Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Hai

20/11/20215:56 SA(Xem: 3110)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shechen Rabjam Thứ Hai
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC SHECHEN RABJAM THỨ HAI
Samten Chhosphel[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Đức Shechen Rabjam thứ Hai – Gyurme Kunzang Namgyal sinh ở Rudam Yangkhyil vào năm 1713, năm Thủy Tỵ của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười hai. Ngài là em trai của Đức Dzogchen Drubwang thứ Hai – Gyurme Thekchok Tendzin (1699-1758). Người ta nói rằng bản thân Ngài đã tuyên bố là vị tái sinh của Đức Tenpe Gyaltsen (1650-1704) không lâu sau khi biết nói. Các đệ tử của Đức Rabjam thứ Nhất sau đấy xác nhận cậu bé là vị Rabjam thứ Hai. Năm 1717, lên năm tuổi, cậu bé được cung nghênh trở về Tu việntiền thân đã thành lập – Shechen Orgyen Chodzong Drubde ở Derge, Kham; sau này nó được biết đến là Shechen Tennyi Dargyeling.

Đức Minling Trichen thứ Ba – Rinchen Namgyal (1694-1758) đã trao cho Ngài các giáo lýquán đỉnh về nhiều bộ luận, chủ yếu từ Giáo Lý Kho Tàng Mới Của Truyền Thống Mindrolling (Minling Tersar). Ngài sau đó nghiên cứu nhiều chủ đề, cả cơ bản lẫn nâng cao, dưới sự dẫn dắt của nhiều vị thầy xuất chúng. Các đạo sư chính yếu của Ngài được phân thành “Năm Chúa Tể Gia Đình Vô Song”, trong đó có anh trai Ngài – Đức Dzogchen Gyurme Thekchok Tendzin, Đức Dorje Drak Rigdzin thứ Năm – Kalzang Pema Wangchuk (1719/20-khoảng 1770), Gyurme Kalzang Palgye và Gyurme Kalzang Tenphel. Bên cạnh đó, Ngài nghiên cứu với Ngor Khenchen thứ Ba mươi tư – Palden Chokyong (1702-1760), Khamtrul thứ Ba – Kunga Tendzin (1680-1728) và Drime Zhingkyong Gonpo (sinh năm 1724) từ Tu viện Kathok.

Mặc dù có một chút lẫn lộn xung quanh các chi tiết của việc thành lập Tu viện Shechen, có lẽ là vào năm 1734 hay 1735, ở quận Derge của Kham, Ngài Gyurme Kunzang Namgyal đã thành lập một nhánh thứ hai của Orgyen Chodzong Drubde, điều mà tiền thân của Ngài đã thành lập vào năm 1690 hay 1695, về phía xa của thung lũng từ học viện trước kia. Chính sự thành lập này, được biết đến là Tu viện Shechen, đã phát triển, trở thành một trong sáu trung tâm tu học chính yếu của Nyingma ở Tây Tạng.

Ngài nổi tiếng về việc giảng dạy hằng năm về Dzogchen Khandro Nyingtik theo truyền thống của truyền thừa Dzogchen Drubwang; vô số tín đồ gần xa đã vân tập để tham dự. Ngài giảng dạy về nhiều chủ đề khác và cũng được biết đến là đã ban các khẩu truyền cho toàn bộ Kangyur – Lời Phật Được Chuyển Dịch.

Các đệ tử của Đức Rabjam thứ Hai bao gồm Kunzang Nyendrak Gyatso, Sib Tulku Kunzang Pema Wangyal, Sangye Rabten, Pukhang thứ Nhất – Pema Rinchen (sinh năm 1723), Zhedrung Pema Namdak, Tromza Ngawang Pema và vị trụ trì thứ sáu của Dzogchen – Namkha Tsewang Chokdrub (sinh năm 1744).

Các tác phẩm được tuyển tập của Ngài được cho là bao gồm chín quyển nhưng giờ chúng không còn tồn tại.

Ngài viên tịch vào năm năm mươi bảy tuổi, trong năm 1769, Thổ Sửu của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười ba, sau khi bổ nhiệm Shechen Pema Sangngak Tendzin là vị kế nhiệm.

Năm 1771, Ngài Rigdzin Paljor Gyatso[2], sinh ở Yilhung, Kham, được xác nhận là vị Shechen Rabjam thứ Ba.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Second-Shechen-Rabjam-Gyurme-Kunzang-Namgyel/9525.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Samten Chhosphel nhận bằng Tiến sĩ từ CIHTS ở Ấn Độ, nơi ông ấy đóng vai trò là người đứng đầu Phòng Xuất Bản trong 26 năm. Ông có bằng Thạc sĩ về Biên Soạn & Xuất Bản từ Đại học Emerson, Boston. Hiện tại, ông là Giáo Sư Hỗ Trợ (Assistant Professor) tại Đại Học Thành Phố New York và Cộng tác viên Ngôn ngữĐại Học Columbia, New York.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.