẻ lại đang cần 1 điểm tựa về ý thức, một công cụ tinh thần để xây dựng và quản lý đất nước. Các vua đã chọn Phật giáo làm hệ tư tưởng chính thống, dễ được lòng dân hơn là Nho giáo của phương Bắc có nguy cơ đồng hóa dân tộc thành Bắc thuộc lần nữa.
2. Hành trạng một số tăng sĩ tham gia vào chính trị xã hội:
(933- 1011)
Ông là người phân tích các bài thơ văn của sứ thần nhà Tống là Lý Giác đưa sang phong vương, nhận định cách đáp trả khiến sứ thần nước Tống bái phục người Nam quốc. Đặc biệt vào năm 980, vua Lê Đại Hành sai ông làm bài văn hát để tiễn chân sứ thần Lý Giác:
Dao vọng thần tiên phục đế hương
Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lương
Cửu thiên qui lộ trường
Nhân tình thống thiết đối ly trường
Phan luyện sử tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị nam cương
Phân minh tấu ngã hoàng.
Trông vị thần tiên về đế hương.
Muôn lần non nước vượt trùng dương,
Đường về bao dặm trường.
Tình lưu luyến chén đưa đường,
Nhớ vị sứ lang.
Xin lưu ý đến việc biên cương,
Tâu rõ lên Thánh Hoàng”[3]
Thiền sư
ĐỖ PHÁP THUẬN
(924-990)
Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha
Đỗ Thuận đang chèo, đọc tiếp hai câu ứng đối tiếp vế thơ trên :
Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba
Ngửa mặt ngó ven trời
Lông trắng phơi dòng biếc
Sóng xanh chân hồng bơi[4]
Lý Giác cảm phục, sau khi về nước, vị sứ thần đã làm một bài thơ tặng ông. Ông đem dâng Vua, Vua cho gọi nhà sư Khuông Việt đến xem. Khuông Việt nói : “Thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì vua Tống” [5] .
Nam Thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh
Trời Nam hưởng thái bình
Thoải mái trong triều chính
Khắp nơi dứt chiến tranh.
Thiền sư VẠN HẠNH
(? – 1018)
Lý tử thụ nam thiên
Tứ phương can qua tĩnh
Bát biếu hạ bình yên “
Nhà Lý trị trời Nam
Bốn phương dứt chinh chiến
Tám hướng hưởng bình an[7]
Thiền sư VIÊN THÔNG
(1080-1151)
Về trị loạn, ông trả lời như sau:
Thiền sư
NGUYỄN MINH KHÔNG
(TK 12)
Có ông Nguyễn Minh Không
Chữa được bệnh Thiên Tư û
Ngay sau đó, các quan trong triều đình cho đi dò hỏi, tìm mời ông về Triều chữa bệnh cho vua. Tới cung điện, ông yêu cầu nấu một vạc nước sôi, bỏ 100 cái kim trong đó và mang Vua ra gần nơi đó. Khi thăm bệnh Vua, ông lớn tiếng hét rằng: “ Bậc đại trượng phu đứng đầu muôn dân, trị vì bốn bể, sao lại làm cách cuồng loạn như thế?”
Sau đó, ông trị bệnh Vua bằng cách châm kim vào các huyệt, Nhà Vua bình phục như xưa và tánh tình thay đổi khác xưa, trở nên hiền lành, tin vào đạo Phật, và phong cho Ông làm chức Lý Triều Quốc Sư . Ta có thể thấy qua câu truyện thần thoại Ông Vua hóa hổ, Nguyễn Minh Không đã dùng chước hay để triều thần phải mời ông, thức tỉnh vua bằng câu nói hét lên mà nếu bình sinh không ai có thể dám khuyên bảo huống chi lại lớn tiếng. Và ý nghĩa trong câu nói ấy là sự thức tỉnh vua về chính sự có thể nhiễu nhương bởi quần thần bất lực. Cũng từ đó, khi vua lành bệnh, ông đã trở thành một “Lý Triều Quốc Sư” cố vấn cho vua và quần thần trong mọi việc lớn nhỏ của đất nước.
Trên đây là một số điển hình cụ thể về các tăng sĩ tham gia Quốc sự ở 3 triều đại Đinh, Lê, Lý. Tiếc rằng các sử gia phong kiến chỉ nói đến vua quan quí tộc ở triều đại, nên sách sử chỉ ghi lại các sự kiện rất ít, mà chỉ nêu tên và chức vụ của các Tăng sĩ tham chính bằng cách được vua vời hỏi việc đạo việc nước mà phong làm Quốc sư, cố vấn như:
3/ Đặc điểm vai trò chính trị của các Tăng sĩ:
Ta thấy có nhiều lý do để họ tham dự chính trị. Thế kỷ thứ mười là thế kỷ Việt Nam bước đầu thực sự giành được quyền tự chủ. Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ nối nhau dấy nghiệp, rồi Ngô Quyền phá quân Nam Hán. Tiếp đến Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra nước Đại Cồ Việt độc lập. Chính trong thế kỷ này Đạo Phật tích cực đóng góp vào việc dựng nước. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng định giai cấp cho Tăng sĩ và ban chức Tăng Thống cho Ngô Chân Lưu hiệu là Khuông Việt Thái Sư, chính thức nhận Phật giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự. Cũng trong thế kỷ này mà vua Lê Đại Hành mời Thiền sư Pháp Thuận và Vạn Hạnh làm cố vấn chính trị. Các Thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh cũng đã tiếp tục giúp vua Lý Thái Tổ trong thế kỷ kế tiếp.
Các tăng sĩ tham dự chính sự nhưng không tham dự chính quyền. Họ chỉ tới giúp ý kiến và công việc, rồi trở về chùa. Lý do nào mà họ góp phần vào chính sự? Lý do thứ nhất: Họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những khổ đau của dân tộc bị một chính sách đô hộ hà khắc bóc lột. Lý do thứ hai: Họ không có ý muốn tranh ngôi của vua, không giành quyền bính và địa vị ngoài đời, nên vua tin họ. Lý do thứ ba: Họ không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp một vua mà thôi) như các nhà Nho, nên họ có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân. Lý do thứ tư: Các vua cần sức học của họ, nhất là trong đời Đinh, Lê, các vua đều không phải thuộc giới trí thức. Nho sĩ thì chắc đã không có mấy người, mà lại chỉ trung thành được với một triều đại.
Trong phần nói về hành trạng của các Thiền sư Ngô Chân Lưu, Pháp Thuận và Vạn Hạnh, ta đã thấy hành động của họ đóng góp nhiều trong lĩnh vực chính trị. Danh hiệu “ KHUÔNG VIỆT” đủ nói lên tầm quan trọng về công tác của ông. Năm 986, khi sứ thần nhà Tống là Lý Giác qua, vua Đại Hành nhờ ông ra ứng đối, bởi vì ông là người có khả năng nhất lúc bấy giờ. Chắc hẳn công trình của Khuông Việt trong chính sự khá lớn, cho nên sách Thiền Uyển Tập Anh mới chép: “Vua Lê Đại Hành rất kính trọng, phàm những việc quân quốc trong triều đình đều đưa cho Ngài cả” (Lê Đại Hành hoàng đế vưu gia lễ kính, phàm triều đình quân quốc chi sự, sư giai dữ yên)[9].
Tuy giúp nhà Tiền Lê, nhưng khi thấy tình trạng tệ hại do Lê Long Đỉnh tạo ra, Thiền sư Vạn Hạnh đã không ngần ngại ủng hộ Lý Công Uẩn trong việc chấm dứt chế độ dã man này. Sau khi Lê Đại Hành mất, con là Long Việt lên ngôi mới được có 3 ngày thì bị Long Đỉnh giết. Biết trước Long Đỉnh sẽ rất tàn bạo, Lý Công Uẩn đã ôm xác Long Việt mà khóc. Vạn Hạnh cũng thấy rõ nguy cơ ấy nên bắt đầu mới nuôi ý đưa Lý Công Uẩn lên chính quyền, qua sự kiện lời phù sấm ở cây gạo bị sét đánh làng Cổ Pháp, Ông đã tỏ rõ ý nầy và bộc lộ tài thông thái, quyền biến sắp đặt nên sự việc. Sau đó phối hợp với Đào Cam Mộc làm nên việc lật đổ triều Lê, đưa nhà Lý lên ngôi và ổn định triều thần, nhân dân bằng uy tín của mình[10]
Các vua đời Lý so sánh với các vua Đinh, Lê thì giỏi hơn rất nhiều về phương diện học thức. Sự sùng Phật của các vua Lý cũng có tính cách tâm linh và trí thức hơn. Họ đều có học Phật và thường mời các Thiền sư đến để đàm luận về giáo lý. Trong triều đã xuất hiện nhiều người Nho học, trong số nầy có nhiều người do các Thiền sư đào tạo. Vì vậy các Tăng sĩ chỉ đóng góp về mặt chỉ đạo tinh thần và cố vấn quốc sự chứ không phải trực tiếp làm những việc tiếp sứ, thảo chiếu dụ và văn thư. Lúc này họ là người đưa sách lược về kinh tế và chính trị.
Thuở ban đầu lập quốc của 3 triều đại này, các Thiền sư đã mở những cuộc vận động gây ý thức quốc gia, đã sử dụng những môn học phong thủy và sấm vĩ trong cuộc vận động ấy, đã trực tiếp thiết lập kế hoạch, thảo văn thư, tiếp ngoại giao đoàn, bàn luận về cả những vấn đề quân sự. Sau khi triều đình đã có đủ người thay thế họ lo các việc đó, thì họ trở về giữ vai trò hướng dẫn tinh thần và cố vấn đạo đức cho triều đình và cho mọi tầng lớp nhân dân. Có những Tăng sĩ thường đi lại cửa khuyết, nhưng nhiều người lại từ chối về kinh khi có chiếu mời. Ngay cả Vạn Hạnh là người có tham dự chính sự nhiều, trong khi làm việc vẫn giữ phong cách xuất thế của mình, xong việc thì rút lui về chùa. Triết lý hành động của Vạn Hạnh tiêu biểu cho thái độ chung của các Thiền sư: làm thì làm vì đất nước, nhưng không mắc kẹt vào công việc, không nương tựa vào danh thế, địa vị, mà cuối cùng họ cũng trở về với việc tu hành yên lặng, tịnh tĩnh của đạo Phật.
PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN:
- TRẦN THÁI TÔNG (1218-1277)
- TRÚC LÂM QUỐC SƯ
- ĐẠI ĐĂNG QUỐC SƯ
- TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
- TRẦN THÁNH TÔNG
- TRẦN NHÂN TÔNG tức TRÚC LÂM ĐẦU ĐÀ
- TRẦN ANH TÔNG
- TRẦN MINH TÔNG
- Thiền sư HUYỀN QUANG
- Thiền sư PHÁP HOA
- BẢO PHÁC Quốc sư
- TÔNG CẢNH Quốc sư
- LÃM SƠN Quốc sư
Qua các hành trạng của các vị tiêu biểu trên đây mà sử sách có chép lại đầy đủ [11] chứng minh rằng Phật giáo đời Trần, tức Phật giáo Trúc Lâm, một Thiền phái đặc biệt phát triển do vua Trần Nhân Tông lãnh đạo trở thành một hệ thống tư tưởng triết lý Phật giáo gắn chặt vào dân tộc. Phong trào Phật giáo nhập thế do Trúc Lâm Trần Nhân Tông xây dựng đã được toàn dân tham gia. Đạo và tục không còn ranh giới như ở triều đại nhà Lý, lãnh đạo Giáo hội có lúc là Thiền sư, có lúc là các vua đã lên làm Thái Thượng Hoàng. Đặc biệt đời Trần, các vua hầu như truyền ngôi lại rất sớm để bước vào lãnh vực Tăng sĩ tuy vẫn giữ vai trò chủ đạo trong triều chính bằng ngôi Thái Thượng Hoàng. Như vua Trần Thái Tông làm Thái Thượng Hoàng 20 năm, vua Trần Nhân Tông, vị Vua từng đánh bại cuộc xâm lăng nhà Nguyên, xuất gia năm 1299, là vị Sư tổ phái Trúc Lâm Yên Tử, với tài chiến lược cao, Ông lấy đỉnh Yên tử làm nơi tu hành nhưng là vị trí chiến lược hàng đầu để quan sát mọi tình thế, thế trận chống quân thù khi có giặc xâm lăng phương Bắc tràn qua.
Tháng Ba năm 1301, Trúc Lâm Đầu Đà đi Chiêm Thành để quan sát miền trong với tư cách du Tăng, có một số tu sĩ tùy tùng. Vua đã lưu lại đây cho đến tháng 11 mới về. Trong thời gian ở Chiêm Thành, ông đã gặp vua Chế Mân để quan hệ bang giao và hứa gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chàm gây tình hòa hữu đổi lấy hai Châu Ô và Châu Lý mở rộng bờ cõi. Chính sự kiện đó, sau khi Trúc Lâm mất 3 năm, tháng Chạp năm 1311 vua Anh Tông cất binh đi đánh Chiêm Thành. Một chiến lược mở rộng bờ cõi lâu dài, một cơ đồ vĩ đại mà Sư Trúc Lâm tức vua Nhân Tông đã vạch ra, được thực hiện cho nhiều thế hệ nhà Trần đi đến thành công. Tuy nhiên, chính cuộc chiến dai dẳng với Chiêm Thành này đã làm nhà Trần suy yếu về sau.
2/ Vai trò chính trị của Phật giáo đời Trần
Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị nhưng Phật giáo đã là một yếu tố liên kết nhân tâm quan trọng. Tinh thần Phật giáo đã khiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dị, thân dân và dân chủ. Năm 1284, trước thế xâm lăng vũ bão của quân Nguyên, Nhân Tông đã triệu tập hội nghị Diên Hồng. Tới dự hội nghị không phải là các vương tôn công thần mà là các bô lão đáng kính trong dân gian. Vua Nhân Tông khi đi ngoài đường gặp gia nhân các vương thần thì hay dừng lại để hỏi han, không cho vệ sĩ nạt nộ họ. Vua nói: “Lúc thái bình nhờ có thị vệ tả hữu, mà lúc nước nhà lâm hoạn nạn, thì chính những người gia nhân ấy đi theo bảo vệ”.
Ta hãy nhớ chuyện Hoàng Cự Đà không ăn được xoài và chuyện vua Thánh Tông đốt tài liệu xin hàng của các quan để thấy thái độ “từ bi chính trị” trong đối sách của các vua Trần. Vua Thái Tông một hôm cho các quan hầu cận ăn xoài, Hoàng Cự Đà không được ăn. Đến khi quân Nguyên đến bến Đông, Cự Đà ngồi thuyền nhẹ trốn đi. Đến Hoàng Giang, gặp Hoàng Thái Tử đi thuyền ngược lên, Cự Đà tránh sang bờ sông bên kia, thế thuyền đi rất gấp, quan quân hô to hỏi quân Nguyên ở đâu? Cự Đà trả lời không biết, hãy hỏi bọn được ăn xoài ấy! Sau khi phá được giặc, Thái Tử xin trừng phạt Cự Đà để răn đe những kẻ làm tôi bất trung. Vua nói: “Cự Đà tội đáng giết cả họ, song đời xưa có việc Dương Châu không được ăn thịt dê đến nỗi làm quân nước Trịnh bị thua. Việc Cự Đà là lỗi của ta, tha cho tội chết, cho đánh giặc để chuộc tội”[14]
Khi quân Nguyên đang mạnh, triều thần lắm kẻ hai lòng có giấy tờ giao thiệp với giặc. Sau giặc thua chạy về Bắc, triều đình bắt được một tráp biểu hàng của các quan. Đình thần muốn lục ra để trị tội, nhưng Thượng Hoàng nghĩ rằng làm tội những kẻ tiểu nhân cũng vô ích, bèn sai đem đốt cả tráp đi, cho yên lòng mọi người.[15]
Một hôm có người dâng sớ báo cáo với Vua Minh Tông là trong dân gian có những người lang thang tới già cũng không có tên trong sổ, không chịu thuế dịch, sai phái tạp dịch thì không chịu đến. Vua nói: “Nếu không có người như thế thì sao có thể gọi là Thái bình? Ngươi muốn trách phạt họ thì có được gì không?”. Những năm mất mùa, nhiều người bệnh tật, triều đình hay khuyến cáo những nhà giàu dâng thóc gạo.Triều đình còn sai người chế thuốc để phát cho người bệnh. Năm 1362, Vua ngự ở phủ Thiên Trường, nhân dân ai đói và bệnh có thể đến đấy để xin hai viên thuốc Hồng Ngọc Sương, hai tiền và hai thăng gạo.
Chính Nhân Tông- Trúc Lâm đã sử dụng được tiềm năng của Phật giáo để phục vụ chính trị. Sự kiện xuất gia của vua, cũng như những năm hành đạo trong dân gian của vua, đã khiến Giáo Hội Trúc Lâm trở nên một lực lượng tôn giáo hùng mạnh yểm trợ cho triều đại.
Qua hai cụm triều đại Đinh Lê Lý và nhà Trần, đó là giai đoạn đánh dấu nền tự chủ độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc, cũng là giai đoạn mà Phật giáo phát huy mọi tác dụng trong đời sống xã hội - chính trị của các thời đại. Xét theo mối tương quan nhân quả, thì sự ổn định, hưng thịnh, bắt nguồn từ ý thức hệ nội tâm. Tâm an thì ngoại cảnh sáng, dựa trên triết lý đạo Phật chi phối.
Từ giai đọan đầu trợ giúp quốc gia bằng tài trí đối ngoại trong bang giao, đến đỉnh cao là hội nhập vào xã hội và chuyển hóa, các nhà vua áp dụng việc trị nước trên tinh thần Phật giáo. Đạo Phật nói chung và giới Tăng sĩ đã đóng vai trò lớn lao ở mọi mặt cho giai đoạn lịch sử vàng son nhất của dân tộc ./.
Tài liệu tham khảo:
HÁN VĂN :
1. Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục – Thông Biện
2.Trùng Khắc Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục- Phúc Điền hiệu khảo và san khắc.
3. Khóa Hư Lục – Trần Thái Tông.
4. Đại Việt Sử ký – Lê văn Hưu.
5.Đại Nam Nhất Thống Chí, Cao Xuân Dục.
6. Đại Việt Thông Sử – Lê Quí Đôn.
QUỐC VĂN :
7. Đại Việt Sử ký toàn thư, Cao Huy Giu và Đào Duy Anh, NXB Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, 1971.
8. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Nguyễn Tài Thư chủ biên, Viện Triết Học- NXB Khoa Học Xã Hội xuất bản- Hà Nội- 1991.
9. Phật Giáo Việt Nam Sử Luận Tập I, Nguyễn Lang, NXB Văn Học xuất bản, Hà Nội- 1994
10.Đạo Phật Việt Nam, Thích Đức Nghiệp, NXB TP. Hồ Chí Minh - 1994.
11. Việt Nam Phật Giáo sử lược, Mật Thế, Hà Nội- 1942.
12. Phật Giáo Việt Nam, từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII, Trần Văn Giáp và Tuệ Sĩ dịch, Sài Gòn-1968.
13.Tam Tổ hành trạng, Trần Tuấn Khải dịch, Sàigòn - 1971.
14. Văn Học đời Lý. Ngô Tất Tố, Sài Gòn – 1960.
15. Việt Nam Cổ văn học sử, Nguyễn Đổng Chi, Hà Nội – 1942.
16. Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, Hà Nội – 1928.
CHÚ THÍCH
2 Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, Q.I, tr.7b
3 Sách đã dẫn , Q.I, tr 172
4 Phật Giáo Việt nam sử lược – Thích Mật Thế
5 Đaị Việt sử ký toàn thư – Bản kỷ, Q.I, tr. 272
6 Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục , Q. thượng
7 Đạo Phật Việt Nam – Thích Đức Nghiệp , Tr .138
8 Thiền Uyển Tập Anh , Q. Hạ
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam – Tr.161, Viện Triết học XB, Hà Nội 1991
- Đạo Phật Việt Nam, Tr .140, Thích Đức Nghiệp.
9 Phật Giáo Việt Nam sử luận – Nguyễn Lang – Tập I, Tr. 233
10 Đại Việt sử ký toàn thư – Bản kỷ, Q.I, Tr. 187 NXB Khoa học Xã hội 1967
11 Đại Việt sử ký toàn thư – Thiền Uyển Tập Anh – Phật Giáo Việt Nam sử luận – Lịch sử Phật Giáo Việt Nam và các sách đã dẫn.
12 Phật Giáo Việt Nam sử luận – Nguyễn Lang tập I, Tr 500
13 Tựa quyển Thiền Tông Chỉ Nam – Trần Thái Tông
14 Đại Việt sử ký toàn thư – Bản kỷ , Q. 5, Tr . 30
15 Đại Việt sử ký toàn thư – Bản kỷ , Q. 5, Tr . 71
16 Phật Giáo Việt Nam sử luận – Nguyễn Lang Tập I, Tr .507
THICH DONG BON
This significant characteristic was clearly present through the role of the Sangha who contributed so much to the nation in the Dinh, Le, Ly, and Tran dynasties. It was the time of Vietnam’s independence as well as the peak of Vietnamese Buddhism. The Sangha mostly took part in the spheres of culture, and social politics, and held the title of the National Teachers who were responsible for spiritual tasks and were advisers of the imperial court.
Their aim in life was for people’s Buddha-nature to turn into a reality. If wisdom could be cleverly coordinated with compasssion, and knowledge with action, it would bring society happiness and freedom in the best sense of humanity, and would make the country strong, lawful, and independent. These were the ambitions of the Sangha who took part in state affairs and contributed to stabilizing Vietnamese society throughout the glorious reigns of the Kings Dinh, Le, Ly, and Tran.
I. The Sangha’s role in Dinh, Le, Ly dynasties.
1. An overview of Buddhism and society in X-XII century.
That seemingly paradoxical situation can help us recognize and understand Vietnamese Buddhism’s characteristics in that century. At the close of the period of domination by northern invaders, established. Buddhism spread throughout An Nam Do Ho Phu, the name given to Vietnam by the T’ang dynasty. At that time, there appeared supreme Vietnamese monks, many of who went to China and India to widen their knowledge, and to master Chinese and Sanskrit. They were considered contemporary intellectuals. The monks and their lay-followers campaigned for liberation and stood in the ranks of people to fight for independence.
As soon as the country gained freedom the Sangha’s social role and prestige were affirmed. The young government needed moral support in order to build and control the country. The kings selected Buddhism as the main ideology, which was more popular than Confucianism which would have put the country again at risk of domination by northern invaders.
2. The monks’ activities entering social politics
(933-1011)
He analyzed the Sung’s conferred - kingship poem brought by Ambassador Li Jue. His reply made the ambassador admired the Vietnamese. Especially, in 980 he was asked by King Le Dai Hanh to write the Farewell poem for the ambassador.
I see my saint going back home,
An arduous journey would be ahead,
And your way would be long.
Being attached, giving a farewell drink,
I will miss you, my heavenly messenger.
For our relationship,
Please report skillfully to the King.
He died in 1011.
Zen Master
Do Phap Thuan
(924-990)
A couple of geese side by side,
Look up to the sky.
In a green wave, their pink feet swim.
That really made a strong impression on the ambassador. After turning back home he sent the Master a poem that contained a meaning of his respect for King Le Dai Hanh as his majesty.
Peace now adorns the Southern sky
If mindful wisdom tends the Palace
All warring stops, all strife withers.
(Quoted from Zen Poems from Early Vietnam, General Editor Nguyen Duy – Saigon Cultural Publishing House).
It was noted in the Zen book under the title of Thien Uyen Tap Anh: “He was very capable at researching and analyzing the plan in the beginning of the Earlier Le Dynasty. When the country was in peace he refused to receive any award. Therefore, King Le Dai Hanh respectfully called him Do Phap Su, Master Do, and assigned him the responsibility of royal documents”. In this dynasty he was an important adviser that kept the nation’s honor intact and made the Sung respect the nation’s sovereignty.
Zen Master Van Hanh
(? – 1018)
In the time of Le Long Dinh people utterly detested this tyrant, so the Master and Dao Cam Moc had the foresight to raise Ly Cong Uan for the throne. After the death of Le Long Dinh this plan was successful. The Ly dynasty was founded from then. His prophecy was proven to be correct. He used verses such as this to encourage people:
To northern sea King Le sinks
Over southern sky Ly reign rules
In the four directions war stops
Everywhere safeness adorns
Zen Master Vien Thong
(1080-1151)
The nation’s existence is based on the people’s will. I know from experience that noble men bring a nation prosperity while a mean person makes a nation decay. The nation’s life or death has arisen step by step, not in an instant. The weather can hardly be cold or hot immediately but it goes from Spring to Autumn. Like this, a king is not able to suppress a rebellion right away but he is able to improve things day by day. Holy kings had much experience of this natural law, so they had to practice their virtue in order to rule over the nation in peace. If the king can do that there is nothing to worry about the nation’s future. If not, the nation can hardly avoid coming to decay.
Zen Master
Nguyen Minh Khong
(12th century)
There is a man called Nguyen Minh Khong
Who can treat the king
After that he treated the king by acupuncture. When the king had recovered he had changed into a nice man, and he turned to place his faith in Buddhism. He conferred the title National Teacher Ly on the Master.
The above-mentioned are the specific activities of the monks who took part in the nation’s affairs of three dynasties: Dinh, Le, Ly. Regretfully, feudal historians only mentioned the kings and the mandarins in these reigns. The facts were noted very little. There only remains the names and the positions of monks that were advisers and national teachers such as: Sung Pham (died In 1087), National Teacher Thao Đuong (1054 – 1105), Kho Đau, Khong Lo, Thong Bien, Vien Chieu, Man Giac, Chan Khong, Giac Hai, and Hue Sinh.
3. The characteristics of monks’ political role
There are many reasons why the monks must take part in politics. The 10th century is the first century that the nation really gained its independence. The Khuc family rebelled continuously. Then King Ngo Quyen won against the southern Chinese force. Next, King Dinh Tien Hoang suppressed the rebellion of the 12 war lords, and founded an independent nation. It was the century that Buddhism actively contributed to establishing the nation. In 971, King Dinh Tien Hoang established the Sangha, bestowed the title of Supreme Patriarch on Ngo Chan Luu, and also conferred the title of Khuong Viet The Great Teacher on him. The king officially confirmed Buddhism as a spiritually guiding principle of the imperial court’s tasks. And King Le Dai Hanh appointed Zen Master Phap Thuan and Zen Master Van Hanh as political advisers. The three Zen Masters have continuously helped King Ly Thai To in the next century.
The monks took part in the nation’s tasks but did not to expect their postions with authority. They only came to give the king their advice then went back to their pagodas.
Third, unlike Confucian scholars, they did not follow the theory of loyal sentiments. They were likely to cooperate with any king who would bring people happiness. Fourth, the king needed their knowledge. Especially, in the Dinh and Le dynasties the kings were not intellectuals. In addition, at that time there were a few Confucian scholars but they had only served one dynasty.
Studies about activities of the three Zen masters, Ngo Chan Luu, Phap Thuan, and Van Hanh, show that they contributed a great deal to politics. Titular Khuong Viet, “Help Vietnam”, presented his important work. In 986 when the Sung’s ambassador Li Jue came to Vietnam it was he that was asked to deal with the ambassador, because he had the best capability at that time. His work for the nation was so significant that it was noted in the Zen book under the title of Thien Uyen Tap Anh: “He was greatly respected by King Le Dai Hanh who always followed his advice”.
Although Zen Master Van Hanh was helping the Earlier Le dynasty, he decisively ended this reign because of Le Long Dinh’s cruelty. Then without hesitancy he supported Ly Cong Uan to the throne.
Compared with the kings of Dinh and Le, the kings of Ly were more erudite. Their devotion to Buddhism was more spiritual and more intellectual. They all studied Buddhist doctrines and usually discussed the doctrines with the Zen masters. In the imperial court there appeared scholars, among them many were trained by Zen masters. The Sangha only held moral leading positions and held positions of advisors in the nation’s affairs such as economic and political strategies. They did not take on diplomatic posts or compiled royal documents.
In the beginning of three dynasties, the Zen masters organized campaigns to awaken people’s national consciousness by employing geomancy (divination by means of figures, or lines, or geographic features) and the sibylline utterances of women prophets. They directly made plans, compiled imperial documents, received diplomatic delegations, and discussed military strategy. Once the imperial court had been established, they only took the position of consultants on morality. Some monks usually came to the Palace, but others refused to come to the capital city even when having been given invitation edicts by the kings. Master Van Hanh, who significantly contributed to nation’s affairs, still kept his monk character. After working at the Palace he always went back to the pagoda. His code of conduct was typical of the other Zen masters’. They worked for the sake of the nation, but never became attached to their work nor strove to become famous. Finally, they turned back to cultivating their Buddhist minds.
II. The Buddhism’s role in Tran dynasty.
This chapter does not mention monks’ activities because Buddhism in the Tran dynasty came to the pinnacle and entered into the details of nation’s affairs through the kings and their staff. The kings, who became monks or were reigning were all profound students of Buddhist doctrines. The kings were always given advice on ruling over the nation by National Teachers or Zen Masters as follows:
- National Teacher Truc Lam
- National Teacher Đai Đang
- Tue Trung Thuong Si
- Tran Thanh Tong
- Tran Nhan Tong, Truc Lam Đau Đa
- Tran Anh Tong
- Tran Minh Tong
- Zen Master Huyen Quang
- Zen Master Phap Hoa
- National Teacher Bao Phac
- National Teacher Tong Canh
- National Teacher Lam Son
Their activities noted in history books show that Tran’s Buddhism, the Truc Lam (Bamboo forest) Buddhism, which was a special Zen sect developed by King Tran Nhan Tong, became a Buddhist ideology being attached to the people. The mass Buddhist Movement, built by the king, was participated in by all the people. In a different way in the Ly dynasty, the monk’s lives and the people’s lives were spiritualy and temporally linked together in the Tran dynasty. A head of a Buddhist Congregation was sometime a Zen master, and at other times a king’s father. Especially, in these dynasties the kings were likely to hand over the throne to their sons very early in order that they could become a monk.
However, they still held a position of leadership in the imperial court. King Tran Nhan Tong who won against the Yuan invaders, became a monk in 1299. He was the founder of the Bamboo Forest Zen sect. With his remarkable talent for the art of war he turned the top of Yen Tu mountain into his pagoda. From this position on the top he had a good view of the battlefield whenever northern invaders came.
In March 1301, King Tran Nhan Tong (Truc Lam Dau Da) in his capacity as a wandering monk, and his staff went to Champa in order to watch Southern regions. He spent eight months there. During his stay he made a good relationship with King Che Man and a promise to give his daughter, Princess Huyen Tran, in marriage to the king in exchange for two districts. The fact was that King Tran Anh Tong invaded Champa in 1311, three years after King Nhan Tong died. It was an expansionist strategy, a great plan that King Nhan Tong made for his successors to carry out until it succeeded. However, it was the lasting war that made the Tran reign weaken later on.
2. The Buddhism’s political role in Tran dynasty.
King Tran Thai Tong said: “A politician should bring Buddhism to society.”
In 1284, meeting with the violent forces of the Yuan, King Tran Nhan Tong called the Dien Hong Conference to discuss the problem. The participants were not members of the aristocracy but were the oldest persons. Whenever the king met a mandarin’s servants he always inquired after them, and kept them away from his escorts’ threat. He said: “When living in peace we have imperial guards to protect us. If the nation gets into trouble, it is the servants that will protect us”.
This story recounts to us that once King Thai Tong gave mangoes to the mandarins, but the servant Cu Da was not given any. When the Yuan invaders came to the East Quay Cu Da flet by boat. Meeting the Crown Prince in the contrary direction he stole away to the opposition bank. In a hurry, the imperial troops cried out: “Where are the Yuan forces?” He replied: “I don’t know. Ask the guys eating mangoes”. After victory in battle, the Prince asked for the punishment of Cu Da in order to threaten other unfaithful servants. The king said: “He deserves to be killed and all his clan. But his doing was my fault. I pardon him from death penalty. Let him fight the enemy to expiate his sin”. (The first Yuan invasion of Vietnam in 1257).
When the Yuan force was still strong, there were some unfaithful mandarins that made a relationship with them. As soon as the Yuan force had been defeated, a list of capitulation was found. The imperial court wanted to find them guilty and to punish them, but King Thanh Tong thought that there was no use punishing these mean individuals and he burned the list to reassure everyone. (The second Yuan invasion of Vietnam in 1285).
Once, a petition submited to King Minh Tong reported that there were many people wandering here and there, without their names being listed, or paying taxes, or working for public benefit. The king said: “If peace doesn’t adorn our nation then there are no such persons. We have no need to punish them”. In the years of bad harvest and during the spread of disease, the imperial court called on the rich to give help. The king also asked the herbalists to produce herbal remedies to give to the sick people. In 1362 the king stayed in Thien Truong Palace, where people who were ill or hungry could come to get medicine, money and rice.
It was King Nhan Tong that employed the potential of Buddhism to serve politics. His entering monkhood and his years of proselytizing all over the country made the Truc Lam Zen sect strong It became a religious force to support the dynasty.
It should be noted that although the kings employed Buddhist potential to link up people’s hearts they were never in disguise. They were genuine monks and Buddhists. They only wished to devote their abilities to Buddhism, as well as to the nation and their reigns.
It was also the time when Buddhism strongly developed its effect on society and politics. As regards the causality, the nation’s stabilization and prosperity arose from the peaceful mind of the people. The Buddhist doctrines show that when inner feelings are happy the surroundings are charming.
In the beginning, with their talent in diplomatic relation, the Zen masters and the kings devoted themselves to the nation. Then they came into society in order to convert people to doing good. The kings applied Buddhist doctrines to govern the nation. Buddhism in the masses and in the Sangha remarkably contributed in every way to the golden ages in the national history.
VUONG THI MINH TAM
Edited by:
STEFAN GORZULA PhD
1. Thien Uyen Tap Anh Ngu Luc (A collection of asphorisms), written by Thong Bien.
2. Trung Khac Đai Nam Thien Uyen Truyen Đang Tap Luc (a collection of Zen masters’ stories), edited by Phuc Đien.
3. Khoa Hu Luc, written by Tran Thai Tong.
4. A history of Dai Viet, written by Le Van Huu.
5. A history of the unification of great Vietnam, written by Cao Xuan Duc.
6. A general history of Dai Viet, written by Le Quy Don.
Vietnamese:
7. A complete history of Dai Viet, written by Cao Huy Giu and Dao Duy Anh, published by Social Sciences Publishing House, Hanoi 1971.
8. A history of Vietnamese Buddhism, chief editor Nguyen Tai Thu, published by Social Sciences Publishing House, Hanoi 1991.
9. A treatise on Vietnamese Buddhism - volume 1, written by Nguyen Lang, published by Literary Publishing house, Hanoi 1994.
10. Vietnamese Buddhism, written by Thich Duc Nghiep, published by HCM city Publishing House- 1994.
11. A brief history of Vietnamese Buddhism, written by Mat The, Hanoi 1994.
12. Vietnamese Buddhism- from the beginning to the XIII century, translated by Tran Van Giap and Tue Si, Saigon 1968.
13. The activities of the three Patriarchs, translated by Tran Tuan Khai, Saigon 1971
14. Literature of the Ly dynasty, written by Ngo Tat To, Saigon 1960.
15. An Early literary history of Vietnam, written by Nguyen Dong Chi, Hanoi 1942.
16. A brief history of Vietnam, written by Tran Trong Kim, Hanoi 1928.