Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Hành Giả Yangchen Lhamo

29/09/20213:07 SA(Xem: 2519)
Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Hành Giả Yangchen Lhamo
TIỂU SỬ VẮN TẮT NỮ HÀNH GIẢ YANGCHEN LHAMO
Sonam Dorje[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


blank

Bà Yangchen Lhamo sinh ngày 13 tháng 2 năm 1907, mùng Một Tết năm Hỏa Mùi chu kỳ sáu mươi năm thứ mười lăm, ở Pemako. Cha của Bà là Ngài Jampa Jungne, vị Riwoche Jedrung thứ Bảy[2] và mẹ của Bà là Bumo Tsultrim. Cha Bà, đặt trụ xứ tại Tu viện Riwoche, đã đến Pemako để phát lộ kho tàng.

Bà đã học đọc và viết với cha và thích đọc các bản văn y học.

Năm Bà mười một tuổi, cha Bà bị trục xuất khỏi vùng Chamdo vì bị nghi ngờ hợp tác với nội ứng Trung Quốc và được mời đến Tu viện Taklung ở Tây Tạng. Ở đó, hai thầy thuốc từ viện y học chính phủ ở Lhasa, Mentsikhang đến thọ giáo lý về y học truyền thống từ cha Bà, một thầy thuốc nổi tiếng. Đáp lại, Ngài đã yêu cầu họ rèn luyện con gái Ngài về chữa trị bệnh đục thủy tinh thể. Mười ba tuổi, Bà đã làm chủ việc phân tích nước tiểu và bắt mạch.

Dưới sự giám sát của Ngài Khyenrab Norbu (1883-1962), vị thầy thuốc cá nhân của Đức Dalai Lama thứ Mười ba – Thubten Gyatso (1876-1933), Bà tiếp tục sự rèn luyện tại Mentsikhang.

Khi hoàn thành sự rèn luyện, Bà chữa trị cho nhiều người nghèo ở Lhasa và Chamdo, giúp đỡ những vị đến từ xa tìm thức ăn và chỗ ở.

Bà Yangchen Lhamo kết hôn với Đức Karma Chakme thứ Bảy – Tsultrim Namgyal (1926-2013) và có hai con gái với vị này – Yeshe Wangmo và Ngawang Paltso. Bà cũng nuôi một người con trai, Jampal Kunkhyab, vị hiện đang làm một thầy thuốc ở Lhasa.

Năm 1948, Bà được mời đến Bhutan để chữa bệnh cho vị vua thứ hai của Bhutan – Jigme Wangchuk (1905-1952). Bà đã loại bỏ đục thủy tinh thể cho nhiều người khác ở Bhutan và nổi tiếng khắp đất nước. Bà cũng đã tiến hành phẫu thuật đục thủy tinh thể ở Sikkim.

Bà đã nhận được giấy chứng nhận từ Ngài Khyenrab Norbu vào năm 1951 về sự phụng sự. Trong ba năm sau đó, cùng với thầy thuốc Ngawang Phuntsok, Bà phục hồi thị lực cho hơn ba trăm người trên khắp Tây Tạng, chẳng hề thu phí chữa trị.

Năm 1958, Bà nhận trách nhiệm lâu dài tại Mentsikhang để giúp phát triển sự điều trị y học Tây Tạng truyền thống về bệnh phụ khoa và bệnh nhi. Đây là lĩnh vực bị thờ ơ bởi sự thống trị của chư Tăng trong thực hành y khoa, những vị từ chối điều trị các bệnh phụ khoa.

tiếp tục hành nghề y sau khi Cộng sản chiếm đóng Tây Tạng năm 1959 và năm 1962, Ngài Khyenrab Norbu bổ nhiệm Bà là quản lý đầu tiên của Phòng Phụ Khoa & Nhi. Một phần trách nhiệm của Bà là rèn luyện thêm các nữ thầy thuốc.

Năm 1964, Bà trình bày bài luận văn về điều trị y khoa cho nữ giới tại một hội thảo ở Lhasa và viết một cuốn sách giáo khoa về phụ khoa.

Trong Cách mạng Văn hóa, Bà bị buộc tội biến chất hai lần, lần đầu vào năm 1966 và một lần nữa vào năm 1968, khi Bà điều trị cho các nạn nhân của một cuộc nổi dậy dữ dội ở Lhasa. Bà qua đời vào khoảng năm 1973.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Yangchen-Lhamo/TBRC_P1AG113.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Sonam Dorje là một ứng cử tiến sĩ về Bản Thảo Tây Tạng Đôn Hoàng tại Đại Học Dân Tộc Tây Bắc ở Lan Châu [Trung Quốc].

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.