Tập 15 (Quyển 363-375)

08/05/201012:00 SA(Xem: 26479)
Tập 15 (Quyển 363-375)

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

TẬP 15 (Quyển 363-375)

 13

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Có phải trụ thắng nghĩa, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Có phải trụ điên đảo, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Nếu chẳg an trụ thắng nghĩa, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng trụ điên đảo, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì sẽ không có Thế Tôn chứng quả vị giác ngộ cao tột?

- Không! Thiện Hiện! Ta tuy chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, nhưng chẳng trụ hữu vi giới, cũng chẳng trụ vô vi giới.

Này Thiện Hiện! Như các vị mà Như Lai đã biến hóa tuy chẳng trụ hữu vi giới, cũng chẳng trụ vô vi giới, nhưng có đi, đến, ngồi, đứng các việc.

Này Thiện Hiện! Vị được biến hóa ấy nếu hành bố thí Ba-la-mật-đa; cũng hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; vị được biến hóa ấy nếu trụ pháp không nội, cũng trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vị được biến hóa ấy nếu trụ chơn như, cũng trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp đinh, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; vị được biến hóa ấy nếu tu bốn niệm trụ, cũng tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; vị được biến hóa ấy nếu trụ Thánh đế khổ, cũng trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; vị được biến hóa ấy nếu tu bốn tịnh lự, cũng tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; vị được biến hóa ấy nếu tu tám giải thoát, cũng tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; vị được biến hóa ấy nếu tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; vị được biến hóa ấy nếu tu pháp môn giải thoát không, cũng tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; vị được biến hóa ấy nếu tu năm loại mắt, cũng tu sáu phép thần thông; vị được biến hóa ấy nếu tu mười lực Phật, cũng tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; vị được biến hóa ấy nếu tu pháp không quên mất, cũng tu tánh luôn luôn xả; vị được biến hóa ấy nếu tu trí nhất thiết, cũng tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; vị được biến hóa ấy nếu chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm làm các Phật sự; vị được biến hóa ấy lại biến hóa ra vô lượng hữu tình, rồi trong số hữu tình đó, kiến lập ba nhóm sai biệt như Chánh tánh định v.v… thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Các vị mà Như Lai đã biến hóa ra đó có phải thật có đi, đến cho đến thường an trụ, tu chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, làm các Phật sự, an lập ba nhóm sai biệt chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Như Lai cũng vậy, biết tất cả pháp đều như sự biến hóa, nói tất cả pháp đều như sự biến hóa, tuy có việc làm nhưng không chơn thật, tuy độ hữu tình nhưng không sở độ, như vị được biến hóa, hóa độ hữu tình. Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên biết các vị mà Phật đã biến hóa ra, tuy có làm việc mà không chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều như sự biến hóa, thì Như Lai cũng vậy. Như vậy thì Phật cùng hóa nhân có gì sai biệt?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Phật cùng hóa nhân và tất cả pháp bình đẳng không sai biệt. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sự việc mà Phật đã làm, thì hóa nhơn của Phật cũng có thể làm.

Thiện Hiện bạch Phật:

- Nếu không có Phật, hóa nhơn của Phật có thể làm Phật sự chăng?

Phật dạy:

- Có thể làm.

Thiện Hiện bạch:

- Việc đó như thế nào?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Như ở đời quá khứ có một đấng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tên là Thiện Tịch Tuệ, khi việc tự độ và người đáng độ đều đã độ xong, nhưng không có Bồ-tát đảm nhận việc thọ ký, Ngài bèn biến hóa một vị Phật để trụ ở thế gian, rồi tự nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối. Bấy giờ, vị hóa Phật kia làm các Phật sự trong nửa kiếp, sau nửa kiếp, thọ ký cho một vị Đại Bồ-tát, rồi thị hiện nhập Niết-bàn. Lúc bấy giờ, hàng trời, người, A-tố-lạc v.v… đều cho là Phật kia nay nhập Niết-bàn, nhưng hóa thân Phật thật không khởi diệt. Như vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tin các pháp đều như sự biến hóa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu thân Như Lai cùng hóa thân không khác, thì làm sao có thể làm phước điền chơn tịnh? Nếu các hữu tình vì việc giải thoát nên đối với Như Lai cung kính cúng dường, phước ấy vô tận, cho đến cuối cùng nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối. Cũng vậy, nếu có hữu tình vì việc giải thoát, cúng dường hóa Phật thì phước đức đạt được đáng lẽ cũng vô tận, cho đến cuối cùng cũng nhập Niết-bàn tuyệt đối.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Như thân Như Lai do tự pháp tánh nên có thể làm phước điền thanh tịnh cho trời, người, A-tố-lạc v.v… Hóa Phật cũng vậy, vì do từ pháp tánh nên có thể làm phước điền thanh tịnh cho trời, người, A-tố-lạc v.v… Như thân Như Lai nhận người cúng dường, khiến vị thí chủ ấy hết sự sanh tử, phước ấy vô tận. Hóa Phật cũng thế, nhận người cúng dường cũng khiến cho thí chủ ấy hết sự sanh tử, phước ấy vô tận.

Này Thiện Hiện! Ngoài lượng phước đức đạt được do cúng dường Như Laihóa Phật ra, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào, đối với Như Lai khởi tâm từ kính, tư duy nhớ nghĩ thì thiện căn của thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy vô tận, cho đến cuối cùng vượt vòng khổ não.

Này Thiện Hiện! Ngoài lượng phước đức đạt được do dùng tâm từ kính, nhớ nghĩ Như Lai ra, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào vì cúng dường Phật, cho dù chỉ dùng một đóa hoa tung lên hư không, thì thiện căn của thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy vô tận, cho đến cuối cùng thoát vòng khổ não.

Này Thiện Hiện! Ngoài lượng phước đức đạt được do vì cúng dường Phật mà chỉ dùng một đóa hoa tung lên hư không ra, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào, tối thiểu chỉ một lần xưng niệm Nam Mô Phật-đà, thì thiện căn của thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy vô tận, cho đến cuối cùng thoát vòng khổ não. Như vậy, này Thiện Hiện! Đối với Như Lai cung kính cúng dường, thì đạt được công đức lợi ích to lớn số lượng khó lường như thế. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nên biết, thân Như Lai cùng với hóa Phật bình đẳng, không sai biệt, vì dùng các pháp và tánh làm định lượng. Cũng thế, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên dùng các pháp và pháp tánh mà làm định lượng, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng phương tiện thiện xảo nhập các pháp và pháp tánh rồi, nhưng đối với các pháp chẳng hoại pháp tánh, nghĩa là chẳng phân biệt: Đây là Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đây là pháp tánh của Bát-nhã Ba-la-mật-đa; đây là tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, đây là pháp tánh của tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đây là pháp không nội, đây là pháp tánh của pháp không nội; đây là pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, đây là pháp tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh. Đây là chơn như, đây là pháp tánh của chơn như; đây là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, đây là pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Đây là bốn niệm trụ, đây là pháp tánh của bốn niệm trụ; đây là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, đây là pháp tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Đây là Thánh đế khổ, đây là pháp tánh của Thánh đế khổ; đây là Thánh đế tập, diệt, đạo, đây là pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo. Đây là bốn tịnh lự, đây là pháp tánh của bốn tịnh lự; đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc, đây là pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Đây là tám giải thoát, đây là pháp tánh của tám giải thoát; đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, muời biến xứ, đây là pháp tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đây là pháp tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni, đây là pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni. Đây là pháp môn giải thoát không, đây là pháp tánh của pháp môn giải thoát không; đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; đây là pháp tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Đây là năm loại mắt, đây là pháp tánh của năm loại mắt; đây là sáu phép thần thông, đây là pháp tánh của sáu phép thần thông. Đây là mười lực Phật, đây là pháp tánh của mười lực Phật; đây là bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, đây là pháp tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Đây là pháp không quên mất, đây là pháp tánh của pháp không quên mất; đây là tánh luôn luôn xả, đây là pháp tánh của tánh luôn luôn xả. Đây là trí nhất thiết, đây là pháp tánh của trí nhất thiết; đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, đây là pháp tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Đây là quả Dự lưu, đây là pháp tánh của quả Dự lưu; đây là quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, đây là quả vị Độc giác, đây là pháp tánh của quả vị Độc giác. Đây là tất cả hạnh Đại Bồ-tát, đây là pháp tánh của tất cả hạnh Bồ-tát; đây là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, đây là pháp tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng nên phân biệt sự sai khác của các pháp và pháp tánh như thế mà hoại pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát chẳng nên hoại các pháp và pháp tánh, thì tại sao Như Lai tự hoại các pháp và pháp tánh, Nghĩa là Ngài thường dạy: Đây là sắc, đây là thọ, tưởng, hành, thức. Đây là nhãn xứ, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Đây là sắc xứ, đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Đây là nhãn giới, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Đây là sắc giới, đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Đây là nhãn thức giới, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Đây là nhãn xúc, đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Đây là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, đây là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Đây là địa giới, đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Đây là vô minh, đây là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Đây là pháp nội, đây là pháp ngoại. Đây là pháp thiện, đây là pháp phi thiện. Đây là pháp hữu lậu, đây là pháp vô lậu. Đây là pháp thế gian, đây là pháp xuất thế gian. Đây là pháp cộng, đây là pháp bất cộng. Đây là pháp có tranh cải, đây là pháp không tranh cãi. Đây là pháp hữu vi, đây là pháp vô vi. Phật đã từng nói các pháp như thế lẽ nào không tự hoại các pháp, pháp tánh?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ta chẳng tự hoại các pháp, pháp tánh, chỉ dùng danh tướng phương tiện giả nói các pháp, pháp tánh, khiến các hữu tình được ngộ nhậpvô sai biệt của các pháp, pháp tánh.

Này Thiện Hiện! Vì vậy, ta chẳng từng hoại các pháp, pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Phật chỉ dùng danh tướng tuyên thuyết các pháp, pháp tánh, khiến các hữu tình được ngộ nhập, thì làm sao đối với pháp không danh, không tướng, Phật dùng danh tướng mà nói khiến họ ngộ nhập?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ta tùy theo thế tục giả lập danh tướng, phương tiện tuyên thuyết các pháp, pháp tánh nhưng không chấp trước.

Này Thiện Hiện! Như hạng ngu si nghe nói khổ v.v… chấp trước danh tướng, chẳng biết là giả nói; chứ chẳng phải chư Như Laiđệ tử nghe nói khổ v.v… chấp trước danh tướngnhư thật biết tùy thế tục mà nói, không có danh tướng của các pháp chơn thật.

Này Thiện Hiện! Nếu các bậc Thánh đối với danh, trước danh, đối với tướng, trước tướng, thì như thế cũng đối với không, trước không, đối với vô tướng trước vô tướng, đối với vô nguyện trước vô nguyện; đối với chơn như trước chơn như, đối với thật tế trước thật tế, đối với pháp giới trước pháp giới, đối với vô vi trước vô vi.

Nhưng, này Thiện Hiện! Tất cả pháp ấy chỉ có giả danh, chỉ có giả tướng mà không chơn thật. Bậc Thánh đối với pháp ấy cũng không trụ trước giả danh, giả tướng ấy. Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát trụ tất cả pháp chỉgiả danh giả tướng, nên khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đối với pháp ấy, chẳng nên trụ trước.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp chỉdanh tướng, thì Đại Bồ-tát vì việc gì mà phát tâm Bồ-đề? Đã phát tâm rồi, chịu các khổ nhọc hành Bồ-tát hạnh, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; an trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; an trụ chơn như, an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; an trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tu hành tám giải thoát, tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni; tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông; tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả; tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, khiến đều viên mãn?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Như ông đã nói, nếu tất cả pháp chỉdanh tướng, thì Đại Bồ-tát vì việc gì mà phát tâm Bồ-đề, hành Bồ-tát hạnh, nhưng này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp chỉdanh tướng, và danh tướng ấy chỉ giả đặt ra, tánh của danh tướng là không, các loài hữu tình điên đảo chấp trước, lưu chuyển sanh tử, chẳng được giải thoát. Vì vậy, Đại Bồ-tát phát tâm Bồ-đề, hành Bồ-tát hạnh, dần dần chứng đắc trí nhất thiết, chuyển bánh xe chánh pháp, dùng pháp ba thừa độ thoát hữu tình, khiến ra khỏi sanh tử, nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối, nhưng các danh tướng không sanh, không diệt, cũng không trụ, không khác có thể an lập được.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Phật nói trí nhất thiết tướng là trí nhất thiết tướng chăng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ta nói trí nhất thiết tướng là trí nhất thiết tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, ba trí như thế, tướng của nó như thế nào, có gì sai biệt?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết là trí chung cùng Thanh vănĐộc giác; trí đạo tướng là trí chung cùng với Đại Bồ-tát; trí nhất thiết tướng là diệu trí riêng có của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì duyên gì mà trí nhất thiết là trí chung cùng Thanh văn và Độc giác?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Vì với trí nhất thiết, Thanh văn, Độc giác cũng có thể biết rõ năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới v.v... mà không có thể biết tất cả đạo tướng và tất cả pháp, tất cả các loại tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì duyên gì mà trí đạo tướng là trí chung cùng Đại Bồ-tát?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên học biết hết tất cả đạo tướng, đó là đạo tướng Thanh văn, đạo tướng Độc giác, đạo tướng Bồ-tát, đạo tướng Như Lai. Các Đại Bồ-tát đối với các đạo này thường nên tu học khiến mau viên mãn; tuy khiến đạo này làm việc nên làm, nhưng không khiến chứng thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát tu đạo Như Lai được viên mãn rồi, đối với thật tế đâu chẳng tác chứng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát, nếu chưa viên mãn việc nghìêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình, tu các đại nguyện, thì đối với thật tế vẫn chưa nên tác chứng. Nếu đã viên mãn việc nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình, tu các đại nguyện, thì đối với thật tế, nên tác chứng.

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát do trụ đạo mà chứng thật tế chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát do trụ phi đạochứng thật tế chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát do trụ đạo phi đạo mà chứng thật tế chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát do trụ phi đạo phi phi đạochứng thật tế chăng?

- Không! Thiện Hiện!

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu vậy, thì Đại Bồ-tát do trụ chỗ nào mà chứng thật tế?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Ông do trụ đạo mà được hết các lậu, tâm giải thoát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Này Thiện Hiện! Ông do trụ phi đạo mà được hết các lậu, tâm giải thoát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Này Thiện Hiện! Ông do trụ đạo phi đạo mà được hết các lậu, tâm giải thoát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không!

- Này Thiện Hiện! Ông do trụ phi đạo phi phi đạo mà được hết các lậu, tâm giải thoát chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không! Chẳng phải con có trụ mà được hết các lậu, tâm vĩnh viễn giải thoát. Nhưng con hết các lậu, tâm được giải thoáthoàn toàn không trụ vào đâu.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát cũng như thế, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoàn toàn không trụ vào đâu mà chứng thật tế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì duyên gì mà trí nhất thiết tướng gọi là trí nhất thiết tướng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Biết tất cả pháp đều đồng một tướng, đó là tướng tịch diệt. Vì vậy, gọi là trí nhất thiết tướng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các hành, trạng, tướng có khả năng biểu hiện các pháp. Như Lai có khả năng như thật hiểu biết, vì vậy gọi là trí nhất thiết tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, hoặc trí nhất thiết tướng, ba trí như thế đoạn trừ các phiền nãosai biệt chăng? Có trí đoạn còn, có trí đoạn hết chăng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Chẳng phải sự đoạn trừ các phiền nãosai biệt. Nhưng chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đều đã vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí phiền não tương tục. còn Thanh văn, Độc giác chưa đoạn trừ vĩnh viễn tập khí tương tục.

- Bạch Thế Tôn! Các phiền não dứt trừ, đắc vô vi chăng?

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy!

- Bạch Thế Tôn! Thanh văn, Độc giác không đắc vô vi, phiền não có đoạn chăng?

- Này Thiện Hiện! Không!

- Bạch Thế Tôn! Trong pháp vô visai biệt chăng?

- Này Thiện Hiện! Không!

- Bạch Thế Tôn! Nếu pháp vô vi không sai biệt, thì tại sao Phật nói tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vĩnh viễn đoạn trừ tập khí tương tục, còn Thanh văn, Độc giác vẫn chưa vĩnh viễn đoạn trừ tập khí tương tục?

- Này Thiện Hiện! Tập khí tương tục, thật chẳng phải phiền não, nhưng các Thanh văn và các Độc giác tuy đã đoạn trừ phiền não, nhưng vẫn còn một phần nhỏ giống như tham, sân, si, ảnh hưởng thân, ngữ, ý, đó chính là tập khí tương tục. Nó tương tục ở hạng phàm phu ngu si, có thể dẫn dắt vô nghĩa, chẳng phải tương tụcThanh văn, Độc giác để dẫn dắt việc vô nghĩa. Tất cả tập khí tương tục như thế, chư Phật vĩnh viễn không còn.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đạo và Niết-bàn đều không có tự tánh, thì tại sao Phật nói: Đây là Dự lưu, đây là Nhất lai, đây là Bất hoàn, đây là A-la-hán, đây là Độc giác, đây là Đại Bồ-tát, đây là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Hoặc Dự lưu, hoặc Nhất lai, hoặc Bất hoàn, hoặc A-la-hán, hoặc Độc giác, hoặc Đại Bồ-tát, hoặc các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả bậc ấy đều hiện rõ vô vi.

- Bạch Thế Tôn! Trong pháp vô vi thật có ý nghĩa sai biệt giữa Dự lưu cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chăng?

- Này Thiện Hiện! Không!

- Bạch Thế Tôn! Nếu vậy, thì tại sao Phật nói Dự lưu cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả đều hiện rõ vô vi?

- Này Thiện Hiện! Ta nương vào thế tục mà nói hiển thị chứ không y cứ vào thắng nghĩa, chẳng phải trong thắng nghĩa có thể có sự hiển thị. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải trong thắng nghĩacon đường ngôn ngữ, hoặc tuệ phân biệt, hoặc cả hai thứ. Nhưng đoạn trừ giới hạn kia để kiến lập cho đời sau.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tự tướng tất cả pháp đều là không, thì đời trước còn không có, huống gì có đời sau. Như thế tại sao có thể lập nên đời sau?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, tự tướng của các pháp sở hữu đều không, đời trước còn không có huống là có đời sau, kiến lập cái có đời sau, nhất định không có điều đó. Nhưng các hữu tình chẳng thể hiểu rõ tự tướng của các pháp sở hữu đều không. Vì sự ích lợi cho họ nên phương tiện nói đây là đời trước, đây là đời sau. Nhưng trong cái tự tướng của tất cả các pháp, đời trước đời sau đều chẳng thể nắm bắt được. Như vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát đạt được tự tướng không của tất cả pháp rồi, nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát đạt được tự tướng của tất cả pháp đều là không, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì đối với các pháp, không có chấp trước, đó là không chấp trước pháp trong, pháp ngoài, pháp thiện, pháp chẳng thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, hoặc pháp Thanh văn, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Như Lai, đối với tất cả pháp như thế, đều không chấp trước.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vậy, Bát-nhã Ba-la-mật-đaý nghĩa gì mà gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế đạt đến bờ bên kia rốt ráo của tất cả pháp, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Do Bát-nhã Ba-la-mật-đa này, mà tất cả Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giácthể đạt đến bờ bên kia, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lai nữa, Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát, dùng Bát-nhã Ba-la-mật-đa ấy, y vào thắng nghĩa mà phân tích các pháp, như phân tích các sắc đến điểm vi tế nhất còn chẳng thấy có điểm nhỏ nào thật có thể nắm bắt được, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ở trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa này, bao hàm chơn như, thật tế, pháp giới, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chẳng phải Bát-nhã Ba-la-mật-đa này có phần nhỏ pháp, hoặc hợp, hoặc tan, hoặc hữu sắc, hoặc vô sắc, hoặc hữu kiến, hoặc vô kiến, hoặc hữu đối, hoặc vô đối, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế vô sắc, vô kiến, vô đối, chỉ có một tướng, đó là vô tướng, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế có khả năng phát sanh tất cả thiện pháp thù thắng, có khả năng phát sanh tất cả trí tuệ biện tài, có khả năng đưa đến tất cả cái vui của thế gianxuất thế gian, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, sâu xa chắc thật nên chẳng thể lay chuyển hoại diệt Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, thì tất cả ác maquyến thuộc của chúng, Thanh văn, Độc giác, phạm chí ngoại đạo, ác hữu, kẻ thù đều chẳng thể phá hoại được. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa này, giải bày tự tướng của tất cả pháp đều không, các ác ma v.v... đều chẳng thể làm được, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên như thật tu hành nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn hành nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì nên hành nghĩa vô thường, nghĩa khổ, nghĩa không, nghĩa vô ngã; nên hành nghĩa khổ trí, nghĩa tập trí, nghĩa diệt trí, nghĩa đạo trí; nên hành nghĩa pháp trí, nghĩa loại trí, nghĩa thế tục trí, nghĩa tha tâm trí; nên hành nghĩa tận trí, nghĩa vô sanh trí, nghĩa như thuyết trí.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát vì hành nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này, nghĩa cùng phi nghĩa đều chẳng thể nắm bắt được, thì tại sao Đại Bồ-tát vì hành nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì hành nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên nghĩ thế này: Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tham dục. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của sân nhuế. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của ngu si. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tà kiến. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tà định. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của các ác kiến thú. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tham dục, sân nhuế, ngu si, tà kiến, tà định, kiến thú, chơn như, thật tế chẳng làm nghĩa phi nghĩa cho các pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì hành nghĩa thú sâu xa của Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên nghĩ thế này: Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của sắc; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của thọ, tưởng, hành, thức. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của nhãn xứ; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của sắc xứ; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của nhãn giới; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của sắc giới; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của nhãn thức giới; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của nhãn xúc; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của địa giới; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của vô minh; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ ưu, não. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của bố thí Ba-la-mật-đa; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của pháp không nội; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng có thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của chơn như; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của bốn niệm trụ; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của Thánh đế khổ; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của Thánh đế tập, diệt, đạo. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của bốn tịnh lự; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tám giải thoát; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tất cả pháp môn Đà-la-ni. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của pháp môn giải thoát không; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của năm loại mắt; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của sáu phép thần thông. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của mười lực Phật; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của pháp không quên mất; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tánh luôn luôn xả. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của trí nhất thiết; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của quả Dự lưu; ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của quả vị Độc giác. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Ta chẳng nên hành nghĩa phi nghĩa của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì khi Như Lai đắc quả vị giác ngộ cao tột chẳng thấy có pháp nào có thể cùng với pháp nhỏ nào tạo ra nghĩa phi nghĩa.

Này Thiện Hiện! Như Lai xuất thế, hay chẳng xuất thế, thì các pháp, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thường trụ như thế, không có pháp nào đối với pháp nào làm nghĩa phi nghĩa. Như vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên xa lìa nghĩa phi nghĩa, thường hành nghĩa thú sâu xa Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng cùng các pháp tạo thành nghĩa phi nghĩa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đối với pháp hữu vipháp vô vi đều không tạo tác, chẳng phải ân, chẳng phải oán, không thêm, không bớt. Vì vậy, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng cùng các pháp tạo thành nghĩa phi nghĩa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Chư Phật và đệ tử, tất cả Hiền Thánh đâu chẳng lấy vô vi làm đệ nhất nghĩa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông nói. Chư Phật và đệ tử, tất cả Hiền Thánh đều dùng pháp vô vi làm đệ nhất nghĩa. Nhưng pháp vô vi chẳng làm thêm, làm bớt các pháp.

Này Thiện Hiện! Thí như chơn như hư không chẳng làm thêm, làm bớt các pháp. Bát-nhã Ba-la-mật-đa của Đại Bồ-tát cũng như vậy, chẳng làm thêm, làm bớt các pháp. Vì vậy, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng tạo thành nghĩa phi nghĩa cho các pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát cần phải học Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô vi sâu xa, mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Đại Bồ-tát cần phải học Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô vi sâu xa, mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí, không dùng hai pháp mà làm phương tiện.

- Bạch Thế Tôn! Có phải dùng pháp bất nhị, đắc pháp bất nhị chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Có phải dùng pháp nhị, đắc pháp bất nhị chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Nếu không có hai pháp, chẳng dùng pháp nhị, pháp bất nhị mà đắc, thì Đại Bồ-tát làm sao để đắc trí nhất thiết trí?

- Này Thiện Hiện! Pháp nhị bất nhị đều chẳng thể nắm bắt được, cho nên trí nhất thiết trí sở đắc chẳng phải có sở đắc nên chứng đắc, cũng chẳng phải vô sở đắc nên chứng đắc, vì pháp hữu sở đắc, pháp vô sở đắc chẳng thể nắm bắt được. Nếu biết như thế mới chứng đắc trí nhất thiết trí.
 LXII. PHẨM NÓI THẬT

01

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa.

Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát chẳng được hữu tình, lại cũng chẳng được an lập hữu tình, nhưng vì hữu tình mà cầu đến quả vị giác ngộ cao tột là việc rất khó.

Bạch Thế Tôn! Cho như có người muốn các thứ cây trong hư không, không có sắc, không thấy không đối, không nương tựa vào đâu, điều ấy vô cùng khó khăn. Các Đại Bồ-tát cũng như thế, chẳng được hữu tình, cũng lại chẳng được an lập hữu tình, mà vì hữu tình cầu đạt đến quả vị giác ngộ cao tột là việc rất khó.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói, Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rất là sâu xa. Các Đại Bồ-tát chẳng được hữu tình, lại cũng chẳng được an lập hữu tình, mà vì hữu tình cầu đạt đến quả vị giác ngộ cao tột là việc rất khó.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát tuy chẳng thấy có hữu tình chơn thật và sự an lập của chúng, nhưng các hữu tình ngu si điên đảo chấp là thật có, nên luân hồi sanh tử, chịu khổ vô cùng; vì độ hữu tình kia nên cầu đến quả vị giác ngộ cao tột; đắc giác ngộ rồi, đoạn trừ ngã chấp kia và khiến giải thoát các khổ sanh tử.

Này Thiện Hiện! Thí như có người trồng cây nơi ruộng tốt; người ấy tuy chẳng thấy gốc, thân, cành, lá, hoa quả của cây này, nhưng trồng cây xong, tùy theo thời mà tưới tẩm, chăm sóc giữ gìn. Sau đó, cây này dần dần lớn lên, cành,lá, hoa quả đều tươi tốt, mọi người thọ dụng, càng được an ổn.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát cũng giống như thế, tuy chẳng thấy có hữu tình, Phật quả, nhưng vì hữu tình cầu đến quả vị giác ngộ cao tột, dần dần tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; khi đã viên mãn, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, khiến các hữu tình thọ dụng các thứ lá hoa quả của cây Phật, đều được lợi ích.

Thiện Hiện nên biết! Loại lá ích lợi là các hữu tình nhờ cây Phật này thoát khổ ác thú. Hoa lợi ích là các hữu tình nhờ cây Phật này hoặc sanh vào dòng họ lớn Sát-đế-lợi, hoặc sanh vào dòng họ lớn Bà-la-môn, hoặc sanh vào dòng họ lớn Trưởng giả, hoặc sanh vào dòng họ lớn Cư sĩ, hoặc sanh làm chúng trời Tứ đại vương, hoặc sanh lên cõi trời Ba mươi ba, hoặc sanh trời Dạ-mạ, hoặc sanh trời Đổ-sử-đa, hoặc sanh trời Lạc biến hóa, hoặc sanh trời Tha hóa tự tại, hoặc sanh trời Phạm chúng, hoặc sanh trời Phạm phụ, hoặc sanh trời Phạm hội, hoặc sanh trời Đại phạm, hoặc sanh trời Quang, hoặc sanh trời Thiểu quang, hoặc sanh trời Vô lượng quang, hoặc sanh trời Cực quang tịnh, hoặc sanh trời Tịnh, hoặc sanh trời Thiểu tịnh, hoặc sanh trời Vô lượng tịnh, hoặc sanh trời Biến tịnh, hoặc sanh trời Quảng, hoặc sanh trời Thiểu quảng, hoặc sanh trời Vô lượng quảng, hoặc sanh trời Quảng quả, hoặc sanh trời Vô phiền, hoặc sanh trời Vô nhiệt, hoặc sanh trời Thiện hiện, hoặc sanh trời Thiện kiến, hoặc sanh trời Sắc cứu cánh, hoặc sanh trời Không vô biên xứ, hoặc sanh trời Thức vô biên xứ, hoặc sanh trời Vô sở hữu xứ, hoặc sanh tời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Quả lợi ích là các hữu tình nhờ cây Phật này, hoặc trụ quả Dự lưu, hoặc trụ quả Nhất lai, hoặc trụ quả Bất hoàn, hoặc trụ quả A-la-hán, hoặc trụ quả vị Độc giác, hoặc trụ quả vị giác ngộ cao tột. Các hữu tình ấy thành Phật rồi lại dùng cành, lá, hoa, quả của cây Phật, làm lợi ích hữu tình, khiến các hữu tình thoát khổ ác thú, được sự an lạc của trời, người, dần dần an lập, khiến nhập cảnh giới Niết-bàn của ba thừa, đó là cảnh giới Niết-bàn Thanh văn thừa, hoặc cảnh giới Niết-bàn của Độc giác thừa, hoặc cảnh giới Niết-bàn của Vô thượng thừa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, tuy làm việc lợi ích lớn như thế, nhưng hoàn toàn chẳng thấy hữu tình thật sự đắc Niết-bàn, chỉ thấy các khổ vọng tưởng vắng lặng. Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng được hữu tình và sự an lập họ. Nhưng vì trừ diệt ngã chấp điên đảo của họ, mà cầu đạt đến quả vị giác ngộ cao tột. Do nhân duyên này, nên cho là việc rất khó.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nên biết, Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì các Đại Bồ-tát có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả địa ngục, cũng có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả bàng sanh, cũng có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả quỷ giới, cũng có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả Vô gián, cũng có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả bần cùng, cũng có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả đường hạ liệt, cũng có khả năng dứt trừ vĩnh viễn tất cả Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Nên biết Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Này Thiện Hiện! Nếu không có Đại Bồ-tát phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, thì thế gian không có chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng không có Độc giác xuất hiện ở đời, cũng không có A-la-hán xuất hiện ở đời, cũng không có Bất hoàn xuất hiện ở đời, cũng không có Nhất lai xuất hiện ở đời, cũng không có Dự lưu xuất hiện ở đời; cũng không có khả năng dứt trừ vĩnh viễn địa ngục, cũng không có khả năng dứt trừ vĩnh viễn bàng sanh, cũng không có khả năng dứt trừ vĩnh viễn quỷ giới, cũng không có khả năng dứt trừ vĩnh viễn Vô gián, cũng không có khả năng dứt trừ vĩnh viễn bần cùng, cũng không có khả năng dứt trừ vĩnh viễn đường hạ liệt, cũng không có khả năng dứt trừ vĩnh viễn Dục giới, Sắc, Vô sắc giới. Vì vậy, này Thiện Hiện! Như ông đã nói, nên biết Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Đúng như thế! Nên biết Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Vì nếu do chơn như này an lập Như Lai, tức do chơn như này an lập Độc giác. Nếu do chơn như này an lập Độc giác, tức do chơn như này an lập Thanh văn. Nếu do chơn như này an lập Thanh văn, tức do chơn như này an lập tất cả Hiền Thánh. Nếu do chơn như này an lập tất cả Hiền Thánh, tức do chơn như này an lập sắc. Nếu do chơn như này an lập sắc, tức do chơn như này an lập thọ, tưởng, hành, thức. Nếu do chơn như này an lập thọ, tưởng, hành, thức, tức do chơn như này an lập nhãn xứ. Nếu do chơn như này an lập nhãn xứ, tức do chơn như này an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Nếu do chơn như này an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, tức do chơn như này an lập sắc xứ. Nếu do chơn như này an lập sắc xứ, tức do chơn như này an lập thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Nếu do chơn như này an lập thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, tức do chơn như này an lập nhãn giới. Nếu do chơn như này an lập nhãn giới, tức do chơn như này an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Nếu do chơn như này an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, tức do chơn như này an lập sắc giới. Nếu do chơn như này an lập sắc giới, tức do chơn như này an lập thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Nếu do chơn như này an lập thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, tức do chơn như này an lập nhãn thức giới. Nếu do chơn như này an lập nhãn thức giới, tức do chơn như này an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Nếu do chơn như này an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, tức do chơn như này an lập nhãn xúc. Nếu do chơn như này an lập nhãn xúc, tức do chơn như này an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Nếu do chơn như này an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, tức do chơn như này an lập các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Nếu do chơn như này an lập các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, tức do chơn như này an lập các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Nếu do chơn như này an lập các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, tức do chơn như này an lập địa giới.

Quyển Thứ 363
HẾT

02

- Nếu do chơn như này an lập địa giới, tức là do chơn như này an lập thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Nếu do chơn như này an lập thủy, hỏa, phong, không, thức giới, tức là do chơn như này an lập vô minh. Nếu do chơn như này an lập vô minh, tức là do chơn như này an lập hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Nếu do chơn như này an lập hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, tức là do chơn như này an lập bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu do chơn như này an lập bố thí Ba-la-mật-đa, tức là do chơn như này an lập tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu do chơn như này an lập tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tức là do chơn như này an lập pháp không nội. Nếu do chơn như này an lập pháp không nội, tức là do chơn như này an lập pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Nếu do chơn như này an lập pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, tức là do chơn như này an lập bốn niệm trụ. Nếu do chơn như này an lập bốn niệm trụ, tức là do chơn như này an lập bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Nếu do chơn như này an lập bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, tức là do chơn như này an lập Thánh đế khổ. Nếu do chơn như này an lập Thánh đế khổ, tức là do chơn như này an lập Thánh đế tập, diệt, đạo. Nếu do chơn như này an lập Thánh đế tập, diệt, đạo, tức là do chơn như này an lập bốn tịnh lự. Nếu do chơn như này an lập bốn tịnh lự, tức là do chơn như này an lập bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Nếu do chơn như này an lập bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tức là do chơn như này an lập tám giải thoát. Nếu do chơn như này an lập tám giải thoát, tức là do chơn như này an lập tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Nếu do chơn như này an lập tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, tức là do chơn như này an lập tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Nếu do chơn như này an lập tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tức là do chơn như này an lập tất cả pháp môn Đà-la-ni. Nếu do chơn như này an lập tất cả pháp môn Đà-la-ni, tức là do chơn như này an lập pháp môn giải thoát không. Nếu do chơn như này an lập pháp môn giải thoát không, tức là do chơn như này an lập pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Nếu do chơn như này an lập pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, tức là do chơn như này an lập năm loại mắt. Nếu do chơn như này an lập năm loại mắt, tức là do chơn như này an lập sáu phép thần thông. Nếu do chơn như này an lập sáu phép thần thông, tức là do chơn như này an lập mười lực Phật. Nếu do chơn như này an lập mười lực Phật, tức là do chơn như này an lập bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu do chơn như này an lập bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tức là do chơn như này an lập pháp không quên mất. Nếu do chơn như này an lập pháp không quên mất, tức là do chơn như này an lập tánh luôn luôn xả. Nếu do chơn như này an lập tánh luôn luôn xả, tức là do chơn như này an lập trí nhất thiết. Nếu do chơn như này an lập trí nhất thiết, tức là do chơn như này an lập trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Nếu do chơn như này an lập trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là do chơn như này an lập tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Nếu do chơn như này an lập tất cả hạnh Đại Bồ-tát, tức là do chơn như này an lập quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Nếu do chơn như này an lập quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, tức là do chơn như này an lập cảnh giới hữu vi. Nếu do chơn như này an lập cảnh giới hữu vi, tức là do chơn như này an lập cảnh giới vô vi. Nếu do chơn như này an lập cảnh giới vô vi, tức là do chơn như này an lập tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Nếu do chơn như này an lập tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tức là do chơn như này an lập tất cả hạnh Đại Bồ-tát. Nếu do chơn như này an lập tất cả hạnh Đại Bồ-tát, tức là do chơn như này an lập tất cả hữu tình. Nếu do chơn như này an lập tất cả hữu tình, tức là do chơn như này an lập tất cả pháp.

Như vậy, này Thiện Hiện! Chơn như của tất cả pháp, chơn như của tất cả hữu tình, chơn như của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chơn như của tất cả Đại Bồ-tát, sự thật đều không sai khác; do không sai khác nên gọi là chơn như. Các Đại Bồ-tát đối với chơn như này tu học viên mãn, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nên biết, Đại Bồ-tát tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vì tất cả pháp, tất cả hữu tình lấy chơn như làm định lượng. Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên học chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nếu học chơn như của Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thì có khả năng học chơn như của tất cả pháp. Nếu có khả năng học chơn như của tất cả pháp thì có khả năng viên mãn chơn như của tất cả pháp. Nếu có khả năng viên mãn chơn như của tất cả pháp, thì đối với chơn như của tất cả pháp được an trụ tự tại. Nếu đối với chơn như của tất cả pháp được an trụ tự tại, thì có khả năng biết rõ căn tánh thắng liệt của tất cả hữu tình. Nếu có khả năng biết rõ căn tánh thắng liệt của tất cả hữu tình, thì có khả năng biết đủ sự hiểu biết sai biệt của tất cả hữu tình. Nếu có khả năng biết đủ sự hiểu biết sai biệt của tất cả hữu tình, thì biết hữu tình do tự nghiệp mà thọ quả. Nếu biết hữu tình do tự nghiệp mà thọ quả, thì có khả năng đầy đủ trí nguyện. Nếu có đầy đủ trí nguyện, thì có khả năng tịnh tu diệu trí ba đời. Nếu có khả năng tịnh tu diệu trí ba đời, thì có khả năng không làm ngược lại hạnh Bồ-tát. Nếu có khả năng không làm ngược lại hạnh Bồ-tát, thì có khả năng như thật thành thục hữu tình. Nếu có khả năng như thật thành thục hữu tình, thì có khả năng như thật nghiêm tịnh cõi Phật. Nếu có khả năng như thật nghiêm tịnh cõi Phật, thì có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí. Nếu có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí, thì có khả năng chuyển pháp luân mầu nhiệm. Nếu có khả năng chuyển pháp luân mầu nhiệm, thì có khả năng an lập hữu tình ở đạo ba thừa. Nếu có khả năng an lập hữu tình ở đạo ba thừa, thì có khả năng làm cho hữu tình nhập cảnh giới Niết-bàn tuyệt đối.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát thấy tất cả công đức tự lợi, lợi tha như thế, nên phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, dõng mãnh tinh tấn, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa kiên cố, không thối lui.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, như thuyết tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thì trời, người, A-tố-lạc v.v... ở thế gian đều phải cúi đầu, cung kính cúng dường.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói, nếu Đại Bồ-tát phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, như thuyết tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thì trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian đều nên cúi đầu, cung kính cúng dường.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát vì độ thoát khắp các hữu tình nên lúc mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, được bao nhiêu phước?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát vì độ thoát khắp các hữu tình nên khi mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, số phước đạt được vô lượng, vô biên, tính đếm, thí dụ chẳng thể hết được.

Này Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình đầy thế giới Tiểu thiên đều đạt bậc Thanh văn hoặc bậc Độc giác. Theo ý ông thì sao? Các hữu tình ấy được phước nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước của họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Phước đã đạt được kia so với số phước đạt được của một vị Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Thanh văn, Độc giác đều nhờ Đại Bồ-tát mà có, chứ chẳng phải Đại Bồ-tát nhờ các Thanh văn, Độc giác mà có.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới Tiểu thiên đều hướng đến bậc Thanh văn hoặc bậc Độc giác đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Trung thiên đều hướng đến bậc Thanh văn hoặc Độc giác. Theo ý ông thì sao? Phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước đã đạt được so với lượng phước đạt được của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần của nhiều phần trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới Trung thiên, hướng đến bậc Thanh văn hoặc Độc giác đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều hướng đến bậc Thanh văn hoặc Độc giác. Theo ý ông thì sao? Phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới tam thiên đại thiên, đều hướng đến bậc Thanh văn hoặc Độc giác đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều an trụ ở bậc tịnh quán. Theo ý ông thì sao? Lượng phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình đang trụ bậc tịnh quán trong thế giới Đại thiên. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều trụ ở bậc chủng tánh. Theo ý ông thì sao? Lượng phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới Đại thiên đang trụ bậc chủng tánh đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều trụ bậc đệ bát. Theo ý ông thì sao? Lượng phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới Đại thiên đều trụ bậc đệ bát đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều trụ bậc kiến. Theo ý ông thì sao? Lượng phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới Đại thiên đều trụ bậc kiến đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều trụ bậc bạt. Theo ý ông thì sao? Lượng phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới Đại thiên đều trụ bậc bạt đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều trụ bậc ly dục. Theo ý ông thì sao? Lượng phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới Đại thiên đều trụ bậc ly dục đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều trụ bậc dĩ biện. Theo ý ông thì sao? Lượng phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Không kể lượng phước của tất cả hữu tình trong thế giới Đại thiên đều trụ bậc dĩ biện đạt được. Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp thế giới Tam thiên đại thiên đều trụ bậc Độc giác. Theo ý ông thì sao? Lượng phước của các hữu tình ấy nhiều chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều! Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều! Phước mà họ đạt được vô lượng, vô biên.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Lượng phước mà họ đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, vì độ thoát tất cả hữu tình đạt được, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Giả sử, tất cả hữu tình đầy ắp cả thế giới Tam thiên đại thiên đều vì độ thoát tất cả hữu tình nên mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột thì lượng phước của các Đại Bồ-tát ấy đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát nhập Chánh tánh ly sanh chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp cả thế giới Tam thiên đại thiên đều nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thì lượng phước của các Đại Bồ-tát ấy đạt được so với lượng phước của một Đại Bồ-tát hành Bồ-đề hướng, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Này Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình đầy ắp cả thế giới Tam thiên đại thiên đều hành Bồ-đề hướng, thì lượng phước mà các Đại Bồ-tát ấy đạt được, đối với lượng phước đạt được của một Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thì chẳng bằng một phần trăm, chẳng bằng một phần ngàn, chẳng bằng một phần trăm ngàn, chẳng bằng một phần ức, chẳng bằng một phần trăm ức, chẳng bằng một phần ngàn ức, cũng chẳng bằng một phần trong nhiều phần của trăm ngàn ức triệu.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, tư duy điều gì?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, thường chánh tư duy trí nhất thiết tướng.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Trí nhất thiết tướng có tánh gì? Trí nhất thiết tướng duyên cái gì, tăng thượng cái gì, hành tướng là gì, có tướng gì?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết tướng, vô tánh làm tánh, vô tướng không nhân, không có cảnh giác, không sanh, vô hiện. Lại như ông hỏi, trí nhất thiết tướng duyên cái gì, tăng thượng cái gì, hành tướng gì, có tướng gì, thì này Thiện Hiện! Với trí nhất thiết tướng, vô tánhsở duyên, chánh niệmtăng thượng, tịch tịnhhành tướng, vô tướng là tướng.

Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết tướng, sở duyên như thế, tăng thượng như thế, hành tướng như thế, tướng như thế.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Có phải chỉ có trí nhất thiết tướng lấy vô tánh làm tánh, hay là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay pháp nội, pháp ngoại cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay trí nhất thiết, trí đạo tướng cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng lấy vô tánh làm tánh? Hay cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng lấy vô tánh làm tánh?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Chẳng phải chỉ có trí nhất thiết tướng lấy vô tánh làm tánh, mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy vô tánh làm tánh. Sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng lấy vô tánh làm tánh. Sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng lấy vô tánh làm tánh. Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng lấy vô tánh làm tánh, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng lấy vô tánh làm tánh. Địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy vô tánh làm tánh. Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng lấy vô tánh làm tánh. Pháp nội, pháp ngoại cũng lấy vô tánh làm tánh. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy vô tánh làm tánh. Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần tức, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng lấy vô tánh làm tánh. Pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng lấy vô tánh làm tánh. Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng lấy vô tánh làm tánh. Bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng lấy vô tánh làm tánh. Pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy vô tánh làm tánh. Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy vô tánh làm tánh. Tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng lấy vô tánh làm tánh. Mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy vô tánh làm tánh. Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, cũng lấy vô tánh làm tánh. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng lấy vô tánh làm tánh. Trí nhất thiết, trí đạo tướng cũng lấy vô tánh làm tánh. Loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm cũng lấy vô tánh làm tánh. Thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng lấy vô tánh làm tánh. Cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng lấy vô tánh làm tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà trí nhất thiết tướng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà pháp nội, pháp ngoại cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà trí nhất thiết, trí đạo tướng cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm cũng vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng lấy vô tánh làm tánh? Vì nhân duyên gì mà cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi cũng lấy vô tánh làm tánh?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết tướng khôngtự tánh. Nếu pháp mà không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới khôngtự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, các thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Pháp nội, pháp ngoại khôngtự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh khôngtự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Trí nhất thiết, trí đạo tướng khôngtự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Phép thần thông, thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu không có tự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi khôngtự tánh. Nếu pháp nào không có tự tánh, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà trí nhất thiết tướng không có tự tánh?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết tướng tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà sắc, thọ, tưởng, hành, thức không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì sắc xứ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì nhãn giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì sắc giới, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì nhãn thức giới, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà vô minh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà pháp nội, pháp ngoại không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì pháp nội, pháp ngoại tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì tám giải thoát cho đến mười biến xứ tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni không có tự tánh?

 - Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà trí nhất thiết, trí đạo tướng không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì loại mắt thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì phép thần thông thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi không có tự tánh?

- Này Thiện Hiện! Vì cảnh giới hữu vi, cảnh giới vô vi tự tánh không hòa hợp. Nếu pháp nào tự tánh không hòa hợp, thì pháp ấy lấy vô tánh làm tánh.

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, các Đại Bồ-tát nên biết tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh.

Quyển Thứ 364
HẾT

03

- Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy vô tướng làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy vô nguyện làm tự tánh.

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, các Đại Bồ-tát nên biết tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chơn như làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy pháp giới làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy pháp tánh làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy tánh chẳng hư vọng làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy tánh chẳng đổi khác làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy tánh bình đẳng làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy tánh ly sanh làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy pháp định làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy pháp trụ làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy thật tế làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy cảnh giới hư không làm tự tánh; tất cả pháp đều lấy cảnh giới bất tư nghì làm tự tánh.

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên ấy, các Đại Bồ-tát nên biết tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh thì Đại Bồ-tát khi mới phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột, thành tựu những phương tiện thiện xảo nào, mà có thể hành bố thí Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể an trụ pháp không nội, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể an trụ chơn như, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành bốn niệm trụ, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể an trụ Thánh đế khổ, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành sơ thiền, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành từ vô lượng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành bi, hỷ, xả vô lượng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành định Không vô biên xứ, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành tám giải thoát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành pháp môn giải thoát không, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành năm loại mắt, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành sáu phép thần thông, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành mười lực Phật, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành đại từ, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành đại bi, đại hỷ, đại xả, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành pháp không quên mất, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành tánh luôn luôn xả, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Thành tựu những phương tiện thiện xảo nào mà có thể hành trí nhất thiết, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo thế này: Tuy tu học biết tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, nhưng thường tinh cần thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; tuy thường tinh cần thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, nhưng tinh cần tu học, biết các hữu tình và các cõi Phật đều lấy vô tánh làm tự tánh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tuy hành bố thí Ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy an trụ pháp không nội, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy an trụ chơn như, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành bốn niệm trụ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy an trụ Thánh đế khổ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành sơ thiền, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành từ vô lượng, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành bi, hỷ, xả vô lượng, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành định Không vô biên xứ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành tám giải thoát, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành pháp môn giải thoát không, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành năm loại mắt, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành sáu phép thần thông, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành mười lực Phật, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành đại từ, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành đại bi, đại hỷ, đại xả, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành pháp không quên mất, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành tánh luôn luôn xả, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh. Tuy hành trí nhất thiết, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh; tuy hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, học đạo Bồ-đề, nhưng biết đạo Bồ-đề lấy vô tánh làm tự tánh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, học đạo Bồ-đề như thế; an trụ pháp không nội, học đạo Bồ-đề như thế, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, học đạo Bồ-đề như thế; an trụ chơn như, học đạo Bồ-đề như thế, an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì học đạo Bồ-đề như thế; tu hành bốn niệm trụ, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, học đạo Bồ-đề như thế; an trụ Thánh đế khổ, học đạo Bồ-đề như thế, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo học đạo Bồ-đề như thế; tu hành sơ thiền, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền học đạo Bồ-đề như thế; tu hành từ vô lượng, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành bi, hỷ, xả vô lượng học đạo Bồ-đề như thế; tu hành định Không vô biên xứ, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ học đạo Bồ-đề như thế; tu hành tám giải thoát, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ học đạo Bồ-đề như thế; tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni học đạo Bồ-đề như thế; tu hành pháp môn giải thoát không, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện học đạo Bồ-đề như thế; tu hành năm loại mắt, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành sáu phép thần thông học đạo Bồ-đề như thế; tu hành mười lực Phật, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng học đạo Bồ-đề như thế; tu hành đại từ, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành đại bi, đại hỷ, đại xả học đạo Bồ-đề như thế; tu hành pháp không quên mất, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành tánh luôn luôn xả học đạo Bồ-đề như thế; tu hành trí nhất thiết, học đạo Bồ-đề như thế, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, học đạo Bồ-đề như thế cho đến lúc chưa chứng đắc mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì đều gọi là học đạo Bồ-đề chưa được viên mãn. Nếu đối với đạo Bồ-đề đã được viên mãn, thì đối với tất cả Ba-la-mật-đa cũng đã viên mãn. Vì đã viên mãn Ba-la-mật-đa nên do trong một sát na tương ưng với diệu trí, chứng đắc trí nhất thiết tướng của Như Lai. Bấy giờ, vì tất cả phiền não, tập khí tương tục vi tế vĩnh viễn chẳng sanh, nên gọi là đoạn trừ hết, tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, dùng Phật nhãn thanh tịnh không chướng gnại, quán khắp các pháp trong mười phương ba cõi còn chẳng đắc vô huống là đắc hữu! Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quán tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh.

Này Thiện Hiện! Như vậy gọi là Đại Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo tối thắng, đó là hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quán tất cả pháp còn chẳng đắc vô huống là đắc hữu!

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa thì đối với sự bố thí này, người cho, kẻ nhận, các vật cho và tâm Bồ-đề còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa thì đối với tịnh giới này, chỗ hộ trì tịnh giới, người trì tịnh giới, tâm giữ tịnh giới, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa thì đối với an nhẫn này, chỗ tu an nhẫn, người an nhẫn, tâm tu an nhẫn, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa thì đối với tinh tấn này, chỗ tu tinh tấn, người tu tinh tấn, tâm tu tinh tấn, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa thì đối với tịnh lự này, chỗ tịnh lự, người tu tịnh lự, tâm tu tịnh lự, còn chẳng quán vô huống là quán hữu; khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì đối với Bát-nhã này, chỗ tu Bát-nhã, người tu Bát-nhã, tâm tu Bát-nhã, còn chẳng quán vô huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì đối với pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh này, người an trụ, lý do của sự an trụ này và chỗ tu an trụ, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thì đối với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, người an trụ, lý do của sự an trụ này và chỗ tu an trụ, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì đối với bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo thì đối với Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo này, người an trụ, lý do của sự an trụ này và chỗ tu an trụ, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì đối với tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni thì đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thì đối với pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông thì đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thì đối với mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thì đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng này, người tu hành, lý do của sự tu hành này và chỗ tu hành, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tùy chứng đắc trí nhất thiết trí thì đối với trí nhất thiết trí này, người tùy chứng đắc, lý do sự tùy chứng đắc này và chỗ tùy chứng đắc, còn chẳng quán vô, huống là quán hữu! Vì sao? Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy thường nghĩ thế này: Các pháp đều lấy vô tánh làm tánh; vô tánh ấy, bản tánh như thế, chẳng phải Phật tạo ra, chẳng phải Độc giác tạo ra, chẳng phải Thanh văn tạo ra, cũng chẳng phải ai khác tạo ra, vì tất cả pháp đều không có tác giả, lìa tác giả.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đâu chẳng phải các pháp lìa các pháp tánh.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Các pháp đâu chẳng lìa pháp tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp lìa pháp tánh thì tại sao lìa pháp mà có thể biết lìa pháp hoặc hữu hoặc vô? Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì không có pháp chẳng nên biết không pháp, có pháp chẳng nên biết có pháp; không có pháp chẳng nên biết có pháp, có pháp chẳng nên biết không pháp.

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp như vậy đều không biết tánh thì tại sao Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ rõ các pháp hoặc hữu hoặc vô?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa tùy theo thế tục chỉ rõ các pháp hoặc hữu, hoặc vô, chứ chẳng phải theo thắng nghĩa.

- Bạch Thế Tôn! Thế tụcthắng nghĩa có khác nhau chăng?

- Không! Thiện Hiện! Chẳng phải khác thế tục mà riêng có thắng nghĩa. Vì sao? Thiện Hiện! Vì chơn như của thế tụcthắng nghĩa. Các loại hữu tình điên đảo vọng chấp, nên đối với chơn như này, chẳng biết, chẳng thấy. Đại Bồ-tát vì thương xót họ, nên theo tướng thế tục, mà chỉ rõ các pháp hoặc hữu, hoặc vô.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các loại hữu tình đối với các pháp uẩn v.v… khởi tưởng có thật, chẳng biết chẳng phải có. Đại Bồ-tát vì thương xót họ nên phân biệt các pháp hoặc hữu, hoặc vô, làm thế nào để khiến các loại hữu tình đó biết các pháp uẩn v.v… đều chẳng phải thật có.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

 
 LXIII. PHẨM XẢO TIỆN HÀNH

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói Bồ-tát hành hạnh Bồ-tát. Những gì gọi là hạnh Bồ-tát?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Hạnh Bồ-tát có nghĩa là vì quả vị giác ngộ cao tột mà tu hành, đó gọi là hạnh Bồ-tát.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên ở chỗ nào mà hành hạnh Bồ-tát?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của sắc mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của thọ, tưởng, hành, thức mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của nhãn xứ mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của sắc xứ mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của nhãn giới mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của sắc giới mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của nhãn thức giới mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của nhãn xúc mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của địa giới mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của vô minh mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của pháp nội mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của pháp ngoại mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của bố thí Ba-la-mật-đa mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của pháp không nội mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của sơ thiền mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của từ vô lượng mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của bi, hỷ, xả vô lượng mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của định Không vô biên xứ mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà hành hạnh Bồ-tát

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của bốn niệm trụ mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của sự hoà hợp mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của sự chẳng hoà hợp mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của pháp môn giải thoát không mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của tám giải thoát mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của Thánh đế khổ mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của Thánh đế tập, diệt, đạo mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của mười lực Phật mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của đại từ mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của đại bi, đại hỷ, đại xả mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của năm loại mắt mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của sáu phép thần thông mà hành hạnh Bồ-tát

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của sự nghiêm tịnh cõi Phật mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của sự thành thục hữu tình mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của sự dẫn phát biện tài Đà-la-ni mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của sự dẫn phát văn tự Đà-la-ni mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của sự ngộ nhập văn tự Đà-la-ni mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của sự ngộ nhập vô văn tự Đà-la-ni mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát nên ở chỗ không của cảnh giới hữu vi mà hành hạnh Bồ-tát; nên ở chỗ không của cảnh giới vô vi mà hành hạnh Bồ-tát.

Đại Bồ-tát khi hành hạnh Bồ-tát như thế, như quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, đối với các pháp, chẳng khởi hai tướng.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế gọi là vì quả vị giác ngộ cao tột mà hành hạnh Bồ-tát.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói Phật-đà, Phật-đà, vậy thì vì nghĩa gì mà gọi là Phật-đà?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo nghĩa thật giác nên gọi là Phật-đà.

Này Thiện Hiện! Hiện giác thật pháp nên gọi là Phật-đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Thông đạt thật nghĩa nên gọi là Phật-đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đối với tất cả pháp, hiện giác như thật nên gọi là Phật-đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đối với tất cả pháp, tự nhiên khai giác tự tướng cộng tướng, hữu tướng vô tướng nên gọi là Phật-đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đối với tất cả chủng tướng của pháp ba đờipháp vô vi, chuyển thành trí vô chướng, nên gọi là Phật-đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như thật khai giác tất cả hữu tình, khiến lìa các khổ điên đảo ác nghiệp, nên gọi là Phật-đà.

Lại nữa, Thiện Hiện! Có khả năng như thật giác tướng của tất cả pháp là vô tướng nên gọi là Phật-đà.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói Bồ-đề, Bồ-đề, vậy vì nghĩa gì mà gọi là Bồ-đề?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Chứng nghĩa không của pháp là nghĩa Bồ-đề; chứng nghĩa chơn như là nghĩa Bồ-đề; chứng nghĩa thật tế là nghĩa Bồ-đề; chứng nghĩa pháp tánh là nghĩa Bồ-đề; chứng nghĩa pháp giới là nghĩa Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Giả lập danh tướng, phô bày ngôn thuyết, có khả năng giác ngộ chơn thật pháp tối thượng thắng diệu, nên gọi là Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chẳng thể phá hoại, chẳng thể phân biệt, nên gọi là Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tánh chơn như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh không điên đảo của pháp, nên gọi là Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ-đề chỉ là tướng giả danh hiệu chứ không phải danh tướng chơn thật có thể nắm bắt được, nên gọi là Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Diệu giác chơn tịnh của chư Phật, nên gọi là Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chư Phật do đó mà hiện giác tất cả các tướng của các pháp, nên gọi là Bồ-đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành năm loại mắt, sáu phép thần thông thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì đối với những pháp nào là ích, là tổn, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là nhiễm, là tịnh?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu năm loại mắt, sáu phép thần thông, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, đối với tất cả pháp, không ích, không tổn, không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh. Vì sao?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, đối với tất cả pháp hoàn toàn không có sở duyên làm phương tiện, chẳng phải ích tổn, chẳng phải tăng giảm, chẳng phải sanh diệt, chẳng phải nhiễm tịnh, ngay bây giờ và ở đây.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát vì Bồ-đề nên tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đối với tất cả pháp, hoàn toàn dùng không có sở duyên làm phương tiện, chẳng phải ích, chẳng phải tổn, chẳng phải tăng, chẳng phải giảm, chẳng phải sanh, chẳng phải diệt, chẳng phải nhiễm, chẳng phải tịnh ngay bây giờ và tại đây, thì tại sao khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa, nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Tại sao khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ pháp không nội, nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh? Tại sao khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ chơn như, nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ bốn niệm trụ, nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ Thánh đế khổ, nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ bốn tịnh lự, nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ tám giải thoát, nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ pháp môn Tam-ma-địa, nhiếp thọ pháp môn Đà-la-ni? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ năm loại mắt, nhiếp thọ sáu phép thần thông? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ mười lực Phật, nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ đại từ, nhiếp thọ đại bi, đại hỷ, đại xả? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ pháp không quên mất, nhiếp thọ tánh luôn luôn xả? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhiếp thọ trí nhất thiết, nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng? Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, vượt lên các bậc Thanh vănĐộc giác, thú nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, tu hành Chánh hạnh mười địa, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?

Quyển Thứ 365
HẾT

02

 

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng vì hai nên nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp không nội; chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ chơn như; chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn niệm trụ; chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ Thánh đế khổ; chẳng vì hai nên nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn tịnh lự; chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ tám giải thoát; chẳng vì hai nên nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp môn Tam-ma-địa; chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp môn Đà-la-ni.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp môn giải thoát không; chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ năm loại mắt; chẳng vì hai nên nhiếp thọ sáu phép thần thông.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ mười lực Phật; chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ đại từ; chẳng vì hai nên nhiếp thọ đại bi, đại hỷ, đại xả.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp không quên mất; chẳng vì hai nên nhiếp thọ tánh luôn luôn xả.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ trí nhất thiết; chẳng vì hai nên nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai, nên vượt các bậc Thanh vănĐộc giác, chẳng vì hai nên nhập Chánh tánh ly sanh của Đại Bồ-tát; chẳng vì hai nên tu hành chánh hạnh của mười địa Bồ-tát; chẳng vì hai nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp không nội, chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng vì hai nên nhiếp thọ chơn như, chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn niệm trụ, chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng vì hai nên nhiếp thọ Thánh đế khổ, chẳng vì hai nên nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn tịnh lự, chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng vì hai nên nhiếp thọ tám giải thoát, chẳng vì hai nên nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp môn Tam-ma-địa, chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp môn Đà-la-ni; chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng vì hai nên nhiếp thọ năm loại mắt, chẳng vì hai nên nhiếp thọ sáu phép thần thông; chẳng vì hai nên nhiếp thọ mười lực Phật, chẳng vì hai nên nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng vì hai nên nhiếp thọ đại từ, chẳng vì hai nên nhiếp thọ đại bi, đại hỷ, đại xả; chẳng vì hai nên nhiếp thọ pháp không quên mất, chẳng vì hai nên nhiếp thọ tánh luôn luôn xả; chẳng vì hai nên nhiếp thọ trí nhất thiết, chẳng vì hai nên nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng vì hai nên vượt lên các bậc Thanh vănĐộc giác; chẳng vì hai nên thú nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; chẳng vì hai nên tu hành chánh hạnh của mười địa Bồ-tát; chẳng vì hai nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; thì tại sao Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến tâm tối hậu phát khởi, ở trong tất cả thời, thiện pháp tăng trưởng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát vì hai nên tu hành thì các thiện pháp chẳng được tăng trưởng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả hàng phàm phu ngu si đều nương vào hai nên các thứ thiện pháp sanh khởi chẳng được tăng trưởng. Vì Đại Bồ-tát tu hành bất nhị, nên từ khi mới phát tâm cho đến tâm tối hậu phát khởi, trong tất cả thời, thiện pháp tăng trưởng. Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát, thiện căn kiên cố nên chẳng bị chế phục. Thiên, nhơn, A-tố-lạc v.v… trong thế gian chẳng thể phá hoại, khiến rơi vào bậc Thanh văn hoặc Độc giác; các thứ pháp ác bất thiện thế gian, chẳng có thể chế phục, khiến khi hành bố thí Ba-la-mật-đa, các thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, các thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ pháp không nội, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ chơn như, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn niệm trụ, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ Thánh đế khổ, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn tịnh lự, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp môn Tam-ma-địa, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp môn Đà-la-ni, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp môn giải thoát không, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu năm loại mắt, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu sáu phép thần thông, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu mười lực Phật, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu đại từ, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu đại bi, đại hỷ, đại xả, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu pháp không quên mất, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu tánh luôn luôn xả, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được; chẳng có thể chế phục, khiến khi tu trí nhất thiết, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được, chẳng có thể chế phục, khiến khi tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thiện pháp phát khởi chẳng tăng trưởng được. Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát vì thiện căn nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa chăng?

Phật dạy:

- Không! Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chẳng vì thiện căn mà hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, cũng chẳng vì bất thiện căn mà hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì pháp của Đại Bồ-tát nên như vậy; nếu chưa cung kính cúng dường chư Phật, chưa viên mãn thiện căn thù thắng, chưa được nhiều chơn thiện hữu nhiếp thọ thì chẳng bao giờ đắc trí nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tại sao Đại Bồ-tát cung kính cúng dường chư Phật, viên mãn thiện căn thù thắng, được nhiều chơn thiện hữu nhiếp thọ, mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cung kính cúng dường vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, từ chỗ chư Phật, nghe nói Khế kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Già-đà, Tự thuyết, Bản sự, Bản sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị. Nghe rồi trì hết; trì xong, thân ngữ cung kính cúng dường, chuyển đọc, ôn tập, khiến khéo thông lợi; đã thông lợi rồi, tâm khéo quán sát; tâm khéo quán sát rồi, thấy rõ ý thú; thấy ý thú rồi lại khéo thông đạt; đã thông đạt rồi, đắc Đà-la-ni; đắc Đà-la-ni rồi, phát khởi sự hiểu biết thông suốt; phát khởi sự hiểu biết thông suốt rồi, cho đến chứng đắc trí nhất thiết trí, tùy chỗ thọ sanh, đối với giáo nghĩa chánh pháp đã nghe, trì, chẳng bao giờ quên mất; ở chỗ chư Phật, gieo trồng vô lượng thiện căn to lớn; do các thiện căn đã nhiếp thọ nên chẳng bao giờ sanh vào đường ác, chỗ nạn. Lại do thiện căn đã nhiếp thọ nên ở trong tất cả thời, ý ưa thanh tịnh; vì ý ưa thanh tịnh nên thường nghiêm tịnh sở cầucõi Phật, cũng thường thành thục sở hóahữu tình. Lại do thiện căn đã nhiếp thọ nên thường chẳng xa lìa thiện tri thức chơn chánh, đó là chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn và những vị có khả năng luôn khen ngợi Phật, Pháp, Tăng khác, thường được gần gủi cung kính cúng dường. Như thế, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát cung kính cúng dường chư Phật, viên mãn thiện căn thù thắng, được nhiều chơn thiện hữu nhiếp thọ, mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Vì vậy, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, nên tinh cần cung kính cúng dường chư Phật, nhiếp thọ viên mãn thiện căn thù thắng, thường cầu gần gủi chơn thiện tri thức, thường không chán nản mỏi mệt.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát chẳng cung kính cúng dường chư Phật, chẳng viên mãn thiện căn thù thắng, chẳng được nhiều thiện hữu nhiếp thọ, thì Đại Bồ-tát ấy chắc chắn chẳng có thể đạt được trí nhất thiết trí?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu chẳng cung kính cúng dường chư Phật, chẳng có thể viên mãn thiện căn thù thắng, chẳng được nhiều thiện hữu nhiếp thọ, thì còn chẳng nên được mang danh Đại Bồ-tát, huống là có thể chứng đắc trí nhất thiết trí. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì hoặc có người cung kính cúng dường chư Phật, gieo trồng viên mãn thiện căn thù thắng, được nhiều chơn thiện hữu nhiếp thọ còn chẳng có thể đắc trí nhất thiết trí, huống là chẳng cung kính cúng dường chư Phật, chẳng có thể viên mãn thiện căn thù thắng, chẳng được thiện hữu nhiếp thọ mà có thể chứng đắc trí nhất thiết trí. Nếu người đó chứng được trí nhất thiết trí là điều không có. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát muốn xứng danh là Đại Bồ-tát, muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, thì nên tinh cần cung kính cúng dường chư Phật, gieo trồng viên mãn thiện căn thù thắng, gần gủi cúng dường chơn thiện tri thức, chớ sanh mệt mỏi chán nản.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà có Đại Bồ-tát tuy đã cung kính cúng dường chư Phật, gieo trồng viên mãn thiện căn thù thắng, được chơn thiện hữu nhiếp thọ, nhưng chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết trí?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy xa lìa sức phương tiện thiện xảo nên chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết trí, nghĩa là Đại Bồ-tát ấy chẳng theo chư Phật để nghe nói phương tiện thiện xảo như thế để cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn, gieo trồng viên mãn thiện căn thù thắng, gần gủi cúng dường chơn thiện tri thức, cho nên chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là phương tiện thiện xảo để Đại Bồ-tát thành tựu các việc làm của phương tiện thiện xảo ấy, thì nhất định có thể chứng đắc trí nhất thiết trí?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí hoặc cúng dường Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc cúng dường Độc giác, hoặc cúng dường Thanh văn, hoặc cúng dường Đại Bồ-tát, hoặc cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn khác, hoặc bố thí người ngoại đạo tu phạm hạnh, hoặc bố thí kẻ bần cùng, hành đạo khổ hạnh và người đến cầu xin, hoặc bố thí tất cả người chẳng phải người v.v… thì Đại Bồ-tát ấy thành tựu tác ý tương ưng trí nhất thiết trí như thế, tuy hành bố thí nhưng không nghĩ tưởng việc bố thí, không tưởng nghĩ người nhận, không tưởng nghĩ người cho, cũng không tưởng nghĩ tất cả ngã, ngã sở. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tự tướng của tất cả pháp đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng, biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng. Do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành bố thí Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành bố thí, nhưng chẳng mong cầu được quả của sự bố thí, nghĩa là chẳng tham trước cảnh giới khả ái do việc bố thí mà được, cũng chẳng ham cầu quả báo tốt đẹp, trong sanh tử do bố thí mà được, chỉ vì cứu hộ người không ai cứu hộ và muốn giải thoát cho người chưa giải thoát, mà tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết tríthọ trì tịnh giới, thì tâm ý chẳng bị tham dục che lấp, cũng lại chẳng bị sân nhuế che lấp, cũng lại chẳng bị ngu si che lấp, lại cũng chẳng bị tùy phiền não, các triền và các pháp ác bất thiện khác là những thứ chướng ngại Bồ-đề, che lấp, đó là xan lẫn ác hoặc, phẩn nhuế, giải đãi, liệt tâm, loạn tâm, ác tuệ, các mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, ty mạn, tà mạn; cũng thường chẳng khởi tác ý tương ưng Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tự tướng của tất cả pháp đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng, biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như vậy, nên luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; tuy hành tịnh giới, mà chẳng mong cầu đắc quả tịnh giới, đó là chẳng tham trước cảnh giới khả ái do giữ giới mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do giữ giới mà được, chỉ vì cứu hộ người không ai cứu hộ và muốn giải thoát người chưa giải thoát, mà tu tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trítu học an nhẫn thì Đại Bồ-tát ấy thậm chí vì nhân duyên bảo vệ sự sống của mình cũng chẳng phát khởi một niệm sân nhuế, lời nói thô ác và tâm oán hận báo thù. Đại Bồ-tát ấy, giả sử có người đến muốn giết hại thân mạng, cướp đoạt tài sản, xâm phạm thê thiếp, láo khoét dối trá, ly gián thân hữu, nhục mạ thô tục, giễu cợt bôi nhọ, hoặc đập hoặc đánh, hoặc cắt hoặc dứt, hoặc làm nhiều việc chẳng phải việc lợi ích, thì đối với hữu tình kia hoàn toàn không phẩn hận, chỉ muốn làm cho kẻ ấy lợi ích an lạc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp, tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng, biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành an nhẫn, nhưng chẳng mong cầu đắc quả nhẫn, đó là chẳng tham trước cảnh giới khả ái do nhẫn mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do nhẫn mà được, chỉ vì cứu hộ những kẻ không người cứu hộ và muốn giải thoát những người chưa giải thoát, mà tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí phát khởi chánh cần, mang giáp kiên cố, dõng mãnh không khiếp nhược, xa lìa tâm giải đãi biếng lười, thì Đại Bồ-tát ấy vì cầu quả vị giác ngộ cao tột, dõng mãnh chánh cần, chẳng sợ các khổ, cũng thường phương tiện ngăn chặn, chế phục, đó là đối với cái khổ của người, khổ của A-tố-lạc, khổ của quỉ giới, khổ của bàng sanh, khổ của địa ngục, và các cái khổ khác đều chẳng khiếp sợ, cũng thường phương tiện ngăn chận chế phục, siêng tu thiện pháp, thường không lười bỏ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp, tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành tinh tấn, nhưng chẳng mong cầu đắc quả của sự tinh cần, đó là chẳng tham trước các cảnh giới khả ái do tinh cần mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do tinh cần mà được, chỉ vì cứu hộ những kẻ không người cứu hộ và muốn giải thoát những người chưa giải thoát, mà tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí tu học các định, thì Đại Bồ-tát ấy mắt thấy sắc rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ vẻ đẹp kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ nhãn căn, chẳng bám theo sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi lên sự tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gianchuyên tu niệm định, thủ hộ nhãn căn; Đại Bồ-tát ấy tai nghe tiếng rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ sự êm ái kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ nhĩ căn, chẳng bám theo sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi sự tham ái pháp ác bất thiện, các phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ nhĩ căn; Đại Bồ-tát ấy mũi ngửi hương rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ hương thơm kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ tỷ căn, chẳng bám vào sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi sự tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ tỷ căn; Đại Bồ-tát ấy lưỡi nếm vị rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ các vị kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ thiệt căn, chẳng bám theo sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ thiệt căn; Đại Bồ-tát ấy thân xúc chạm rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ sự dễ chịu kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ thân căn, chẳng bám vào sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ thân căn; Đại Bồ-tát ấy ý rõ pháp rồi, chẳng thủ các tướng, chẳng thủ sự quyến rũ kèm theo, tức là ngay khi ấy phòng hộ ý căn, chẳng bám theo sự phóng dật, chớ khiến tâm khởi tham ái pháp ác bất thiện, các lậu phiền não thế gian, mà chuyên tu niệm định, thủ hộ ý căn; Đại Bồ-tát ấy, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, hoặc nói năng, hoặc im lặng, thường chẳng xa lìa địa vị Tam-ma-hứ-đa (thắng định), xa-ma-tha (chỉ). Đại Bồ-tát ấy hoặc tay, hoặc chân, đều chẳng hung dữ, lời nói chẳng cứng nhắc, nói chẳng lẫn lộn; mắt và các căn chẳng nhiễu loạn, chẳng lay, chẳng động, cũng chẳng cao ngạo, thân chẳng tán loạn, nói chẳng tán loạn, tâm chẳng tán loạn; thân tĩnh lặng, nói tĩnh lặng, tâm tĩnh lặng, hoặc ẩn, hoặc lộ, oai nghi không khác, đối với thức ăn uống, y phục, đồ nằm, thuốc thang trị bệnh và các vật dụng khác đều biết đủ, dễ thỏa mãn, dễ cúng dường, dễ phụng sự; khuôn pháp tu hành, điều hòa khéo léo; tuy ở chỗ ồn ào nhưng hành viễn ly; đối với lợi, với suy, với vui, với khổ, với khen, với hủy, với xưng với chê, với sống, với sát, bình đẳng không biến, chẳng cao, chẳng thấp; với oán, với thân, với thiện, với ác, tâm không ghét thương, không mừng, không lo; đối với lời Thánh, với chẳng phải lời Thánh, với viễn ly, với ồn ào, tâm bình đẳng, không có đổi khác; đối với sắc khả ái, sắc chẳng khả ái, đối với các việc tùy thuận, trái nghịch, hoàn toàn không phân biệt, tâm thường an định. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như vậy, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành tịnh lự, nhưng chẳng mong cầu đắc quả định, nghĩa là chẳng tham trước các cảnh giới khả ái do định mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do tịnh lự mà được, chỉ vì cứu hộ kẻ không ai cứu hộ và muốn giải thoát người chưa giải thoát, mà tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trítu học Bát-nhã thì Đại Bồ-tát ấy không có các ác tuệ, thế lực khác chẳng có thể dẫn dắt, xa lìa tất cả chấp ngãngã sở, xa lìa tất cả kiến chấp về ngã, kiến chấp hữu tình, kiến chấp dòng sanh mạng, kiến chấp khả năng sanh khởi, kiến chấp sự dưỡng dục, kiến chấp sự trưởng thành, kiến chấp chủ thể luân hồi, kiến chấp ý sanh, kiến chấp nho đồng, kiến chấp khả năng làm việc, kiến chấp khả năng thọ quả báo, kiến chấp cái biết, kiến chấp cái thấy, xa lìa tất cả kiến chấp có, không có, các kiến chấp đường ác, xa lìa kiêu mạn; không phân biệt, không đổi khác mà tu diệu tuệ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành Bát-nhã, nhưng chẳng mong cầu đắc quả của tuệ, nghĩa là chẳng tham trước các cảnh giới khả ái do tuệ mà được, cũng chẳng tham cầu quả báo tốt đẹp trong sanh tử do tuệ mà được, chỉ vì cứu hộ kẻ không ai cứu hộ và muốn giải thoát người chưa giải thoát, mà tu hành diệu tuệ Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí nhập sơ thiền, nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, nhập từ vô lượng, nhập bi, hỷ, xả vô lượng, nhập định Không vô biên xứ, định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì Đại Bồ-tát ấy, tuy đối với tịnh lự vô lượng vô sắc, xuất nhập tự tại, nhưng chẳng tham ái quả dị thục ấy. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy thành thục phương tiện thiện xảo tối thắng. Do sức phương tiện thiện xảo này, quán các tịnh lự vô lượng vô sắc, tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng; do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành tịnh lự vô lượng vô sắc. Do hành tịnh lự vô lượng vô sắc, nên có thể tự tại, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tuy hành tịnh lự vô lượng vô sắc, nhưng chẳng mong cầu đắc quả của tịnh lự ấy, nghĩa là chẳng tham trước các quả dị thục trong sanh tử đã được của tịnh lự, vô lượngđịnh vô sắc, chỉ vì cứu hộ kẻ không người cứu hộ và vì giải thoát cho những người chưa giải thoát, mà không chấp thọ đối với việc tu các tịnh lự vô lượng vô sắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí tu học tất cả pháp phần Bồ-đề, thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, tuy hành đạo pháp kiếntu sở đoạn nhưng chẳng thủ quả Dự lưu, cũng lại chẳng thủ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tất cả pháp tự tướng đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng. Do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề; tuy hành pháp phần Bồ-đề như thế, nhưng vượt qua bậc Thanh vănĐộc giác, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Này Thiện Hiện! Đó là vô sanh pháp nhẫn của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí, tuy được tự tại nhập xuất tám định giải thoát theo chiều thuận nghịch, cũng được tự tại nhập xuất tám định thắng xứ theo chiều thuận nghịch, cũng được tự tại nhập xuất chín định thứ đệ theo chiều thuận nghịch, cũng được tự tại nhập xuất mười định biến xứ theo chiều thuận nghịch, cũng có thể tu tập quán bốn Thánh đế, tự tại nhập xuất pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, pháp môn ba giải thoát, nhưng có thể thành tựu phương tiện thiện xảo chẳng thủ quả Dự lưu, cũng chẳng thủ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tự tướng tất cả pháp đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn tăng trưởng thiện căn thù thắng. Do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có thể hành định tám giải thoát, định tám thắng xứ, định chín thứ đệ, định mười biến xứ, quán bốn Thánh đế, pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, pháp môn ba giải thoát; tuy có khả năng hành định tám giải thoát cho đến pháp môn ba giải thoát, nhưng vượt quả bậc Thanh vănĐộc giác, chứng nhập địa vị Bồ-tát Bất thối chuyển.

Này Thiện Hiện! Đó là pháp nhẫn vô sanh thọ ký của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí, học mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đại từ; đại bi, đại hỷ, đại xả, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, năm loại mắt, sáu phép thần thông, cho đến … chưa đủ khả năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, thì chưa chứng đắc trí nhất thiết trí. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy quán tự tướng của tất cả pháp đều không, không khởi, không thành, không chuyển, không diệt, nhập các pháp tướng; biết tất cả pháp vô tác, vô năng, nhập các hành tướng. Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, luôn luôn thiện căn thù thắng tăng trưởng. Do thiện căn thù thắng thường tăng trưởng, nên có khả năng hành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đại từ; đại bi, đại hỷ, đại xả, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, năm loại mắt, sáu phép thần thông. Do có khả năng hành mười lực Phật cho đến sáu phép thần thông nên có thể viên mãn thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, dần dần chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Như vậy gọi là phương tiện thiện xảo. Nếu Đại Bồ-tát thành tựu phương tiện thiện xảo như thế, có làm việc gì, nhất định có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Phương tiện thiện xảo như thế đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được thành tựu. Vì vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đối với các việc làm, chẳng cầu quả báo.
 LXIV. PHẨM HỌC ĐẠO KHẮP

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát đầy đủ sự giác ngộ tối thắng, tuy có thể thọ hành pháp sâu xa như thế, nhưng đối với việc ấy chẳng cầu quả báo.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Các Đại Bồ-tát đầy đủ sự giác ngộ tối thắng tuy có thể thọ hành pháp sâu xa như thế, nhưng đối với việc ấy, chẳng cầu quả báo. Vì sao? Thiện Hiện! Vì các Đại Bồ-tát đối với tự tánh không lay động.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát có thể đối với tự tánh nào mà không lay động?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát có thể đối với tự tánh vô tánh, không lay động.

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát có thể đối với những pháp tự tánh vô tánh nào mà không lay động?

- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát có thể đối với tự tánh vô tánh của sắc, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của thọ, tưởng, hành, thức, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của nhãn xứ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của sắc xứ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của nhãn giới, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của sắc giới, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của nhãn thức giới, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của nhãn xúc, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của địa giới, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của vô minh, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ ưu, não, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của bố thí Ba-la-mật-đa, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp không nội, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn tịnh lự, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn niệm trụ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp môn giải thoát không, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của Thánh đế khổ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của tám giải thoát, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của mười địa Bồ-tát, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của năm loại mắt, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của sáu phép thần thông, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của mười lực Phật, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của đại từ, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của đại bi, đại hỷ, đại xả, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của pháp không quên mất, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của tánh luôn luôn xả, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của trí nhất thiết, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của quả Dự lưu, không lay động, có thể đối với tự tánh vô tánh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của quả vị Độc giác, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, không lay động; có thể đối với tự tánh vô tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không lay động. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tự tánh của các pháp tức là vô tánh; vô tánh thì chẳng có thể hiện chứng vô tánh.

 

Quyển Thứ 366
HẾT

02

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Có phải pháp hữu tánh có thể hiện chứng vô tánh chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Có phải pháp vô tánhthể hiện chứng hữu tánh chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Có phải pháp hữu tánh có thể hiện chứng hữu tánh chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Có phải pháp vô tánhthể hiện chứng vô tánh chăng?

- Không! Thiện Hiện!

- Bạch Thế Tôn! Nếu vậy, hữu tánh cũng chẳng có thể hiện quán vô tánh, vô tánh chẳng có thể hiện quán hữu tánh; hữu tánh chẳng có thể hiện quán hữu tánh, vô tánh chẳng có thể hiện quán vô tánh thì lẽ ra không có Thế Tôn, chẳng đắc hiện quán.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Có đắc hiện quán nhưng lìa tứ cú.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là có đắc hiện quán nhưng lìa tứ cú?

- Này Thiện Hiện! Chẳng phải có, chẳng phải không, dứt bỏ hý luận, gọi là hiện quán; cái đắc cũng như vậy, vì vậy, ta nói có đắc hiện quán nhưng lìa tứ cú.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát lấy gì để làm hý luận?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán sắc hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán sắc hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán sắc hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán sắc hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán sắc hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán nhãn xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán nhãn xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán nhãn xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán sắc xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán sắc xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán sắc xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán nhãn giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán nhãn giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán nhãn giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán sắc giới hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán sắc giới hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán sắc giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán sắc giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán sắc giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán sắc giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán sắc giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán nhãn thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán nhãn thức giới hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán nhãn thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán nhãn thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán nhãn thức giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán nhãn thức giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán nhãn thức giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán nhãn xúc hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán nhãn xúc hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán nhãn xúc hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán nhãn xúc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán nhãn xúc hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán nhãn xúc hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán nhãn xúc hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán địa giới hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán địa giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán địa giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán địa giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán địa giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán vô minh hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán vô minh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán vô minh hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán vô minh hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán vô minh hoặcsở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán pháp không nội hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán chơn như hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán chơn như hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán chơn như hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán bốn niệm trụ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán bốn niệm trụ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán bốn niệm trụ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán Thánh đế khổ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán Thánh đế khổ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán Thánh đế khổ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán bốn tịnh lự hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán bốn tịnh lự hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán bốn tịnh lự hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán tám giải thoát hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán tám giải thoát hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán tám giải thoát hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán pháp môn Đà-la-ni hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán pháp môn Đà-la-ni hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán pháp môn Đà-la-ni hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán pháp môn giải thoát không hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán pháp môn giải thoát không hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán pháp môn giải thoát không hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán bậc Cực hỷ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán bậc Cực hỷ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán bậc Cực hỷ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán bậc Cực hỷ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán bậc Cực hỷ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán bậc Cực hỷ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán bậc Cực hỷ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán năm loại mắt hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán sáu phép thần thông hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán năm loại mắt hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán sáu phép thần thông hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán năm loại mắt hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán sáu phép thần thông hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán mười lực Phật hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán mười lực Phật hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán mười lực Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán mười lực Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán mười lực Phật hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán mười lực Phật hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán mười lực Phật hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán đại từ hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán đại từ hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán đại từ hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán đại từ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán đại từ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán đại từ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán đại từ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán pháp không quên mất hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán tánh luôn luôn xả hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán pháp không quên mất hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán tánh luôn luôn xả hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán pháp không quên mất hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán tánh luôn luôn xả hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán trí nhất thiết hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán trí nhất thiết hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán trí nhất thiết hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán quả Dự lưu hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán quả Dự lưu hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán quả Dự lưu hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán quả Dự lưu hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán quả Dự lưu hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán quả Dự lưu hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán quả Dự lưu hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận, quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường, đó là hý luận; quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận, quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ, đó là hý luận; quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận, quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, đó là hý luận; quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận, quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, đó là hý luận; quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận, quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, đó là hý luận; quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận, quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, đó là hý luận; quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận, quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, đó là hý luận.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Thánh đế khổ, nên biết khắp, thì đó là hý luận; Thánh đế tập, nên vĩnh đoạn, thì đó là hý luận; Thánh đế diệt, nên tác chứng, thì đó là hý luận; Thánh đế đạo, nên tu tập, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên tu bốn tịnh lự, thì đó là hý luận; nên tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên tu bốn niệm trụ, thì đó là hý luận; nên tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên tu pháp môn giải thoát không, thì đó là hý luận; nên tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên tu tám giải thoát, thì đó là hý luận; nên tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên tu năm loại mắt, thì đó là hý luận; nên tu sáu phép thần thông, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên vượt qua quả Dự lưu, thì đó là hý luận; nên vượt qua quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên hành bố thí Ba-la-mật-đa, thì đó là hý luận; nên hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên trụ pháp không nội, thì đó là hý luận; nên trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên trụ chơn như, thì đó là hý luận; nên trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên hướng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, thì đó là hý luận; Chánh hạnh của mười địa Bồ-tát nên viên mãn, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên thành thục hữu tình, thì đó là hý luận; nên nghiêm tịnh cõi Phật, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên khởi mười lực Phật, thì đó là hý luận; nên khởi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên khởi đại từ, thì đó là hý luận; nên khởi đại bi, đại hỷ, đại xả, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên khởi pháp không quên mất, thì đó là hý luận; nên khởi tánh luôn luôn xả, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên khởi trí nhất thiết, thì đó là hý luận; nên khởi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên khởi tất cả pháp môn Tam-ma-địa, thì đó là hý luận; nên khởi tất cả pháp môn Đà-la-ni, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu nghĩ thế này: Nên đoạn tất cả phiền não tập khí tương tục, thì đó là hý luận; nên chứng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, thì đó là hý luận.

Này Thiện Hiện! Tất cả các loại hý luận như thế là hý luận của đại Bồ-tát.

Quyển Thứ 367
HẾT

03

- Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán sắc hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán nhãn xứ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xứ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán sắc xứ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc xứ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán nhãn giới hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán sắc giới hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sắc giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán nhãn thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn thức giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn thức giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn thức giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn thức giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán nhãn xúc hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xúc hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xúc hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xúc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xúc hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xúc hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán nhãn xúc hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán địa giới hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán địa giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán địa giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán địa giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán địa giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán địa giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán địa giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán vô minh hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán vô minh hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán vô minh hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán vô minh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán vô minh hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán vô minh hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán vô minh hoặcsở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bố thí Ba-la-mật-đa hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán pháp không nội hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không nội hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không nội hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không nội hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không nội hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không nội hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không nội hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán chơn như hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán chơn như hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán chơn như hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn niệm trụ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn niệm trụ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn niệm trụ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế khổ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế khổ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế khổ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn tịnh lự hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn tịnh lự hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn tịnh lự hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tám giải thoát hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tám giải thoát hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tám giải thoát hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn Đà-la-ni hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn Đà-la-ni hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn Tam-ma-địa hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn Đà-la-ni hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn giải thoát không hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn giải thoát không hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn giải thoát không hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán bậc Cực hỷ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bậc Cực hỷ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bậc Cực hỷ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bậc Cực hỷ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bậc Cực hỷ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bậc Cực hỷ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bậc Cực hỷ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán năm loại mắt hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán sáu phép thần thông hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán năm loại mắt hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán sáu phép thần thông hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán năm loại mắt hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán sáu phép thần thông hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán mười lực Phật hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán mười lực Phật hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán mười lực Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán mười lực Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán mười lực Phật hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán mười lực Phật hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán mười lực Phật hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

 

Quyển Thứ 368
HẾT

04

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán đại từ hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán đại từ hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán đại từ hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán đại từ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán đại từ hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán đại từ hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán đại từ hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không quên mất hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tánh luôn luôn xả hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không quên mất hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tánh luôn luôn xả hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không quên mất hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán tánh luôn luôn xả hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán trí nhất thiết hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán trí nhất thiết hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán trí nhất thiết hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán quả Dự lưu hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán quả Dự lưu hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán quả Dự lưu hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán quả Dự lưu hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán quả Dự lưu hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán quả Dự lưu hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán quả Dự lưu hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận, nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc là sở biến tri, hoặc chẳng phải là sở biến tri, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán Thánh đế khổ, hoặc nên biến tri, hoặc chẳng nên biến tri, chẳng thể hý luận, nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế tập, hoặc nên vĩnh đoạn, hoặc chẳng nên vĩnh đoạn, chẳng thể hý luận, nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế diệt, hoặc nên tác chứng, hoặc chẳng nên tác chứng, chẳng thể hý luận, nên chẳng nên hý luận; nên quán Thánh đế đạo, hoặc nên tu tập, hoặc chẳng nên tu tập, chẳng thể hý luận, nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán bốn tịnh lự, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán bốn niệm trụ, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán pháp môn giải thoát không, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán tám giải thoát, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán năm loại mắt, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán sáu phép thần thông, hoặc nên tu, hoặc chẳng nên tu, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán quả Dự lưu, hoặc nên vượt, hoặc chẳng nên vượt, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, hoặc nên vượt, hoặc chẳng nên vượt, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc nên hành, hoặc chẳng nên hành, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc nên hành, hoặc chẳng nên hành, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán pháp không nội, hoặc nên an trụ, hoặc chẳng nên an trụ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, hoặc nên an trụ, hoặc chẳng nên an trụ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán chơn như, hoặc nên an trụ, hoặc chẳng nên an trụ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, hoặc nên an trụ, hoặc chẳng nên an trụ, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, hoặc nên thú nhập, hoặc chẳng nên thú nhập, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán Chánh hạnh của mười địa Bồ-tát, hoặc nên viên mãn, hoặc chẳng nên viên mãn, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán tất cả hữu tình, hoặc nên thành thục, hoặc chẳng nên thành thục, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tất cả cõi Phật, hoặc nên nghiêm tịnh, hoặc chẳng nên nghiêm tịnh, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán mười lực Phật, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán đại từ, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán đại bi, đại hỷ, đại xả, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán pháp không quên mất, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tánh luôn luôn xả, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán trí nhất thiết, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc nên khởi, hoặc chẳng nên khởi, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán tất cả tập khí phiền não tương tục, hoặc nên đoạn, hoặc chẳng nên đoạn, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận; nên quán quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, hoặc nên chứng, hoặc chẳng nên chứng, chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên quán tất cả pháp như thế và các hữu tình đều chẳng thể hý luận nên chẳng nên hý luận. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp hữu tánh chẳng có thể hý luận hữu tánh, vô tánh chẳng có thể hý luận vô tánh, hữu tánh chẳng có thể hý luận vô tánh, vô tánh chẳng có thể hý luận hữu tánh, lìa tánh hữu, vô, pháp chẳng thể nắm bắt được; hoặc năng hý luận, hoặc sở hý luận, hoặc chỗ hý luận hoàn toàn vô sở hữu. Vì vậy, này Thiện Hiện! Sắc không hý luận; thọ, tưởng, hành, thức không hý luận. Nhãn xứ không hý luận; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không hý luận. Sắc xứ không hý luận; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không hý luận. Nhãn giới không hý luận; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không hý luận. Sắc giới không hý luận; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không hý luận. Nhãn thức giới không hý luận; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không hý luận. Nhãn xúc không hý luận; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không hý luận. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không hý luận; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không hý luận. Địa giới không hý luận; thủy, hỏa, phong, không, thức giới không hý luận. Vô minh không hý luận; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ ưu, não không hý luận. Bố thí Ba-la-mật-đa không hý luận; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hý luận. Pháp không nội không hý luận; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không hý luận. Chơn như không hý luận; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không hý luận. Bốn niệm trụ không hý luận; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hý luận. Thánh đế khổ không hý luận; Thánh đế tập, diệt, đạo không hý luận. Bốn tịnh lự không hý luận; bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hý luận. Tám giải thoát không hý luận; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hý luận. Tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hý luận; tất cả pháp môn Đà-la-ni không hý luận. Pháp môn giải thoát không không hý luận; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không hý luận. Bậc Cực hỷ không hý luận; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân không hý luận. Năm loại mắt không hý luận; sáu phép thần thông không hý luận. mười lực Phật không hý luận; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng không hý luận. Đại từ không hý luận; đại bi, đại hỷ, đại xả không hý luận. Pháp không quên mất không hý luận; tánh luôn luôn xả không hý luận. Trí nhất thiết không hý luận; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hý luận. Quả Dự lưu không hý luận; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác không hý luận. Tất cả hạnh Đại Bồ-tát không hý luận. Đoạn trừ vĩnh viễn tập khí phiền não tương tục không hý luận. Quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không hý luận. Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không hý luận.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tại sao quán tất cả pháp đều không hý luận?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán sắc, không có tự tánh; quán thọ, tưởng, hành, thức không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, sắc không hý luận; thọ, tưởng, hành, thức cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán nhãn xứ, không có tự tánh; quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, nhãn xứ không hý luận; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán sắc xứ, không có tự tánh; quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, sắc xứ không hý luận; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán nhãn giới, không có tự tánh; quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, nhãn giới không hý luận; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán sắc giới, không có tự tánh; quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, sắc giới không hý luận; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán nhãn thức giới, không có tự tánh; quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới khôngtự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, nhãn thức giới không hý luận; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán nhãn xúc, không có tự tánh; quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, nhãn xúc không hý luận; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có tự tánh; quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không hý luận; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán địa giới, không có tự tánh; quán thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, địa giới không hý luận; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán vô minh, không có tự tánh; quán hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ ưu, não, không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, vô minh không hý luận; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ ưu, não cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán bố thí Ba-la-mật-đa, không có tự tánh; quán tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, bố thí Ba-la-mật-đa không hý luận; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán pháp không nội, không có tự tánh; quán pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh khôngtự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, pháp không nội không hý luận; pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán chơn như, không có tự tánh; quán pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, chơn như không hý luận; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán bốn niệm trụ, không có tự tánh; quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, bốn niệm trụ không hý luận; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán Thánh đế khổ, không có tự tánh; quán Thánh đế tập, diệt, đạo không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, Thánh đế khổ không hý luận; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán bốn tịnh lự, không có tự tánh; quán bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, bốn tịnh lự không hý luận; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán tám giải thoát, không có tự tánh; quán tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, tám giải thoát không hý luận; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán tất cả pháp môn Tam-ma-địa, không có tự tánh; quán tất cả pháp môn Đà-la-ni không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, pháp môn Tam-ma-địa không hý luận; pháp môn Đà-la-ni cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán pháp môn giải thoát không, không có tự tánh; quán pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, pháp môn giải thoát không không hý luận; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán bậc Cực hỷ, không có tự tánh; quán bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, bậc Cực hỷ không hý luận; bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán năm loại mắt, không có tự tánh; quán sáu phép thần thông không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, năm loại mắt không hý luận; sáu phép thần thông cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán mười lực Phật, không có tự tánh; quán bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, mười lực Phật cũng không hý luận; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không hý luận.


Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán đại từ, không có tự tánh; quán đại bi, đại hỷ, đại xả không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, đại từ không hý luận; đại bi, đại hỷ, đại xả cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán pháp không quên mất, không có tự tánh; quán tánh luôn luôn xả không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, pháp không quên mất không hý luận; tánh luôn luôn xả cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán trí nhất thiết, không có tự tánh; quán trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng khôngtự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, trí nhất thiết không hý luận; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán quả Dự lưu, không có tự tánh; quán quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, quả Dự lưu không hý luận; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát không có tự tánh; quán sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh, thì chẳng nên hý luận. Vì vậy, tất cả hạnh Đại Bồ-tát không hý luận sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng không hý luận.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nếu có khả năng hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không hý luận như thế, thì đạt tất cả pháp khôngtự tánh nên đều không hý luận, liền nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều không có tự tánh cũng không hý luận mà có thể đắc, thì Đại Bồ-tát dùng đạo gì được nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát? Có phải dùng đạo Thanh văn, có phải dùng đạo Độc giác, có phải dùng đạo Phật?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chẳng phải dùng đạo Thanh văn, chẳng phải dùng đạo Độc giác, chẳng phải dùng đạo Phật mà được nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Nhưng các Đại Bồ-tát đối với tất cả đạo, trước học hết rồi, dùng đạo Bồ-tát mà nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Như đệ bát, trước hết học các đạo, sau dùng đạo của mình mới có thể chứng nhập Chánh tánh ly sanh, cho đến nếu chưa khởi đạo quả vô học, thì còn chưa chứng đắc quả A-la-hán, Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, đối với tất cả đạo, trước học hết, rồi dùng đạo Bồ-tát mới được nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, cho đến khi nếu chưa khởi định Kim cang dụ, thì còn chưa thể đắc trí nhất thiết trí; nếu khởi định này chỉ trong một sát na tương ưng với diệu tuệ, mới có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát vì muốn viên mãn trí nhất thiết tướng, nên đối với tất cả đạo, trước hết học khắp, rồi dùng đạo Bồ-tát mà nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Đạo đệ bát khác, đạo Dự lưu quả khác, đạo Nhất lai hướng khác, đạo Nhất lai quả khác, đạo Bất hoàn hướng khác, đạo Bất hoàn quả khác, đạo A-la-hán hướng khác, đạo A-la-hán quả khác, đạo Độc giác khác, đạo Như Lai khác.

Bạch Thế Tôn! Các đạo như thế đã có sự sai khác, các Đại Bồ-tát vì muốn viên mãn trí nhất thiết tướng nên đối với tất cả đạo, cần phải học hết, rồi mới nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Đại Bồ-tát ấy nếu khi khởi đạo đệ bát thì thành đệ bát; nếu khi khởi đạo cụ kiến thì thành quả Dự lưu; nếu khi khởi đạo tấn tu thì thành Nhất lai hướng hoặc thành Nhất lai quả; hoặc thành Bất hoàn hướng, hoặc thành Bất hoàn quả, hoặc thành A-la-hán hướng; nếu khi khởi đạo vô học thì thành A-la-hán quả, nếu khi khởi đạo Độc giác thì thành quả vị Độc giác.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát thành đệ bát rồi mà có khả năng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì đó là điều không có; chẳng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát mà có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí thì cũng là điều không có.

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát thành Dự lưu quả, hoặc thành Nhất lai hướng, hoặc thành Nhất lai quả, hoặc thành Bất hoàn hướng, hoặc thành Bất hoàn quả, hoặc thành A-la-hán hướng, hoặc thành A-la-hán quả, hoặc thành quả vị Độc giác rồi mà có khả năng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì đó là điều không có. Chẳng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát mà có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí thì đó cũng là điều không có.

Bạch Thế Tôn! Làm sao khiến con biết rõ như thật, các Đại Bồ-tát đối với tất cả đạo, cần phải học hết rồi mới nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, mà chẳng trái lý?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Nếu Đại Bồ-tát thành đệ bát rồi mà có khả năng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì đó là điều không có. Chẳng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát mà có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí thì đó cũng là điều không có. Nếu Đại Bồ-tát thành Dự lưu quả, hoặc thành Nhất lai hướng, hoặc thành Nhất lai quả, hoặc thành Bất hoàn hướng, hoặc thành Bất hoàn quả, hoặc thành A-la-hán hướng, hoặc thành A-la-hán quả, hoặc thành quả vị Độc giác rồi mà có khả năng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì đó là điều không có. Chẳng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát mà có khả năng chứng đắc trí nhất thiết trí thì đó cũng là điều không có. Nhưng các Đại Bồ-tát đối với tất cả đạo, cần phải học hết rồi mới nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát cũng chẳng trái lý, đó là các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm dõng mãnh chánh cần tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tri kiến thù thắng vượt qua tám bậc. Những gì là tám? Đó là bậc Tịnh quán, bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Kiến, bậc Bạt, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác. Đại Bồ-tát ấy tuy đối với tám bậc đã nói như thế, đều tu học hết, nhưng có thể dùng trí kiến thù thắng vượt qua, dùng trí đạo tướng mà nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Đã nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, lại dùng trí nhất thiết tướng đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí tương tục, nhập bậc Như Lai, như vậy mới thành tựu trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đã học Đệ bát, hoặc trí, hoặc đoạn đều là nhẫn của Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát ấy đã học Dự lưu, hoặc trí, hoặc đoạn và Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, hoặc trí, hoặc đoạn, cũng là nhẫn của Đại Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy học hết các đạo của Thanh vănĐộc giác đã được viên mãn rồi, dùng trí đạo tướng hướng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; đã nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, lại dùng trí nhất thiết tướng, đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí tương tục, nhập bậc Như Lai, mới được thành tựu trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát đối với tất cả đạo, đều tu học hết, được viên mãn rồi, mới chứng quả vị giác ngộ cao tột. Đã chứng quả vị giác ngộ cao tột rồi, đem quả chứng ấy làm lợi ích cho tất cả hữu tình.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Như Phật đã nói, tất cả tướng đạo, hoặc đạo Thanh văn, hoặc đạo Độc giác, hoặc đạo chư Phật, thì đối với đạo Phật, các Đại Bồ-tát làm thế nào mà khởi đạo trí đạo tướng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên khởi tất cả trí đạo tướng thanh tịnh.

- Bạch Thế Tôn! Làm thế nào Đại Bồ-tát khởi tất cả trí đạo tướng thanh tịnh?

- Này Thiện Hiện! Nếu các hành, trạng, tướng có thể phát khởi rõ trí đạo tướng thanh tịnh, thì Đại Bồ-tát ấy đối với hết thảy hành, trạng, tướng như thế, đều hiện Đẳng Giác; hiện Đẳng Giác rồi, như thật vì người tuyên thuyết khai thị, phô diễn, sắp xếp khiến các hữu tình được sự hiểu biết không đảo lộn, như thế mà hướng đến sự lợi ích an lạc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả âm thanh, ngôn ngữ đều được thiện xảo, dùng âm thanh, ngôn ngữ thiện xảo này, vì các loài hữu tình trong khắp thế giới Tam thiên đại thiên, tuyên thuyết chánh pháp, khiến cho biết những điều đã nghe đều như tiếng vang trong hang núi; tuy có hiểu biết nhưng không chấp trước.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, nên học viên mãn các trí đạo tướng; đã học viên mãn trí đạo tướng rồi, nên như thật biết tất cả các thứ sai khác về tùy miên, ý thích của tất cả hữu tình; nên như thật biết địa ngục hữu tình có đạo địa ngục, nhơn quả địa ngục; biết rồi, dùng phương tiện ngăn chặn đạo ấy và nhân quả ấy; nên như thật biết bàng sanh hữu tình, có đạo bàng sanh, nhân quả bàng sanh; biết rồi, dùng phương tiện ngăn chặn, đạo ấy và nhân quả ấy; nên như thật biết quỉ giới hữu tình có đạo quỉ giới, nhân quả quỉ giới; biết rồi dùng phương tiện ngăn chặn đạo ấy và nhân quả ấy; nên như thật biết các loài rồng, Dược-xoa, A-tố-lạc, Khẩn-nại-lạc, Kiền-đạt-phược, Yết-lộ-đồ, Cụ-hoắc-ca, Già-lỗ-noa, Mạc-hô-lạc-già, trì thần chú v.v… mỗi loài đều có đạo và có nhân quả của chúng, biết rồi, dùng phương tiện ngăn chặn đạo ấy và nhân quả ấy; nên biết như thật đạo và nhân quả của loài người; nên biết như thật đạo và nhân quả của chúng trời Tứ đại vương, trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; nên biết như thật các đạo và nhân quả của trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm; nên biết như thật các đạo và nhân quả của trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; nên biết như thật các đạo và nhân quả của trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; nên biết như thật các đạo và nhân quả của trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả; nên biết như thật các đạo và nhân quả của trời Vô tưởng; nên biết như thật các đạo và nhân quả của trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; nên biết như thật các đạo và nhân quả của trời Không vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ; biết rồi phương tiện tùy theo sự thích ứng mà ngăn chặn đạo kia và nhân quả kia, hoặc khuyên nhiếp thọ tu chứng thiện pháp; nên biết như thật bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạonhân quả của chúng; nên biết như thật pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệnnhân quả của chúng; nên biết như thật Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo và nhân quả của chúng; nên biết như thật bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắcnhân quả của chúng; nên biết như thật tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứnhân quả của chúng; nên biết như thật bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đanhân quả của chúng; nên biết như thật pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánhnhân quả của chúng; nên biết như thật chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và nhân quả của chúng; nên biết như thật tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni và nhân quả của chúng; nên biết như thật năm loại mắt, sáu phép thần thôngnhân quả của chúng; nên biết như thật mười địa Bồ-tát và nhân quả của chúng; nên biết như thật mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộngnhân quả của chúng; nên biết như thật đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xảnhân quả của chúng; nên biết như thật pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả và nhân quả của chúng; nên biết như thật trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và nhân quả của chúng; nên biết như thật đạo các Thanh văn, đạo các Độc giác, đạo các Bồ-tát và nhân quả của chúng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy dùng các đạo như thế để an lập hữu tình. Nếu loài hữu tình đáng được quả Dự lưu thì dùng pháp của quả Dự lưuan lập; đáng được quả Nhất lai thì dùng pháp của quả Nhất laian lập; đáng được quả Bất hoàn thì dùng pháp của quả Bất hoànan lập; đáng được quả A-la-hán thì dùng pháp của quả A-la-hán mà an lập; đáng được quả vị Độc giác thì dùng pháp của quả vị Độc giácan lập; đáng được quả vị giác ngộ cao tột thì dùng pháp của quả vị giác ngộ cao tột mà an lập.

Này Thiện Hiện! Đó gọi là các trí đạo tướng nên phát khởi của Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát tu học trí đạo tướng như thế rồi, đối với các loại giới tính của hữu tình, các loài tùy miên, các loại ý thích đều khéo léo ngộ nhập; đã ngộ nhập rồi tùy theo sự thích ứng mà vì họ nói chánh pháp, đều khiến đạt được sự lợi ích an lạc, không có việc gì trôi qua trống rỗng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy khéo lèo thấu đạt các căn cơ thắng liệt của hữu tình, như thật rõ biết chỗ hướng đến sai biệt của tâm và tâm sở pháp của các hữu tình, qua lại sanh tử.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát nên hành các đạo Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì đạo nên học của tất cả Thanh văn, đạo nên học của tất cả Độc giác, đạo nên học của tất cả Đại Bồ-tát, tất cả pháp phần Bồ-đề như thế đều được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ.

 

Quyển Thứ 369
HẾT

 

05

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả loại pháp phần Bồ-đề và các Bồ-đề, tất cả như thế đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, không hợp, không tan, không sắc, không thấy, không đối, nhất tướng, gọi là vô tướng thì làm sao pháp phần Bồ-đề như thế có thể thủ Bồ-đề?

Bạch Thế Tôn! Chẳng phải phi tương ưng, chẳng phải bất tương ưng, không hợp, không tan, không sắc, không thấy, không đối, nhất tướng, gọi là pháp vô tướng có thể đối với pháp khác có thủ có xả.

Bạch Thế Tôn! Thí như hư không đối với tất cả pháp không thủ không xả, vì tự tướng là không, các pháp cũng như vậy, tự tướng đều không, chẳng phải đối với pháp khác có thủ, có xả thì tại sao có thể nói pháp phần Bồ-đề có thể thủ Bồ-đề?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì tự tướng của tất cả pháp đều không, không thủ, không xả. Nhưng các hữu tình đối với nghĩa không của tự tướng của tất cả pháp, chẳng có thể hiểu rõ, nên vì thương xót họ mà phương tiện tuyên nói pháp phần Bồ-đề có thể thủ Bồ-đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức; hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc sắc xứ, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; hoặc sắc giới, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc địa giới, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc vô minh, hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ ưu, não; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc pháp không nội, hoặc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc chơn như, hoặc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc sơ thiền, hoặc đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền; hoặc từ vô lượng, hoặc bi, hỷ, xả vô lượng; hoặc Không vô biên xứ, hoặc Thức vô biên xứ, hoặc Vô sở hữu xứ, hoặc Phi tưởng phi phi tưởng xứ; hoặc bốn niệm trụ, hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc Thánh đế khổ, hoặc Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc pháp môn giải thoát không, hoặc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc tám giải thoát, hoặc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc tất cả pháp môn Tam-ma-địa, hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni; hoặc bậc Cực hỷ, hoặc bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; hoặc năm loại mắt, hoặc sáu phép thần thông; hoặc mười lực Phật, hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc đại từ, hoặc đại bi, đại hỷ, đại xả; hoặc pháp không quên mất, hoặc tánh luôn luôn xả; hoặc trí nhất thiết, hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; hoặc tất cả hạnh Đại Bồ-tát; hoặc sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí tương tục; hoặc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; hoặc cảnh giới hữu vi, hoặc cảnh giới vô vi; tất cả pháp như thế, ở trong thánh pháp Tỳ-nại-da này đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, không hợp, không tan, không sắc, không thấy, không đối, nhất tướng, đó là vô tướng. Phật vì lợi ích cho các loài hữu tình khiến được hiểu biết đúng đắn, nhập thật tướng của pháp, vì thế tục mà nói, chẳng phải vì thắng nghĩa.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp như thế, nên học trí kiến; học trí kiến rồi, như thật thông đạt các pháp như thế nên nhiếp thọ; các pháp như thế chẳng nên nhiếp thọ.

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát đối với những pháp nào khi học trí kiến như thật thông đạt rồi chẳng nên nhiếp thọ? Và đối với những pháp nào khi học trí kiến như thật thông đạt rồi, nên nhiếp thọ?

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát đối với pháp của các bậc Thanh văn, Độc giác, học trí kiến như thật thông đạt rồi, chẳng nên nhiếp thọ; đối với các pháp tương ưng với trí nhất thiết trí học trí kiến như thật thông đạt tất cả tướng rồi, nên nhiếp thọ.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát đối với thánh pháp Tỳ-nại-da này nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Phật nói thánh pháp Tỳ-nại-da, vậy thì những gì gọi là thánh pháp Tỳ-nại-da?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Hoặc chư Thanh văn, hoặc chư Độc giác, hoặc chư Đại Bồ-tát, hoặc chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả các vị ấy đều cùng tham dục, sân nhuế, ngu si chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với thân kiến, giới cấm thủ, nghi chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với dục tham, sân nhuế chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với sắc ái, vô sắc ái, trạo cử, mạn, vô minh, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với sơ thiền, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với từ vô lượng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với bi, hỷ, xả vô lượng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với định Không vô biên xứ, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với bốn niệm trụ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với Thánh đế khổ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với pháp môn giải thoát không chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với tám giải thoát chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với năm loại mắt chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với sáu phép thần thông chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với pháp không nội chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với chơn như chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với bậc Cực hỷ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với mười lực Phật chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với đại từ chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với pháp không quên mất chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với tánh luôn luôn xả chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với trí nhất thiết chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng với cảnh giới hữu vi chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan, đều cùng với cảnh giới vô vi chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Này Thiện Hiện! Những pháp ấy gọi là Thánh pháp Tỳ-nại-da, vì vậy gọi là Thánh pháp Tỳ-nại-da. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp này không sắc, không thấy, không đối, nhất tướng gọi là vô tướng. Các vị Thánh ấy như thật hiện thấy.

Này Thiện Hiện! Không sắc cùng không sắc, chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp, chẳng tan; không thấy cùng với không thấy, không đối cùng với không đối, nhất tướng cùng với nhất tướng, cũng chẳng phải tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không sắc, không thấy, không đối, nhất tướng, vô tướng này, thường nên tu học; học rồi, chẳng thủ đắc tướng của tất cả pháp.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên học tướng của sắc, cũng nên học tướng của thọ, tưởng, hành, thức chăng? Nên học tướng của nhãn xứ, cũng nên học tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chăng? Nên học tướng của sắc xứ, cũng nên học tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chăng? Nên học tướng của nhãn giới, cũng nên học tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chăng? Nên học tướng của sắc giới, cũng nên học tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chăng? Nên học tướng của nhãn thức giới, cũng nên học tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chăng? Nên học tướng của nhãn xúc, cũng nên học tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chăng? Nên học tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng nên học tướng của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chăng? Nên học tướng của địa giới, cũng nên học tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chăng? Nên học tướng của vô minh, cũng nên học tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ ưu, não chăng? Nên học tướng của bố thí Ba-la-mật-đa, cũng nên học tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chăng? Nên học tướng của pháp không nội, cũng nên học tướng của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chăng? Nên học tướng của chơn như, cũng nên học tướng của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chăng? Nên học tướng của sơ thiền, cũng nên học tướng của đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền chăng? Nên học tướng của từ vô lượng, cũng nên học tướng của bi, hỷ, xả vô lượng chăng? Nên học tướng của Không vô biên xứ, cũng nên học tướng của Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chăng? Nên học tướng của bốn niệm trụ, cũng nên học tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chăng? Nên học tướng của pháp môn giải thoát không, cũng nên học tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chăng? Nên học tướng của Thánh đế khổ, cũng nên học tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo chăng? Nên học tướng của tám giải thoát, cũng nên học tướng của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chăng? Nên học tướng của năm loại mắt, cũng nên học tướng của sáu phép thần thông chăng? Nên học tướng của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng nên học tướng của tất cả pháp môn Đà-la-ni chăng? Nên học tướng của bậc Cực hỷ, cũng nên học tướng của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chăng? Nên học tướng của mười lực Phật, cũng nên học tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chăng? Nên học tướng của Đại từ, cũng nên học tướng của đại bi, đại hỷ, đại xả chăng? Nên học tướng của pháp không quên mất, cũng nên học tướng của tánh luôn luôn xả chăng? Nên học tướng của trí nhất thiết, cũng nên học tướng của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chăng? Nên học tướng của quả Dự lưu, cũng nên học tướng của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác chăng? Nên học tướng của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng nên học tướng của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chăng? Nên học tướng của sự biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, cũng nên học tướng của việc quán duyên khởi theo chiều thuận nghịch chăng? Nên học tướng của tất cả bậc Thánh, cũng nên học tướng của tất cả Thánh pháp chăng? Nên học tướng của cảnh giới hữu vi, cũng nên học tướng của cảnh giới vô vi chăng?

Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát chẳng học các phap tướng như thế thì cũng chẳng nên học các hành tướng. Các Đại Bồ-tát đối với các pháp tướng và các hành tướng đã chẳng có thể học thì làm sao có thể vượt tất cả các bậc Thanh văn và Độc giác? Nếu chẳng có thể vượt tất cả các bậc Thanh vănĐộc giác thì làm sao có thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát? Nếu chẳng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì làm sao có thể đắc trí nhất thiết trí? Nếu chẳng có thể đắc trí nhất thiết trí thì làm sao có thể chuyển bánh xe Chánh pháp? Nếu chẳng có thể chuyển bánh xe Chánh pháp thì làm sao có thể dùng pháp Thanh văn thừa, hoặc pháp Độc giác thừa, hoặc pháp Vô thượng thừaan lập hữu tình, khiến giải thoát vô biên các khổ sanh tử?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu tất cả pháp thật có tướng thì các Đại Bồ-tát nên học, vì tất cả pháp thật chẳng phải có tướng, không sắc, không thấy, không đối, nhất tướng, đó là vô tướng. Vì vậy, Đại Bồ-tát chẳng học pháp hữu tướng, cũng lại chẳng học pháp vô tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì Như Lai xuất thế hoặc chẳng xuất thế thì pháp giới vẫn thường trụ, các pháp nhất tướng, đó là vô tướng. Vô tướng như thế đã chẳng phải hữu tướng cũng chẳng phải vô tướng.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều chẳng phải hữu tướng, cũng chẳng phải vô tướng nên chẳng phải nhất tướng, cũng chẳng phải dị tướng, thế thì làm sao Đại Bồ-tát có thể tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Nếu chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì làm sao có thể vươt tất cả bậc Thanh văn và Độc giác? Nếu chẳng có thể vượt tất cả bậc Thanh vănĐộc giác thì làm sao có thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát? Nếu chẳng có thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì làm sao có thể vượt vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát. Nếu chẳng vượt vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát thì làm sao có thể phát thần thông của Bồ-tát. Nếu chẳng có thể phát thần thông của Bồ-tát thì làm sao có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Nếu chẳng có thể thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật thì làm sao có thể đắc trí nhất thiết trí? Nếu chẳng có thể đắc trí nhất thiết trí thì làm sao có thể chuyển bánh xe Chánh pháp? Nếu chẳng có thể chuyển bánh xe Chánh pháp thì đáng lẽ chẳng có thể an lập hữu tình, khiến đắc quả Dự lưu, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, cũng đáng lẽ chẳng có thể an lập hữu tình, khiến đắc quả vị Độc giác; cũng đáng lẽ chẳng có thể an lập hữu tình, khiến đắc quả vị giác ngộ cao tột; cũng đáng lẽ chẳng an lập hữu tình, khiến an trụ tánh bố thí làm việc phước, hoặc an trụ tính trì giới làm việc phước, hoặc an trụ tính tu làm việc phước sẽ hưởng được giàu có an vui tự tạicõi trời, người.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, tất cả pháp chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải nhất tướng, chẳng phải dị tướng. Nếu Đại Bồ-tát biết tất cả pháp hoặc hữu tướng, hoặc vô tướng, hoặc nhất tướng, hoặc dị tướng, đều đồng một tướng thì đó là vô tướng. Tu vô tướng này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tại sao Đại Bồ-tát tu vô tướng này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tất cả pháp là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả tất cả pháp là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả sắc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thọ, tưởng, hành, thức, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhãn xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả sắc xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhãn giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả sắc giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhãn thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhãn xúc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả địa giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhân duyên, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả vô minh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả A-dụ-ha, Niết-dụ-ha, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quán bất tịnh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả sơ thiền, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả từ vô lượng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bi, hỷ, xả vô lượng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả định Không vô biên xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tùy niệm Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, tùy niệm hữu phương tiện, tùy niệm vô phương tiện, tùy niệm tịch tịnh, tùy niệm trì nhập xuất tức, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tưởng vô thường, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng khổ vô thường, tưởng khổ vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng yểm thực, tưởng tất cả thế gian chẳng vui, tưởng chết, tưởng đoạn, tưởng ly, tưởng diệt, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tưởng ngã, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng hữu tình, tưởng dòng sinh mạng, tưởng sự dưỡng dục, tưởng sự trưởng thành, tưởng chủ thể luân hồi, tưởng ý sanh, tưởng nho đồng, tưởng khả năng làm việc, tưởng khả năng khiến người làm việc, tưởng khả năng tự thọ quả báo, tưởng khả năng khiến người thọ quả báo, tưởng cái biết, tưởng khiến người biết, tưởng cái thấy, tưởng khiến người thấy, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tưởng thường, chẳng phải thường, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng lạc, chẳng phải lạc, tưởng ngã, chẳng phải ngã, tưởng tịnh, chẳng phải tịnh tưởng viễn ly, chẳng phải viễn ly, tưởng tịch tịnh, chẳng phải tịch tịnh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả bốn niệm trụ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả pháp môn giải thoát không, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tám giải thoát, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả Tam-ma-địa có tầm có từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả Tam-ma-địa không tầm chỉ có từ, Tam-ma-địa không tầm không từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả Thánh đế khổ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả khổ trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô thượng trí, pháp trí, loại trí, thế tục trí, Tha tâm trí, như thật trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả bố thí Ba-la-mật-đa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả pháp không nội, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả bậc Cực hỷ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả năm loại mắt, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả sáu phép thần thông, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả mười lực Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả đại từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả đại bi, đại hỷ, đại xả, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả pháp không quên mất, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tánh luôn luôn xả, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả trí nhất thiết, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả quả Dự lưu, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả trí nhất thiết trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả cảnh giới hữu vi, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả cảnh giới vô vi, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tại sao Đại Bồ-tát tu xả sắc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thọ, tưởng, hành, thức, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có sắc, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có thọ, tưởng, hành, thức, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả sắc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thọ, tưởng, hành, thức, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả nhãn xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có nhãn xứ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhãn xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả sắc xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có sắc xứ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả sắc xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả nhãn giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có nhãn giới, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhãn giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả sắc giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có sắc giới, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả sắc giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả nhãn thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có nhãn thức giới, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhãn thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả nhãn xúc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có nhãn xúc, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả nhãn xúc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả địa giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có địa giới, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả địa giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả Nhân duyên, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có Nhân duyên, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nếu nghĩ có Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả Nhân duyên, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

 

Quyển Thứ 370
HẾT

 

06

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả vô minh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có vô minh, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả vô minh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả A-dụ-ha, Niết-dụ-ha, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quán bất tịnh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có A-dụ-ha, Niết-dụ-ha, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có quán bất tịnh, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả A-dụ-ha, Niết-dụ-ha, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quán bất tịnh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả sơ thiền, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có sơ thiền, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả sơ thiền, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả từ vô lượng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bi, hỷ, xả vô lượng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có từ vô lượng, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có bi, hỷ, xả vô lượng, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả từ vô lượng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bi, hỷ, xả vô lượng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả định Không vô biên xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có định Không vô biên xứ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả định Không vô biên xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả tùy niệm Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, tùy niệmphương tiện, tùy niệm không phương tiện, tùy niệm tịch tịnh, tùy niệm hơi thở ngưng lại, vào, ra, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có sự tùy niệm Phật, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có sự tùy niệm Pháp cho đến tùy niệm hơi thở ngưng lại, vào, ra, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tùy niệm Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tùy niệm Pháp cho đến tùy niệm hơi thở ngưng lại, vào, ra, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả tưởng vô thường, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng vô thường khổ, tưởng vô ngã khổ, tưởng bất tịnh, tưởng chán ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng ưa thích, tưởng chết, tưởng đoạn, tưởng ly, tưởng diệt, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có tưởng vô thường, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tưởng khổ vô thường cho đến tưởng diệt, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tưởng vô thường, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng khổ vô thường cho đến tưởng diệt, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả tưởng ngã, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng hữu tình, tưởng dòng sinh mạnh, tưởng khả năng sanh khởi, tưởng khả năng dưỡng dục, tưởng sự trưởng thành, tưởng chủ thể luân hồi, tưởng ý sanh, tưởng nho đồng, tưởng khả năng làm việc, tưởng khả năng thọ quả báo, tưởng khả năng khiến người thọ quả báo, tưởng cái biết, tưởng khả năng khiến người biết, tưởng cái thấy, tưởng khả năng khiến người thấy, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có tưởng ngã, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tưởng hữu tình cho đến tưởng khả năng khiến người thấy, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tưởng ngã, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng hữu tình cho đến tưởng khiến người thấy, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả tưởng thường, chẳng phải thường, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng lạc, chẳng phải lạc, tưởng ngã, chẳng phải ngã, tưởng tịnh, chẳng phải tịnh tưởng viễn ly, chẳng phải viễn ly, tưởng tịch tịnh, chẳng phải tịch tịnh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có tưởng thường, chẳng phải thường, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tưởng lạc, chẳng phải lạc cho đến tưởng tịch tịnh, chẳng phải tịch tịnh, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tưởng thường, chẳng phải thường, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tưởng lạc, chẳng phải lạc cho đến tưởng tịch tịnh, chẳng phải tịch tịnh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả bốn niệm trụ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có bốn niệm trụ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả bốn niệm trụ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả pháp môn giải thoát không, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có pháp môn giải thoát không, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả pháp môn giải thoát không, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả tám giải thoát, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có tám giải thoát, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tám giải thoát, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả Tam-ma-địa có tầm có từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả Tam-ma-địa không tầm chỉ có từ, Tam-ma-địa không tầm không từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có Tam-ma-địa có tầm có từ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có Tam-ma-địa không tầm chỉ có từ, Tam-ma-địa không tầm không từ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả Tam-ma-địa có tầm có từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả Tam-ma-địa không tầm chỉ có từ, Tam-ma-địa không tầm không từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả Thánh đế khổ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có Thánh đế khổ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có Thánh đế tập, diệt, đạo, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả Thánh đế khổ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả khổ trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, pháp trí, loại trí, thế tục trí, Tha tâm trí, như thật trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có khổ trí, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tập trí cho đến như thật trí, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả khổ trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tập trí cho đến như thật trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả bố thí Ba-la-mật-đa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có bố thí Ba-la-mật-đa, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả bố thí Ba-la-mật-đa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả pháp không nội, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có pháp không nội, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả pháp không nội, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả bậc Cực hỷ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có bậc Cực hỷ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả bậc Cực hỷ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả năm loại mắt, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả sáu phép thần thông, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có năm loại mắt, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có sáu phép thần thông, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả năm loại mắt, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả sáu phép thần thông, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả mười lực Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có mười lực Phật, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả mười lực Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả đại từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả đại bi, đại hỷ, đại xả, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có đại từ, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có đại bi, đại hỷ, đại xả, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả đại từ, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả đại bi, đại hỷ, đại xả, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả pháp không quên mất, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tánh luôn luôn xả, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có pháp không quên mất, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tánh luôn luôn xả, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả pháp không quên mất, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tánh luôn luôn xả, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có tất cả pháp môn Tam-ma-địa, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tất cả pháp môn Đà-la-ni, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả trí nhất thiết, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có trí nhất thiết, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả trí nhất thiết, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả quả Dự lưu, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy: Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có quả Dự lưu, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả quả Dự lưu, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có tất cả hạnh Đại Bồ-tát, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả tất cả hạnh Đại Bồ-tát, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả trí nhất thiết trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có trí nhất thiết trí, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có tất cả tập khí phiền não tương tục và nghĩ có sự vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí phiền não tương tục, có xả sự tu này thì chẳng phải tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả trí nhất thiết trí, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả sự đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu xả cảnh giới hữu vi, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả cảnh giới vô vi, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nếu nghĩ có cảnh giới hữu vi, có xả sự tu này thì chẳng phải là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu nghĩ có cảnh giới vô vi, có xả sự tu này thì chẳng phải là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chẳng phải có tưởng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát tu xả cảnh giới hữu vi, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tu xả cảnh giới vô vi, cũng xả sự tu này là tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng nếu tu bố thí cho đến Bát-nhã, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng nếu tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng nếu an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng nếu an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật an trụ Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu thù thắng bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu thù thắng bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu năm loại mắt, sáu phép thần thông. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu năm loại mắt, sáu phép thần thông!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả!

Này Thiện Hiện! Kẻ trụ vào hữu tưởng, nhất định chẳng có thể tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì kẻ trụ vào hữu tưởng, chắc chắn sẽ chấp có ngã và ngã sở; do sự chấp này mà trước vào nhị biên; vì trước vào nhị biên nên chẳng giải thoát sanh tử, không đạo, không Niết-bàn thì làm thế nào có thể như thật tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng!

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Cái gì là hữu, cái gì chẳng phải là hữu?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nhị là hữu, bất nhị chẳng phải hữu.

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là nhị, thế nào là bất nhị?

- Này Thiện Hiện! Tưởng sắc là nhị, tưởng sắc khôngbất nhị; tưởng thọ, tưởng, hành, thức là nhị, tưởng thọ, tưởng, hành, thức không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng nhãn xứ là nhị, tưởng nhãn xứ không là bất nhị; tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là nhị, tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng sắc xứ là nhị, tưởng sắc xứ không là bất nhị; tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là nhị, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng nhãn giới là nhị, tưởng nhãn giới không là bất nhị; tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là nhị, tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng sắc giới là nhị, tưởng sắc giới không là bất nhị; tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là nhị, tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng nhãn thức giới là nhị, tưởng nhãn thức giới không là bất nhị; tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là nhị, tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới khôngbất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng nhãn xúc là nhị, tưởng nhãn xúc không là bất nhị; tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là nhị, tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là nhị, tưởng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không là bất nhị; tưởng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là nhị, tưởng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng địa giới là nhị, tưởng địa giới không là bất nhị; tưởng thủy, hỏa, phong, không, thức giới là nhị, tưởng thủy, hỏa, phong, không, thức giới không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng Nhân duyên là nhị, tưởng Nhân duyên không là bất nhị; tưởng Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên là nhị, tưởng Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng vô minh là nhị, tưởng vô minh không là bất nhị; tưởng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là nhị, tưởng hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng bố thí Ba-la-mật-đa là nhị, tưởng bố thí Ba-la-mật-đa không là bất nhị; tưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là nhị, tưởng tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng pháp không nội là nhị, tưởng pháp không nội khôngbất nhị; tưởng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là nhị, tưởng pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh khôngbất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng bốn niệm trụ là nhị, tưởng bốn niệm trụ không là bất nhị; tưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là nhị, tưởng bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng Thánh đế khổ là nhị, tưởng Thánh đế khổ khôngbất nhị; tưởng Thánh đế tập, diệt, đạo là nhị, tưởng Thánh đế tập, diệt, đạo không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng bốn tịnh lự là nhị, tưởng bốn tịnh lự không là bất nhị; tưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc là nhị, tưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng tám giải thoát là nhị, tưởng tám giải thoát không là bất nhị; tưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là nhị, tưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng tất cả pháp môn Tam-ma-địa là nhị, tưởng tất cả pháp môn Tam-ma-địa không là bất nhị; tưởng tất cả pháp môn Đà-la-ni là nhị, tưởng tất cả pháp môn Đà-la-ni không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng pháp môn giải thoát không là nhị, tưởng pháp môn giải thoát không khôngbất nhị; tưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là nhị, tưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng bậc Cực hỷ là nhị, tưởng bậc Cực hỷ không là bất nhị; tưởng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân là nhị, tưởng bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng năm loại mắt là nhị, tưởng năm loại mắt không là bất nhị; tưởng sáu phép thần thông là nhị, tưởng sáu phép thần thông không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng mười lực Phật là nhị, tưởng mười lực Phật không là bất nhị; tưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là nhị, tưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng đại từ là nhị, tưởng đại từ không là bất nhị; tưởng đại bi, đại hỷ, đại xả là nhị, tưởng đại bi, đại hỷ, đại xả không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng pháp không quên mất là nhị, tưởng pháp không quên mất không là bất nhị; tưởng tánh luôn luôn xả là nhị, tưởng tánh luôn luôn xả không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng trí nhất thiết là nhị, tưởng trí nhất thiết khôngbất nhị; tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là nhị, tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng khôngbất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng Dự lưu là nhị, tưởng Dự lưu không là bất nhị; tưởng Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác là nhị, tưởng Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng quả Dự lưu là nhị, tưởng quả Dự lưu không là bất nhị; tưởng quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác là nhị, tưởng quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng Đại Bồ-tát là nhị, tưởng Đại Bồ-tát không là bất nhị; tưởng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là nhị, tưởng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng hạnh Đại Bồ-tát là nhị, tưởng hạnh Đại Bồ-tát không là bất nhị; tưởng quả vị giác ngộ cao tột là nhị, tưởng quả vị giác ngộ cao tột không là bất nhị.

Này Thiện Hiện! Tưởng cảnh giới hữu vi là nhị, tưởng cảnh giới hữu vi khôngbất nhị; tưởng cảnh giới vô vi là nhị, tưởng cảnh giới vô vi khôngbất nhị.

Này Thiện Hiện! Cho đến tất cả tưởng đều là nhị; cho đến tất cả nhị là hữu; cho đến tất cả hữu đều là sanh, tử; hễ có sanh, tử thì chẳng có thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

Này Thiện Hiện! Các tưởng không đều là vô nhị, các cái vô nhị đều là phi hữu, các cái phi hữu đều vô sanh tử, cái vô sanh tử thì có thể giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

 

Quyển Thứ 371
HẾT

07

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, nên biết tất cả người có tưởng nhị, nhất định không bố thí Ba-la-mật-đa, cũng không tịnh giới Ba-la-mật-đa, cũng không an nhẫn Ba-la-mật-đa, cũng không tinh tấn Ba-la-mật-đa, cũng không tịnh lự Ba-la-mật-đa, cũng không Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không đạo, không quả, cũng không hiện quán; cho đến thuận nhẫn họ còn chẳng có huống là có sự biết khắp sắc, huống là có sự biết khắp thọ, tưởng, hành, thức; huống là có sự biết khắp nhãn xứ, huống là có sự biết khắp nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; huống là có sự biết khắp sắc xứ, huống là có sự biết khắp thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; huống là có sự biết khắp nhãn giới, huống là có sự biết khắp nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; huống là có sự biết khắp sắc giới, huống là có sự biết khắp thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; huống là có sự biết khắp nhãn thức giới, huống là có sự biết khắp nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, thức giới; huống là có sự biết khắp nhãn xúc, huống là có sự biết khắp nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; huống là có sự biết khắp các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, huống là có sự biết khắp các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; huống là có sự biết khắp địa giới, huống là có sự biết khắp thủy, hỏa, phong, không, thức giới; huống là có sự biết khắp Nhân duyên, huống là có sự biết khắp Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên; huống là có sự biết khắp vô minh, huống là có sự biết khắp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; huống là có sự biết khắp bố thí Ba-la-mật-đa, huống là có sự biết khắp tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; huống là có sự biết khắp pháp không nội, huống là có sự biết khắp pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; huống là có sự biết khắp bốn niệm trụ, huống là có sự biết khắp bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; huống là có sự biết khắp Thánh đế khổ, huống là có sự biết khắp Thánh đế tập, diệt, đạo; huống là có sự biết khắp bốn tịnh lự, huống là có sự biết khắp bốn vô lượng, bốn định vô sắc; huống là có sự biết khắp tám giải thoát, huống là có sự biết khắp tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; huống là có sự biết khắp tất cả pháp môn Tam-ma-địa, huống là có sự biết khắp tất cả pháp môn Đà-la-ni; huống là có sự biết khắp pháp môn giải thoát không, huống là có sự biết khắp pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; huống là có sự biết khắp bậc Cực hỷ, huống là có sự biết khắp bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; huống là có sự biết khắp năm loại mắt, huống là có sự biết khắp sáu phép thần thông; huống là có sự biết khắp mười lực Phật, huống là có sự biết khắp bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; huống là có sự biết khắp đại từ, huống là có sự biết khắp đại bi, đại hỷ, đại xả; huống là có sự biết khắp pháp không quên mất, huống là có sự biết khắp tánh luôn luôn xả; huống là có sự biết khắp trí nhất thiết, huống là có sự biết khắp trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; huống là có sự biết khắp quả Dự lưu, huống là có sự biết khắp quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; huống là có sự biết khắp tất cả hạnh đại Bồ-tát, huống là có sự biết khắp quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Họ còn chẳng có thể tu các Thánh đạo huống là đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; huống là lại có thể đắc trí nhất thiết trí và có thể đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục.

 
LXV. PHẨM TAM TIỆM THỨ

01

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Người trụ hữu tưởng, nếu không thuận nhẫn, không đạo, không quả cũng không hiện quán thì người trụ vô tưởng đâu có thuận nhẫn, hoặc ở bậc tịnh quán, hoặc bậc chủng tánh, hoặc bậc Đệ bát, hoặc bậc Kiến, hoặc bậc Bạc, hoặc bậc Ly dục, hoặc bậc Dĩ biện, hoặc bậc Độc giác, hoặc bậc Bồ-tát, hoặc bậc Như Lai, hoặc tu Thánh đạo; do tu Thánh đạo mới đoạn các phiền não, hoặc tương ưng với Thanh văn, hoặc tương ưng với Độc giác. Vì bị phiền não này ngăn che nên các Đại Bồ-tát đâu có thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Nếu chẳng có thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì đâu có thể chứng đắc trí nhất thiết tướng. Nếu chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết tướng thì đâu có thể đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục?

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp hoàn toàn không có sở hữu thì không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh; các pháp như thế đã hoàn toàn không sanh thì đâu có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Người trụ vô tưởng cũng không thuận nhẫn, không ở bậc tịnh quán, không ở bậc chủng tánh, không ở bậc Đệ bát, không ở bậc Kiến, không ở bậc Bạc, không ở bậc Ly dục, không ở bậc Dĩ biện, không ở bậc Độc giác, không ở bậc Bồ-tát, không ở bậc Như Lai, không tu Thánh đạo; do tu Thánh đạo mới đoạn các phiền não, hoặc tương ưng với Thanh văn, hoặc tương ưng với Độc giác. Vì bị phiền não này ngăn che nên các Đại Bồ-tát chẳng có thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Nếu chẳng có thể nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết tướng. Nếu chẳng có thể chứng đắc trí nhất thiết tướng thì đâu có thể đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục.

- Này Thiện Hiện! Nếu tất cả pháp hoàn toàn không có sở hữu thì không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh. Các pháp như thế đã hoàn toàn không sanh thì làm sao có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có phải có tưởng hữu, có tưởng vô chăng; có phải có tưởng sắc, có tưởng thọ, tưởng, hành, thức chăng? Có phải có tưởng nhãn xứ, có tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chăng? Có phải có tưởng sắc xứ, có tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chăng? Có phải có tưởng nhãn giới, có tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chăng? Có phải có tưởng sắc giới, có tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chăng? Có phải có tưởng nhãn thức giới, có tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chăng? Có phải có tưởng nhãn xúc, có tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chăng? Có phải có tưởng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có tưởng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chăng? Có phải có tưởng địa giới, có tưởng thủy, hỏa, phong, không, thức giới chăng? Có phải có tưởng Nhân duyên, có tưởng Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên chăng? Có phải có tưởng tham, có tưởng sân, si chăng? Có phải có tưởng vô minh, có tưởng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chăng? Có phải có tưởng bố thí Ba-la-mật-đa, có tưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chăng? Có phải có tưởng pháp không nội, có tưởng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chăng? Có phải có tưởng bốn niệm trụ, có tưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chăng? Có phải có tưởng Thánh đế khổ, có tưởng Thánh đế tập, diệt, đạo chăng? Có phải có tưởng bốn tịnh lự, có tưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc chăng? Có phải có tưởng tám giải thoát, có tưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chăng? Có phải có tưởng pháp môn Tam-ma-địa, có tưởng pháp môn Đà-la-ni chăng? Có phải có tưởng pháp môn giải thoát không, có tưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chăng? Có phải có tưởng bậc Cực hỷ, có tưởng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chăng? Có phải có tưởng năm loại mắt, có tưởng sáu phép thần thông chăng? Có phải có tưởng mười lực Phật, có tưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chăng? Có phải có tưởng đại từ, có tưởng đại bi, đại hỷ, đại xả chăng? Có phải có tưởng pháp không quên mất, có tưởng tánh luôn luôn xả chăng? Có phải có tưởng trí nhất thiết, có tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chăng? Có phải có tưởng quả Dự lưu, có tưởng quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác chăng? Có phải có tưởng hạnh Đại Bồ-tát, có tưởng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chăng? Có phải có tưởng trí nhất thiết trí chăng? Có phải có tưởng đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục chăng? Có phải có tưởng sắc, có tưởng đoạn sắc chăng? Có phải có tưởng thọ, tưởng, hành, thức, có tưởng đoạn thọ, tưởng, hành, thức chăng? Có phải có tưởng nhãn xứ, có tưởng đoạn nhãn xứ chăng? Có phải có tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, có tưởng đoạn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chăng? Có phải có tưởng sắc xứ, có tưởng đoạn sắc xứ chăng? Có phải có tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, có tưởng đoạn thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chăng? Có phải có tưởng nhãn giới, có tưởng đoạn nhãn giới chăng? Có phải có tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, có tưởng đoạn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chăng? Có phải có tưởng sắc giới, có tưởng đoạn sắc giới chăng? Có phải có tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, có tưởng đoạn thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chăng? Có phải có tưởng nhãn thức giới, có tưởng đoạn nhãn thức giới chăng? Có phải có tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, có tưởng đoạn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chăng? Có phải có tưởng nhãn xúc, có tưởng đoạn nhãn xúc chăng? Có phải có tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, có tưởng đoạn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chăng? Có phải có tưởng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, có tưởng đoạn các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chăng? Có phải có tưởng các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, có tưởng đoạn các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chăng? Có phải có tưởng địa giới, có tưởng đoạn địa giới chăng? Có phải có tưởng thủy, hỏa, phong, không, thức giới, có tưởng đoạn thủy, hỏa, phong, không, thức giới chăng? Có phải có tưởng Nhân duyên, có tưởng đoạn Nhân duyên chăng? Có phải có tưởng Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên, có tưởng đoạn Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên chăng? Có phải có tưởng tham, có tưởng đoạn tham chăng? Có phải có tưởng sân, si, có tưởng đoạn sân, si chăng? Có phải có tưởng vô minh, có tưởng đoạn vô minh chăng? Có phải có tưởng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, có tưởng đoạn hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chăng? Có phải có tưởng bố thí Ba-la-mật-đa, có tưởng đoạn bố thí Ba-la-mật-đa chăng? Có phải có tưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có tưởng đoạn tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chăng? Có phải có tưởng pháp không nội, có tưởng đoạn pháp không nội chăng? Có phải có tưởng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, có tưởng đoạn pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chăng? Có phải có tưởng bốn niệm trụ, có tưởng đoạn bốn niệm trụ chăng? Có phải có tưởng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, có tưởng đoạn bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chăng? Có phải có tưởng Thánh đế khổ, có tưởng đoạn Thánh đế khổ chăng? Có phải có tưởng Thánh đế tập, diệt, đạo, có tưởng đoạn Thánh đế tập, diệt, đạo chăng? Có phải có tưởng bốn tịnh lự, có tưởng đoạn bốn tịnh lự chăng? Có phải có tưởng bốn vô lượng, bốn định vô sắc, có tưởng đoạn bốn vô lượng, bốn định vô sắc chăng? Có phải có tưởng tám giải thoát, có tưởng đoạn tám giải thoát chăng? Có phải có tưởng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, có tưởng đoạn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chăng? Có phải có tưởng pháp môn Tam-ma-địa, có tưởng đoạn pháp môn Tam-ma-địa chăng? Có phải có tưởng pháp môn Đà-la-ni, có tưởng đoạn pháp môn Đà-la-ni chăng? Có phải có tưởng pháp môn giải thoát không, có tưởng đoạn pháp môn giải thoát không chăng? Có phải có tưởng pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, có tưởng đoạn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chăng? Có phải có tưởng bậc Cực hỷ, có tưởng đoạn bậc Cực hỷ chăng? Có phải có tưởng bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, có tưởng đoạn bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chăng? Có phải có tưởng năm loại mắt, có tưởng đoạn năm loại mắt chăng? Có phải có tưởng sáu phép thần thông, có tưởng đoạn sáu phép thần thông chăng? Có phải có tưởng mười lực Phật, có tưởng đoạn mười lực Phật chăng? Có phải có tưởng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, có tưởng đoạn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chăng? Có phải có tưởng đại từ, có tưởng đoạn đại từ chăng? Có phải có tưởng đại bi, đại hỷ, đại xả, có tưởng đoạn đại bi, đại hỷ, đại xả chăng? Có phải có tưởng pháp không quên mất, có tưởng đoạn pháp không quên mất chăng? Có phải có tưởng tánh luôn luôn xả, có tưởng đoạn tánh luôn luôn xả chăng? Có phải có tưởng trí nhất thiết, có tưởng đoạn trí nhất thiết chăng? Có phải có tưởng trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, có tưởng đoạn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chăng? Có phải có tưởng quả Dự lưu, có tưởng đoạn quả Dự lưu chăng? Có phải có tưởng quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, có tưởng đoạn quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác chăng? Có phải có tưởng hạnh Đại Bồ-tát, có tưởng đoạn hạnh Đại Bồ-tát chăng? Có phải có tưởng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, có tưởng đoạn quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chăng? Có phải có tưởng trí nhất thiết trí, có tưởng đoạn trí nhất thiết trí chăng? Có phải có tưởng sở đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục, có tưởng đoạn sở đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục chăng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, đối với tất cả pháp đều không tưởng hữu, cũng không tưởng vô. Này Thiện Hiện! Nếu không tưởng hữu cũng không tưởng vô thì nên biết tức là Bồ-tát thuận nhẫn; nếu không tưởng hữu, cũng không tưởng vô tức là tu đạo; nếu không tưởng hữu, cũng không tưởng vô tức là đắc quả.

Này Thiện Hiện! Nên biết, vô tánh tức là đạo Đại Bồ-tát, vô tánh tức là hiện quán của đạo Bồ-tát.

Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, nên biết tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh thì vì sao Như Lai đối với tất cả pháp vô tánh làm tánh hiện Đẳng Chánh Giác? Hiện Đẳng Chánh Giác rồi, đối với tất cả pháp và các cảnh giới đều được tự tại?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh. Ta xưa khi tu học đạo Bồ-tát, không điên đảo tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lìa dục, pháp ác bất thiện, có tầm có từ; ly sanh hỷ lạc, nhập sơ thiền và an trụ trọn vẹn; tầm từ tịch tịnh, trong tâm bình đẳng thanh tịnh, tâm tánh chuyên nhất, không tầm không từ, định sanh hỷ lạc, nhập đệ nhị thiền, an trụ trọn vẹn; ly hỷ trụ xả, chánh niệm chánh tri thân thọ lạc, bậc Thánh dạy nên xả, nhập đệ tam thiền và an trụ trọn vẹn; trước phải đoạn lạc, đoạn khổ, mừng lo tan biến, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, nhập đệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn. Khi ấy, Ta đối với các tịnh lự và chi tịnh lự, tuy khéo thủ tướng nhưng không chấp trước; đối với các tịnh lự và chi tịnh lự hoàn toàn không mê đắm, đối với các tịnh lự và chi tịnh lự hoàn toàn không sở đắc. Khi ấy, đối với các tịnh lự, Ta dùng hành tướng thanh tịnh, vô phân biệt, an trụ trọn vẹn. Khi ấy, đối với các tịnh lự và chi tịnh lự, Ta thuần thục rồi, khiến tâm phát khởi thần cảnh trí chứng thông, cũng khiến tâm phát khởi thiên nhĩ trí chứng thông, cũng khiến tâm phát khởi tha tâm trí chứng thông, cũng khiến tâm phát khởi túc trụ tùy niệm trí chứng thông, cũng khiến tâm phát khởi thiên nhãn trí chứng thông. Khi ấy, đối với các trí chứng thông đã phát khởi, Ta tuy khéo thủ tướng nhưng không chấp trước, đối với các trí chứng thông đã phát khởi, hoàn toàn không mê đắm; đối với các trí chứng thông đã phát khởi hoàn toàn không sở đắc. Khi ấy, đối với các trí chứng thông đã phát khởi, Ta dùng cái thấy như hư không, vô phân biệt, an trụ trọn vẹn.

Này Thiện Hiện! Khi ấy, Ta dùng diệu tuệ, tương ưng một sát na, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, nghĩa là hiện Đẳng Giác: Đây là Thánh đế khổ, đây là Thánh đế tập, đây là Thánh đế diệt, đây là Thánh đế đạo, hoàn toàn không sở hữu, thành tựu mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mười tám pháp Phật bất cộng v.v… vô biên công đức, an lập ba nhóm hữu tình sai biệt, tùy theo căn cơ của họ mà phương tiện dạy bảo dẫn dắt, khiến đạt được lợi ích an lạc thù thắng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Làm sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có thể dùng vô tánh làm tự tánh phát khởi bốn tịnh lự, có thể dùng vô tánh làm tự tánh phát khởi năm phép thần thông, có thể dùng vô tánh làm tự tánh chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, có thể dùng vô tánh làm tự tánh an lập hữu tình thành ba nhóm, xong, tùy theo căn cơ của họ mà phương tiện dạy bảo dẫn dắt, khiến đạt được lợi ích an lạc thù thắng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu các pháp dục ác bất thiện có chút tự tánh, hoặc tha tánh làm tự tán thì khi xưa, Ta tu hành hạnh Bồ-tát, chẳng nên thông đạt tất cả pháp dục ác bất thiện đều lấy vô tánh làm tự tánh, xong, có thể nhập sơ thiền và an trụ trọn vẹn, có thể nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn. Vì các pháp dục ác bất thiện không có tự tánh, tha tánh, chỉ lấy vô tánh làm tự tánh nên khi xưa, Ta tu hành hạnh Bồ-tát, thông đạt các pháp dục ác bất thiện, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, có thể xa lìa các pháp dục ác bất thiện, có tầm có từ, ly sanh hỷ lạc, nhập sơ thiền, an trụ trọn vẹn; tầm từ tịch tịnh, trong tâm thanh tịnh bình đẳng, tâm tánh chuyên nhất, không tầm không từ, định sanh hỷ lạc, nhập đệ nhị thiền, an trụ trọn vẹn; ly hỷ trụ xả, chánh niệm chánh tri, thân thọ lạc, Phật dạy nên xả, nhập đệ tam thiền, an trụ trọn vẹn; đoạn lạc đoạn khổ, mừng lo tan biến, chẳng khổ chẳng lạc, xả niệm thanh tịnh, nhập đệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn.

Này Thiện Hiện! Nếu các thần thông có chút tự tánh hoặc tha tánh làm tự tánh thì khi xưa Ta tu hành hạnh Bồ-tát chẳng nên thông đạt tất cả thần thông, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, phát khởi các loại thần thông tự tại. Vì các thần thông không có tự tánh, tha tánh, chỉ lấy vô tánh làm tự tánh nên khi xưa Ta tu hành hạnh Bồ-tát, thông đạt thần thông, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, có thể khiến tâm phát khởi thần cảnh trí chứng thông, cũng khiến tâm phát khởi thiên nhĩ, tha tâm, túc trụ, tùy niệm, thiên nhãn trí chứng thông, đối với các cảnh giới, tự tại vô ngại.

Này Thiện Hiện! Nếu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật có chút tự tánh hoặc tha tánh làm tự tánh thì, khi xưa Ta tu hành hạnh Bồ-tát chẳng nên thông đạt quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không có tự tánh, tha tánh, chỉ lấy vô tánh làm tự tánh nên khi xưa Ta tu hành hạnh Bồ-tát thông đạt quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, có thể dùng diệu tuệ, tương ưng một niệm, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, như thật giác tri Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo hoàn toàn không sở hữu, thành tựu mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, vô biên công đức.

Này Thiện Hiện! Nếu các hữu tình có chút tự tánh hoặc tha tánh làm tự tánh thì khi Ta thành Phật rồi, chẳng nên thông đạt tất cả hữu tình đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, an lập ba nhóm hữu tình sai biệt. Vì các hữu tình không có tự tánh, tha tánh, chỉ lấy vô tánh làm tự tánh nên Ta sau khi thành Phật, thông đạt hữu tình, đều lấy vô tánh làm tự tánh rồi, có thể an lập ba nhóm hữu tình sai biệt, tùy theo căn cơ của họ mà phương tiện dạy bảo, dẫn dắt, khiến đạt được lợi ích an lạc thù thắng.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nương vào pháp vô tánh làm tự tánh, khởi bốn tịnh lự, phát năm thần thông, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, an lập ba nhóm hữu tình sai biệt, tùy theo căn cơ của họ mà phương tiện dạy bảo, dẫn dắt, khiến đạt được lợi ích an lạc thù thắng thì tại sao Đại Bồ-tát đối với pháp vô tánh làm tự tánhviệc làm theo thứ bậc, việc học theo thứ bậc, việc hành theo thứ bậc; do việc làm theo thứ bậc, việc học theo thứ bậc, việc hành theo thứ bậc này mà chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát lúc ban đầu, được nghe từ Phật, hoặc được nghe từ Đại Bồ-tát đã nhiều lần cúng dường chư Phật, hoặc được nghe từ Độc giác, hoặc được nghe từ A-la-hán, hoặc được nghe từ Bất hoàn, hoặc được nghe từ, Nhất lai, hoặc được nghe từ Dự lưu rằng chư Phật Thế Tôn lấy vô tánh làm tự tánh, cứu cánh chứng đắc pháp lấy vô tánh làm tự tánh, nên gọi là Phật, Thế Tôn; các Đại Bồ-tát cũng lấy vô tánh làm tự tánh, lần lượt chứng đắc pháp, lấy vô tánh làm tự tánh nên gọi là Đại Bồ-tát; tất cả Độc giác cũng lấy vô tánh làm tự tánh, lần lượt chứng đắc pháp, lấy vô tánh làm tự tánh nên gọi là Độc giác; các A-la-hán cũng lấy vô tánh làm tự tánh lần lượt chứng đắc pháp, lấy vô tánh làm tự tánh nên gọi là A-la-hán; tất cả Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu cũng lấy vô tánh làm tự tánh, lần lượt chứng đắc pháp, lấy vô tánh làm tự tánh nên gọi là Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu; các bậc hiền thiện cũng lấy vô tánh làm tự tánh, quyết định tin hiểu pháp, lấy vô tánh làm tự tánh nên gọi là bậc hiền thiện; các hữu tình khác, tất cả hành, tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, cho đến không có lượng nhỏ nào hoặc hành, hoặc pháp như đầu sợi lông, thật có tự tánh để có thể nắm bắt được. Đại Bồ-tát ấy nghe việc này rồi, nghĩ thế này: Nếu tất cả hữu tình, tất cả hành, tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, chứng đắc, tin hiểu pháp lấy vô tánh làm tự tánh mà gọi là Phật, Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, bậc hiền thiện thì Ta đối với quả vị giác ngộ cao tột hoặc sẽ chứng đắc, hoặc chẳng chứng đắc; tất cả hữu tình, tất cả hành, tất cả pháp thường lấy vô tánh làm tự tánh nên Ta nhất định phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột; đắc Bồ-đề rồi, nếu các hữu tình có người hành hữu tưởng thì dùng phương tiện an lập, khiến trụ vô tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy đã tư duy rồi, pháp tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, vì cứu độ khắp các hữu tình nên làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc; giống như các Đại Bồ-tát đời quá khứ đã phát tâm hướng đến quả vị giác ngộ cao tột, trước hết làm việc tu học, hành trì theo thứ bậc nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; Đại Bồ-tát ấy cũng lại như vậy, trước hết nên tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, kế đến nên tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, kế đến nên tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, kế đến nên tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, kế đến nên tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, sau cùng nên tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, nên tự hành bố thí Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người hành bố thí Ba-la-mật-đa, khen ngợi chỉ rõ công đức bố thí Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành bố thí Ba-la-mật-đa. Do nhân duyên này, bố thí viên mãn, sanh vào cõi trời người, được tài lộc lớn, thường hành bố thí, xa lìa tâm xan lẫn, tùy theo các hữu tình, cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần y phục cho y phục, cần xe cho xe, cần hương hoa cho hương hoa, cần anh lạc cho anh lạc, cần phòng xá cho phòng xá, cần đồ nằm cho đồ nằm, cần đèn đuốc cho đèn đuốc, cần của báu cho của báu, cần tôi tớ cho tôi tớ, tùy theo nhu cầu về các đồ dùng khác đều cho đủ hết. Đại Bồ-tát ấy do bố thí nên thọ trì giới uẩn, được sanh vào cõi trời, người rất được tôn quí. Do thí, giới nên được định uẩn; do thí, giới, định nên được tuệ uẩn; do thí, giới, định, tuệ nên được giải thoát uẩn; do thí, giới, định, tuệ, giải thoát nên lại được giải thoát tri kiến uẩn; do thí, giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến uẩn viên mãn nên vượt qua các bậc Thanh vănĐộc giác, hướng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, mới có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình được viên mãn rồi, mới có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột rồi, mới có thể chuyển bánh xe chánh pháp; do chuyển bánh xe chánh pháp nên an lập hữu tình ở pháp ba thừa; hữu tình an trụ ở pháp ba thừa rồi giải thoát sanh tử, chứng đắc Niết-bàn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do bố thí nên tuy có thể làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, nhưng quán tất cả hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, nên tự hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, khen ngợi chỉ rõ công đức tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Do nhân duyên này, Đại Bồ-tát ấy được giới uẩn thanh tịnh, sanh vào cõi trời người, rất được tôn quí, cho người bần cùng các thứ của cải đã bố thí rồi, an trụ giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn. Do giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến uẩn thanh tịnh nên vượt qua các bậc Thanh vănĐộc giác, hướng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, mới có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình được viên mãn rồi, mới có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột rồi, mới có thể chuyển bánh xe chánh pháp; do chuyển bánh xe chánh pháp nên an lập hữu tình ở pháp ba thừa; hữu tình an trụ ở pháp ba thừa rồi, giải thoát sanh tử, chứng đắc Niết-bàn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do tịnh giới nên tuy có thể làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, nhưng quán tất cả hoàn toàn chẳng có thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa nên tự hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, khen ngợi chỉ rõ công đức an nhẫn Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy khi hành an nhẫn thường dùng tài vật bố thí cho các hữu tình, khiến đều đầy đủ; đã bố thí rồi, an trụ giới uẩn, an trụ an nhẫn, an trụ định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn. Do giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến uẩn thanh tịnh nên vượt qua các bậc Thanh vănĐộc giác, hướng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, mới có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình được viên mãn rồi, mới có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột rồi, mới có thể chuyển bánh xe chánh pháp; do chuyển bánh xe chánh pháp nên an lập hữu tình ở pháp ba thừa; hữu tình an trụ ở pháp ba thừa rồi giải thoát sanh tử, chứng đắc Niết-bàn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do an nhẫn nên tuy có thể làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, nhưng quán tất cả hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa nên tự đối với các thiện pháp, phát khởi chuyên cần tinh tấn Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người đối với các thiện pháp, phát khởi sự chuyên cần tinh tấn Ba-la-mật-đa, khen ngợi chỉ rõ công đức đối với các thiện pháp, phát khởi sự chuyên cần tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người đối với các thiện pháp, phát khởi sự chuyên cần tinh tấn Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy khi hành tinh tấn thường dùng tài vật bố thí cho các hữu tình khiến được đầy đủ; đã bố thí rồi, an trụ giới uẩn, an trụ an nhẫn, an trụ tinh tấn, an trụ định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn. Do giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến uẩn thanh tịnh nên vượt qua các bậc Thanh vănĐộc giác, hướng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, mới có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình được viên mãn rồi, mới có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột rồi, mới có thể chuyển bánh xe chánh pháp; do chuyển bánh xe chánh pháp nên an lập hữu tình ở pháp ba thừa; hữu tình an trụ ở pháp ba thừa rồi giải thoát sanh tử, chứng đắc Niết-bàn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do tinh tấn nên tuy có thể làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, nhưng quán tất cả hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa nên tự nhập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng khuyên người khác nhập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, khen ngợi chỉ rõ công đức việc nhập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoan hỷ khen ngợi người nhập bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Đại Bồ-tát ấy an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, thường lấy tài vật bố thí cho các hữu tình, khiến đều đầy đủ; đã bố thí rồi, an trụ giới uẩn, an trụ an nhẫn, an trụ tinh tấn, an trụ định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn. Do giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến uẩn thanh tịnh nên vượt qua các bậc Thanh vănĐộc giác, hướng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, mới có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình được viên mãn rồi, mới có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột rồi, mới có thể chuyển bánh xe chánh pháp; do chuyển bánh xe chánh pháp nên an lập hữu tình ở pháp ba thừa; hữu tình an trụ ở pháp ba thừa rồi giải thoát sanh tử, chứng đắc Niết-bàn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do tịnh lự nên tuy có thể làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, nhưng quán tất cả hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, bố thí cho các hữu tình các thứ tài vật, an trụ giới uẩn, an trụ an nhẫn, an trụ tinh tấn, an trụ định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, tự hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, khen ngợi chỉ rõ công đức bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoan hỷ khen ngợi người hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy do sức phương tiện thiện xảo của bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên vượt qua các bậc Thanh vănĐộc giác, hướng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, mới có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình được viên mãn rồi, mới có thể chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột; chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột rồi, mới có thể chuyển bánh xe chánh pháp; do chuyển bánh xe chánh pháp nên an lập hữu tình ở pháp ba thừa; hữu tình an trụ ở pháp ba thừa rồi giải thoát sanh tử, chứng đắc Niết-bàn.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, do Bát-nhã nên tuy có thể làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, nhưng quán tất cả hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp là không.

Này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát nương vào và tu hành sáu phép Ba-la-mật-đa, làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc, từ khi mới phát tâm dùng tác ý tương ưng trí nhất thiết trí tin hiểu các pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, trước tiên nên tu tùy niệm Phật, kế đến nên tu tùy niệm Pháp, tiếp theo nên tu tùy niệm Tăng, thứ nữa nên tu tùy niệm giới, rồi nên tu tùy niệm xả, sau cùng tu tùy niệm thiên.

Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát tu tùy niệm Phật?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên dựa vào sắc tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào thọ, tưởng, hành, thức tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sắc khôngtự tánh, thọ, tưởng, hành, thức không có tự tánh; nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì chẳng thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy thì đó là tùy niệm Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chẳng nên dựa vào ba mươi hai tướng đạitư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào thân chơn kim sắc, tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào hào quang mỗi mặt một tầm, thường có nơi thân, tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào tám mươi vẻ đẹp phụ thuộctư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì thân sắc vàng chói sáng đẹp đẽ như thế hoàn toàn không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì chẳng thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy thì đó là tùy niệm Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chẳng nên dựa vào giới uẩn mà tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn mà tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các uẩn đó đều không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì chẳng thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy thì đó là tùy niệm Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chẳng nên dựa vào năm loại mắt, sáu phép thần thôngtư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộngtư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xảtư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chẳng nên dựa vào trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các pháp như thế đều không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì chẳng thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy thì đó là tùy niệm Phật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chẳng nên dựa vào pháp duyên khởi để tư duy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì pháp duyên khởi hoàn toàn không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì chẳng thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy thì đó là tùy niệm Phật.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tu tùy niệm Phật như thế. Nếu tu tùy niệm Phật như thế thì đó là Đại Bồ-tát làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, thì có thể viên mãn bốn niệm trụ, cũng có thể viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; có thể viên mãntịnh lự, cũng có thể viên mãn đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tịnh lự; có thể viên mãn từ vô lượng, cũng có thể viên mãn bi, hỷ, xả vô lượng; có thể viên mãn định Không vô biên xứ, cũng có thể viên mãn định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ; có thể viên mãn tám giải thoát, cũng có thể viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni; có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể viên mãn pháp không nội, cũng có thể viên mãn pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; có thể viên mãn chơn như, cũng có thể viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; có thể viên mãn năm loại mắt, cũng có thể viên mãn sáu phép thần thông; có thể viên mãn mười lực Phật, cũng có thể viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; có thể viên mãn đại từ, cũng có thể viên mãn đại bi, đại hỷ, đại xả; có thể viên mãn pháp không quên mất, cũng có thể viên mãn tánh luôn luôn xả; có thể viên mãn trí nhất thiết, cũng có thể viên mãn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó có thể chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì dùng phương tiện thiện xảo lấy vô tánh làm tự tánh nên biết tất cả pháp đều không có tự tánh; trong ấy không có tưởng, cũng không không có tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên tu tùy niệm Phật như thế, nghĩa là trong đó còn không có chút nhớ nghĩ, huống là có chút nhớ nghĩ Phật!

 

Quyển Thứ 372
HẾT

02

- Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát tu tùy niệm Pháp?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng nên tư duy pháp thiện, chẳng nên tư duy pháp bất thiện, chẳng nên tư duy pháp vô ký, chẳng nên tư duy pháp thế gian, chẳng nên tư duy pháp xuất thế gian, chẳng nên tư duy pháp có ái nhiễm, chẳng nên tư duy pháp không ái nhiễm, chẳng nên tư duy pháp có tranh cãi, chẳng nên tư duy pháp không tranh cãi, chẳng nên tư duy pháp Thánh, chẳng nên tư duy pháp phi Thánh, chẳng nên tư duy pháp hữu lậu, chẳng nên tư duy pháp vô lậu, chẳng nên tư duy pháp thuộc Dục giới, chẳng nên tư duy pháp thuộc Sắc giới, chẳng nên tư duy pháp thuộc Vô sắc giới, chẳng nên tư duy pháp có đọa, chẳng nên tư duy pháp không đọa, chẳng nên tư duy pháp hữu vi, chẳng nên tư duy pháp vô vi. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các pháp như thế đều không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì chẳng thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy thì đó là tùy niệm Pháp.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tu tùy niệm pháp như thế. Nếu tu pháp tùy niệm như thế thì đó là Đại Bồ-tát làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế thì có thể viên mãn bốn niệm trụ, cũng có thể viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; có thể viên mãn bốn tịnh lự, cũng có thể viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc; có thể viên mãn tám giải thoát, cũng có thể viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni; có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể viên mãn pháp không nội, cũng có thể viên mãn pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; có thể viên mãn chơn như, cũng có thể viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; có thể viên mãn năm loại mắt, cũng có thể viên mãn sáu phép thần thông; có thể viên mãn mười lực Phật, cũng có thể viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; có thể viên mãn đại từ, cũng có thể viên mãn đại bi, đại hỷ, đại xả; có thể viên mãn pháp không quên mất, cũng có thể viên mãn tánh luôn luôn xả; có thể viên mãn trí nhất thiết, cũng có thể viên mãn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó, chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì dùng sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên biết tất cả pháp đều không có tự tánh; trong ấy không có tưởng, cũng không không có tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát tu tùy niệm Pháp như thế, nghĩa là trong đó còn không có chút nghĩ nhớ, huống là có nhớ nghĩ Pháp!

Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát tu tùy niệm Tăng?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng nghĩ thế này, chúng đệ tử Phật, đầy đủ tịnh giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn; Bổ-đặc-già-la của tứ song bát chích, tất cả đều rõ ràngvô tánh, đều lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên ấy, chẳng nên tư duy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì chúng đệ tử Phật đều không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì không thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy, thì đó là tùy niệm Tăng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tùy niệm Tăng như thế. Nếu tu tùy niệm Tăng như thế thì đó là Đại Bồ-tát làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, thì có thể viên mãn bốn niệm trụ, cũng có thể viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; có thể viên mãn bốn tịnh lự, cũng có thể viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc; có thể viên mãn tám giải thoát, cũng có thể viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni; có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể viên mãn pháp không nội, cũng có thể viên mãn pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; có thể viên mãn chơn như, cũng có thể viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; có thể viên mãn năm loại mắt, cũng có thể viên mãn sáu phép thần thông; có thể viên mãn mười lực Phật, cũng có thể viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; có thể viên mãn đại từ, cũng có thể viên mãn đại bi, đại hỷ, đại xả; có thể viên mãn pháp không quên mất, cũng có thể viên mãn tánh luôn luôn xả; có thể viên mãn trí nhất thiết, cũng có thể viên mãn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó, chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì dùng sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh, nên biết tất cả pháp đều không có tự tánh; trong đó không có tưởng, cũng không không có tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên tu tùy niệm Tăng như thế, nghĩa là trong đó còn không có một niệm nhỏ nào, huống là có niệm Tăng!

Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát tu tùy niệm giới?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, từ lúc mới phát tâm cho đến khi an tọa tòa Bồ-đề nhiệm mầu, thường trụ tịnh giới không khuyết, không hở, không tỳ vết, không nhiễm ô, không có sự chấp trước, xứng đáng thọ nhận cúng dường, được người trí khen ngợi là diệu thiện, thọ trì diệu thiện rốt ráo, tùy thuận thắng định, tư duy giới này, lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên ấy, chẳng nên tư duy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tịnh giới như thế hoàn toàn không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì không thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy, thì đó là tùy niệm giới.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tùy niệm giới như thế. Nếu tu tùy niệm giới như thế thì đó là Đại Bồ-tát làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, thì có thể viên mãn bốn niệm trụ, cũng có thể viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; có thể viên mãn bốn tịnh lự, cũng có thể viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc; có thể viên mãn tám giải thoát, cũng có thể viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni; có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể viên mãn pháp không nội, cũng có thể viên mãn pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; có thể viên mãn chơn như, cũng có thể viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; có thể viên mãn năm loại mắt, cũng có thể viên mãn sáu phép thần thông; có thể viên mãn mười lực Phật, cũng có thể viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; có thể viên mãn đại từ, cũng có thể viên mãn đại bi, đại hỷ, đại xả; có thể viên mãn pháp không quên mất, cũng có thể viên mãn tánh luôn luôn xả; có thể viên mãn trí nhất thiết, cũng có thể viên mãn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó, chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì dùng sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh, nên biết tất cả pháp đều không có tự tánh; trong đó không có tưởng, cũng không không có tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên tu tùy niệm giới như thế, nghĩa là trong đó còn không có một chút niệm, huống là có niệm giới!

Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát tu tùy niệm xả?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh, nên tu tùy niệm xả; hoặc xả tài, hoặc xả pháp, đều chẳng khởi tâm là ta cho, ta chẳng cho; ta xả, ta chẳng xả; hoặc xả chi tiết của thân phần cũng chẳng khởi tâm là ta cho, ta chẳng cho; ta xả, ta chẳng xả; cũng chẳng tư duy vật đã xả, đã cho và phước của xả cho đó. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các pháp như thế đều không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì không thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy, thì đó là tùy niệm xả.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tu tùy niệm xả như thế. Nếu tu tùy niệm xả như thế thì đó là Đại Bồ-tát làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, thì có thể viên mãn bốn niệm trụ, cũng có thể viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; có thể viên mãn bốn tịnh lự, cũng có thể viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc; có thể viên mãn tám giải thoát, cũng có thể viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni; có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể viên mãn pháp không nội, cũng có thể viên mãn pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; có thể viên mãn chơn như, cũng có thể viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; có thể viên mãn năm loại mắt, cũng có thể viên mãn sáu phép thần thông; có thể viên mãn mười lực Phật, cũng có thể viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; có thể viên mãn đại từ, cũng có thể viên mãn đại bi, đại hỷ, đại xả; có thể viên mãn pháp không quên mất, cũng có thể viên mãn tánh luôn luôn xả; có thể viên mãn trí nhất thiết, cũng có thể viên mãn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó, chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì dùng sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh, nên biết tất cả pháp đều không có tự tánh; trong đó không có tưởng, cũng không không có tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên tu tùy niệm xả như thế, nghĩa là trong đó còn không có chút niệm, huống là có niệm xả!

Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát tu tùy niệm thiên?

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên tu tùy niệm thiên, quán Dự lưu v.v… tuy sanh vào chúng trời Tứ đại vương, hoặc trời Ba mươi ba, hoặc trời Dạ-ma, hoặc trời Đổ-sử-đa, hoặc trời Lạc biến hóa, hoặc trời Tha hóa tự tại, nhưng chẳng thể nắm bắt được, chẳng nên tư duy; quán Bất hoàn v.v… tuy sanh cõi trời Sắc giới, hoặc trời Vô sắc giới, nhưng chẳng thể nắm bắt được, chẳng nên tư duy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các trời như thế đều không có tự tánh. Nếu pháp khôngtự tánh thì không có sở hữu; nếu khôngsở hữu thì không thể nhớ nghĩ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nếu không nhớ nghĩ, không tư duy, thì đó là tùy niệm thiên.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tùy niệm thiên như thế. Nếu tu tùy niệm thiên như thế thì đó là Đại Bồ-tát làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc như thế, thì có thể viên mãn bốn niệm trụ, cũng có thể viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; có thể viên mãn bốn tịnh lự, cũng có thể viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc; có thể viên mãn tám giải thoát, cũng có thể viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni; có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể viên mãn pháp không nội, cũng có thể viên mãn pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; có thể viên mãn chơn như, cũng có thể viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; có thể viên mãn năm loại mắt, cũng có thể viên mãn sáu phép thần thông; có thể viên mãn mười lực Phật, cũng có thể viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; có thể viên mãn đại từ, cũng có thể viên mãn đại bi, đại hỷ, đại xả; có thể viên mãn pháp không quên mất, cũng có thể viên mãn tánh luôn luôn xả; có thể viên mãn trí nhất thiết, cũng có thể viên mãn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó, chứng đắc trí nhất thiết trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì dùng sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh, nên biết tất cả pháp đều không có tự tánh; trong đó không có tưởng, cũng không không có tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên tu tùy niệm thiên như thế, nghĩa là trong đó còn không có một chút niệm, huống là có niệm thiên!

Này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát y cứ tu hành tùy niệm thiên, làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát tuy tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn sự làm việc theo thứ bậc, sự tu học theo thứ bậc, sự hành trì theo thứ bậc, vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh, nên học pháp không nội, nên học pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học chơn như, nên học pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học bốn niệm trụ, nên học bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học Thánh đế khổ, nên học Thánh đế tập, diệt, đạo; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học bốn tịnh lự, nên học bốn vô lượng, bốn định vô sắc; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học tám giải thoát, nên học tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học pháp môn giải thoát không, nên học pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học bố thí Ba-la-mật-đa, nên học tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo, nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học bậc Cực hỷ, nên học bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học năm loại mắt, nên học sáu phép thần thông; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học mười lực Phật, nên học bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học đại từ, nên học đại bi, đại hỷ, đại xả; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học pháp không quên mất, nên học tánh luôn luôn xả; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học trí nhất thiết, nên học trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; vì sức phương tiện lấy vô tánh làm tự tánh nên học tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nên học tất cả pháp môn Đà-la-ni.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy khi tu học đạo Bồ-tát như thế, học tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh; trong đó, còn không có một niệm nhỏ có thể nắm bắt được, huống là có niệm sắc, niệm thọ, tưởng, hành, thức; huống là có niệm nhãn xứ, niệm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; huống là có niệm sắc xứ, niệm thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; huống là có niệm nhãn giới, niệm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; huống là có niệm sắc giới, niệm thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; huống là có niệm nhãn thức giới, niệm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; huống là có niệm nhãn xúc, niệm nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; huống là có niệm các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, niệm các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; huống là có niệm địa giới, niệm thủy, hỏa, phong, không, thức giới; huống là có niệm Nhân duyên, niệm Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên; huống là có niệm vô minh, niệm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; huống là có niệm bố thí Ba-la-mật-đa, niệm tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; huống là có niệm pháp không nội, niệm pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; huống là có niệm bốn niệm trụ, niệm bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; huống là có niệm Thánh đế khổ, niệm Thánh đế tập, diệt, đạo; huống là có niệm bốn tịnh lự, niệm bốn vô lượng, bốn định vô sắc; huống là có niệm tám giải thoát, niệm tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; huống là có niệm tất cả pháp môn Tam-ma-địa, niệm tất cả pháp môn Đà-la-ni; huống là có niệm pháp môn giải thoát không, niệm pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; huống là có niệm bậc Cực hỷ, niệm bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; huống là có niệm năm loại mắt, niệm sáu phép thần thông; huống là có niệm mười lực Phật, niệm bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; huống là có niệm đại từ, niệm đại bi, đại hỷ, đại xả; huống là có niệm pháp không quên mất, niệm tánh luôn luôn xả; huống là có niệm trí nhất thiết, niệm trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; huống là có niệm quả Dự lưu , niệm quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; huống là có niệm tất cả hạnh đại Bồ-tát, niệm quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.

Các niệm và pháp sở niệm như thế, nếu có một chút thật có, thì đó là điều không có.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế tuy làm việc theo thứ bậc, tu học theo thứ bậc, hành trì theo thứ bậc, nhưng ở trong đó, có tất cả hành nghiệp tâm sở, tu học tâm sở, hành trì tâm sở đều chẳng chuyển, vì tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh thì đáng lẽ không có sắc, cũng không có thọ, tưởng, hành, thức; đáng lẽ không có nhãn xứ, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; đáng lẽ không có sắc xứ, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; đáng lẽ không có nhãn giới, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; đáng lẽ không có sắc giới, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; đáng lẽ không có nhãn thức giới, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; đáng lẽ không có nhãn xúc, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; đáng lẽ không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; đáng lẽ không có địa giới, cũng không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới; đáng lẽ không có Nhân duyên, cũng không có Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên; đáng lẽ không có vô minh, cũng không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; đáng lẽ không có bố thí Ba-la-mật-đa, cũng không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; đáng lẽ không có pháp không nội, cũng không có pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; đáng lẽ không có bốn niệm trụ, cũng không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; đáng lẽ không có Thánh đế khổ, cũng không có Thánh đế tập, diệt, đạo; đáng lẽ không có bốn tịnh lự, cũng không có bốn vô lượng, bốn định vô sắc; đáng lẽ không có tám giải thoát, cũng không có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; đáng lẽ không có tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng không có tất cả pháp môn Đà-la-ni; đáng lẽ không có pháp môn giải thoát không, cũng không có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; đáng lẽ không có bậc Cực hỷ, cũng không có bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; đáng lẽ không có năm loại mắt, cũng không có sáu phép thần thông; đáng lẽ không có mười lực Phật, cũng không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; đáng lẽ không có đại từ, cũng không có đại bi, đại hỷ, đại xả; đáng lẽ không có pháp không quên mất, cũng không có tánh luôn luôn xả; đáng lẽ không có trí nhất thiết, cũng không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; đáng lẽ không có quả Dự lưu, cũng không có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; đáng lẽ không có tất cả hạnh đại Bồ-tát, cũng không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; đáng lẽ không có Phật, cũng không có Pháp, Tăng; đáng lẽ không có đạo, cũng không có quả; đáng lẽ không có tạp nhiễm, cũng không có thanh tịnh; đáng lẽ không có hành, cũng không có đắc; không có hiện quán, cho đến tất cả pháp đáng lẽ cũng đều không có?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Ở trong tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh thì tánh hữu và tánh vô có thể nắm bắt được chăng?

Thiện Hiện bạch:

- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Ở trong tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh, thì tánh hữu, tánh vô đều chẳng thể nắm bắt được.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu ở trong tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh, tánh hữu, tánh vô đều chẳng thể nắm bắt được thì tại sao nay ông có thể đặt câu hỏi là nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh thì đáng lẽ không có sắc, cũng không có thọ, tưởng, hành, thức; đáng lẽ không có nhãn xứ, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; đáng lẽ không có sắc xứ, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; đáng lẽ không có nhãn giới, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; đáng lẽ không có sắc giới, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; đáng lẽ không có nhãn thức giới, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; đáng lẽ không có nhãn xúc, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; đáng lẽ không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; đáng lẽ không có địa giới, cũng không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới; đáng lẽ không có Nhân duyên, cũng không có Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên; đáng lẽ không có vô minh, cũng không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; đáng lẽ không có bố thí Ba-la-mật-đa, cũng không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; đáng lẽ không có pháp không nội, cũng không có pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; đáng lẽ không có bốn niệm trụ, cũng không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; đáng lẽ không có Thánh đế khổ, cũng không có Thánh đế tập, diệt, đạo; đáng lẽ không có bốn tịnh lự, cũng không có bốn vô lượng, bốn định vô sắc; đáng lẽ không có tám giải thoát, cũng không có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; đáng lẽ không có tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng không có tất cả pháp môn Đà-la-ni; đáng lẽ không có pháp môn giải thoát không, cũng không có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; đáng lẽ không có bậc Cực hỷ, cũng không có bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; đáng lẽ không có năm loại mắt, cũng không có sáu phép thần thông; đáng lẽ không có mười lực Phật, cũng không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; đáng lẽ không có đại từ, cũng không có đại bi, đại hỷ, đại xả; đáng lẽ không có pháp không quên mất, cũng không có tánh luôn luôn xả; đáng lẽ không có trí nhất thiết, cũng không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; đáng lẽ không có quả Dự lưu , cũng không có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; đáng lẽ không có tất cả hạnh đại Bồ-tát, cũng không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; đáng lẽ không có Phật, cũng không có Pháp, Tăng; đáng lẽ không có đạo, cũng không có quả; đáng lẽ không có tạp nhiễm, cũng không có thanh tịnh; đáng lẽ không có hành, cũng không có đắc, không có hiện quán, cho đến tất cả pháp đáng lẽ đều là không.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Đối với pháp ấy, con không nghi, không hoặc, nhưng vào đời tương lai, có Bí-sô v.v… hoặc cầu Thanh văn thừa, hoặc cầu Độc giác thừa, hoặc cầu Đại Bồ-tát thừa, họ sẽ nói thế này: Phật dạy: Tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh. Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh thì ai nhiễm ô, ai tịnh, ai triền phược, ai giải thoát? Vì đối với nhiễm ô, thanh tịnh và đối với triền phược, giải thoát chẳng hiểu rõ, nên họ phá giới, phá kiến, pháp oai nghi, phá tịnh mạng; do phá giới, phá kiến, pháp oai nghi, phá tịnh mạng nên đọa địa ngục, bàng sanh, quỉ giới, chịu các khổ kịch liệt, luân hồi sanh tử, khó được giải thoát. Con quán đời vị lai sẽ có sự việc đáng kinh sợ như thế, nên hỏi Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ý nghĩa sâu xa như thế, nhưng đối với điều này, con không nghi, không hoặc.

Phật dạy:

- Hay thay! Hay thay! Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, trong tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh, tánh hữu, tánh vô đều chẳng thể nắm bắt được. Ở đây chẳng nên chấp tánh hữu, tánh vô.
LXVI. PHẨM VÔ TƯỚNG VÔ ĐẮC

01

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh thì Đại Bồ-tát thấy những nghĩa nào mà vì muốn lợi lạc các hữu tình nên cầu đạt đến quả vị giác ngộ cao tột?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, nên Đại Bồ-tát vì muốn lợi lạc cho các hữu tình mà cầu đạt đến quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các loại hữu tình đoạn kiến thường kiến, trụ hữu sở đắc khó có thể điều phục, ngu si điên đảo, khó có thể giải thoát.

Này Thiện Hiện! Người trụ hữu sở đắc, do tưởng có sở đắc, nên không hiện quán cũng không có quả vị giác ngộ cao tột.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Người không có sở đắc thì có đắc, có hiện quán, có quả vị giác ngộ cao tột chăng?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu không có sở đắc tức là đắc, tức là hiện quán, tức là quả vị giác ngộ cao tột vì chẳng hoại pháp giới.

Này Thiện Hiện! Nếu có ai ở trong không sở đắc mà muốn có sở đắc, muốn được hiện quán, muốn đắc quả vị giác ngộ cao tột thì nên biết kẻ ấy vì muốn hoại pháp giới.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu không có sở đắc tức là đắc, tức là hiện quán, tức là quả vị giác ngộ cao tột thì ở trong cái không sở đắc, không có đắc, không có hiện quán, cũng không có quả vị giác ngộ cao tột, nhưng tại sao lại có sự đắc, bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân của Đại Bồ-tát. Tại sao lại có sự đắc Vô sanh pháp nhẫn của Đại Bồ-tát? Tại sao lại có sự đắc thần thông dị thục sanh? Tại sao có sự đắc bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa dị thục sanh? Tại sao có Đại Bồ-tát đắc an trụ pháp dị thục sanh như thế, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, ở chỗ chư Phật cung kính cúng dường thức ăn uống, y phục, tràng hoa, hương xoa, hương bột, xe cộ, anh lạc, tràng phan, bảo cáo, phòng xá, đồ nằm, kỹ nhạc, đèn đuốc và đủ các thứ đồ dùng thượng diệu của trời, người; thiện căn đạt được cho đến Vô thượng chánh đẳng Bồ-đề cùng với quả vô tận, lần lượt cho đến sau khi nhập Niết-bàn, Xá-lợi và các đệ tử vẫn còn được cung kính cúng dường đủ thứ mà sức thiện căn vẫn chưa hết?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp không có sở đắc nên có sự đắc bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân của Đại Bồ-tát; do đó có sự đắc dị thục sanh thần thông; do đó có sự đắc dị thục sanh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; do đó có Đại Bồ-tát đắc an trụ pháp dị thục sanh như thế, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, ở chỗ các đức Phật cung kính cúng dường thức ăn uống, y phục, tràng hoa, hương xoa, hương bột, xe cộ, anh lạc, tràng phan, bảo cái, phòng xá, đồ nằm, kỹ nhạc, đèn đuốc và đủ các thứ đồ dùng thượng diệu của trời, người; cho đến thiện căn vô tận, cho đến sau khi nhập Niết-bàn, Xá-lợi và các đệ tử vẫn còn được cung kính cúng dường đủ thứ mà sức thiện căn vẫn chưa hết.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! nếu tất cả pháp đều không có sở đắc thì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và các thần thông có gì sai khác?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đã không sở đắc thì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và các thần thông đều không sai khác. Vì muốn khiến kẻ có sở đắc kia xa lìa nhiễm trước nên phương tiện tuyên thuyết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và các thần thông có tướng sai biệt.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà không sở đắc thì bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và các thần thông đều không sai khác?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng chấp trước sự bố thí, chẳng chấp trước người bố thí, chẳng chấp trước người nhận, chẳng chấp trước vật bố thí mà hành bố thí; chẳng chấp trước tịnh giới mà giữ tịnh giới; chẳng chấp trước an nhẫn mà tu an nhẫn; chẳng chấp trước tinh tấn mà tu tinh tấn; chẳng chấp trước tịnh lự mà tu tịnh lự; chẳng chấp trước Bát-nhã mà tu Bát-nhã; chẳng chấp trước thần thông mà tu thần thông; chẳng chấp trước bốn niệm trụ mà tu bốn niệm trụ, chẳng chấp trước bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng chấp trước pháp môn giải thoát không mà tu pháp môn giải thoát không, chẳng chấp trước pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyệntu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng chấp trước bốn tịnh lự mà tu bốn tịnh lự, chẳng chấp trước bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng chấp trước tám giải thoát mà tu tám giải thoát, chẳng chấp trước tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng chấp trước tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng chấp trước tất cả pháp môn Đà-la-ni mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng chấp trước mười địa Bồ-tát mà tu mười địa Bồ-tát; chẳng chấp trước năm loại mắt mà tu năm loại mắt, chẳng chấp trước sáu phép thần thông mà tu sáu phép thần thông; chẳng chấp trước mười lực Phật mà tu mười lực Phật, chẳng chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng chấp trước đại từ mà tu đại từ, chẳng chấp trước đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; chẳng chấp trước pháp không quên mất mà tu pháp không quên mất, chẳng chấp trước tánh luôn luôn xả mà tu tánh luôn luôn xả; chẳng chấp trước trí nhất thiết mà tu trí nhất thiết, chẳng chấp trước trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng chấp trước hữu tìnhthành thục hữu tình, chẳng chấp trước cõi Phậtnghiêm tịnh cõi Phật; chẳng chấp trước tất cả Phật Phápchứng quả vị giác ngộ cao tột.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sở đắc như thế.

Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sở đắc như thế thì tất cả ác maquyến thuộc của chúng đều chẳng thể phá hoại.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhất tâm nhiếp thọ đầy đủ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, việc hành bố thí Ba-la-mật-đa chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu bốn tịnh lự, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu bốn niệm trụ, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu pháp môn giải thoát không, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc an trụ Thánh đế khổ, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu tám giải thoát, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ.

 

Quyển Thứ 373
HẾT

 

02

Việc an trụ pháp không nội, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc an trụ chơn như, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu năm loại mắt, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu sáu phép thần thông, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu mười lực Phật, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu đại từ, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu đại bi, đại hỷ, đại xả, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu pháp không quên mất, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu tánh luôn luôn xả, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu trí nhất thiết, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ; việc tu ba mươi hai tướng đại sĩ, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ, việc tu tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ.

Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa trong khoảng một sát-na, tâm có thể nhiếp thọ đầy đủ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tại sao Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, các việc đã làm chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thường được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên trong khoảng một sát-na, tâm có thể nhiếp thọ đầy đủ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng có thể nhiếp thọ đầy đủ ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc?

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, việc hành bố thí Ba-la-mật-đa vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu bốn tịnh lự, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu bốn niệm trụ, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu pháp môn giải thoát không, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc an trụ Thánh đế khổ, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu tám giải thoát, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc an trụ pháp không nội, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc an trụ chơn như, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu năm loại mắt, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu sáu phép thần thông, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu mười lực Phật, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu đại từ, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu đại bi, đại hỷ, đại xả, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu pháp không quên mất, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu tánh luôn luôn xả, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc tu trí nhất thiết, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng; việc dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng, việc dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, vì được Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ nên xa lìa hai tưởng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Tại sao Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tuy hành bố thí Ba-la-mật-đa mà không có hai tưởng, tuy hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà không có hai tưởng; tuy tu bốn tịnh lự mà không có hai tưởng, tuy tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà không có hai tưởng; tuy tu bốn niệm trụ mà không có hai tưởng, tuy tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà không có hai tưởng; tuy tu pháp môn giải thoát không mà không có hai tưởng, tuy tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà không có hai tưởng; tuy an trụ Thánh đế khổ mà không có hai tưởng, tuy an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo mà không có hai tưởng; tuy tu tám giải thoát mà không có hai tưởng, tuy tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà không có hai tưởng; tuy tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà không có hai tưởng, tuy tu tất cả pháp môn Đà-la-ni mà không có hai tưởng; tuy an trụ pháp không nội mà không có hai tưởng, tuy an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà không có hai tưởng; tuy an trụ chơn như mà không có hai tưởng, tuy an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà không có hai tưởng; tuy tu năm loại mắt mà không có hai tưởng, tuy tu sáu phép thần thông mà không có hai tưởng; tuy tu mười lực Phật mà không có hai tưởng, tuy tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà không có hai tưởng; tuy tu đại từ mà không có hai tưởng, tuy tu đại bi, đại hỷ, đại xả mà không có hai tưởng; tuy tu pháp không quên mất mà không có hai tưởng, tuy tu tánh luôn luôn xả mà không có hai tưởng; tuy tu trí nhất thiết mà không có hai tưởng, tuy tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà không có hai tưởng; việc dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ mà không có hai tưởng, việc dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà không có hai tưởng.

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa vì muốn viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa nên ngay trong bố thí Ba-la-mật-đa, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà hành bố thí; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà hành bố thí. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên ngay trong tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nhiếp thọ tất cả bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn bốn tịnh lự nên ngay trong bốn tịnh lự nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu bốn tịnh lự; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu bốn tịnh lự. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên ngay trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn bốn niệm trụ nên ngay trong bốn niệm trụ nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu bốn niệm trụ; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu bốn niệm trụ. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nên ngay trong bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn pháp môn giải thoát không nên ngay trong pháp môn giải thoát không, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đatu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắctu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạotu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyệntu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứtu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánhtu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thôngtu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộngtu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xảtu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu pháp môn giải thoát không; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộctu pháp môn giải thoát không. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên ngay trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đatu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắctu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạotu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyệntu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứtu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánhtu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thôngtu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộngtu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xảtu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộctu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn Thánh đế khổ nên ngay trong Thánh đế khổ, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà an trụ Thánh đế khổ; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà an trụ Thánh đế khổ. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn Thánh đế tập, diệt, đạo nên ngay trong Thánh đế tập, diệt, đạo, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn tám giải thoát, nên ngay trong tám giải thoát, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu tám giải thoát; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu tám giải thoát. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, nên ngay trong tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nên ngay trong tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Do nhân duyên đó, mà không có hai tưởng.

 

Quyển Thứ 374
HẾT

 

03

- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn tất cả pháp môn Đà-la-ni, nên ngay trong tất cả pháp môn Đà-la-ni, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn pháp không nội, nên ngay trong pháp không nội, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà an trụ pháp không nội; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà an trụ pháp không nội. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, nên ngay trong pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn chơn như, nên ngay trong chơn như, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà an trụ chơn như; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà an trụ chơn như. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, nên ngay trong pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn năm loại mắt, nên ngay trong năm loại mắt, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu năm loại mắt; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu năm loại mắt. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn sáu phép thần thông, nên ngay trong sáu phép thần thông, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu sáu phép thần thông. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn mười lực Phật, nên ngay trong mười lực Phật, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu mười lực Phật; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu mười lực Phật. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, nên ngay trong bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn đại từ, nên ngay trong đại từ, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu đại từ; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu đại từ. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn đại bi, đại hỷ, đại xả, nên ngay trong đại bi, đại hỷ, đại xả, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn pháp không quên mất, nên ngay trong pháp không quên mất, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đatu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắctu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạotu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyệntu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứtu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánhtu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thôngtu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộngtu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xảtu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu pháp không quên mất; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộctu pháp không quên mất. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn tánh luôn luôn xả, nên ngay trong tánh luôn luôn xả, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đatu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắctu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạotu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyệntu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứtu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánhtu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thôngtu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộngtu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xảtu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộctu tánh luôn luôn xả. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn trí nhất thiết, nên ngay trong trí nhất thiết, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu trí nhất thiết; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu trí nhất thiết. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên ngay trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, nên ngay trong ba mươi hai tướng đại sĩ, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì muốn viên mãn tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, nên ngay trong tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; nhiếp thọ tất cả ba mươi hai tướng đại sĩ và tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc. Do nhân duyên ấy, mà không có hai tưởng.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi hành bố thí Ba-la-mật-đa thì an trụ tâm vô lậu mà hành bố thí Ba-la-mật-đa; hoặc khi hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì an trụ tâm vô lậu mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, tuy hành bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhưng không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu bốn tịnh lự, thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn tịnh lự, hoặc khi tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì vậy, tuy tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc nhưng không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu bốn niệm trụ, thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn niệm trụ, hoặc khi tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì vậy, tuy tu bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nhưng không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu pháp môn giải thoát không, thì an trụ tâm vô lậutu pháp môn giải thoát không, hoặc khi tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thì an trụ tâm vô lậutu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì vậy, tuy tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu Thánh đế khổ, thì an trụ tâm vô lậu mà tu Thánh đế khổ, hoặc khi tu Thánh đế tập, diệt, đạo thì an trụ tâm vô lậu mà tu Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì vậy, tuy tu Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo nhưng không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu tám giải thoát, thì an trụ tâm vô lậu mà tu tám giải thoát, hoặc khi tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì an trụ tâm vô lậu mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì vậy, tuy tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nhưng không có hai tưởng.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, thì an trụ tâm vô lậu mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, hoặc khi tu tất cả pháp môn Đà-la-ni thì an trụ tâm vô lậu mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni. Vì vậy, tuy tu tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa nhưng không có hai tưởng.

 

Quyển Thứ 375
HẾT

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.