Tập 8 (Quyển 176-187)

08/05/201012:00 SA(Xem: 23009)
Tập 8 (Quyển 176-187)

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

TẬP 8 (Quyển 176-187)

 XXXIII. PHẨM KHEN BÁT-NHÃ

05

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với trí nhất thiết làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với trí nhất thiết làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với trí nhất thiết làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với trí nhất thiết làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với trí nhất thiết làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với đạo tướng trí, nhất thiết tướng cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học đại thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho có sức, làm cho không có sức, đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Dự-lưu làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Dự-lưu làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Nhất-lai Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Dự-lưu làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng, đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Độc-giác làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Độc-giác làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Độc-giác làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Độc-giác làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Độc-giác làm cho có sức, làm cho không có sức, đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với đại Bồ-tát làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với đại Bồ-tát làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với đại Bồ-tát làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với đại Bồ-tát làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với đại Bồ-tát làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp làm cho lớn, làm cho nhỏ, làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán, làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng, làm cho rộng, làm cho hẹp, làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với sắc chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với sắc chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với sắc chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với sắc chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy do khởi tưởng này, nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn xứ chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với nhãn xứ chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với nhãn xứ chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với nhãn xứ chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với nhãn xứ chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy do khởi tưởng này, nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc xứ chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với sắc xứ chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với sắc xứ chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với sắc xứ chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với sắc xứ chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn giới chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với nhãn giới chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với nhãn giới chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với nhãn giới chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với nhãn giới chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhĩ giới chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với nhĩ giới chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với nhĩ giới chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với nhĩ giới chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với nhĩ giới chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tỷ giới chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tỷ giới chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tỷ giới chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tỷ giới chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tỷ giới chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy do khởi tưởng này, nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thiệt giới chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với thiệt giới chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với thiệt giới chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với thiệt giới chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với thiệt giới chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thân giới chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với thân giới chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với thân giới chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với thân giới chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với thân giới chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với ý giới chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp giới ý thức và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc duyên sanh ra cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với ý giới chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với ý giới chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với ý giới chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với ý giới chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với địa giới chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với thủy hỏa phong không giới thức cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với địa giới chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với địa giới chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với địa giới chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với thủy hỏa phong không thức cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với địa giới chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với vô minh chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm nhỏ; đối với vô minh chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với vô minh chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với vô minh chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với vô minh chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy do khởi tưởng này, nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bố thí ba la mật chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không nội chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp không nội chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp không ngoại cho đến vô tánh cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp không nội chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không nội chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp không nội chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chơn như chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với chơn như chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với chơn như chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với chơn như chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với chơn như chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Thánh đế khổ chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã ba la mật.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn tịnh lự chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tám giải thoát chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tám giải thoát chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tám giải thoát chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tám giải thoát chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tám giải thoát chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn niệm trụ chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát không chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với năm loại mắt chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với năm loại mắt chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với năm loại mắt chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với năm loại mắt chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với năm loại mắt chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với mười lực Phật chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với mười lực Phật chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với mười lực Phật chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với mười lực Phật chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với mười lực Phật chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không quên mất chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với pháp không quên mất chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với pháp không quên mất chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không quên mất chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với pháp không quên mất chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với trí nhất thiết chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với trí nhất thiết chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với trí nhất thiết chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với trí nhất thiết chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với trí nhất thiết chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Dự-lưu chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Dự-lưu chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Dự-lưu chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn, đại Bồ-tát ấy do khởi tưởng này, nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Độc-giác chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với Độc-giác chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với Độc-giác chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với Độc-giác chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với Độc-giác chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với quả vị Độc-giác cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với đại Bồ-tát chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả các pháp chẳng làm cho lớn, chẳng làm cho nhỏ, chẳng làm cho nhóm tụ, chẳng làm cho phân tán, chẳng làm cho có hạn lượng, chẳng làm cho không có hạn lượng, chẳng làm cho rộng, chẳng làm cho hẹp, chẳng làm cho có sức, chẳng làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Quyển Thứ 176
HẾT

XXXIII. PHẨM KHEN BÁT-NHÃ

06

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với sắc làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với sắc làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với sắc làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với sắc làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn xứ làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với nhãn xứ làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với nhãn xứ làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với nhãn xứ làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với nhãn xứ làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc xứ làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với sắc xứ làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với sắc xứ làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với sắc xứ làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với sắc xứ làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với nhãn giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với nhãn giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với nhãn giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với nhãn giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhĩ giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thanh giới, nhĩ thức và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với nhĩ giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với nhĩ giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với nhĩ giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với nhĩ giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tỷ giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với hương giới tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tỷ giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tỷ giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tỷ giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tỷ giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thiệt giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, các thọ do thiêt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thiệt giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thiệt giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thiệt giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thiệt giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thân giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thân giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thân giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thân giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thân giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với ý giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với ý giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với ý giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với ý giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với ý giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã ba la mật.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với địa giới làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với địa giới làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với địa giới làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với địa giới làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với địa giới làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với vô minh làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với vô minh làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với vô minh làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với vô minh làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với vô minh làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bố thí Ba-la-mật-đa làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không nội làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp không nội làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp không nội làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không nội làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp không nội làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chơn như làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với chơn như làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với chơn như làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với chơn như làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với chơn như làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Thánh đế khổ làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Thánh đế khổ làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Thánh đế khổ làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế khổ làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Thánh đế khổ làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn tịnh lự làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn tịnh lự làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn tịnh lự làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn tịnh lự làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn tịnh lự làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tám giải thoát làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tám giải thoát làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tám giải thoát làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tám giải thoát làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tám thắng xứ chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tám giải thoát làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã la la mật đa như thế, đối với bốn niệm trụ làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn niệm trụ làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn niệm trụ làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn niệm trụ làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn niệm trụ làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi chánh đạo cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp môn giải thoát không làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát không làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát không làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát không làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát không làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với năm loại mắt làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với năm loại mắt làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với năm loại mắt làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với năm loại mắt làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với năm loại mắt làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với sáu phép thần thông cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với mười lực Phật làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với mười lực Phật làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với mười lực Phật làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với mười lực Phật làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với mười lực Phật làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này; bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không quên mất làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với pháp không quên mất làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với pháp không quên mất làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng, đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với pháp không quên mất làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với pháp không quên mất làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với tánh luôn luôn xả cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với trí nhất thiết làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với trí nhất thiết làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với trí nhất thiết làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với trí nhất thiết làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với trí nhất thiết làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Dự-lưu làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Dự-lưu làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Dự-lưu làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán, đôí Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu hướng quả làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu hướng quả làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Độc-giác làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với Độc-giác làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với Độc-giác làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với Độc-giác làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với Độc-giác làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với quả vị Độc-giác cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với đại Bồ-tát làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với đại Bồ-tát làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với đại Bồ-tát làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với đại Bồ-tát làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với đại Bồ-tát làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với hạnh đại Bồ-tát cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho lớn, làm cho nhỏ; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho rộng, làm cho hẹp; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác làm cho có sức, làm cho không có sức; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật cũng làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát mới học Đại-thừa, chẳng nương vào Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa mà khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả các pháp làm cho lớn, làm cho nhỏ, làm cho nhóm tụ, làm cho phân tán, làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng, làm cho rộng, làm cho hẹp, làm cho có sức, làm cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy, do khởi tưởng này nên chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao?

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với sắc hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với sắc hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với sắc hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với sắc hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải là quả Đẳng lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với nhãn xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với nhãn xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với nhãn xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với nhãn xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với sắc xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với sắc xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với sắc xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với sắc xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với nhãn giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với nhãn giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với nhãn giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với nhãn giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhĩ giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với nhĩ giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với nhĩ giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với nhĩ giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với nhĩ giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa vậy.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tỷ giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tỷ giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tỷ giới hoặc làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng, làm cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tỷ giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tỷ giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả đẳng lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa vậy.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thiệt giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thiệt giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thiệt giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thiệt giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thiệt giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thân giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thân giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thân giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thân giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thân giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với ý giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với ý giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với ý giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với ý giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với ý giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với địa giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với địa giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với địa giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với địa giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với địa giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với vô minh hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với vô minh hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với vô minh hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với vô minh hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với vô minh hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không nội hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp không nội hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp không nội hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp không nội hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp không ngoại cho đến vô tự tánh là không hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp không nội hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Quyển Thứ 177
HẾT

XXXIII. PHẨM KHEN BÁT-NHÃ

07

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chơn như hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với chơn như hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với chơn như hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đên cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với chơn như hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với chơn như hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả đẳng lưu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn vô lượng bốn định vô sắc hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tám giải thoát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tám giải thoát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tám giải thoát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tám giải thoát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tám giải thoát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nêú đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với năm loại mắt hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với năm loại mắt hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với năm loại mắt hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với năm loại mắt hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với năm loại mắt hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với mười lực Phật hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với mười lực Phật hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với mười lực Phật hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với mười lực Phật hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp, đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với mười lực Phật hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không quên mất hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với trí nhất thiết hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả đẳng lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả ta na địa môn hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả đẳng lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Dự-lưu hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Dự-lưu hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Dự-lưu hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Độc-giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Độc-giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Độc-giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Độc-giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Độc-giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với đại Bồ-tát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với đại Bồ-tát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với đại Bồ-tát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với đại Bồ-tát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với đại Bồ-tát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả pháp hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Tất cả như thế đều chẳng phải quả Đẳng-lưu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ, đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với sắc hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với sắc hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với sắc hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với sắc hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với thọ, tưởng, hành, thức hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với nhãn xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với nhãn xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với nhãn xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với nhãn xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với sắc xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với sắc xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với sắc xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với sắc xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với sắc xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhãn giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với nhãn giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với nhãn giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với nhãn giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp,chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với nhãn giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn. Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với nhĩ giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với nhĩ giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với nhĩ giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với nhĩ giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với nhĩ giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tỷ giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tỷ giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tỷ giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tỷ giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tỷ giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thiệt giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thiệt giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thiệt giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thiệt giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thiệt giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với thân giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thân giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thân giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thân giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thân giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với ý giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho lớn cho nhỏ chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với ý giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với ý giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với ý giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với ý giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với địa giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với địa giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với địa giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với địa giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với địa giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với vô minh hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với vô minh hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với vô minh hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với vô minh hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với vô minh hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bố thí Ba-la-mật-đa hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không nội hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp không nội hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp không nội hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp không nội hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp không nội hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chơn như hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với chơn như hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với chơn như hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với chơn như hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với chơn như hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Thánh đế khổ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn tịnh lự hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tám giải thoát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tám giải thoát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tám giải thoát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tám giải thoát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tám giải thoát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn niệm trụ hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp môn giải thoát không hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với năm loại mắt hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với năm loại mắt hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với năm loại mắt hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với năm loại mắt hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với năm loại mắt hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với sáu phép thần thông hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Quyển Thứ 178
HẾT

XXXIII. PHẨM KHEN BÁT-NHÃ

08

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với mười lực Phật hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với mười lực Phật hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với mười lực Phật hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với mười lực Phật hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với mười lực Phật hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không quên mất hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với trí nhất thiết hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Dự-lưu hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Dự-lưu hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Dự-lưu hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hướng Dự-lưu quả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu hướng quả hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Độc-giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Độc-giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Độc-giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Độc-giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Độc-giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với quả vị Độc-giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với chư Như Lai ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả các pháp hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả các pháp hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì hữu tình vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì hữu tình vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì hữu tình vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì hữu tình vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì hữu tình là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì hữu tình vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì hữu tình vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì hữu tình viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì hữu tình tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì hữu tình bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì hữu tình bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì hữu tình vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của hữu tình chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì sắc vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì sắc vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; thọ, tưởng, hành, thức vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì sắc vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; thọ, tưởng, hành, thức vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì sắc vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì sắc là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; thọ, tưởng, hành, thức là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; vì sắc vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; thọ, tưởng, hành, thức vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì sắc vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; thọ, tưởng, hành, thức vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì sắc viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; thọ, tưởng, hành, thức viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì sắc tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; thọ, tưởng, hành, thức tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì sắc bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì sắc bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; thọ, tưởng, hành, thức bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì sắc vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; thọ, tưởng, hành, thức vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của sắc chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành; thế lực của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì nhãn xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì nhãn xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì nhãn xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì nhãn xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì nhãn xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì nhãn xứ vô tướng, nên biết Bát-nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì nhãn xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì nhãn xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì nhãn xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì nhãn xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì nhãn xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì nhãn xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của nhãn xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì sắc xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì sắc xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì sắc xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì sắc xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì sắc xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì sắc xứ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì sắc xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì sắc xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì sắc xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì sắc xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì sắc xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì sắc xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của sắc xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì nhãn giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì nhãn giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì nhãn giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì nhãn giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; nhãn giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì nhãn giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì nhãn giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì nhãn giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì nhãn giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì nhãn giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì nhãn giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì nhãn giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của nhãn giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì nhĩ giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì nhĩ giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì nhĩ giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì nhĩ giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; nhĩ giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì nhĩ giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì nhĩ giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì nhĩ giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì nhĩ giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì nhĩ giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì nhĩ giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì, thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì nhĩ giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của nhĩ giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì tỷ giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì tỷ giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì tỷ giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì tỷ giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì tỷ giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì tỷ giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì tỷ giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì tỷ giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì tỷ giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì tỷ giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì tỷ giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì tỷ giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của tỷ giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì thiệt giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì thiệt giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì thiệt giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì thiệt giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thiệt giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì thiệt giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì thiệt giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì thiệt giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì thiệt giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì thiệt giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì thiệt giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì thiệt giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của thiệt giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì thân giới vô sanh, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì thân giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì thân giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì thân giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì thân giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì thân giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì thân giới vô nguyện, nên biết Bát-nhã ba la mật cũng vô nguyện; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì thân giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì thân giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì thân giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc, xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì thân giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì thân giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của thân giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì ý giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì ý giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì ý giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì ý giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì ý giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì ý giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì ý giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì ý giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì ý giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì ý giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì ý giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì ý giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của ý giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì địa giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì địa giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì địa giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì địa giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì địa giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì địa giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì địa giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì địa giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; thủy, hỏa, phong, không, thức giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì địa giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì địa giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; thủy, hỏa, phong, không, thức giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì địa giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; thủy, hỏa, phong, không, thức giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì địa giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của địa giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì vô minh vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì vô minh vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì vô minh vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì vô minh vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vô minh là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì vô minh vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì vô minh vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì vô minh viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì vô minh tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì vô minh bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì vô minh bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì vô minh vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của vô minh chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Quyển Thứ 179
HẾT

XXXIII. PHẨM KHEN BÁT-NHÃ

09

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì bố thí Ba-la-mật-đa vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì bố thí Ba-la-mật-đa vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì bố thí Ba-la-mật-đa vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì bố thí Ba-la-mật-đa vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì bố thí Ba-la-mật-đa là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì bố thí Ba-la-mật-đa vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì bố thí Ba-la-mật-đa vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì bố thí Ba-la-mật-đa viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì bố thí Ba-la-mật-đa tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì bố thí Ba-la-mật-đa bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì bố thí Ba-la-mật-đa bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì bố thí Ba-la-mật-đa vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thành tựu nên biết thế lực, Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa chẳng thành tựu nên biết thế lực Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì pháp không nội vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì pháp không nội vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì pháp không nội vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì pháp không nội vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì pháp không nội là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh là không, nên biết Bát-nhã la mật đa cũng không; vì pháp không nội vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì pháp không nội vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì pháp không nội viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì pháp không nội tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì pháp không nội bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì pháp không nội bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì pháp không nội vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của pháp không nội chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát, là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì chơn như vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì chơn như vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì chơn như vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì chơn như vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì chơn như là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì chơn như vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì chơn như vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì chơn như viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì chơn như tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì chơn như bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì chơn như bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì chơn như vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của chơn như chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì Thánh đế khổ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì Thánh đế khổ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; Thánh đế tập, diệt, đạo vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì Thánh đế khổ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; Thánh đế tập, diệt, đạo vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì Thánh đế khổ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; Thánh đế tập, diệt, đạo vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì Thánh đế khổ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; Thánh đế tập, diệt, đạo là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì Thánh đế khổ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; Thánh đế tập, diệt, đạo vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì Thánh đế khổ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; Thánh đế tập, diệt, đạo vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì Thánh đế khổ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; Thánh đế tập, diệt, đạo viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì Thánh đế khổ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì Thánh đế khổ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; Thánh đế tập, diệt, đạo bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì Thánh đế khổ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; Thánh đế tập, diệt, đạo bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì Thánh đế khổ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; Thánh đế tập, diệt, đạo vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của Thánh đế khổ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì bốn tịnh lự vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì bốn tịnh lự vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì bốn tịnh lự vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì bốn tịnh lự vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì bốn tịnh lự là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì bốn tịnh lự vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì bốn tịnh lự vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì bốn tịnh lự viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; bốn vô lượng, bốn định vô sắc viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì bốn tịnh lự tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì bốn tịnh lự bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; bốn vô lượng, bốn định vô sắc bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì bốn tịnh lự bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; bốn vô lượng, bốn định vô sắc bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì bốn tịnh lự vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của bốn tịnh lự chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát, là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì tám giải thoát vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì tám giải thoát vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì tám giải thoát vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì tám giải thoát vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì tám giải thoát là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì tám giải thoát vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì tám giải thoát vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì tám giải thoát viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì tám giải thoát tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì tám giải thoát bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì tám giải thoát bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì tám giải thoát vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của tám giải thoát chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa tri cũng chẳng thành tựu; thế lực của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì bốn niệm trụ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì bốn niệm trụ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì bốn niệm trụ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì bốn niệm trụ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; bốn niệm trụ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không, bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì bốn niệm trụ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì bốn niệm trụ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì bốn niệm trụ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì bốn niệm trụ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì bốn niệm trụ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì bốn niệm trụ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì bốn niệm trụ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của bốn niệm trụ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì pháp môn giải thoát không vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì pháp môn giải thoát không vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì pháp môn giải thoát không vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì pháp môn giải thoát không vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì pháp môn giải thoát không là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì pháp môn giải thoát không vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì pháp môn giải thoát không vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì pháp môn giải thoát không viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì pháp môn giải thoát không tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì pháp môn giải thoát không bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì pháp môn giải thoát không bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì pháp môn giải thoát không vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của pháp môn giải thoát không chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì năm loại mắt vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; sáu phép thần thông vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì năm loại mắt vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; sáu phép thần thông vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì năm loại mắt vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; sáu phép thần thông vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì năm loại mắt vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; sáu phép thần thông vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; năm loại mắt là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; sáu phép thần thông là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì năm loại mắt vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; sáu phép thần thông vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì năm loại mắt vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; sáu phép thần thông vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì năm loại mắt viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; sáu phép thần thông viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì năm loại mắt tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; sáu phép thần thông tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì năm loại mắt bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; sáu phép thần thông bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì năm loại mắt bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; sáu phép thần thông bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì năm loại mắt vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; sáu phép thần thông vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của năm loại mắt chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của sáu phép thần thông chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì mười lực Phật vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì mười lực Phật vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì mười lực Phật vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì mười lực Phật vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; mười lực Phật là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì mười lực Phật vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì mười lực Phật vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì mười lực Phật viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì mười lực Phật tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì mười lực Phật bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì mười lực Phật bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì mười lực Phật vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của mười lực Phật chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của bốn điều không sợ cho đến mười tám phát Phật bất cộng chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói đại Bát-nhã ba la la mật đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì pháp không quên mất vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; tánh luôn luôn xả vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì pháp không quên mất vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; tánh luôn luôn xả vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì pháp không quên mất vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; tánh luôn luôn xả vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì pháp không quên mất vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; tánh luôn luôn xả vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì pháp không quên mất là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; tánh luôn luôn xả là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì pháp không quên mất vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; tánh luôn luôn xả vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì pháp không quên mất vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; tánh luôn luôn xả vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì pháp không quên mất viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; tánh luôn luôn xả viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa thất cũng viễn ly; vì pháp không quên mất tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; tánh luôn luôn xả tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì pháp không quên mất bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; tánh luôn luôn xả bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì pháp không quên mất bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; tánh luôn luôn xả bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì pháp không quên mất vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; tánh luôn luôn xả vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của pháp không quên mất chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của tánh luôn luôn xả chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì trí nhất thiết vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì trí nhất thiết vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì trí nhất thiết vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì trí nhất thiết vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì trí nhất thiết là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì trí nhất thiết vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì trí nhất thiết vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì trí nhất thiết viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì trí nhất thiết tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì trí nhất thiết bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì trí nhất thiết bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì trí nhất thiết vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của trí nhất thiết chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; tất cả pháp môn Đà-la-ni là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; tất cả pháp môn Tam-ma-địa viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; tất cả pháp môn Tam-ma-địa bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; tất cả pháp môn Tam-ma-địa bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì Dự-lưu vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì Dự-lưu vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì Dự-lưu vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì Dự-lưu vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì Dự-lưu là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì Dự-lưu vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì Dự-lưu vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì Dự-lưu viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì Dự-lưu tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; Nhất-lai Bất-hoàn A-la-hán tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì Dự-lưu bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì Dự-lưu bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì Dự-lưu vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của Dự-lưu chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con dựa vào ý này nên nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Quyển Thứ 180
HẾT

XXXIII. PHẨM KHEN BÁT-NHÃ

10

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh.; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không, nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của Dự-lưu hướng, quả Dự-lưu chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì Độc-giác vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; quả vị Độc-giác vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì Độc-giác vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; quả vị Độc-giác vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì Độc-giác vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; quả vị Độc-giác vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì Độc-giác vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; quả vị Độc-giác vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì Độc-giác là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; quả vị Độc-giác là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; vì Độc-giác vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; quả vị Độc-giác vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì Độc-giác vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; quả vị Độc-giác vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì Độc-giác viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; quả vị Độc-giác viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì Độc-giác tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; quả vị Độc-giác tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì Độc-giác bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; quả vị Độc-giác bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì Độc-giác bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; quả vị Độc-giác bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì Độc-giác vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; quả vị Độc-giác vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của Độc-giác chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của quả vị Độc-giác chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì đại Bồ-tát vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; hạnh đại Bồ-tát vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì đại Bồ-tát vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; hạnh đại Bồ-tát vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì đại Bồ-tát vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; hạnh đại Bồ-tát vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì đại Bồ-tát vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; hạnh đại Bồ-tát vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì Đại Bồ-tát là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; hạnh đại Bồ-tát là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; vì đại Bồ-tát vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; hạnh đại Bồ-tát vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì đại Bồ-tát vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; hạnh đại Bồ-tát vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì đại Bồ-tát viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; hạnh đại Bồ-tát viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì đại Bồ-tát tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; hạnh đại Bồ-tát tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì đại Bồ-tát bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; hạnh đại Bồ-tát bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì đại Bồ-tát bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; hạnh đại Bồ-tát bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì đại Bồ-tát vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; hạnh đại Bồ-tát vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của đại Bồ-tát chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của hạnh đại Bồ-tát chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì Như Lai Ứng Chánh đẳng Giác vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; quả vị giác ngộ cao tột vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; quả vị giác ngộ cao tột vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; quả vị giác ngộ cao tột vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; quả vị giác ngộ cao tột vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; quả vị giác ngộ cao tột là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; quả vị giác ngộ cao tột vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; quả vị giác ngộ cao tột vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; quả vị giác ngộ cao tột viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tịch tịnh; nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; quả vị giác ngộ cao tột tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; quả vị giác ngộ cao tột bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; quả vị giác ngộ cao tột bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; quả vị giác ngộ cao tột vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của Như Lai Ứng Chánh đẳng giác chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của quả vị giác ngộ cao tột chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì tất cả pháp vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì tất cả pháp vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì tất cả pháp vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; tất cả pháp là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì tất cả pháp vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì tất cả pháp vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì tất cả pháp viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì tất cả pháp tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì tất cả pháp bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì tất cả pháp bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì tất cả pháp vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của tất cả pháp chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.

Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.

XXXIII. PHAÅM HUÛY BAÙNG BAÙT-NHAÕ

 

Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này có khả năng tin hiểu thì vị ấy đã xả thân ở cõi nào mà sanh vào cõi này?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột đã trải qua bao lâu?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy đã từng thân cận cúng dường bao nhiêu đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã trải qua bao lâu?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy tin hiểu nghĩa thú của Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm ấy như thế nào?

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này có khả năng tin hiểu là vị ấy đã xả thân từ trong pháp hội của vô số, vô lượng, vô biên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácmười phương thế giới mà sanh vào cõi này.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột đã trải qua vô số, vô lượng, vô biên trăm ngàn ức vô số kiếp.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy đã từng thân cận cúng dường vô số, vô lượng, vô biên chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể so lường.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy từ sơ pháp tâm thường siêng tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đã trải qua vô số, vô lượng, vô biên trăm ngàn ức vô số kiếp.

Này Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát thấy Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, thì liền nghĩ là ta được thấy Phật; nghe Bát-nhã-ba-la-mật-đa này thì liền nghĩ là ta được nghe Phật nói.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy dùng vô tướng, vô nhị, vô sở đắc làm phương tiện, nên có khả năng tin hiểu nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm có ai có thể nghe, có thể thấy chăng?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thật không có người có thể nghe, có thể thấy. Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế cũng chẳng phải là cái để nghe và chẳng phải là cái để thấy. Vì sao? Thiện Hiện! Sắc không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; thọ, tưởng, hành, thức không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không nghe không thấy, vì các pháp trì độn. Sắc xứ không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; nhĩ giới không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; tỷ giới không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không nghe không thấy vì các pháp trì độn; thiệt giới không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không nghe không thấy vì các pháp trì độn; thân giới không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; ý giới không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Địa giới không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; thủy, hỏa, phong, không, thức giới không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Vô minh không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Pháp không nội không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không bất khả đắc, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Chơn như không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; Thánh đế tập, diệt, đạo không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; bốn vô lượng, bốn định vô sắc không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Tám giải thoát không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Năm loại mắt không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; sáu phép thần thông không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Mười lực Phật không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; tánh luôn luôn xả không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; đạo tướng trí nhất thiết tướng trí không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp môn Đà-la-ni không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; tất cả pháp môn Tam-ma-địa không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Dự-lưu không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Độc-giác không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; quả vị Độc-giác không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; hạnh đại Bồ-tát không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không nghe không thấy, vì các pháp trì độn; quả vị giác ngộ cao tột không nghe không thấy, vì các pháp trì độn.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp không nghe không thấy, vì tất cả pháp trì độn.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát dồn chứa công hạnh bao lâu mới có khả năng tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đối với việc này cần phải phân biệt mà nói.

Này Thiện Hiện! Có đại Bồ-tát từ sơ phát tâm, liền có khả năng tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm; cũng có khả năng tu học tịnh lự Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì có phương tiện thiện xảo, nên chẳng hủy báng các pháp. Đối với tất cả pháp chẳng tăng chẳng giảm, đại Bồ-tát ấy thường chẳng xa lìa hạnh tương ưng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn và các chúng đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát ấy từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, muốn đem ngọc báu, lễ vật tuyệt diệu cung kính cúng dường, tôn trọng khen ngợi chư Phật Thế Tôn và các đại Bồ-tát v.v… thành tựu như ý; cũng có khả năng ở chỗ các đức Như Lai kia trồng các căn lành. Đại Bồ-tát ấy, tùy theo chỗ thọ thân chẳng vào bào thai mẹ để sanh ra. Đại Bồ-tát ấy tâm thường chẳng lẫn lộn với phiền não, cũng chẳng từng khởi tâm Nhị thừa. Đại Bồ-tát ấy thường chẳng xa lìa thần thông thù thắng, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát có khả năng tu học đúng đắn Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm.

Này Thiện Hiện! Có các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ở Bồ-tát thừa tuy đã từng thấy nhiều đức Phật, hoặc nhiều trăm đức Phật, hoặc nhiều ngàn đức Phật, hoặc nhiều trăm ngàn đức Phật, hoặc nhiều ức đức Phật, hoặc nhiều trăm ức đức Phật, hoặc nhiều ngàn ức đức Phật, hoặc nhiều trăm ngàn ức đức Phật, hoặc nhiều trăm ngàn ức vô số đức Phật, ở chỗ các đức Phật cũng tu tập nhiều về bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, nhưng vì lấy hữu sở đắc làm phương tiện nên chẳng có khả năng tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm; cũng chẳng có khả năng tu học tịnh lự Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, rời chúng đi ra.

Này Thiện Hiện! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ấy chẳng kính Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, cũng chẳng kính Phật, đã bỏ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, cũng rời xa các đức Phật, khiến trong chúng này cũng có hạng như thế, nghe ta nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, tâm chẳng vui thích, rời chúng đi ra. Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy đời trước nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm đã từng bỏ đi; đời này nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, do tập khí đời trước nên cũng bỏ đi; thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy, đối với việc nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm này, thân, ngữ và tâm đều chẳng hòa hợp; do việc làm này, tăng trưởng ngu si, ác tuệ, tội nghiệp; do việc làm tăng trưởng ngu si, ác tuệ, tội nghiệp ấy, nên nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, liền hủy báng, làm chướng ngại, vứt bỏ. Người ấy đã hủy báng, làm chướng ngại, vứt bỏ Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, tức là đã hủy báng, làm chướng ngại vứt bỏ trí nhất thiết tướng của chư Phật trong quá khứ, vị laihiện tại. Người ấy do hủy báng, làm chướng ngại, vứt bỏ trí nhất thiết tướng của chư Phật trong quá khứ, vị lai, hiện tại nên liền tạo tác, làm tăng trưởng, luôn chiêu cảm nghiệp thiếu chánh pháp. Người ấy do tạo tác, làm tăng trưởng và luôn chiêu cảm nghiệp thiếu chánh pháp, nên bị đọa vào đại địa ngục trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, hoặc nhiều trăm ngàn năm, hoặc nhiều ức năm, hoặc nhiều trăm ức năm, hoặc nhiều ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức vô số năm, ở trong đại địa ngục chịu các khổ lớn độc hại kịch liệt; vì người ấy bị trọng tội nên ở thế giới này, từ đại địa ngục này đến đại địa ngục khác cho đến hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi, đến nay, vẫn còn phải chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; hoặc ở thế giới này khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp khởi, nghiệp thiếu chánh pháp còn chưa hết vậy, sau khi chết rồi chuyển sanh vào thế giới phương khác, cùng với đồng loại này ở trong đại địa ngục trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, hoặc nhiều trăm ngàn năm, hoặc nhiều ức năm, hoặc nhiều trăm ức năm, hoặc nhiều ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức năm, hoặc nhiều ngàn ức vô số năm, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; vì người ấy bị trọng tội nên ở thế giới này, từ đại địa ngục này đến đại địa ngục khác, cho đến hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; hoặc ở thế giới khác khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp khởi, nghiệp thiếu chánh pháp của người ấy còn chưa hết, khi chết chuyển sanh vào thế giới phương khác, cùng với đồng loại này ở trong đại địa ngục trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, hoặc nhiều trăm ngàn năm, hoặc nhiều ức năm, hoặc nhiều trăm ức năm, hoặc nhiều ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức vô số năm, ở trong các đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; vì người ấy bị trọng tội nên ở thế giới khác từ đại địa ngục này đến đại địa ngục khác cho đến hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu các đại khổ độc hại kịch liệt. Lần lượt như thế, trải qua các thế giới khác ở phương Đông, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; lần lượt như thế trải qua các thế giới khác ở phương Nam, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; lần lượt như thế trải qua các thế giới khác ở phương Tây, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; lần lượt như thế trải qua các thế giới khác ở phương Bắc, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; lần lượt như thế trải qua các thế giới khác ở hướng Đông bắc, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; lần lượt như thế trải qua khắp các thế giới khác ở hướng Đông nam, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; lần lượt như thế trải qua các thế giới khác ở hướng Tây nam, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; lần lượt như thế trải qua khắp các thế giới khác ở hướng Tây bắc, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt lần lượt như thế trải qua khắp các thế giới khác ở phương dưới, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; lần lượt như thế trải qua các thế giới khác ở phương trên, ở trong đại địa ngục chịu các đại khổ độc hại kịch liệt. Hoặc các thế giới khác trong mười phương kia, khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp khởi, vì nghiệp thiếu chánh pháp của kẻ ấy chưa hết, nên sau khi chết sanh vào trong đại địa ngục ở thế gian này, từ đại địa ngục này đến đại địa ngục khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu các đại khổ độc hại kịch liệt; hoặc ở thế giới này khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp khởi, vì nghiệp thiếu chánh pháp của kẻ ấy còn chưa hết, nên sau khi chết lại sanh vào thế giới khác nữa, trải qua khắp các đại địa ngục trong mười phương, chịu các đại khổ độc hại kịch liệt. Cứ luân hồi như vậy trải qua vô số kiếp, nghiệp của tội thiếu chánh pháp của người kia giảm dần, từ địa ngục thoát ra, đoạ vào bàng sanh, trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, hoặc nhiều trăm ngàn năm, hoặc nhiều ức năm, hoặc nhiều trăm ức năm, hoặc nhiều ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức vô số năm thọ thân bàng sanh, chịu đủ các khổ tàn hại bức bách, vì tội chưa hết, nên ở thế gian này, từ nơi hiểm ác này đến nơi hiểm ác khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi cho đến nay, chịu đủ các khổ tàn hại bức bách. Hoặc ở thế giới này khi tam tai hết, nghiệp lực thiếu chánh pháp của kẻ ất còn sót lại chưa hết, nên sau khi chết chuyển sanh thế giới phương khác, cùng với đồng loại trong loài bàng sanh này, trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm cho đến nhiều trăm ngàn ức vô số năm, thọ thân bàng sanh chịu đủ các khổ tàn hại bức bách; vì tội chưa hết, nên ở thế giới khác từ nơi hiểm ác này đến nơi hiểm ác khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ tàn hại bức bách; hoặc ở thế giới khác khi tam tai hết, nghiệp lực thiếu chánh pháp của kẻ ấy còn sót lại chưa hết, cho nên sau khi chết chuyển sanh vào thế giới phương khác, cùng với đồng loại trong loài bàng sanh này trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm cho đến nhiều trăm ngàn trăm ức vô số năm thọ thân bàng sanh, chịu đủ các khổ tàn hại bức bách; vì tội chưa hết nên ở thế giới khác, từ nơi hiểm ác này đến nơi hiểm ác khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ tàn hại bức bách. Lần lượt như vậy, trải khắp các thế giới khác trong mười phương thọ thân bàng sanh, chịu đủ các khổ tàn hại bức bách; hoặc ở thế giới khác trong mười phương kia, khi tam tai hoại, nghiệp lực thiếu chánh pháp của người kia chưa hết, sau khi chết sanh lại vào trong loài bàng sanhthế giới này, từ nơi hiểm ác này đến nơi hiểm ác khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ tàn hại bức bách; hoặc ở thế giới này khi tam tai hoại, nghiệp lực thiếu chánh pháp của người kia chưa hết, sau khi chết lại sanh vào thế giới khác nữa, trải qua khắp loài bàng sanh trong mười phương, chịu đủ các khổ. Xoay vần như vậy trải qua vô số kiếp, nghiệp lực của tội thiếu chánh pháp của người kia mỏng dần thoát khỏi loài bàng sanh, đọa vào loài quỷ, trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm, hoặc nhiều trăm ngàn năm, hoặc nhiều ức năm, hoặc nhiều trăm ức năm, hoặc nhiều ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức năm, hoặc nhiều trăm ngàn ức vô số năm, ở trong loài ngạ quỷ, chịu đủ các khổ gầy ốm, đói khát; vì tội chưa hết nên ở thế giới này, từ chốn ngạ quỷ này đến chốn ngạ quỷ khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay chịu đủ các khổ gầy ốm đói khát; hoặc ở thế giới khác khi tam tai hoại, nghiệp lực thiếu chánh pháp của kẻ ấy còn sót lại chưa hết, nên sau khi chết chuyển sanh thế giới phương khác, cùng với đồng loại trong loài ngạ quỷ này trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm, cho đến nhiều trăm ngàn ức vô số năm, ở trong loài ngạ quỷ chịu đủ các khổ gầy ốm đói khát; vì tội chưa hết nên ở thế giới này, từ chốn ngạ quỷ này đến chốn ngạ quỷ khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ gầy ốm đói khát; hoặc ở thế giới này khi tam tai hoại, nghiệp lực thiếu chánh pháp của kẻ ấy còn sót lại chưa hết, nên sau khi chết chuyển sanh thế giới phương khác, cùng với đồng loại trong loài ngạ quỷ này trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm cho đến nhiều trăm ngàn ức vô số năm, ở trong loài ngạ quỷ chịu đủ các khổ gầy ốm đói khát; vì tội chưa hết nên ở các thế giới khác, từ chốn ngạ quỷ này đến chốn ngạ quỷ khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ gầy ốm, đói khát; hoặc ở thế giới khác khi tam tai hoại, nghiệp lực thiếu chánh pháp của người ấy còn sót lại chưa hết, nên sau khi chết chuyển sanh vào thế giới phương khác, cùng với đồng loại trong loài ngạ quỷ này, trải qua nhiều năm, hoặc nhiều trăm năm cho đến nhiều trăm ngàn ức vô số năm, ở trong loài ngạ quỷ, chịu đủ các khổ gầy ốm, đói khát; vì tội chưa hết nên ở thế giới khác, từ chốn ngạ quỷ này đến chốn ngạ quỷ khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ gầy ốm, đói khát. Lần lượt như thế, trải qua khắp các thế giới khác trong mười phương, ở trong loài ngạn quỷ, chịu đủ các khổ gầy ốm, đói khát; hoặc ở các thế giới khác trong mười phương kia, khi tam tai hoại, nghiệp lực thiếu chánh pháp của người ấy còn sót lại chưa hết, sau khi chết lại sanh vào trong loài ngạ quỷthế gian này, từ chốn ngạ quỷ này đến chốn ngạ quỷ khác, cho đến khi hỏa kiếp, thủy kiếp, phong kiếp chưa khởi đến nay, chịu đủ các khổ gầy ốm, đói khát; hoặc ở thế giới này khi tam tai hoại, nghiệp lực thiếu chánh pháp của người kia còn sót lại chưa hết, sau khi chết lại sanh vào thế giới khác, trải khắp loài ngạ quỷ trong mười phương, chịu đủ các khổ. Xoay vần như vậy, trải qua vô số kiếp, nghiệp thiếu chánh pháp còm sót lại của người kia sắp hết, tuy được làm người nhưng ở nơi hạ tiện, đó là sanh vào nhà người mù bẩm sinh, hoặc nhà Chiên-đà-la, hoặc nhà khiêng thây người, hoặc nhà làm nem chả, hoặc nhà đánh cá, đi săn, hoặc nhà lao công, hoặc nhà làm trò vui, hoặc nhà tà kiến, hoặc nhà giữ các ác luật nghi tạp nhạp; hoặc thọ thân người không có mắt, không có tai, không có mũi, không có lưỡi, không có đầu, không có chân, ung thư, ghẻ lở, phong cuồng, điên khùng, vai gù, lưng cong, lùn xấu, tay co, chân khoèo, các căn khiếm khuyết, bần cùng khốn khổ, bướng bỉnh không biết gì; phàm làm việc gì đều bị người khinh chê; hoặc tại chỗ sanh ra, hoặc chẳng nghe danh hiệu Phật, danh hiệu Pháp, danh hiệu Tăng, danh hiệu Bồ-tát, danh hiệu Độc-giác; hoặc sanh vào thế giới tối tăm, thường không có ngày đêm, chẳng thấy ánh sáng; vì nghiệp thiếu chánh pháp của người kia đã tạo tác, tăng trưởng quá thâm trọng, nên chịu đầy đủ các khổ quả như thế, chẳng được an vui.



Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nghiệp thiếu chánh pháp mà người kia đã tạo tác, tăng trưởngchiêu cảm cùng với nghiệp ngũ vô gián có thể nói là tương tợ chăng?

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Nghiệp thiếu chánh pháp của người kia rất là thô trọng, chẳng thể đem so sánh với nghiệp ngũ vô gián; đó là người kia nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, chẳng tin, phỉ báng, chê bai, nói là pháp ấy chẳng phải do chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác diễn thuyết, chẳng phải pháp, chẳng phải luật, chẳng phải lời giáo huấn của đại sư. Chúng ta đối với pháp ấy chẳng nên tu học. Người hủy báng chánh pháp ấy, tự hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng dạy vô lượng hữu tình hủy báng, tự làm hại mình, cũng khiến người khác tự hại; tự uống thuốc độc, cũng khiến người khác uống; tự làm mất quả an vui giải thoát sanh thiên, cũng khiến người khác làm mất; tự gieo thân mình vào lửa địa ngục, cũng khiến người khác gieo mình vào lửa địa ngục; tự chẳng tin hiểu Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, cũng dạy người khác khiến chẳng tin hiểu Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm; tự hãm thân mình chìm trong biển khổ, cũng hãm người khác chìm trong biển khổ.

Này Xá Lợi Tử! Ta đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm ấy, còn chẳng khiến người hủy báng chánh pháp kia nghe được danh tự, huống là vì họ mà nói

Này Xá Lợi Tử! Đối với người hủy báng chánh pháp kia, Ta còn chẳng cho các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… trụ Bồ-tát thừa, nghe tên của họ, huống là cho mắt thấy và cho ở chung. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì các người hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, nên biết họ là những kẻ phá hoại chánh pháp, đọa vào loài đen tối như loài ốc trâu, tự làm ô uế và làm ô uế kẻ khác, như đống rác thối. Nếu có người tin dùng lời nói của kẻ phá hoại chánh pháp, cũng phải chịu các đại khổ như đã nói ở trước.

Này Xá Lợi Tử! Các người phá hoại Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, nên biết hạng người ấy là địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Vì vậy nên, người trí chẳng nên hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ gì mà chỉ nói kẻ phá hoại chánh pháp ấy đọa vào đại địa ngục, bàng sanh, quỷ thú, chịu khổ lâu dài, mà chẳng nói đến thân hình tướng mạo của họ?

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Thôi thôi! Chẳng nên nói hình dánh và đường ác mà kẻ phá hoại chánh pháp phải chịu trong tương lai. Vì sao? Vì nếu Ta nói đầy đủ hình dáng và đường ác mà kẻ phá hoại chánh pháp phải chịu trong tương lai, thì kẻ ấy nghe rồi kinh sợ sẽ bị thổ huyết, đến nỗi phải chết, hoặc gần chết tâm mịt mù lo lắng như trúng tên độc, thân khô héo dần, như mầm bị cắt. Sợ người kia nghe nói hủy báng chánh pháp phải chịu thân rất khổ đau, xấu xí mà như thế, tự chuốc lấy sự kinh hoàng, làm mất thân mạng, ta thương xót họ, nên chẳng nói cho người nghe về thân hình dung mạo của kẻ phá chánh pháp.

Xá Lợi Tử bạch: Cúi xin Thế Tôn nói hình dánh và đường ác mà kẻ phá hoại chánh pháp phải chịu trong tương lai, để răn dạy đời sau biết phá hoại chánh pháp sẽ bị đại khổ báo, để họ chẳng tạo tội ấy.

Phật dạy: Này Xá Lợi Tử! Những điều Ta đã nói ở trước đủ làm lời khuyên rõ ràng, nghĩa là các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ở đời vị lai nghe những điều Ta đã nói về nghiệp phá chánh pháp, kẻ tạo tác, làm tăng trưởng đến cùng thì đọa vào đại địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, chịu khổ lâu dài, đủ tự cẩn thận giữ gìn, chẳng hủy chánh pháp.

Khi ấy, Xá Lợi Tử liền bạch Phật: Dạ, bạch Thế Tôn! Dạ, bạch Thiện Thệ! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... ở vị lailòng tin thanh tịnh, nghe Phật trước đã nói nghiệp phá chánh pháp, chiêu cảm khổ lâu dài, đủ làm lời răn dạy rò ràng, thì thà bỏ thân mạng quyết chẳng hủy báng chánh pháp, ta khỏi phải chịu khổ ấy, trong đời vị lai.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu có người nghe rõ việc mà thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v... đã nghe Phật nói về kẻ hủy báng chánh pháp, ở đời vị lai sẽ chịu đại khổ lâu dài, nên khéo giữ gìn nghiệp thân, ngữ, ý, đối với chánh pháp chớ phỉ báng, hủy hoại mà bị đọa vào ba đường ác chịu khổ lâu dài; ở trong thời gian lâu xa, chẳng thấy chư Phật, chẳng nghe Chánh pháp, chẳng gặp chúng Tăng, chẳng được sanh vào quốc độ có Phật; tuy sanh vào loài người nhưng bần cùng hạ tiện, xấu xí ngu dại, thân thể chẳng đủ, những điều nói ra, chẳng ai tin theo.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch: Bạch Thế Tôn! Sự tạo tác, tăng trưởng, chiêu cảm nghiệp thiếu chánh pháp đâu chẳng do tập ác ngữ nghiệp?

Phật dạy: Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Vì thật do thói quen mơ mờ của nghiệp ác ngữ, nên tạo tác, tăng trưởng chiêu cảm nghiệp thiếu chánh pháp. Trong chánh pháp Luật tạng Ta, sẽ có những người xuất gia ngu si, tuy họ tôn xưng Ta là Đại sư nhưng đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm mà ta đã nói thì phỉ báng, hủy hoại

Này Thiện Hiện! Nên biết, nếu có người hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, tức là hủy báng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu có người hủy báng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật tức là hủy báng trí nhất thiết tướng của chư Phật trong quá khứ, vị lai, hiện tại. Nếu có người hủy báng trí nhất thiết tướng tức là hủy báng Phật. Nếu hủy báng Phật tức là hủy báng Pháp. Nếu hủy báng Pháp tức là hủy báng Tăng. Nếu hủy báng Tăng thì sẽ hủy báng chánh kiến thế gian. Nếu hủy báng chánh kiến thế gian thì sẽ hủy báng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng sẽ hủy báng pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng sẽ hủy báng chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, bất biết dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, phát định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng sẽ hủy báng Thánh đế khổ, Thánh đế tập, Thánh đế diệt, Thánh đế đạo; cũng sẽ hủy báng bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng sẽ hủy báng tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng sẽ hủy báng bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng sẽ hủy báng pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; cũng sẽ hủy báng năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng sẽ hủy báng mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng sẽ hủy báng pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng sẽ hủy báng trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng sẽ hủy báng tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Kẻ ấy do hủy báng các công đức nên phải nhận chịu vô số, vô lượng, vô biên tội lỗi. Do người ấy nhận chịu vô số, vô lượng, vô biên tội lỗi, nên phải nhận chịu các đại địa ngục, bàng sanh, quỷ giới và vô số, vô lượng, vô biên thống khổ trong loài người.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các người ngu si có bao nhiêu nhân duyên mà hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Do bốn nhân duyên: Một là bị các tà ma mê hoặc, khiến kẻ ngu si hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy; hai là đối với pháp thậm thâm chẳng tin hiểu, khiến người ngu si hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy; ba là chẳng siêng năng tinh tấn, bám chặt ngũ uẩn, bị các ác tri thức chi phối, khiến người ngu si hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy; bốn là ôm nhiều sân hận, ưa làm việc ác, hay ưa tự cao, khinh chê người khác, khiến người ngu si hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy.

Này Thiện Hiện! Do đầy đủ bốn nhân duyên như thế, nên những người ngu si hủy báng Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy.

Quyển Thứ 181
HẾT

XXXIV. PHẨM KHÓ TIN HIỂU

01

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Chẳng siêng năng tinh tấn, chưa trồng thiện căn, đủ căn bất thiện, bị ác tri thức chi phối, nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm mà Phật đã nói này, thật khó tin hiểu.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói, chẳng siêng năng tinh tấn, chưa trồng thiện căn, đủ căn bất thiện, bị ác tri thức chi phối, nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm đã nói này, thật khó tin hiểu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thậm thâm như thế nào mà khó tin khó hiểu?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Sắc chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức không có tánh sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức. Nhãn xứ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Sắc xứ chẳng phải buộc chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Nhãn giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Nhĩ giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Tỷ giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tỷ giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Thiệt giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thiệt giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Thân giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thân giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Ý giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì ý giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Địa giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì địa giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tánh sở hữu, là tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vô minh chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vô minh không có tánh sở hữu, là tự tánh của vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hành, thức cho đến sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có tánh sở hữu, là tự tánh của hành, thức cho đến sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa không có tánh sở hữu, là tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Pháp không nội chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không nội không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không nội; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh vô sở hữutự tánh pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh. Chơn như chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì chơn như không có tánh sở hữu, là tự tánh của chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Thánh đế khổ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế khổ không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo. Bốn tịnh lự chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn tịnh lự không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tám giải thoát chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám giải thoát không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Bốn niệm trụ chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn niệm trụ không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Pháp môn giải thoát không chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Mười địa Bồ-tát chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười địa Bồ-tát. Năm loại mắt chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì năm loại mắt không có tánh sở hữu, là tự tánh của năm loại mắt; sáu phép thần thông chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sáu phép thần thông không có tánh sở hữu, là tự tánh của sáu phép thần thông. Mười lực Phật chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười lực Phật không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười lực Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không có tánh sở hữu, là tự tánh của là tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Pháp không quên mất chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không quên mất không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả không có tánh sở hữu, là tự tánh của tánh luôn luôn xả. Trí nhất thiết chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí nhất thiết không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí nhất thiết. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Dự-lưu quả chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Dự-lưu quả không có tánh sở hữu, là tự tánh của Dự-lưu quả; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả không có tánh sở hữu, là tự tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả. Quả vị Độc-giác chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị Độc-giác; tất cả hạnh đại Bồ-tát chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát không có tánh sở hữu, là tự tánh của hạnh đại Bồ-tát. Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc đời trước; thọ, tưởng, hành, thức đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời trước. Nhãn xứ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn xứ đời trước; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời trước. Sắc xứ đời trước chẳng phải buộc chẳng phải mở đời trước. Vì sao? Vì sắc xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc xứ đời trước; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời trước. Nhãn giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn giới đời trước; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời trước. Nhĩ giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ giới đời trước; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời trước. Tỷ giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tỷ giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tỷ giới đời trước; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời trước. Thiệt giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thiệt giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thiệt giới đời trước; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời trước. Thân giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thân giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thân giới đời trước; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời trước. Ý giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì ý giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của ý giới đời trước; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời trước. Địa giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì địa giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của địa giới đời trước; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời trước. Vô minh đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vô minh đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của vô minh đời trước; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hành, thức cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của hành, thức cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời trước. Bố thí Ba-la-mật-đa đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa đời trước; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời trước. Pháp không nội đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không nội đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không nội đời trước; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời trước không có tánh sở hữutự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời trước. Chơn như đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì chơn như đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của chơn như đời trước; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời trước. Thánh đế khổ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế khổ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế khổ đời trước; Thánh đế tập, diệt, đạo đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo đời trước. Bốn tịnh lự đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn tịnh lự đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn tịnh lự đời trước; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời trước. Tám giải thoát đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám giải thoát đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám giải thoát đời trước; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời trước. Bốn niệm trụ đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn niệm trụ đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn niệm trụ đời trước; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời trước. Pháp môn giải thoát không đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát không đời trước; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời trước. Mười địa Bồ-tát đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười địa Bồ-tát đời trước. Năm loại mắt đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì năm loại mắt đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của năm loại mắt đời trước; sáu phép thần thông đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sáu phép thần thông đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của sáu phép thần thông đời trước. Mười lực Phật đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười lực Phật đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười lực Phật đời trước; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của là tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời trước. Pháp không quên mất đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không quên mất đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không quên mất đời trước; tánh luôn luôn xả đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tánh luôn luôn xả đời trước. Trí nhất thiết đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí nhất thiết đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí nhất thiết đời trước. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời trước. Tất cả pháp môn Đà-la-ni đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni đời trước; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời trước. Dự-lưu quả đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Dự-lưu quả đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của Dự-lưu quả đời trước; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời trước. Quả vị Độc-giác đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị Độc-giác đời trước; tất cả hạnh đại Bồ-tát đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của hạnh đại Bồ-tát đời trước. quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời trước chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời trước không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời trước.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc đời sau; thọ, tưởng, hành, thức đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời sau. Nhãn xứ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn xứ đời sau; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời sau. Sắc xứ đời trước chẳng phải buộc chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc xứ đời sau; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời sau. Nhãn giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn giới đời sau; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời sau. Nhĩ giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ giới đời sau; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời sau. Tỷ giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tỷ giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tỷ giới đời sau; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời sau. Thiệt giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thiệt giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thiệt giới đời sau; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời sau. Thân giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thân giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thân giới đời sau; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời sau. Ý giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì ý giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của ý giới đời sau; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời sau. Địa giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì địa giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của địa giới đời sau; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời sau. Vô minh đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vô minh đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của vô minh đời sau; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời sau. Bố thí Ba-la-mật-đa đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa đời sau; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời sau. Pháp không nội đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không nội đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không nội đời sau; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời sau. Chơn như đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì chơn như đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của chơn như đời sau; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời sau. Thánh đế khổ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế khổ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế khổ đời sau; Thánh đế tập, diệt, đạo đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo đời sau. Bốn tịnh lự đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn tịnh lự đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn tịnh lự đời sau; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời sau. Tám giải thoát đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám giải thoát đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám giải thoát đời sau; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời sau. Bốn niệm trụ đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn niệm trụ đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn niệm trụ đời sau; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời sau. Pháp môn giải thoát không đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát không đời sau; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời sau. Mười địa Bồ-tát đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười địa Bồ-tát đời sau. Năm loại mắt đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì năm loại mắt đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của năm loại mắt đời sau; sáu phép thần thông đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sáu phép thần thông đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của sáu phép thần thông đời sau. Mười lực Phật đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười lực Phật đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười lực Phật đời sau; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của là tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời sau. Pháp không quên mất đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không quên mất đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không quên mất đời sau; tánh luôn luôn xả đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tánh luôn luôn xả đời sau. Trí nhất thiết đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí nhất thiết đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí nhất thiết đời sau. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời sau. Tất cả pháp môn Đà-la-ni đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni đời sau; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời sau. Dự-lưu quả đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Dự-lưu quả đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của Dự-lưu quả đời sau; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời sau. Quả vị Độc-giác đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị Độc-giác đời sau; tất cả hạnh đại Bồ-tát đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của hạnh đại Bồ-tát đời sau. quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời sau chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời sau không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc đời giữa; thọ, tưởng, hành, thức đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức đời giữa. Nhãn xứ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn xứ đời giữa; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đời giữa. Sắc xứ đời giữa chẳng phải buộc chẳng phải mở đời giữa. Vì sao? Vì sắc xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc xứ đời giữa; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đời giữa. Nhãn giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhãn giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhãn giới đời giữa; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Nhĩ giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì nhĩ giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của nhĩ giới đời giữa; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Tỷ giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tỷ giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tỷ giới đời giữa; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Thiệt giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thiệt giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thiệt giới đời giữa; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Thân giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thân giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thân giới đời giữa; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Ý giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì ý giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của ý giới đời giữa; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đời giữa. Địa giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì địa giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của địa giới đời giữa; thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới đời giữa. Vô minh đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì vô minh đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của vô minh đời giữa; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đời giữa.

Quyển Thứ 182
HẾT

XXXIV. PHẨM KHÓ TIN HIỂU

02

Bố thí Ba-la-mật-đa đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa đời giữa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đời giữa. Pháp không nội đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không nội đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không nội đời giữa; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh đời giữa. Chơn như đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì chơn như đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của chơn như đời giữa; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì đời giữa. Thánh đế khổ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế khổ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế khổ đời giữa; Thánh đế tập, diệt, đạo đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo đời giữa. Bốn tịnh lự đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn tịnh lự đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn tịnh lự đời giữa; bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc đời giữa. Tám giải thoát đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám giải thoát đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám giải thoát đời giữa; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đời giữa. Bốn niệm trụ đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn niệm trụ đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn niệm trụ đời giữa; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo đời giữa. Pháp môn giải thoát không đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát không đời giữa; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đời giữa. Mười địa Bồ-tát đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười địa Bồ-tát đời giữa. Năm loại mắt đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì năm loại mắt đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của năm loại mắt đời giữa; sáu phép thần thông đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì sáu phép thần thông đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của sáu phép thần thông đời giữa. Mười lực Phật đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì mười lực Phật đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của mười lực Phật đời giữa; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của là tự tánh bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đời giữa. Pháp không quên mất đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì pháp không quên mất đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của pháp không quên mất đời giữa; tánh luôn luôn xả đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tánh luôn luôn xả đời giữa. Trí nhất thiết đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí nhất thiết đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí nhất thiết đời giữa. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đời giữa. Tất cả pháp môn Đà-la-ni đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni đời giữa; tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa đời giữa. Dự-lưu quả đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Dự-lưu quả đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của Dự-lưu quả đời giữa; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả đời giữa. Quả vị Độc-giác đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị Độc-giác đời giữa; tất cả hạnh đại Bồ-tát đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của tất cả hạnh đại Bồ-tát đời giữa. Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời giữa chẳng phải buộc, chẳng phải mở. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời giữa không có tánh sở hữu, là tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đời giữa.

Cụ thọ Này Thiện Hiện! lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có các Bổ-đặc-già-la chẳng siêng năng tinh tấn, chưa trồng căn lành, đủ căn bất thiện, ác hữu chi phối, làm theo ma lực, biếng nhác tăng lên, tinh tấn giảm xuống, thất niệm, ác tuệ, nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này thật khó tin hiểu.

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói! Bổ-đặc-già-la chẳng siêng tinh tấn, chưa trồng thiện căn, đủ căn bất thiện, ác hữu chi phối, làm theo ma lực, lười biếng tăng lên, tinh tấn giảm xuống, thất niệm, ác tuệ, nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này thật khó tin hiểu. Vì sao? Thiện Hiện! Vì sắc thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Sắc xứ thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhĩ giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tỷ giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thiệt giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thân giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thân giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Ý giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh. Vì sao? Vì ý giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Địa giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh. Vì sao? Vì địa giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thuỷ hỏa phong không thức giới thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vô minh thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh. Vì sao? Vì vô minh thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp không nội thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không nội thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Chơn như thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh. Vì sao? Vì chơn như thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn tịnh lự thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tám giải thoát thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh. Vì sao? Vì tám giải thoát thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là bốn niệm trụ thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn niệm trụ thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là pháp môn giải thoát không thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Mười địa Bồ-tát thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là mười địa Bồ-tát thanh tịnh. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Năm loại mắt thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là năm loại mắt thanh tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sáu phép thần thông thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là sáu phép thần thông thanh tịnh. Vì sao? Vì sáu phép thần thông thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Mười lực Phật thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là mười lực Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì mười lực Phật thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là pháp không quên mất thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tánh luôn luôn xả thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là tánh luôn luôn xả thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là trí nhất thiết thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Dự-lưu quả thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là Dự-lưu quả thanh tịnh. Vì sao? Vì Dự-lưu quả thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh tức là quả thanh tịnh quả thanh tịnh tức là Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là quả vị Độc-giác thanh tịnh. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh tức là quả thanh tịnh; quả thanh tịnh tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh ấy cùng với quả thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Sắc xứ thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhĩ giới thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tỷ giới thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thiệt giới thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thân giới thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thân giới thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Ý giới thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh. Vì sao? Vì ý giới thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Địa giới thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh. Vì sao? Vì địa giới thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thuỷ hỏa phong không thức giới thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vô minh thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh. Vì sao? Vì vô minh thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến tịnh lự Ba-la-mật-đa thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp không nội thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không nội thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Chơn như thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh. Vì sao? Vì chơn như thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn tịnh lự thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tám giải thoát thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh. Vì sao? Vì tám giải thoát thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là bốn niệm trụ thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn niệm trụ thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là pháp môn giải thoát không thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Mười địa Bồ-tát thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là mười địa Bồ-tát thanh tịnh. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần không phân biệt, không đoạn diệt.

Quyển Thứ 183
HẾT

XXXIV. PHẨM KHÓ TIN HIỂU

03

Này Thiện Hiện! Năm loại mắt thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là năm loại mắt thanh tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sáu phép thần thông thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sáu phép thần thông thanh tịnh. Vì sao? Vì sáu phép thần thông thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Mười lực Phật thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là mười lực Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì mười lực Phật thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là pháp không quên mất thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tánh luôn luôn xả thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là tánh luôn luôn xả thanh tịnh. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là trí nhất thiết thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Dự-lưu quả thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là Dự-lưu quả thanh tịnh. Vì sao? Vì Dự-lưu quả thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là quả vị Độc-giác thanh tịnh. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh; Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh ấy cùng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Vì sao? Vì thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhãn xứ thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì nhãn xứ thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Sắc xứ thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc xứ thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhãn giới thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh. Vì sao? Vì nhãn giới thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Nhĩ giới thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh. Vì sao? Vì nhĩ giới thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tỷ giới thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh. Vì sao? Vì tỷ giới thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thiệt giới thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thiệt giới thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thân giới thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thân giới thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Ý giới thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh. Vì sao? Vì ý giới thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Địa giới thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh. Vì sao? Vì địa giới thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh. Vì sao? Vì thuỷ hỏa phong không thức giới thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Vô minh thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh. Vì sao? Vì vô minh thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh. Vì sao? Vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh. Vì sao? Vì tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp không nội thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không nội thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Chơn như thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh. Vì sao? Vì chơn như thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế khổ thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh. Vì sao? Vì Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn tịnh lự thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tám giải thoát thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh. Vì sao? Vì tám giải thoát thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là bốn niệm trụ thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn niệm trụ thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là pháp môn giải thoát không thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Mười địa Bồ-tát thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là mười địa Bồ-tát thanh tịnh. Vì sao? Vì mười địa Bồ-tát thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Năm loại mắt thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là năm loại mắt thanh tịnh. Vì sao? Vì năm loại mắt thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sáu phép thần thông thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là sáu phép thần thông thanh tịnh. Vì sao? Vì sáu phép thần thông thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Mười lực Phật thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là mười lực Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì mười lực Phật thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh. Vì sao? Vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là pháp không quên mất thanh tịnh. Vì sao? Vì pháp không quên mất thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tánh luôn luôn xả thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là tánh luôn luôn xả thanh tịnh. Vì sao? Vì tánh luôn luôn xả thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là trí nhất thiết thanh tịnh. Vì sao? Vì trí nhất thiết thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh. Vì sao? Vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Dự-lưu quả thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là Dự-lưu quả thanh tịnh. Vì sao? Vì Dự-lưu quả thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh. Vì sao? Vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán quả thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Quả vị Độc-giác thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là quả vị Độc-giác thanh tịnh. Vì sao? Vì quả vị Độc-giác thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh. Vì sao? Vì tất cả hạnh đại Bồ-tát thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Này Thiện Hiện! Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh tức là trí nhất thiết trí thanh tịnh; trí nhất thiết trí thanh tịnh tức là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh. Vì sao? Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật thanh tịnh ấy cùng với trí nhất thiết trí thanh tịnh không hai, không không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ngã thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. hữu tình thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. dòng sinh mạng thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự sanh thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự dưỡng dục thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sĩ phu thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. ý sanh thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự tạo tác thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự thọ nhận thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự tri thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh; sắc thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự kiến thanh tịnh tức là thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh; thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ngã thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. hữu tình thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. dòng sinh mạng thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự sanh thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự dưỡng dục thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sĩ phu thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. ý sanh thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự tạo tác thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự thọ nhận thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự tri thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh; nhãn xứ thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với nhãn xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. sự kiến thanh tịnh tức là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Quyển Thứ 184
HẾT

XXXIV. PHẨM KHÓ TIN HIỂU

04

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là sắc xứ thanh tịnh; sắc xứ thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với sắc xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là nhãn giới thanh tịnh; nhãn giới thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với nhãn giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là nhĩ giới thanh tịnh; nhĩ giới thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với nhĩ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là tỷ giới thanh tịnh; tỷ giới thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với tỷ giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là thiệt giới thanh tịnh; thiệt giới thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với thiệt giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Quyển Thứ 185
HẾT

XXXIV. PHẨM KHÓ TIN HIỂU

05

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là thân giới thanh tịnh; thân giới thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với thân giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là ý giới thanh tịnh; ý giới thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với ý giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh thức sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là địa giới thanh tịnh; địa giới thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với địa giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với thủy, hỏa, phong, không, thức giới thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là vô minh thanh tịnh; vô minh thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với vô minh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh; bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với bố thí Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh; tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Quyển Thứ 186
HẾT

XXXIV. PHẨM KHÓ TIN HIỂU

06

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là pháp không nội thanh tịnh; pháp không nội thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với pháp không nội thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là chơn như thanh tịnh; chơn như thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với chơn như thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh thức sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là Thánh đế khổ thanh tịnh; Thánh đế khổ thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế khổ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh; Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh thức sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là bốn tịnh lự thanh tịnh; bốn tịnh lự thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với bốn tịnh lự thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với bốn vô lượng, bốn định vô sắc thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ngã thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là ngã thanh tịnh. Vì sao? Vì ngã thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Hữu tình thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; hữu tình thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là hữu tình thanh tịnh. Vì sao? Vì hữu tình thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Dòng sinh mạng thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; dòng sinh mạng thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là dòng sinh mạng thanh tịnh. Vì sao? Vì dòng sinh mạng thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự sanh thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự sanh thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là sự sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì sự sanh thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự dưỡng dục thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự dưỡng dục thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là sự dưỡng dục thanh tịnh. Vì sao? Vì sự dưỡng dục thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sĩ phu thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sĩ phu thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là sĩ phu thanh tịnh. Vì sao? Vì sĩ phu thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; Bổ-đặc-già-la thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là Bổ-đặc-già-la thanh tịnh. Vì sao? Vì Bổ-đặc-già-la thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Ý sanh thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; ý sanh thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là ý sanh thanh tịnh. Vì sao? Vì ý sanh thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Nho đồng thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; nho đồng thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là nho đồng thanh tịnh. Vì sao? Vì nho đồng thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tạo tác thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tạo tác thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là sự tạo tác thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tạo tác thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự thọ nhận thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự thọ nhận thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là sự thọ nhận thanh tịnh. Vì sao? Vì sự thọ nhận thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự tri thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự tri thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là sự tri thanh tịnh. Vì sao? Vì sự tri thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt. Sự kiến thanh tịnh tức là tám giải thoát thanh tịnh; tám giải thoát thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với tám giải thoát thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt; sự kiến thanh tịnh tức là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh tức là sự kiến thanh tịnh. Vì sao? Vì sự kiến thanh tịnh ấy cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thanh tịnh không hai, không hai phần, không phân biệt, không đoạn diệt.

Quyển Thứ 187
HẾT

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.