Tiểu Sử Vắn Tắt Jedrung Rinpoche Thứ Bảy – Jampa Jungne

27/09/20211:30 SA(Xem: 2571)
Tiểu Sử Vắn Tắt Jedrung Rinpoche Thứ Bảy – Jampa Jungne
TIỂU SỬ VẮN TẮT JEDRUNG RINPOCHE THỨ BẢY – JAMPA JUNGNE
Ron Garry[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


blank

Đức Riwoche Jedrung thứ bảy – Jampa Jungne sinh năm 1856 trong gia đình Shol Danak của Tu viện Riwoche ở Kham, các thành viên của tộc Gar Ratsang; tộc này tuyên bốhậu duệ của thượng thư Gar Tongtsen của Vua Songtsen Gampo thế kỷ bảy. Ngài được xác nhận là vị tái sinh thứ bảy trong dòng Riwoche Jedrung, một trong hai dòng căn bản của các Lama tái sinh tại Riwoche. Ngài cũng được cho là một hóa hiện của Đức Langdro Konchok Jungne[2], một trong hai mươi lăm đệ tử của Đức Liên Hoa Sinh. Em trai của Ngài, Gara Lama Sonam Rabten, sinh năm 1865.

Ngài Jampa Jungne đã thọ nhận giáo lý từ nhiều vị trong số những đạo sưđại thời ấy, bao gồm cả Đức Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)[3] và Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye (1813-1899)[4] và Đức Karmapa thứ Mười lăm – Khakhyab Dorje (1870/1-1921/2). Ngài cũng nghiên cứu với đệ tử của Đức Khyentse Wangpo – Khenchen Lhagyal.

Là vị đứng đầu của Tu viện Riwoche, Ngài Jampa Jungne về cơ bản nắm giữ giáo lý Taklung Kagyu, nhưng Ngài cũng là một đạo sư của truyền thống Nyingma và là một vị phát lộ kho tàng thành tựu. Ngài cũng là một vị hành nghề y rất tinh thông. Khi Ngài trở thành viện trưởng của Riwoche, Ngài bổ nhiệm em trai, Gara Lama, chịu trách nhiệm các vấn đề thế tục về đất đại mà Tu viện kiểm soát.

Đầu thế kỷ hai mươi, khi hàng nghìn người rời bỏ Kham trước những hành động tàn bạo của tướng Zhao Erfeng (1845-1911) nhà Thanh và được vị cai quản Pome – Kanam Depa thỉnh mời, Ngài Jampa Jungne đã dẫn khoảng 2000 môn đồ đi tìm kiếm cõi ẩn giấu huyền bí Pemako. Ngài ban đầu định cư ở Chimdo, một vùng thuộc Powe, nằm về phía Tây Tạng của dãy Himalaya, sau đó chuyển đến Mipi, phía Nam của các ngọn núi, nơi Ngài xây dựng một ngôi chùa gọi là Karmo Ling. Ở đó, đoàn người gặp phải những mối liên hệ khó khăn với dân địa phương, người Lopa, và nhiều người quay trở về Kham. Tuy nhiên, Ngài Jampa Jungne ở lại cùng với nhiều đệ tử và chính ở đó, Ngài gặp Đức Dudjom Jigdral Yeshe Dorje[5], vị đã trở thành một trong những đệ tử thân thiết nhất của Ngài.

Với năng lực của một vị phát lộ kho tàng, Ngài Jampa Jungne đã phát lộ nghi quỹ trường thọ gọi là Giọt Tâm Bí Mật Của Đức Liên Hoa (Pema Sangtik) và với đệ tử của Ngài – Kangyur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje[6], Đạo Sư Phổ Ba – Phạm Vi Tâm Giác Ngộ. Các trước tác được tuyển tập của Ngài tạo thành mười ba quyển, bao gồm cả những kho tàng ẩn giấu. Ngài cũng duy trì truyền thống kho tàng của Pema Lingpa.

Khi Pome bị xâm chiếm bởi Quốc Dân Đảng vào thập niên thứ hai của thế kỷ hai mươi, Ngài Jampa Jungne trở về Kham để xây dựng lại Riwoche. Theo một số nguồn tài liệu, Đức Dalai Lama thứ Mười ba – Thubten Gyatso (1876-1933) đã yêu cầu Ngài Jampa Jungne chuyển đến Taklung, nơi Ngài dành phần còn lại của cuộc đời để giảng dạy vô số học trò. Tuy nhiên, nhiều khả năng là Ngài Jampa Jungne bị đưa đến Taklung dưới dạng quản thúc tại gia, sau khi sai lầm trong chiến tranh Tạng-Trung về vùng Chamdo vào năm 1917.

Ngài Jampa Jungne có một con gái – Yangchen Lhamo (1907-khoảng 1973), vị được Ngài rèn luyện về y học, cũng như đọc, viết, ngữ pháp và thi ca. Con gái Ngài bắt đầu hành nghề y năm mười ba tuổi và tiếp tục trở thành một thầy thuốc xuất chúng tại Lhasa Mentsikhang.

Ngài Jampa Jungne viên tịch năm 1922 và dòng tái sinh chia tách, một vị Jedrung được công nhận tại Riwoche và vị kia ở Pemako.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Riwoche-Jedrung-07-Jampa-Jungne/10315.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Ron Garry có bằng tiến sĩ về Phật giáo Tây Tạngthạc sĩ về tâm lý trị liệu tổng hợp.

[2] Theo Rigpawiki, Langdro Konchok Jungne, cũng được biết đến là Langdro Lotsawa – một trong hai mươi lăm đệ tử của Đức Liên Hoa Sinh. Ngài đến từ vùng Langdro ở Tsang và là một thượng thư trong triều đình của Vua Trisong Detsen. Trong các hóa hiện chính yếu của Ngài có những Terton vĩ đại – Ratna Lingpa cũng như Dzogchen [Rinpoche] Pema Rigdzin và Đức Jamyang Khyentse Wangpo, vị được cho là hóa hiện hoạt động.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :