- Lời Nói Đầu
- Tập 1 (Quyển 1-15)
- Tập 1 (Quyển 16-25)
- Tập 2 (Quyển 26-37)
- Tập 2 (Quyển 38-50)
- Tập 3 (Quyển 51-63)
- Tập 3 (Quyển 64 – 75)
- Tập 4 (Quyển 76 – 90)
- Tập 4 (Quyển 90 – 100)
- Tập 5 (Quyển 101-113)
- Tập 5 (Quyển 113-125)
- Tập 6 (Quyển 126-139)
- Tập 6 (Quyển 140-150)
- Tập 7 (Quyển 151-163)
- Tập 7 (Quyển 164-175)
- Tập 8 (Quyển 176-187)
- Tập 8 (Quyển 188-200)
- Tập 9 (Quyển 201-212)
- Tập 9 (Quyển 213-225)
- Tập 10 (Quyển 226-237)
- Tập 10 (Quyển 238-250)
- Tập 11 (Quyển 251-263)
- Tập 11 (Quyển 264-275)
- Tập 12 (Quyển 276-287)
- Tập 12 (Quyển 288-300)
- Tập 13 (Quyển 301-313)
- Tập 13 (Quyển 314-325)
- Tập 14 (Quyển 326-334)
- Tập 14 (Quyển 335-350)
- Tập 15 (Quyển 351-362)
- Tập 15 (Quyển 363-375)
- Tập 16 (Quyển 376-386)
- Tập 16 (Quyển 387-400)
- Tập 17 (Quyển 401-412)
- Tập 17 (Quyển 413-425)
- Tập 18 (Quyển 426-437)
- Tập 18 (Quyển 438-450)
- Tập 19 (Quyển 451-463)
- Tập 19 (Quyển 464-475)
- Tập 20 (Quyển 476-487)
- Tập 20 (Quyển 488-500)
- Tập 21 (Quyển 501-513)
- Tập 21 (Quyển 514-525)
- Tập 22 (Quyển 526-538)
- Tập 22 (Quyển 539-550)
- Tập 23 (Quyển 551-562)
- Tập 23 (Quyển 563-575)
- Tập 24 (Quyển 576-588)
- Tập 24 (Quyển 589-600)
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
TẬP 16 (Quyển 376-386)
04
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi an trụ pháp không nội, thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ pháp không nội, hoặc khi an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh. Vì vậy, tuy an trụ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh nhưng không có hai tưởng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi an trụ chơn như, thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ chơn như, hoặc khi an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì vậy, tuy an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì nhưng không có hai tưởng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu năm loại mắt, thì an trụ tâm vô lậu mà tu năm loại mắt, hoặc khi tu sáu phép thần thông thì an trụ tâm vô lậu mà tu sáu phép thần thông. Vì vậy, tuy tu năm loại mắt, sáu phép thần thông nhưng không có hai tưởng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu mười lực Phật, thì an trụ tâm vô lậu mà tu mười lực Phật, hoặc khi tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì vậy, tuy tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng nhưng không có hai tưởng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu đại từ, thì an trụ tâm vô lậu mà tu đại từ, hoặc khi tu đại bi, đại hỷ, đại xả thì an trụ tâm vô lậu mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả. Vì vậy, tuy tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả nhưng không có hai tưởng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu pháp không quên mất, thì an trụ tâm vô lậu mà tu pháp không quên mất, hoặc khi tu tánh luôn luôn xả thì an trụ tâm vô lậu mà tu tánh luôn luôn xả. Vì vậy, tuy tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả nhưng không có hai tưởng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu trí nhất thiết, thì an trụ tâm vô lậu mà tu trí nhất thiết, hoặc khi tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì an trụ tâm vô lậu mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì vậy, tuy tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nhưng không có hai tưởng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, thì an trụ tâm vô lậu mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc khi dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc thì an trụ tâm vô lậu mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc. Vì vậy, tuy dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc nhưng không có hai tưởng.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi hành bố thí Ba-la-mật-đa, thì an trụ tâm vô lậu mà hành bố thí Ba-la-mật-đa; khi hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì an trụ tâm vô lậu mà hành tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu bốn tịnh lự thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn tịnh lự; khi tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu bốn niệm trụ thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn niệm trụ; khi tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu pháp môn giải thoát không thì an trụ tâm vô lậu mà tu pháp môn giải thoát không; khi tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thì an trụ tâm vô lậu mà tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi an trụ Thánh đế khổ thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ Thánh đế khổ; khi an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu tám giải thoát thì an trụ tâm vô lậu mà tu tám giải thoát; khi tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thì an trụ tâm vô lậu mà tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa thì an trụ tâm vô lậu mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; khi tu tất cả pháp môn Đà-la-ni thì an trụ tâm vô lậu mà tu tất cả pháp môn Đà-la-ni?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi an trụ pháp không nội thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ pháp không nội; khi an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi an trụ chơn như thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ chơn như; khi an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì thì an trụ tâm vô lậu mà an trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu năm loại mắt thì an trụ tâm vô lậu mà tu năm loại mắt; khi tu sáu phép thần thông thì an trụ tâm vô lậu mà tu sáu phép thần thông?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu mười lực Phật thì an trụ tâm vô lậu mà tu mười lực Phật; khi tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng thì an trụ tâm vô lậu mà tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu đại từ thì an trụ tâm vô lậu mà tu đại từ; khi tu đại bi, đại hỷ, đại xả thì an trụ tâm vô lậu mà tu đại bi, đại hỷ, đại xả?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu pháp không quên mất thì an trụ tâm vô lậu mà tu pháp không quên mất; khi tu tánh luôn luôn xả thì an trụ tâm vô lậu mà tu tánh luôn luôn xả?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi tu trí nhất thiết thì an trụ tâm vô lậu mà tu trí nhất thiết; khi tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thì an trụ tâm vô lậu mà tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?
Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khi dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ thì an trụ tâm vô lậu mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ; khi dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc thì an trụ tâm vô lậu mà dẫn phát tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng mà tu bố thí Ba-la-mật-đa, nghĩa là chẳng thấy ta có thể hành bố thí, ta có thể xả việc này, đối với việc này mà hành bố thí, do việc này mà bố thí, vì việc này mà bố thí, thì hành bố thí như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, lìa ái, lìa xan mà hành bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ấy, chẳng thấy sở hành là việc bố thí, lại cũng chẳng thấy tâm vô lậu này cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà hành bố thí Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, nghĩa là chẳng thấy ta có thể trì giới, ta có thể xả việc này, đối với việc này mà trì giới, do việc này mà trì giới, vì việc này mà trì giới, thì trì giới như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà hành tịnh giới Ba-la-mật-đa. Khi ấy, chẳng thấy sở hành là tịnh giới, lại cũng chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà hành tịnh giới Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu nhẫn, ta có thể xả việc này, đối với việc này mà tu nhẫn, do việc này mà tu nhẫn, vì việc này mà tu nhẫn, thì tu nhẫn như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà hành an nhẫn Ba-la-mật-đa. Khi ấy, chẳng thấy sở hành là an nhẫn, lại cũng chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như vậy là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà hành an nhẫn Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng mà tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tinh tấn, ta có thể xả việc này, đối với việc này mà tinh tấn, do việc này mà tinh tấn, vì việc này mà tinh tấn, thì tinh tấn như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà hành tinh tấn Ba-la-mật-đa. Khi ấy, chẳng thấy sở hành là tinh tấn, lại cũng chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà hành tinh tấn Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu định, ta có thể xả việc này, đối với việc này mà tu định, do việc này mà tu định, vì việc này mà tu định, thì tu định như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu tịnh lự Ba-la-mật-đa. Khi ấy, chẳng thấy sự tu hành tịnh lự, lại cũng chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà hành tịnh lự Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu tuệ, ta có thể xả việc này, đối với việc này mà tu tuệ, do việc này mà tu tuệ, vì việc này mà tu tuệ, thì tu tuệ như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Khi ấy, chẳng thấy việc hành Bát-nhã, lại cũng chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; khi ấy, chẳng thấy việc tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; khi ấy, chẳng thấy sở tu là bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, cũng lại chẳng thấy thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; khi ấy, chẳng thấy sở tu là pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, cũng lại chẳng thấy thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, nghĩa là chẳng thấy ta có thể an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; khi ấy, chẳng thấy sở an trụ là Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; khi ấy, chẳng thấy sở tu là tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; khi ấy, chẳng thấy sở tu là tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, nghĩa là chẳng thấy ta có thể an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng không nhiễm ô, không chấp trước mà an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh; khi ấy chẳng thấy sở an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà an trụ pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, nghĩa là chẳng thấy ta có thể an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; khi ấy chẳng thấy sở an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà an trụ chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu năm loại mắt, sáu phép thần thông, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu năm loại mắt, sáu phép thần thông, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... tu năm loại mắt, sáu phép thần thông như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu năm loại mắt, sáu phép thần thông. Khi ấy, chẳng thấy sở tu là năm loại mắt, sáu phép thần thông, lại cũng chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất công, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... thì tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không ô nhiễm, không chấp trước mà tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; khi ấy, chẳng thấy sở tu là mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất công.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không ô nhiễm, không chầp trước mà tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; khi ấy, chẳng thấy sở tu là đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu ma tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; khi ấy, chẳng thấy sở tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nghĩa là chẳng thấy ta có thể tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; khi ấy, chẳng thấy sở tu là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng tâm lìa tướng dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, nghĩa là chẳng thấy ta có thể dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, ta có thể xả việc này, đối với việc này... do việc này... vì việc này... dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc như thế là an trụ trong tâm vô lậu lìa tướng, không nhiễm ô, không chấp trước mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; khi ấy, chẳng thấy sở dẫn phát là ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, cũng lại chẳng thấy tâm vô lậu này, cho đến chẳng thấy tất cả Phật pháp; như thế là Đại Bồ-tát an trụ tâm vô lậu mà dẫn phát ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác làm sao có thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Làm sao có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo? Làm sao có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện? Làm sao có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh? Làm sao có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh lý sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì? Làm sao có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo? Làm sao có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc? Làm sao có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ? Làm sao có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tất cả pháp môn Đà-la-ni? Làm sao có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông? Làm sao có thể viên mãn mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám Phật bất cộng? Làm sao có thể viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả? Làm sao có thể viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả? Làm sao có thể viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng? Làm sao có thể viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể dùng tâm vô lậu lìa tướng mà hành bố thí; nếu các hữu tình cần ăn thì cho ăn, cần uống cho uống, cần y phục cho y phục, cần đồ nằm cho đồ nằm, cần xe cộ cho xe cộ, cần tôi tớ cho tôi tớ, cần trân bảo cho trân bảo, cần của cải lúa gạo cho của cải lúa gạo, cần hương hoa cho hương hoa, cần nhà đất cho nhà đất, cần đồ trang sức cho đồ trang sức, cho đến tùy theo nhu cần của họ về đồ dùng đều cho hết; hoặc có người cần cái trong thân như: Đầu, mắt, tủy, não, da, thịt, lóng đốt, gân, cốt, thân mạng, cũng đều cho hết; hoặc có người cần vật ngoài thân như là: Quốc, thành, thê tử, quyến thuộc thân yêu, các đồ trang sức cũng hoan hỷ cho hết. Trong khi bố thí như thế, giả sử có người đến trước chê trách: Này Đại sĩ! Cần gì làm việc bố thí vô ích này, bố thí như thế thì đời này, đời sau bị nhiều khổ não. Đại Bồ-tát ấy, vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên tuy nghe lời ấy nhưng chẳng thối lui, chỉ nghĩ thế này: Người ấy tuy đến chê trách ta, nhưng ta chẳng nên sanh tâm lo buồn hối hận. Ta sẽ dõng mãnh bố thí cho các hữu tình những tài vật mà họ cần, thân tâm không mệt mỏi. Đại Bồ-tát ấy, đem phước bố thí này cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột. Khi bố thí và hồi hướng như thế, chẳng thấy tướng ấy, nghĩa là chẳng thấy ai cho, ai nhận, bố thí vật gì, đối với cái gì mà thí, do cái gì mà thí, vì cái gì mà thí, vì sao mà thí; cũng lại chẳng thấy ai năng hồi hướng, hồi hướng về đâu, đối với cái gì mà hồi hướng, do cái gì mà hồi hướng, vì cái gì mà hồi hướng, tại sao hồi hướng; đối với tất cả sự vật như thế đều chẳng thấy. Vì sao? Vì các pháp như thế hoặc do nội không nên không, hoặc do ngoại không nên không, hoặc do nội ngoại không nên không, hoặc do không không nên không, hoặc do không lớn nên không, hoặc do không thắng nghĩa nên không, hoặc do không hữu vi nên không, hoặc do không vô vi nên không, hoặc do không rốt ráo nên không, hoặc do không biên giới nên không, hoặc do không tản mạn nên không, hoặc do không đổi khác nên không, hoặc do không bản tánh nên không, hoặc do không tự tướng nên không, hoặc do không cộng tướng nên không, hoặc do tất cả pháp nên không, hoặc do không chẳng thể nắm bắt được nên không, hoặc do không không tánh nên không, hoặc do không không tự tánh nên không, hoặc do không tánh tự tánh nên không. Đại Bồ-tát ấy, quán tất cả pháp đều không rồi, lại nghĩ thế này: Ai năng hồi hướng, hồi hướng về đâu, đối với cái gì mà hồi hướng, do cái gì mà hồi hướng, vì cái gì mà hồi hướng, tại sao hồi hướng? Tất cả pháp như thế đều chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ-tát ấy, do quán như thế và nghĩ như thế, nên việc hồi hướng đó gọi là thiện hồi hướng, lìa độc hồi hướng, cũng gọi là ngộ nhập pháp giới hồi hướng; do đó lại có thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; cũng có thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể viên mãn mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng có thể viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng có thể viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc. Đại Bồ-tát ấy, tuy có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa như thế, nhưng chẳng nhiếp thọ quả dị thục của việc bố thí; tuy chẳng nhiếp thọ quả dị thục của việc bố thí nhưng do khéo thanh tịnh bố thí Ba-la-mật-đa nên tùy ý có thể có đầy đủ tất cả tài vật. Thí như chư thiên Tha hóa tự tại, tất cả vật nhu cầu đều tùy ý hiện ra, Đại Bồ-tát ấy cũng như thế, có nhu cầu gì đều tùy ý có đủ. Do thế lực bố thí này tăng thượng, nên có thể dùng đủ các thứ đồ cúng thượng diệu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn; cũng có thể có đầy đủ đồ dùng theo ý muốn của trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian. Đại Bồ-tát ấy do bố thí Ba-la-mật-đa này nhiếp thọ các hữu tình, phương tiện thiện xảo dùng pháp ba thừa mà an lập họ, khiến cho tùy theo căn cơ mà được lợi lạc.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, do tâm lực vô lậu lìa các tướng, mà có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn các công đức khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, có thể viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể dùng tâm vô lậu lìa tướng, thọ trị tịnh giới, đó là pháp sở nhiếp của chi Thánh đạo vô lậu, khi ấy đắc giới thanh tịnh trọn vẹn; tịnh giới như thế, không khuyết, không hở, không tỳ vết, không ô uế, không có sự thủ trước, xứng đáng nhận cúng dường; được người trí khen ngợi là thọ trì khéo léo, cứu cánh tuyệt vời, tùy thuận thắng định, chẳng thể khuất phục; do tịnh giới này, đối với tất cả pháp, không có sự thủ trước, nghĩa là chẳng thủ trước sắc, cũng chẳng thủ trước thọ, tưởng, hành, thức; chẳng thủ trước nhãn xứ, cũng chẳng thủ trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng thủ trước sắc xứ, cũng chẳng thủ trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng thủ trước nhãn giới, cũng chẳng thủ trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng thủ trước sắc giới, cũng chẳng thủ trước thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng thủ trước nhãn thức giới, cũng chẳng thủ trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng thủ trước ba mươi hai tướng đại sĩ, cũng chẳng thủ trước tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; chẳng thủ trước dòng họ lớn Sát-đế-lợi, cũng chẳng thủ trước dòng họ lớn Bà-la-môn, dòng họ lớn Trưởng giả, dòng họ lớn Cư sĩ; chẳng thủ trước chúng trời Tứ đại vương, cũng chẳng thủ trước trời Ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại; chẳng thủ trước trời Phạm chúng, cũng chẳng thủ trước trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm; chẳng thủ trước trời Quang, cũng chẳng thủ trước trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh; chẳng thủ trước trời Tịnh, cũng chẳng thủ trước trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh; chẳng thủ trước trời Quảng, cũng chẳng thủ trước trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả và trời Vô tưởng; chẳng thủ trước trời Vô phiền, cũng chẳng thủ trước trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh; chẳng thủ trước trời Không vô biên xứ, cũng chẳng thủ trước trời Thức vô biên xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; chẳng thủ trước quả Dự lưu, cũng chẳng thủ trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; chẳng thủ trước ngôi vị Chuyển luân vương, cũng chẳng thủ trước các ngôi vua khác và các Tể quan phú quí tự tại, mà chỉ đem sự hộ trì tịnh giới như thế cho các hữu tình cùng có như nhau, hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột; dùng vô tướng, vô đắc, vô nhị làm phương tiện mà có sự hồi hướng; chẳng phải dùng có tướng, có đắc, có hai làm phương tiện. Tùy theo thế tục mà có hồi hướng, chứ chẳng phải thắng nghĩa. Do nhân duyên này, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy, do tịnh giới Ba-la-mật-đa này viên mãn thanh tịnh, nên phương tiện thiện xảo khởi phát phần thắng tấn của bốn tịnh lự, dùng sự không mê đắm làm phương tiện, mà khởi phát các thần thông. Đại Bồ-tát ấy dùng thiên nhãn dị thục sanh thanh tịnh, thường thấy chư Phật hiện tại trong vô biên thế giới ở khắp mười phương, an ổn trụ trì, vì các hữu tình, tuyên thuyết chánh pháp; thấy rồi cho đến khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, cũng không quên mất. Đại Bồ-tát ấy dùng thiên nhĩ thanh tịnh vượt hẳn người thường, thường nghe chư Phật trong mười phương thuyết pháp; nghe rồi cho đến khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột thường chẳng quên mất, theo pháp đã nghe có thể làm các việc lợi lạc cho mình và người, không có việc nào là vô ích. Đại Bồ-tát ấy dùng tha tâm trí sai biệt, để biết tâm và tâm sở pháp của mười phương Phật và các hữu tình; biết rồi thường phát khởi các việc lợi lạc cho tất cả hữu tình. Đại Bồ-tát ấy dùng trí túc trụ tùy niệm biết nghiệp đã tạo đời trước của các hữu tình, do nghiệp đã tạo không hoại mất nên sanh vào các chỗ như thế, như thế, thọ các điều khổ, vui; biết rồi vì họ mà nói nhân duyên nghiệp cũ, khiến họ nhớ biết mà làm việc lợi ích. Đại Bồ-tát ấy dùng trí lậu tận an lập hữu tình, hoặc khiến an trụ quả Dự lưu, hoặc khiến an trụ quả Nhất lai, hoặc khiến an trụ quả Bất hoàn, hoặc khiến an trụ quả A-la-hán, hoặc khiến an trụ quả vị Độc giác, hoặc khiến an trụ bậc Đại Bồ-tát, hoặc khiến an trụ quả vị giác ngộ cao tột. Nói tóm lại, Đại Bồ-tát ấy ở bất cứ nơi nào tùy theo khả năng sai khác của các hữu tình mà phương tiện thiện xảo, khiến họ an trụ trong các thiện pháp.
Này Thiện Hiện! Như vậy là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, do tâm lực vô lậu lìa các tướng mà có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn tịnh giới Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn các công đức khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể dùng tâm vô lậu lìa tướng mà tu an nhẫn. Đại Bồ-tát ấy, từ khi mới phát tâm cho đến khi an tọa tòa Bồ-đề mầu nhiệm; trong khoảng thì gian ấy, giả sử tất cả các loại hữu tình đều dùng các thứ ngói, đá, dao, gậy tranh nhau đến làm hại, thì Đại Bồ-tát ấy chẳng khởi một niệm sân hận. Khi ấy, Bồ-tát nên tu hai nhẫn. Hai nhẫn ấy là gì? Một là nên thọ nhận tất cả sự nhục mạ gia hại của hữu tình, chẳng sanh sân hận, dằn dẹp sân nhuế, hai là nên khởi vô sanh pháp nhẫn. Đại Bồ-tát ấy, nếu bị đủ các thứ lời ác nhục mạ, hoặc bị các loại dao, gậy gia hại, thì nên tư duy chín chắn, so lường quán sát là ai nhục mạ, ai gia hại, ai thọ mạ nhục, ai thọ gia hại, ai khởi sân hận, ai nên nhẫn chịu. Lại nên quán sát tất cả pháp tánh đều rốt ráo không; pháp còn chẳng thể nắm bắt được, huống là có pháp tánh; pháp tánh còn chẳng có, huống là có hữu tình. Khi quán sát như thế thì hoặc năng nhục mạ, hoặc bị nhục mạ, hoặc năng gia hại, hoặc bị gia hại, đều chẳng thấy có, cho đến bị cắt xẻo thân thể ra từng phần, tâm vẫn an nhẫn, hoàn toàn không có niệm nào khác; đối với các pháp tánh quán sát như thế thì có khả năng chứng đắc vô sanh pháp nhẫn. Thế nào gọi là vô sanh pháp nhẫn? Đó là khiến cho phiền não rốt ráo chẳng sanh và quán các pháp rốt ráo chẳng khởi, trí tuệ vi diệu thường không gián đoạn; như vậy gọi là vô sanh pháp nhẫn. Đại Bồ-tát ấy, an trụ trong hai pháp nhẫn như thế thì mau có thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể viên mãn mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng có thể viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng có thể viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc. Đại Bồ-tát ấy, an trụ các Phật pháp như thế rồi, đối với bậc thánh vô lậu xuất thế chẳng cùng tất cả Thanh văn, Độc giác thần thông đều được tự tại; an trụ thần thông thù thắng như thế rồi, Đại Bồ-tát ấy dùng thiên nhãn thanh tịnh thường thấy chư Phật hiện tại trong vô biên thế giới khắp mười phương an ổn trụ trì, vì các hữu tình tuyên thuyết Chánh pháp. Thấy rồi, cho đến khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, khởi tùy niệm Phật, thường không gián đoạn. Đại Bồ-tát ấy, dùng thiên nhĩ thanh tịnh, thường nghe chư Phật mười phương thuyết pháp; nghe rồi thọ trì, thường chẳng quên mất, vì các hữu tình như thật tuyên thuyết. Đại Bồ-tát ấy, dùng trí tha tâm thanh tịnh, có thể trắc lượng đúng tâm, tâm sở pháp của chư Phật mười phương, cũng có thể biết đúng tâm, tâm sở pháp của tất cả Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, cũng có thể biết đúng tâm, tâm sở pháp của tất cả hữu tình, tùy theo căn cơ của họ mà vì họ nói chánh pháp. Đại Bồ-tát ấy, dùng trí túc trú tùy niệm, biết các loại căn lành đời trước sai khác của các hữu tình; biết rồi phương tiện thị hiện, khuyên bảo, dẫn dắt, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, khiến đạt được lợi ích an lạc thù thắng. Đại Bồ-tát ấy, dùng trí vô lậu, tùy theo căn cơ, an lập hữu tình ở pháp ba thừa. Đại Bồ-tát ấy, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, có thể mau đầy đủ trí nhất thiết tướng, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, độ vô lượng chúng sanh.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, do tâm lực vô lậu lìa các tướng, có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đẳc, vô ảnh, vô tác, viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn các công đức khác.
Quyển Thứ 376
HẾT
05
- Lại nữa, Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, có thể viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể dùng tâm vô lậu lìa tướng mà tu tinh tấn. Đại Bồ-tát ấy, thành tựu tinh tấn, thân tâm dõng mãnh, do đó có thể nhập vào và an trụ trọn vẹn trong sơ thiền, có thể nhập vào và an trụ trọn vẹn trong đệ nhị, đệ tam và đệ tứ thiền; nương vào đệ tứ thiền phát khởi vô lượng phép thần thông biến hiện, cho đến dùng tay nắm lấy nhật nguyệt, xoay vòng tự tại, chẳng cho là khó; vì thành tựu tinh tấn, thân dõng mãnh, nên dùng sức thần thông, trong khoảng giây lát có thể đến vô lượng trăm ngàn thế giới chư Phật ở phương khác; lại dùng các thứ thức ăn uống, y phục, đồ nằm, thuốc thang, hương hoa, phan cái, đèn đuốc, trân bảo, kỹ nhạc thượng diệu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Do thiện căn này, quả báo vô tận, cho đến dần dần chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Do thiện căn này đắc Bồ-đề rồi, lại vì vô lượng trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian dùng vô lượng các thứ đồ ăn uống, y phục, đồ nằm, thuốc thang, hương hoa, phan cái, đèn đuốc, trân bảo, kỹ nhạc thượng diệu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Do thiện căn này, sau khi nhập Niết-bàn, Xá-lợi và các đệ tử vẫn được vô lượng trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Đại Bồ-tát ấy, lại dùng thần lực có thể đến vô lượng trăm ngàn thế giới chư Phật ở phương khác, ở chỗ chư Phật, lắng nghe chánh pháp, nghe rồi thọ trì chẳng bao giờ quên mất, cho đến khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Đại Bồ-tát ấy, lại dùng thần lực thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tinh cần tu học trí nhất thiết tướng; trí nhất thiết tướng được viên mãn rồi, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, độ vô lượng chúng sanh.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát ấy, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vì thành tựu tinh tấn, thân dõng mãnh, nên có thể khiến cho tinh tấn Ba-la-mật-đa mau được viên mãn.
Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa vì thành tựu tinh tấn tâm dõng mãnh, nên có thể khiến tinh tấn Ba-la-mật-đa mau được viên mãn?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa vì thành tựu tinh tấn tâm dõng mãnh, nên có thể mau viên mãn đạo vô lậu của chư Thánh và đạo chi sở nhiếp là tinh tấn Ba-la-mật-đa. Do đó có thể khiến cho tất cả nghiệp thân, ngữ, ý bất thiện không có chỗ dung chứa để phát khởi. Đại Bồ-tát ấy, chẳng bao giờ thủ trước sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước nhãn xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước sắc xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước nhãn giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước sắc giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước thanh, hương, vị, xúc, pháp giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước nhãn thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước nhãn xúc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước địa giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước Nhân duyên hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước vô minh hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước cảnh giới hữu vi hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước cảnh giới vô vi hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước Dục giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước Sắc, Vô sắc giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước cảnh giới hữu lậu hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước cảnh giới vô lậu hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước sơ thiền hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước từ vô lượng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước bi, hỷ, xả vô lượng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước định Không vô biên xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước bốn niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước pháp môn giải thoát không hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước pháp không nội hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước chơn như hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; cũng chẳng thủ trước pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước Thánh đế khổ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước tám giải thoát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước tám thắng xứ chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước năm loại mắt hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước sáu phép thần thông hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước mười lực Phật hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước đại từ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước pháp không quên mất hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước tánh luôn luôn xả hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước trí nhất thiết hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước quả Dự lưu hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Quả vị Độc giác hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly; chẳng bao giờ thủ trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly, cũng chẳng thủ trước quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc tịch tịnh hoặc chẳng tịch tịnh, hoặc viễn ly hoặc chẳng viễn ly. Đại Bồ-tát ấy chẳng bao giờ thủ trước đây là Dự lưu, là Nhất lai, là Bất hoàn, là A-la-hán, là Độc giác, là Bồ-tát, là Như Lai, cũng chẳng thủ trước hữu tình như thế vì thấy đầy đủ nên gọi là Dự lưu, hữu tình như thế vì hạ kiết mỏng nên gọi là Nhất lai, hữu tình như thế vì hạ kiết hết nên gọi là Bất hoàn, hữu tình như thế vì thượng kiết hết nên gọi là A-la-hán, hữu tình như thế vì đắc đạo Độc giác nên gọi là Độc giác, hữu tình như thế vì đắc trí đạo tướng nên gọi là Bồ-tát, hữu tình như thế vì đắc trí nhất thiết tướng nên gọi là Như Lai. Vì sao? Vì pháp bị thủ trước và các hữu tình đều không có tự tánh có thể thủ trước nên Đại Bồ-tát ấy thành tựu tinh tấn tâm dõng mãnh, tuy làm việc lợi ích cho các hữu tình nhưng chẳng tiếc thân mạng mà đối với hữu tình, hoàn toàn không sở đắc; tuy có thể viên mãn sở tu là tinh tấn Ba-la-mật-đa nhưng đối với tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoàn toàn không có sở đắc; tuy có thể viên mãn tất cả Phật pháp, nhưng đối với Phật pháp hoàn toàn không có sở đắc; tuy có thể nghiêm tịnh tất cả cõi Phật, nhưng đối với cõi Phật, hoàn toàn không có sở đắc. Đại Bồ-tát ấy thành tựu tinh tấn thân, tâm như vậy, tuy có thể xa lìa tất cả ác pháp, cũng có thể nhiếp thọ tất cả thiện pháp nhưng không thủ trước. Vì không thủ trước nên từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, từ thế giới này đến thế giới khác; vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình, nên các việc thần thông muốn thị hiện đều có thể thi hiện tự tại vô ngại, nghĩa là hoặc thị hiện mưa các hoa quí, hoặc lại thị hiện rải các hương thơm, hoặc lại thị hiện tấu các kỹ nhạc, hoặc lại thị hiện làm chấn động đại địa, hoặc lại thị hiện bảy thứ báu tuyệt diệu để trang nghiêm thế giới; hoặc lại thị hiện thân phóng hào quang, khiến chúng sanh đui mù đều được thấy rõ, hoặc lại thị hiện thân xuất hương vi diệu, khiến các thứ xú uế đều được thơm sạch; hoặc lại thị hiện thiết lập miếu thờ lớn, ở trong đó chẳng não hại các loại hữu tình, nhơn đó hóa đạo vô biên hữu tình khiến nhập chánh đạo, xa lìa giết hại sanh mạng, xa lìa không cho mà lấy, xa lìa dâm dục tà hạnh, xa lìa lời nói hư vọng, xa lìa lời nói ly gián, xa lìa lời nói thô ác, xa lìa lời nói tạp uế, xa lìa tham dục, xa lìa sân nhuế, xa lìa tà kiến; hoặc dùng bố thí nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng tịnh giới nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng an nhẫn nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng tinh tấn nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng tịnh lự nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng Bát-nhã nhiếp thọ các hữu tình. Vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình, hoặc xả của báu, hoặc xả thê tử, hoặc xả ngôi vua, hoặc xả các bộ phận của thân thể, hoặc xả sanh mạng, tùy các hữu tình đáng dùng phương tiện như thế, như thế mới được lợi ích, liền dùng phương tiện như thế, như thế mà làm lợi ích cho họ.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, do tâm lực vô lậu lìa các tướng nên ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn các công đức khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa có thể dùng tâm vô lậu lìa tướng mà tu tịnh lự. Đại Bồ-tát ấy, trừ định Như Lai, đối với các định khác đều có thể viên mãn. Đại Bồ-tát ấy, có thể xa lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có từ, ly sanh hỷ lạc, nhập sơ thiền, an trụ trọn vẹn; tầm từ tịch tịnh, ở trong tâm thanh tịnh bình đẳng, chuyên nhất, không tầm, không từ, định sanh hỷ lạc, nhập đệ nhị thiền, an trụ trọn vẹn; ly hỷ trụ xả, chánh niệm chánh tri, thân thọ lạc, Phật dạy nên xả, nhập đệ tam thiền, an trụ trọn vẹn; đoạn lạc, đoạn khổ, cái vui cái buồn trước tan biến, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, nhập đệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn. Đại Bồ-tát ấy dùng tâm câu từ duyên khắp một phương cho đến mười phương trong tất cả thế gian, an trụ trọn vẹn; dùng tâm câu bi, duyên khắp một phương cho đến mười phương trong tất cả thế gian, an trụ trọn vẹn; dùng tâm câu hỷ, duyên khắp một phương cho đến mười phương trong tất cả thế gian an trụ trọn vẹn; dùng tâm câu xả, duyên khắp một phương cho đến mười phương trong tất cả thế gian an trụ trọn vẹn. Đại Bồ-tát ấy vượt các tướng sắc, diệt tưởng hữu đối, chẳng tư duy các thứ tưởng nhập vô biên không, không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn; vượt tất cả thứ không vô biên xứ, nhập vô biên thức, thức vô biên xứ, an trụ trọn vẹn; vượt tất cả các thứ thức vô biên xứ, nhập vô sở hữu, vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn; vượt tất cả các thứ vô sở hữu xứ, nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trụ trọn vẹn. Đại Bồ-tát ấy an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa, đối với tám giải thoát, có thể nhập theo chiều thuận nghịch, an trụ trọn vẹn; đối với tám thắng xứ, có thể nhập theo chiều thuận nghịch, an trụ trọn vẹn; đối với chín định thứ đệ, có thể nhập theo chiều thuận nghịch, an trụ trọn vẹn; đối với mười biến xứ, có thể nhập theo chiều thuận nghịch, an trụ trọn vẹn. Đại Bồ-tát ấy có thể nhập Tam-ma-địa không, an trụ trọn vẹn; nhập Tam-ma-địa vô tướng, an trụ trọn vẹn, nhập Tam-ma-địa vô nguyện, an trụ trọn vẹn; có thể nhập Tam-ma-địa vô gián, an trụ trọn vẹn; có thể nhập Tam-ma-địa như điển, an trụ trọn vẹn; có thể nhập Tam-ma-địa Thánh chánh, an trụ trọn vẹn; có thể nhập Tam-ma-địa kim cang dụ, an trụ trọn vẹn. Đại Bồ-tát ấy an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa, tu ba mươi bảy Pháp phần Bồ-đề và trí đạo tướng đều khiến viên mãn, dùng trí đạo tướng nhiếp thọ tất cả Tam-ma-địa rồi, lần lượt tu vượt qua bậc tịnh quán, bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc giác, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; đã nhập bậc Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi, tu các địa hạnh, viên mãn Phật địa. Đại Bồ-tát ấy, tuy đối với các bậc lần lượt tu vượt qua nhưng ở khoảng giữa không thủ trước quả chứng cho đến khi chưa đắc trí nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát ấy an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Ở chỗ chư Phật trồng các căn lành, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; từ thế giới này đến thế giới khác, làm lợi ích cho các hữu tình, thân tâm không mệt mỏi, hoặc dùng bố thí nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng tịnh giới nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng an nhẫn nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng tinh tấn nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng tịnh lự nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng Bát-nhã nhiếp thọ các hữu tình; hoặc dùng giải thoát nhiếp thọ các hữu tình, hoặc dùng giải thoát tri kiến nhiếp thọ các hữu tình; hoặc giáo hóa hữu tình an trụ quả Dự lưu, hoặc giáo hóa hữu tình an trụ quả Nhất lai, hoặc giáo hóa hữu tình an trụ quả Bất hoàn, hoặc giáo hóa hữu tình an trụ quả A-la-hán, hoặc giáo hóa hữu tình an trụ quả vị Độc giác; hoặc giáo hóa hữu tình an trụ bậc đại Bồ-tát, hoặc giáo hóa hữu tình an trụ quả vị giác ngộ cao tột, tùy theo thế lực thiện căn và thiện pháp tăng trưởng của các hữu tình mà dùng các thứ phương tiện khiến họ an trụ. Đại Bồ-tát ấy an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa có thể dẫn phát tất cả pháp môn Tam-ma-địa, có thể dẫn phát tất cả pháp môn Đà-la-ni, có thể đắc bốn sự hiểu biết thông suốt thù thắng, có thể đắc thần thông dị thục thù thắng. Đại Bồ-tát ấy, do đắc thần thông dị thục thù thắng nên quyết định chẳng nhập lại mẫu thai, quyết định chẳng thọ lại thú vui dâm dục, quyết định chẳng nhiếp thọ lại sanh nghiệp, cũng lại chẳng bị tội lỗi trong đời sống làm nhiễm ô. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy khéo thấy khéo đạt tất cả pháp tánh đều như huyễn hóa hóa, tuy biết các hành đều như huyễn hóa nhưng nương vào bi nguyện làm lợi ích hữu tình; tuy nương vào bi nguyện làm lợi ích hữu tình nhưng đạt được hữu tình và sự an lập ấy đều chẳng thể nắm bắt được; tuy đạt được hữu tình và sự an lập ấy đều chẳng thể nắm bắt được nhưng có thể an lập tất cả hữu tình khiến họ an trụ trong pháp bất khả đắc, nương vào lý thế tục, chẳng nương vào thắng nghĩa. Đại Bồ-tát ấy an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa, tu hành tất cả tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, cho đến viên mãn sở cầu là quả vị giác ngộ cao tột, thường chẳng xả ly sở tu là tịnh lự Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy hành trí đạo tướng, phương tiện dẫn phát trí nhất thiết tướng, an trụ trong đó, vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí tương tục. Vì Đại Bồ-tát ấy, có thể đoạn trừ vĩnh viễn tập khí tương tục, nên có thể tự lợi và lợi tha chính đáng. Vì Đại Bồ-tát ấy, có thể tự lợi, lợi tha chính đáng nên cùng với tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian, làm ruộng phước thanh tịnh, có thể thọ nhận tất cả sự cung kính cúng dường của trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, do tâm lực vô lậu lìa các tướng nên có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn các công đức khác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể dùng tâm vô lậu lìa tướng mà tu Bát-nhã. Đại Bồ-tát ấy, chẳng thấy một pháp nhỏ nào thật có thành tựu, nghĩa là chẳng thấy sắc, thật có thành tựu, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức thật có thành tựu; chẳng thấy sắc sanh, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức sanh; chẳng thấy sắc diệt, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức diệt; chẳng thấy sắc là loại tăng trưởng, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là loại tăng trưởng; chẳng thấy sắc là loại tổn giảm, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là loại tổn giảm; chẳng thấy sắc có chứa nhóm, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức có chứa nhóm; chẳng thấy sắc có ly tán, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức có ly tán. Như thật quán sắc là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán thọ, tưởng, hành, thức là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; chẳng thấy nhãn xứ thật có thành tựu, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thật có thành tựu; chẳng thấy nhãn xứ sanh, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ sanh; chẳng thấy nhãn xứ diệt, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ diệt; chẳng thấy nhãn xứ là loại tăng trưởng, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là loại tăng trưởng; chẳng thấy nhãn xứ là loại tổn giảm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là loại tổn giảm; chẳng thấy nhãn xứ có chứa nhóm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có chứa nhóm; chẳng thấy nhãn xứ có ly tán, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có ly tán. Như thật quán nhãn xứ là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; chẳng thấy sắc xứ thật có thành tựu, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thật có thành tựu; chẳng thấy sắc xứ sanh, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ sanh; chẳng thấy sắc xứ diệt, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ diệt; chẳng thấy sắc xứ là loại tăng trưởng, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là loại tăng trưởng; chẳng thấy sắc xứ là loại tổn giảm, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là loại tổn giảm; chẳng thấy sắc xứ có chứa nhóm, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có chứa nhóm; chẳng thấy sắc xứ có ly tán, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có ly tán. Như thật quán sắc xứ là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; chẳng thấy nhãn giới thật có thành tựu, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thật có thành tựu; chẳng thấy nhãn giới sanh, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới sanh; chẳng thấy nhãn giới diệt, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới diệt; chẳng thấy nhãn giới là loại tăng trưởng, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là loại tăng trưởng; chẳng thấy nhãn giới là loại tổn giảm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là loại tổn giảm; chẳng thấy nhãn giới có chứa nhóm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có chứa nhóm; chẳng thấy nhãn giới có ly tán, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có ly tán. Như thật quán nhãn giới là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; chẳng thấy sắc giới thật có thành tựu, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thật có thành tựu; chẳng thấy sắc giới sanh, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới sanh; chẳng thấy sắc giới diệt, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới diệt; chẳng thấy sắc giới là loại tăng trưởng, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là loại tăng trưởng; chẳng thấy sắc giới là loại tổn giảm, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là loại tổn giảm; chẳng thấy sắc giới có chứa nhóm, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có chứa nhóm; chẳng thấy sắc giới có ly tán, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có ly tán. Như thật quán sắc giới là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; chẳng thấy nhãn thức giới thật có thành tựu, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thật có thành tựu; chẳng thấy nhãn thức giới sanh, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới sanh; chẳng thấy nhãn thức giới diệt, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới diệt; chẳng thấy nhãn thức giới là loại tăng trưởng, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là loại tăng trưởng; chẳng thấy nhãn thức giới là loại tổn giảm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là loại tổn giảm; chẳng thấy nhãn thức giới có chứa nhóm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có chứa nhóm; chẳng thấy nhãn thức giới có ly tán, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có ly tán. Như thật quán nhãn thức giới là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; chẳng thấy nhãn xúc thật có thành tựu, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thật có thành tựu; chẳng thấy nhãn xúc sanh, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc sanh; chẳng thấy nhãn xúc diệt, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc diệt; chẳng thấy nhãn xúc là loại tăng trưởng, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là loại tăng trưởng; chẳng thấy nhãn xúc là loại tổn giảm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là loại tổn giảm; chẳng thấy nhãn xúc có chứa nhóm, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có chứa nhóm; chẳng thấy nhãn xúc có ly tán, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có ly tán. Như thật quán nhãn xúc là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thật có thành tựu, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thật có thành tựu; chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra sanh, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra sanh; chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra diệt, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra diệt; chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là loại tăng trưởng, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là loại tăng trưởng; chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là loại tổn giảm, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là loại tổn giảm; chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có chứa nhóm, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có chứa nhóm; chẳng thấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có ly tán, chẳng thấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có ly tán. Như thật quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; chẳng thấy tất cả pháp hữu lậu thật có thành tựu, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu thật có thành tựu; chẳng thấy tất cả pháp hữu lậu sanh, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu sanh; chẳng thấy tất cả pháp hữu lậu diệt, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu diệt; chẳng thấy tất cả pháp hữu lậu là loại tăng trưởng, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu là loại tăng trưởng; chẳng thấy tất cả pháp hữu lậu là loại tổn giảm, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu là loại tổn giảm; chẳng thấy tất cả pháp hữu lậu có chứa nhóm, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu có chứa nhóm; chẳng thấy tất cả pháp hữu lậu có ly tán, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu có ly tán. Như thật quán tất cả pháp hữu lậu là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại; như thật quán tất cả pháp vô lậu là hư vọng, chẳng bền chắc, thật không tự tại. Đại Bồ-tát ấy khi quán như thế, chẳng đắc tự tánh của sắc, chẳng đắc tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng đắc tự tánh của nhãn xứ, chẳng đắc tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng đắc tự tánh của sắc xứ, chẳng đắc tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng đắc tự tánh của nhãn giới, chẳng đắc tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng đắc tự tánh của sắc giới, chẳng đắc tự tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng đắc tự tánh của nhãn thức giới, chẳng đắc tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng đắc tự tánh của nhãn xúc, chẳng đắc tự tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng đắc tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắc tự tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắc tự tánh của tất cả pháp hữu lậu, chẳng đắc tự tánh của tất cả pháp vô lậu. Đại Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, phát sanh tin hiểu sâu sắc. Đại Bồ-tát ấy, đối với sự việc như thế sanh tin hiểu rồi, có thể hành pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành như thế, đối với tất cả pháp hoàn toàn không chấp trước, nghĩa là, chẳng chấp trước sắc, chẳng chấp trước thọ, tưởng, hành, thức; chẳng chấp trước nhãn xứ, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng chấp trước sắc xứ, chẳng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng chấp trước nhãn giới, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng chấp trước sắc giới, chẳng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng chấp trước nhãn thức giới, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng chấp trước nhãn xúc, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng chấp trước các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng chấp trước các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng chấp trước địa giới, chẳng chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng chấp trước Nhân duyên, chẳng chấp trước Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên; chẳng chấp trước vô minh, chẳng chấp trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng chấp trước bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng chấp trước tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng chấp trước pháp không nội, chẳng chấp trước pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng chấp trước chơn như, chẳng chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng chấp trước bốn niệm trụ, chẳng chấp trước bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng chấp trước Thánh đế khổ, chẳng chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng chấp trước bốn tịnh lự, chẳng chấp trước bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng chấp trước tám giải thoát, chẳng chấp trước tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng chấp trước tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng chấp trước tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng chấp trước pháp môn giải thoát không, chẳng chấp trước pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng chấp trước năm loại mắt, chẳng chấp trước sáu phép thần thông; chẳng chấp trước mười lực Phật, chẳng chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng chấp trước đại từ, chẳng chấp trước đại bi, đại hỷ, đại xả.
Quyển Thứ 377
HẾT
06
Chẳng chấp trước pháp không quên mất, chẳng chấp trước tánh luôn luôn xả; chẳng chấp trước trí nhất thiết, chẳng chấp trước trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng chấp trước quả Dự lưu, chẳng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; chẳng chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát; chẳng chấp trước quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, lấy vô tánh làm tự tánh có thể viên mãn đạo Bồ-tát, nghĩa là có thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể viên mãn mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể viên mãn đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; cũng có thể viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; cũng có thể viên mãn ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc.
Đại Bồ-tát ấy an trụ trong đạo Bồ-đề dị thục pháp, cũng có thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám thánh đạo; cũng có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể viên mãn tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông và vô lượng công đức khác.
Đại Bồ-tát ấy viên mãn đạo Bồ-đề như thế rồi, lìa các ám chướng, an trụ trong Phật đạo, do sức thần thông thù thắng dị thục sanh, phương tiện làm lợi ích cho các loại hữu tình, người nên dùng bố thí nhiếp thọ thì liền dùng bố thí mà nhiếp thọ họ, người nên dùng tịnh giới nhiếp thọ thì liền dùng tịnh giới mà nhiếp thọ họ, nên dùng an nhẫn nhiếp thọ thì liền dùng an nhẫn mà nhiếp thọ họ, nên dùng tinh tấn nhiếp thọ thì liền dùng tinh tấn mà nhiếp thọ họ, nên dùng tịnh lự nhiếp thọ thì liền dùng tịnh lự mà nhiếp thọ họ, nên dùng Bát-nhã nhiếp thọ thì liền dùng Bát-nhã mà nhiếp thọ họ, nên dùng giải thoát nhiếp thọ thì liền dùng giải thoát mà nhiếp thọ họ, nên dùng giải thoát tri kiến nhiếp thọ thì liền dùng giải thoát tri kiến mà nhiếp thọ họ, nên khiến an trụ quả Dự lưu thì phương tiện khiến an trụ quả Dự lưu, nên khiến an trụ quả Nhất lai thì phương tiện khiến an trụ quả Nhất lai, nên khiến an trụ quả Bất hoàn thì phương tiện khiến an trụ quả Bất hoàn, nên khiến an trụ quả A-la-hán thì phương tiện khiến an trụ quả A-la-hán, nên khiến an trụ quả vị Độc giác thì phương tiện khiến an trụ quả vị Độc giác, nên khiến an trụ quả vị giác ngộ cao tột thì phương tiện khiến an trụ quả vị giác ngộ cao tột.
Đại Bồ-tát ấy có thể thi triển các loại thần thông biến hiện, muốn an trụ hằng hà sa thế giới thì tùy ý có thể an trụ, muốn hiện các loại trân bảo ở thế giới đó thì có thể tùy ý hiện, muốn khiến cho hữu tình ở trong các thế giới đó thọ dụng các loại trân bảo tốt đẹp ấy thì tùy theo sở thích của họ đều khiến được đầy đủ. Đại Bồ-tát ấy, từ thế giới này đến thế giới khác, làm lợi ích an lạc vô lượng hữu tình, thấy tướng nghiêm tịnh của các thế giới có thể tự nhiếp thọ cõi Phật nghiêm tịnh theo sở thích. Thí như chư thiên Tha hóa tự tại cần có các nhạc cụ vi diệu thì tùy tâm hiện ra, Bồ-tát ấy tùy ý nhiếp thọ vô lượng cõi Phật đủ các loại nghiêm tịnh. Đại Bồ-tát ấy do bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa dị thục sanh và các thần thông vi diệu dị thục sanh cùng đạo Bồ-tát dị thục sanh nên hành trí đạo tướng; do trí đạo tướng được thành thục nên lại có thể chứng đắc trí nhất thiết tướng; do đắc trí này, đối với tất cả pháp không có sự nhiếp thọ, nghĩa là chẳng nhiếp thọ sắc, chẳng nhiếp thọ thọ, tưởng, hành, thức; chẳng nhiếp thọ nhãn xứ, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng nhiếp thọ sắc xứ, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng nhiếp thọ nhãn giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng nhiếp thọ sắc giới, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng nhiếp thọ nhãn thức giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng nhiếp thọ nhãn xúc, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng nhiếp thọ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng nhiếp thọ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng nhiếp thọ tất cả pháp thiện, pháp phi thiện, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu tội, pháp vô tội; cũng chẳng nhiếp thọ sở chứng là quả vị giác ngộ cao tột; cũng chẳng nhiếp thọ vật thọ dụng trong tất cả cõi Phật, hữu tình trong ấy cũng không nhiếp thọ. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy trước chẳng nhiếp thọ tất cả pháp, nên đối với tất cả pháp không có sở đắc và vì các hữu tình mà tuyên thuyết rõ ràng rằng tất cả pháp tánh không nhiếp thọ.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, do tâm lực vô lậu lìa các tướng, nên có thể ở trong tất cả pháp vô tướng, vô giác, vô đắc, vô ảnh, vô tác, viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng có thể viên mãn các công đức khác.
LXVII. PHẨM PHÁP NGHĨA VÔ TẠP
01
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Làm sao ở trong tất cả pháp không vô tướng, tự tướng, vô tạp, có thể viên mãn tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Làm sao ở trong tất cả pháp vô lậu, vô sai biệt, an lập các pháp sai biệt và có thể hiện rõ như thế? Làm sao ở trong Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ tất cả bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; nhiếp thọ tất cả pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; nhiếp thọ tất cả chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; nhiếp thọ tất cả bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; nhiếp thọ tất cả pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; nhiếp thọ tất cả Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; nhiếp thọ tất cả bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; nhiếp thọ tất cả tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; nhiếp thọ tất cả năm loại mắt, sáu phép thần thông; nhiếp thọ tất cả mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; nhiếp thọ tất cả pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; nhiếp thọ tất cả trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; nhiếp thọ tất cả pháp thế, xuất thế? Làm sao ở trong tất cả pháp tướng khác, an lập một tướng, gọi là vô tướng và ở trong pháp nhất tướng vô tướng, an lập các loại pháp tướng sai biệt?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa mà tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật rõ biết năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa, đều vô tướng. Vì sao? Vì các loại mộng, tiếng vang, ảnh tượng, bóng sáng, bóng nắng, trò huyễn, ảo thành, sự biến hóa đều không có tự tánh. Nếu pháp không có tự tánh là pháp không có tướng. Nếu pháp không có tướng là pháp nhất tướng, gọi là vô tướng.
Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, nên biết tất cả sự bố thí là không tướng, người cho không tướng, người nhận không tướng, vật cho không tướng. Nếu biết như vậy mà hành bố thí, thì có thể viên mãn việc tu hành bố thí Ba-la-mật-đa; nếu có thể viên mãn việc tu hành bố thí Ba-la-mật-đa thì chẳng xa lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế thì có thể viên mãn bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; cũng có thể viên mãn bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; cũng có thể viên mãn pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng có thể viên mãn pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; cũng có thể viên mãn chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; cũng có thể viên mãn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; cũng có thể viên mãn tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; cũng có thể viên mãn năm trăm pháp môn Tam-ma-địa, năm trăm pháp môn Đà-la-ni; cũng có thể viên mãn năm loại mắt, sáu phép thần thông; cũng có thể viên mãn mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; cũng có thể viên mãn pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; cũng có thể viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát ấy an trụ trong các Thánh pháp vô lậu dị thục sanh như thế, dùng sức thần thông đi đến hằng hà sa thế giới chư Phật khắp mười phương và dùng các loại y phục, thức ăn uống, đồ nằm, thuốc thang, hương hoa, tràng phan, bảo cái, đèn đuốc, kỹ nhạc và các thứ nhu yếu thượng diệu khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, làm lợi ích an lạc cho các hữu tình; đối với người nên dùng bố thí làm lợi ích thì liền dùng bố thí mà làm lợi ích cho họ; nên dùng tịnh giới làm lợi ích thì liền dùng tịnh giới mà làm lợi ích cho họ; nên dùng an nhẫn làm lợi ích thì liền dùng an nhẫn mà làm lợi ích cho họ; nên dùng tinh tấn làm lợi ích thì liền dùng tinh tấn mà làm lợi ích cho họ; nên dùng tịnh lự làm lợi ích thì liền dùng tịnh lự mà làm lợi ích cho họ; nên dùng Bát-nhã làm lợi ích thì liền dùng Bát-nhã mà làm lợi ích cho họ; nên dùng các loại thiện pháp khác làm lợi ích thì liền dùng các loại thiện pháp khác mà làm lợi ích cho họ; nên dùng tất cả thiện pháp thù thắng làm lợi ích thì liền dùng tất cả thiện pháp thù thắng mà làm lợi ích cho họ. Đại Bồ-tát ấy, thành tựu vô lượng thiện pháp như thế, tuy chịu sanh tử nhưng chẳng bị tội lỗi sanh tử làm nhiễm ô; vì muốn lợi lạc cho các hữu tình nên nhiếp thọ phú quí tự tại của người, trời; do oai lực của phú quí tự tại này, có thể làm các việc lợi lạc cho hữu tình, dùng bốn nhiếp pháp mà nhiếp thọ họ. Đại Bồ-tát ấy biết tất cả pháp đều không có tướng, nên tuy biết quả Dự lưu mà chẳng trụ quả Dự lưu, tuy biết quả Nhất lai, mà chẳng trụ quả Nhất lai, tuy biết quả Bất hoàn mà chẳng trụ quả Bất-hoàn, tuy biết quả A-la-hán mà chẳng trụ quả A-la-hán; tuy biết quả vị Độc giác mà chẳng trụ quả vị Độc giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy như thật rõ biết tất cả pháp rồi, vì muốn chứng đắc trí nhất thiết tướng, chẳng chung cùng với tất cả Thanh văn, Độc giác.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát biết tất cả pháp đều không có tướng, nên như thật rõ biết bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đều không có tướng, như thật rõ biết các cả Phật pháp cũng đều không có tướng. Do nhân duyên ấy, có thể viên mãn hết tất cả Phật pháp.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa mà viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy, như thật rõ biết là năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa rồi thì có thể viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa vô tướng; tịnh giới như thế không khuyết, không hở, không tỳ vết, không uế trược, không có sự thủ trước, xứng đáng thọ nhận sự cúng dường được người trí khen ngợi là thọ trì hoàn hảo, cứu cánh hoàn hảo, là Thánh vô lậu, thuộc về chi đạo xuất thế gian; an trụ giới này có thể khéo thọ trì, thọ giới đã thiết lập, giới đắc tự nhiên, giới luật nghi, giới hữu biểu, giới vô biểu, giới hiện hành, giới bất hiện hành, giới oai nghi, giới phi oai nghi. Đại Bồ-tát ấy tuy thành tựu đầy đủ các giới như thế nhưng không thủ trước, chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh vào dòng họ lớn Sát-đế-lợi phú quí tự tại, hoặc sẽ sanh vào dòng họ lớn Bà-la-môn phú quí tự tại, hoặc sẽ sanh vào dòng họ lớn Trưởng gia phú quí tự tại, hoặc sẽ sanh vào dòng họ lớn Cư sĩ phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ làm tiểu vương, hoặc làm đại vương, hoặc làm luân vương phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh vào chúng trời Tứ đại vương, hoặc sanh cõi trời Ba mươi ba, hoặc sanh cõi trời Dạ-ma, hoặc sanh cõi trời Đổ-sử-đa, hoặc sanh cõi trời Lạc biến hóa, hoặc sanh cõi trời Tha hóa tự tại phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Phạm chúng, hoặc sanh cõi trời Phạm phụ, hoặc sanh cõi trời Phạm hội, hoặc sanh cõi trời Đại phạm phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Quang, hoặc sanh cõi trời Thiểu quang, hoặc sanh cõi trời Vô lượng quang, hoặc sanh cõi trời Cực quang tịnh phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Tịnh, hoặc sanh cõi trời Thiểu tịnh, hoặc sanh cõi trời Vô lượng tịnh, hoặc sanh cõi trời Biến tịnh phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Quảng, hoặc sanh cõi trời Thiểu quảng, hoặc sanh cõi trời Vô lượng quảng, hoặc sanh cõi trời Quảng quả phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh cõi trời Vô phiền, hoặc sanh cõi trời Vô nhiệt, hoặc sanh cõi trời Thiện hiện, hoặc sanh cõi trời Thiện kiến, hoặc sanh cõi trời Sắc cứu cánh phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ sanh Không vô biên xứ, hoặc sanh Thức vô biên xứ, hoặc sanh Vô sở hữu xứ, hoặc sanh Phi tưởng phi phi tưởng xứ phú quí tự tại; chẳng nghĩ thế này, ta do giới này sẽ đắc quả Dự lưu, hoặc đắc quả Nhất lai, hoặc đắc quả Bất hoàn, hoặc đắc quả A-la-hán, hoặc đắc quả vị Độc giác; hoặc nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, hoặc đắc Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát, hoặc đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì các pháp này đều vô tướng, hoặc đồng một tướng gọi là vô tướng; pháp vô tướng chẳng đắc vô tướng, pháp hữu tướng chẳng đắc hữu tướng, pháp vô tướng chẳng đắc hữu tướng, pháp hữu tướng chẳng đắc vô tướng. Do nhân duyên ấy, nên hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mau có thể viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa vô tướng, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát; đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát lại đắc Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát; đã được Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát, tu hành trí đạo tướng hướng đến trí nhất thiết tướng, đắc năm thần thông dị thục; lại đắc năm trăm pháp môn Tam-ma-địa, cũng đắc năm trăm pháp môn Đà-la-ni; an trụ ở trong đó lại có thể chứng đắc bốn sự hiểu biết thông suốt; từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật.
Đại Bồ-tát ấy vì hóa độ hữu tình, nên tuy hiện lưu chuyển sanh tử trong các thú, nhưng chẳng bị các chướng phiền não nghiệp báo ấy làm nhiễm ô. Thí như hóa nhơn tuy hiện các việc đi, đứng, nằm, ngồi, nhưng không có các việc vãng lai chơn thật; tuy hiện các thứ làm lợi ích hữu tình, nhưng đối với hữu tình và sự an lập ấy hoàn toàn không có sở đắc. Như có Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác hiệu là Tô Phiến Đa, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, độ vô lượng chúng sanh, khiến thoát sanh tử, chứng đắc Niết-bàn, nhưng không có hữu tình nào có thể thọ nhận sự thọ ký quả vị giác ngộ cao tột tiếp theo. Khi ấy, Như Lai đó, hóa làm hóa Phật khiến ở lâu trên đời, tự xả tuổi thọ nhập cãnh giới Vô dư y Niết-bàn. Thân của hóa Phật kia, trụ một kiếp rồi, thọ ký quả vị giác ngộ cho một Bồ-tát, rồi mới nhập Niết-bàn. Hóa thân của Phật kia tuy làm các việc lợi ích cho hữu tình, nhưng không có sở đắc, đó là chẳng đắc sắc, chẳng đắc thọ, tưởng, hành, thức; chẳng đắc nhãn xứ, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng đắc sắc xứ, chẳng đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng đắc nhãn giới, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng đắc sắc giới, chẳng đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng đắc nhãn thức giới, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng đắc nhãn xúc, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng đắc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắc tất cả pháp hữu lậu, vô lậu và hữu tình. Đại Bồ-tát ấy, cũng lại như vậy, tuy có làm việc nhưng không có sở đắc.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa; do tịnh giới Ba-la-mật-đa này được viên mãn, nên có thể nhiếp thọ tất cả Phật pháp.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát như thật rõ biết năm thủ uẩn ấy như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa rồi có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng.
Này Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, biết rõ như thật năm thủ uẩn ấy như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa rồi có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, biết rõ như thật năm thủ uẩn ấy không có thật tướng, nên tu hai loại nhẫn mới có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng. Hai loại đó là gì? Một là an thọ nhẫn, hai là quán sát nhẫn. An thọ nhẫn là các Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi an tọa tòa Bồ-đề nhiệm mầu, ở khoảng giữa, giả sử tất cả loài hữu tình tranh nhau đến chê bai, dùng lời thô ác mắng nhiếc, lăng nhục; lại dùng ngói, đá, dao, gậy làm hại, nhưng Đại Bồ-tát ấy, vì đã viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa, nên cho đến chẳng sanh một niệm sân hận; cũng lại chẳng khởi tâm trả thù, chỉ nghĩ thế này, các hữu tình ấy thật đáng thương, làm tăng thêm phiền não, dấy động tâm ý họ chẳng được tự tại, đối với ta phát khởi ác nghiệp như thế. Ta nay chẳng nên sân giận họ; lại nghĩ thế này, do ta nhiếp thọ các uẩn oan gia, nên khiến hữu tình ấy đối với ta phát khởi ác nghiệp như thế, chỉ nên tự trách chẳng nên giận họ. Bồ-tát khi quán sát kỹ như thế, đối với hữu tình ấy sanh lòng thương xót sâu xa, các sự việc như thế gọi là an thọ nhẫn. Quán sát nhẫn là Đại Bồ-tát nghĩ thế này: Các hành như huyễn, chẳng thật, chẳng được tự tại, cũng như hư không, không có ngã, hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng thọ quả báo, cái biết, cái thấy đều chẳng thể nắm bắt được, chỉ là hư vọng phân biệt mà khởi, thì ai chê trách ta, ai mắng nhiếc ta, ai lăng nhục ta, ai dùng các thứ ngói, đá, dao, gậy gia hại ta, ai thọ nhận sự mắng nhiếc gia hại ấy? Đều là tự tâm hư vọng phân biệt. Ta nay chẳng nên phát khởi chấp trước các pháp như thế, do tự tánh không, thắng nghĩa không, nên hoàn toàn không có sở hữu. Bồ-tát khi quán sát kỹ như thế, biết rõ như thật các hành tĩnh lặng, đối với tất cả pháp chẳng sanh tưởng khác; các việc như thế gọi là quán sát nhẫn. Đại Bồ-tát ấy, vì tu tập hai thứ nhẫn như thế, nên có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng; do có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng nên liền đạt được Vô sanh pháp nhẫn.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là Vô sanh pháp nhẫn? Pháp này đoạn gì? Lại là trí gì?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Do thế lực này cho đến một phần nhỏ pháp ác bất thiện cũng chẳng sanh được, cho nên gọi là Vô sanh pháp nhẫn. Pháp này khiến cho ngã và ngã sở, các phiền não, mạn v.v... rốt ráo tịch diệt; như thật nhẫn thọ các pháp như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa. Nhẫn này gọi là trí; đắc trí này nên gọi là đạt được Vô sanh pháp nhẫn.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Vô sanh pháp nhẫn của Thanh văn, Độc giác cùng với Vô sanh pháp nhẫn của Đại Bồ-tát có sự sai biệt như thế nào?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Các bậc Dự lưu hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát; các bậc Nhất lai hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát, các bậc Bất hoàn hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát, các bậc A-la-hán hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát, các bậc Độc giác hoặc trí, hoặc đoạn cũng gọi là nhẫn của Đại Bồ-tát; lại có nhẫn của Đại Bồ-tát gọi là các pháp nhẫn, rốt ráo chẳng sanh, như thế là sai biệt.
Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát vì thành tựu nhẫn thù thắng như thế, nên vượt hẳn tất cả Thanh văn, Độc giác.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, an trụ trong Vô sanh pháp nhẫn dị thục thù thắng như thế, hành đạo Bồ-tát, có thể viên mãn trí đạo tướng; do có thể viên mãn trí đạo tướng, nên thường chẳng xa lìa bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bẳy đẳng giác chi, tám chi thánh đạo; cũng chẳng xa lìa pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; cũng chẳng xa lìa thần thông dị thục. Đại Bồ-tát ấy, do chẳng xa lìa thần thông dị thục, nên từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Đại Bồ-tát ấy, do thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật được viên mãn, nên chỉ trong khoảng một Sát-na tương ưng diệu tuệ, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể mau viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng; vì được viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa vô tướng, nên có thể chứng đắc trí nhất thiết trí, tất cả Phật pháp đều được viên mãn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa; biết rõ như thật năm thủ uẩn ấy như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa không có thật tướng rồi, phát khởi tinh tấn thân tâm dõng mãnh. Đại Bồ-tát ấy vì phát khởi tinh tấn thân dõng mãnh nên dẫn phát thần thông nhanh chóng thù thắng; do thần thông này nên đi đến thế giới khắp mười phương cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn; ở chỗ chư Phật, trồng các cội đức, lợi ích an lạc vô lượng hữu tình; cũng có thể nghiêm tịnh các cõi Phật. Đại Bồ-tát ấy, do tinh tấn thân, thành thục hữu tình, tùy theo căn cơ của họ, phương tiện an lập ở pháp ba thừa, đều khiến rốt ráo.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa do tinh tấn thân có thể mau viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa vô tướng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, vì phát khởi tinh tấn tâm dõng mãnh nên dẫn phát đạo chi vô lậu của chư Thánh, nhiếp thọ tinh tấn, viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa, trong đó, có thể nhiếp thọ đầy đủ các thiện pháp, đó là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; năm loại mắt, sáu phép thần thông; pháp môn Tam-ma-địa, pháp môn Đà-la-ni; bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát ấy, an trụ trong đó, có thể viên mãn trí nhất thiết tướng; do trí nhất thiết tướng được viên mãn nên vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí tương tục; do vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tập khí tương tục nên các tướng và vẻ đẹp phụ thuộc thành tựu viên mãn. Do các tướng và vẻ đẹp phụ thuộc thành tựu viên mãn, nên chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, phóng đại quang minh chiếu khắp Tam thiên đại thiên thế giới, khiến các thế giới sáu thứ chấn động, chuyển bánh xe chánh pháp, đầy đủ ba mươi hai tướng. Do đó, các loại hữu tình trong Tam thiên đại thiên thế giới, nhờ hào quang chiếu đến, thấy biến động này, nghe chánh pháp âm, đối với ba thừa, được Bất thối chuyển.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, có thể làm xong nhiều việc lợi ích cho mình và người, có thể mau viên mãn tất cả Phật pháp, chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa, trong năm thủ uẩn viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, như thật rõ biết năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa, không có thật tướng rồi, nhập sơ thiền và an trụ trọn vẹn, nhập đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, an trụ trọn vẹn; nhập từ vô lượng an trụ trọn vẹn, nhập bi, hỷ, xả vô lượng an trụ trọn vẹn; nhập định Không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn; nhập định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ an trụ trọn vẹn; tu Tam-ma-địa không, tu Tam-ma-địa vô tướng, vô nguyện; tu Tam-ma-địa như điển, tu Tam-ma-địa Thánh chánh, Tam-ma-địa Kim cang dụ, an trụ trong Tam-ma-địa Kim cang dụ; trừ Tam-ma-địa của Như Lai ra, tất cả các Tam-ma-địa khác hoặc cùng với Tam-ma-địa Thanh văn, hoặc cùng với Tam-ma-địa Độc giác, hoặc vô lượng Tam-ma-địa khác, tất cả như thế đều có thể thân chứng và an trụ trọn vẹn; nhưng đối với các Tam-ma-địa như tịnh lự, vô lượng, định vô sắc v.v… chẳng sanh đắm trước, cũng chẳng đắm trước quả sở đắc của chúng. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy như thật rõ biết các Tam-ma-địa tịnh lự, vô lượng, định vô sắc v.v… và tất cả pháp đều không có thật tướng, đều lấy vô tánh làm tự tánh, chẳng lẽ lấy pháp vô tướng đắm trước pháp vô tướng, cũng chẳng lẽ dùng vô tánh làm pháp tự tánh, đắm trước vô tánh làm pháp tự tánh. Do chẳng đắm trước Tam-ma-địa, nên Đại Bồ-tát ấy chẳng bao giờ tùy thuận thế lực của các Tam-ma-địa tịnh lự, vô lượng, định vô sắc v.v… mà sanh vào cõi Sắc, Vô sắc. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả cảnh giới hoàn toàn không có sở đắc; đối với người nhập định, định sở nhập, nhân duyên nhập cũng không có sở đắc. Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp, vì không có sở đắc, nên có thể mau viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa vô tướng. Nhờ tịnh lự Ba-la-mật-đa này, siêu vượt các bậc Thanh văn và Độc giác.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy vì sao viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa vô tướng, siêu vượt các bậc Thanh văn, Độc giác?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, vì khéo học pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, nên Đại Bồ-tát ấy, ở trong các pháp không đó, chẳng đắc tất cả pháp, mà an trụ trong đó, chẳng đắc quả Dự lưu, chẳng đắc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, chẳng đắc tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Vì các tánh không ấy cũng đều rỗng không, nên Đại Bồ-tát ấy, do an trụ pháp không này mà siêu vượt các bậc Thanh văn và Độc giác, chứng nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát.
Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát lấy gì làm sanh, lấy gì làm ly sanh?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát dùng tất cả cái có sở đắc làm sanh, và dùng tất cả cái vô sở đắc làm ly sanh.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát lấy gì làm hữu sở đắc, lấy gì làm vô sở đắc?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát dùng tất cả pháp làm hữu sở đắc, đó là Đại Bồ-tát lấy sắc làm hữu sở đắc, lấy thọ, tưởng, hành, thức làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhãn xứ làm hữu sở đắc, lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy sắc xứ làm hữu sở đắc, lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhãn giới làm hữu sở đắc, lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy sắc giới làm hữu sở đắc, lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp giới làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhãn thức giới làm hữu sở đắc, lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhãn xúc làm hữu sở đắc, lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra làm hữu sở đắc, lấy các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy địa giới làm hữu sở đắc, lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy nhân duyên làm hữu sở đắc, lấy đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy vô minh làm hữu sở đắc, lấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy bố thí Ba-la-mật-đa làm hữu sở đắc, lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy pháp không nội làm hữu sở đắc, lấy pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy bốn niệm trụ làm hữu sở đắc, lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy pháp môn giải thoát không làm hữu sở đắc, lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy Thánh đế khổ làm hữu sở đắc, lấy Thánh đế tập, diệt, đạo làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy bốn tịnh lự làm hữu sở đắc, lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy tám giải thoát làm hữu sở đắc, lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa làm hữu sở đắc, lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy bậc Cực hỷ làm hữu sở đắc, lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiền tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy năm loại mắt làm hữu sở đắc, lấy sáu phép thần thông làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy mười lực Phật làm hữu sở đắc, lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy pháp không quên mất làm hữu sở đắc, lấy tánh luôn luôn xả làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy trí nhất thiết tướng làm hữu sở đắc, lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy quả Dự lưu làm hữu sở đắc, lấy quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát lấy tất cả hạnh Đại Bồ-tát làm hữu sở đắc, lấy quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật làm hữu sở đắc. Đại Bồ-tát vì lấy các hữu sở đắc như thế mà sanh khởi.
Này Thiện Hiện! Còn Vô sở đắc là Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp như thế không hành, không đắc, không nói, không chỉ, đó là Đại Bồ-tát đối với sắc không hành, không đắc, không nói, không chỉ, đối với thọ, tưởng, hành, thức không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của sắc cho đến tự tánh của thức đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với nhãn xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của nhãn xứ cho đến tự tánh của ý xứ đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với sắc xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của sắc xứ cho đến tự tánh của pháp xứ đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với nhãn giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì sao? Vì tự tánh của nhãn giới cho đến tự tánh của ý giới đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với sắc giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của sắc giới cho đến tự tánh của pháp giới đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với nhãn thức giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì sao? Vì tự tánh của nhãn thức giới cho đến tự tánh của ý thức giới đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với nhãn xúc không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không hành, không đắc, không nói, không chỉ, Vì sao? Vì tự tánh của nhãn xúc cho đến tự tánh của ý xúc đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ.
Quyển Thứ 378
HẾT
02
Đại Bồ-tát đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến tự tánh của các thọ do ý xúc làm duyên sinh ra đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với địa giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của địa giới cho đến tự tánh của thức giới đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với Nhân duyên không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của Nhân duyên cho đến tự tánh của Tăng thượng duyên đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với vô minh không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của vô minh cho đến tự tánh của lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với bố thí Ba-la-mật-đa không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tự tánh của Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với pháp không nội không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của pháp không nội cho đến tự tánh của pháp không không tánh tự tánh đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với bốn niệm trụ không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của bốn niệm trụ cho đến tự tánh của tám chi thánh đạo đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với pháp môn giải thoát không không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của pháp môn giải thoát không cho đến tự tánh của pháp môn giải thoát vô nguyện đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với Thánh đế khổ không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của Thánh đế khổ cho đến tự tánh của Thánh đế đạo đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với bốn tịnh lự không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của bốn tịnh lự cho đến tự tánh của bốn định vô sắc đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với tám giải thoát không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của tám giải thoát cho đến tự tánh của mười biến xứ đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với bậc Cực hỷ không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của bậc Cực hỷ cho đến tự tánh của bậc Pháp vân đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với năm loại mắt không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với sáu phép thần thông không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của năm loại mắt, tự tánh của sáu phép thần thông đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với mười lực Phật không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của mười lực Phật cho đến tự tánh của mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với pháp không quên mất không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với tánh luôn luôn xả không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của pháp không quên mất, tự tánh của tánh luôn luôn xả đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với trí nhất thiết không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của trí nhất thiết cho đến tự tánh của trí nhất thiết tướng đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với quả Dự lưu không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của quả Dự lưu cho đến tự tánh của quả vị Độc giác đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ. Đại Bồ-tát đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát không hành, không đắc, không nói, không chỉ; đối với quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không hành, không đắc, không nói, không chỉ. Vì sao? Vì tự tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, tự tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật đều chẳng thể hành, đắc, nói, chỉ.
Đại Bồ-tát lấy sự không hành, không đắc, không nói, không chỉ như thế làm vô sở đắc, chính cái vô sở đắc ấy gọi là ly sanh.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là sanh và ly sanh của Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát chứng nhập bậc Chánh tánh ly sanh rồi, viên mãn tất cả tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí. Đại Bồ-tát ấy còn chẳng theo thế lực của định mà sanh, huống là theo thế lực phiền não như tham v.v… Đại Bồ-tát ấy nếu an trụ trong đây mà tạo tác các nghiệp và do thế lực của nghiệp sanh bốn tịnh lự, lưu chuyển trong các thú là điều không có. Đại Bồ-tát ấy tuy an trụ trong các nhóm hành như huyễn, làm các điều lợi ích như thật cho các hữu tình, nhưng chẳng đắc huyễn và các hữu tình. Đại Bồ-tát ấy khi đối với các việc vô sở đắc như thế, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, độ vô lượng chúng sanh.
Này Thiện Hiện! như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có thể mau viên mãn tịnh lự Ba-la-mật-đa vô tướng; do tịnh lự Ba-la-mật-đa mau viên mãn này, nên chóng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, độ vô lượng chúng sanh; pháp luân như thế gọi là vô sở đắc, cũng gọi là không, vô tướng, vô nguyện, có khả năng làm lợi ích vô cùng cho các hữu tình.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, an trụ trong năm thủ uẩn như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy như thật rõ biết tất cả pháp đều như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa rồi, có thể viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô tướng.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát như thật rõ biết tất cả pháp đều như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như sự biến hóa?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thấy mộng, chẳng thấy người thấy mộng, chẳng nghe tiếng vang, chẳng thấy người nghe tiếng vang, chẳng thấy ảnh tượng, chẳng thấy người thấy ảnh tượng, chẳng thấy bóng sáng, chẳng thấy người thấy bóng sánh, chẳng thấy bóng nắng, chẳng thấy người thấy bóng nắng, chẳng thấy trò huyễn, chẳng thấy người thấy trò huyễn, chẳng thấy ảo thành, chẳng thấy người thấy ảo thành, chẳng thấy việc biến hóa, chẳng thấy người thấy việc biến hóa. Vì sao? Vì mộng và người thấy mộng, tiếng vang và người nghe tiếng vang, ảnh tượng và người thấy ảnh tượng, bóng sáng và người thấy bóng sáng, bóng nắng và người thấy bóng nắng, trò huyễn và người thấy trò huyễn, ảo thành và người thấy ảo thành, việc biến hóa và người thấy việc biến hóa đều là sự chấp trước điên đảo của phàm phu ngu si. Các bậc A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều chẳng thấy mộng, cũng chẳng thấy người thấy mộng, đều chẳng nghe tiếng vang, cũng chẳng thấy người nghe tiếng vang, đều chẳng thấy ảnh tượng, cũng chẳng thấy người thấy ảnh tượng, đều chẳng thấy bóng sáng, cũng chẳng thấy người thấy bóng sánh, đều chẳng thấy bóng nắng, cũng chẳng thấy người thấy bóng nắng, đều chẳng thấy trò huyễn, cũng chẳng thấy người thấy trò huyễn, đều chẳng thấy ảo thành, cũng chẳng thấy người thấy ảo thành, đều chẳng thấy việc biến hóa, cũng chẳng thấy người thấy việc biến hóa. Vì sao? Vì tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, chẳng phải thành, chẳng phải thật, vô tướng, vô vi, chẳng phải thật có tánh và Niết-bàn … Nếu tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, chẳng phải thành, chẳng phải thật, vô tướng, vô vi, chẳng phải thật có tánh và Niết-bàn v.v… thì tại sao Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp khởi tưởng có tánh, tưởng thành, tưởng thật, có tướng, có tác, tưởng thật có tánh, chẳng phải tưởng tịch diệt? Nếu khởi các tưởng ấy thì đó là điều không có. Vì sao? Vì nếu tất cả pháp có một chút tự tánh, có thành, có thật, có tướng, có vi, có thật tánh, chẳng phải tịch diệt, mà có thể nắm bắt được thì đối tượng tu hành là Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, lẽ ra chẳng phải là Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Như thế, Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chẳng chấp trước sắc, chẳng chấp trước thọ, tưởng, hành, thức; chẳng chấp trước nhãn xứ, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng chấp trước sắc xứ, chẳng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng chấp trước nhãn giới, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; chẳng chấp trước sắc giới, chẳng chấp trước thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; chẳng chấp trước nhãn thức giới, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; chẳng chấp trước nhãn xúc, chẳng chấp trước nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; chẳng chấp trước các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng chấp trước các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng chấp trước địa giới, chẳng chấp trước thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng chấp trước nhân duyên, chẳng chấp trước đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; chẳng chấp trước các pháp do duyên sanh ra; chẳng chấp trước vô minh, chẳng chấp trước hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu não; chẳng chấp trước Dục giới, chẳng chấp trước Sắc, Vô sắc giới; chẳng chấp trước bốn tịnh lự, chẳng chấp trước bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng chấp trước bốn niệm trụ, chẳng chấp trước bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng chấp trước pháp môn giải thoát không, chẳng chấp trước pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; chẳng chấp trước Thánh đế khổ, chẳng chấp trước Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng chấp trước bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng chấp trước tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng chấp trước pháp không nội, chẳng chấp trước pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; chẳng chấp trước chơn như, chẳng chấp trước pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; chẳng chấp trước tám giải thoát, chẳng chấp trước tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; chẳng chấp trước tất cả pháp môn Tam-ma-địa, chẳng chấp trước tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng chấp trước bậc Cực hỷ, chẳng chấp trước bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; chẳng chấp trước năm loại mắt, chẳng chấp trước sáu phép thần thông; chẳng chấp trước mười lực Phật, chẳng chấp trước bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng chấp trước pháp không quên mất, chẳng chấp trước tánh luôn luôn xả; chẳng chấp trước trí nhất thiết, chẳng chấp trước trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng chấp trước quả Dự lưu, chẳng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; chẳng chấp trước tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chẳng chấp trước quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa do chẳng chấp trước nên có thể viên mãn sơ địa mà ở trong ấy chẳng sanh tham trước. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát chẳng đắc sơ địa thì làm sao ở trong ấy khởi tham trước. Do chẳng tham trước nên có thể viên mãn đệ nhị, đệ tam, đệ tứ, đệ ngũ, đệ lục, đệ thất, đệ bát, đệ cửu, đệ thập địa, nhưng ở trong đó chẳng sanh tham trước. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy chẳng đắc đệ nhị cho đến đệ thập địa thì làm sao ở trong đó khởi tham trước. Đại Bồ-tát ấy tuy tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhưng chẳng đắc Bát-nhã Ba-la-mật-đa; do chẳng đắc Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên cũng chẳng đắc tất cả pháp; tuy quán Bát-nhã Ba-la-mật-đa nhiếp thọ tất cả pháp, nhưng đối với pháp ấy hoàn toàn không sở đắc. Vì sao? Vì các pháp như thế cùng với Bát-nhã Ba-la-mật-đa này không hai, không khác. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp chẳng thể phân biệt, nói là chơn như, nói là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, vì pháp nghĩa không xen tạp, không sai biệt vậy.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Nếu tánh của tất cả pháp đều không xen tạp, không sai biệt thì tại sao có thể nói là thiện, là chẳng phải thiện, là hữu lậu, là vô lậu, là thế gian, là xuất thế gian, là hữu vi, là vô vi, đủ vô lượng pháp môn như thế?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Trong thật tánh của tất cả pháp, có pháp nào có thể nói là thiện là phi thiện, là hữu lậu, là vô lậu, là thế gian, là xuất thế gian, là hữu vi, là vô vi, như thế, cho đến là quả Dự lưu, là quả Nhất lai, là quả Bất hoàn, là quả A-la-hán, là quả vị Độc giác, là các hạnh Đại Bồ-tát, là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật chăng?
Thiện Hiện đáp:
- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này nên biết, tất cả pháp không xen tạp, không sai biệt, không tướng, không sanh, không diệt, không ngại, không nói, không chỉ. Thiện Hiện nên biết, ta khi xưa tu hành đạo Bồ-tát, đối với tự tánh của pháp, hoàn toàn không có sở đắc, đó là hoặc sắc, hoặc thọ, tưởng, hành, thức; hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc sắc xứ, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; hoặc sắc giới, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc địa giới, hoặc thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc nhân duyên, hoặc đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; hoặc pháp do duyên sanh ra; hoặc vô minh, hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu não; hoặc Dục giới, hoặc Sắc, Vô sắc giới; hoặc thiện, hoặc phi thiện, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc thế gian, hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, như thế cho đến, hoặc quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, hoặc các hạnh Đại Bồ-tát, hoặc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Đối với tự tánh của các pháp như thế, đều không có sở đắc.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, từ lúc mới phát tâm cho đến khi an tọa tòa Bồ-đề nhiệm mầu, sắp chứng quả vị giác ngộ cao tột, thường nên khéo biết tự tánh các pháp. Nếu thường khéo biết tự tánh các pháp thì có khả năng khéo thanh tịnh đạo đại Bồ-đề, cũng có khả năng viên mãn các hạnh Bồ-tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, an trụ pháp ấy, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân mầu nhiệm, dùng pháp ba thừa, phương tiện điều phục các loại hữu tình, khiến mau được giải thoát ba cõi.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát lấy vô sở đắc là phương tiện, nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, có khả năng mau viên mãn tất cả Phật pháp.
LXVIII. PHẨM TƯỚNG CÁC CÔNG ĐỨC
01
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Làm sao các pháp như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa hoàn toàn không thật có, đều lấy vô tánh làm tự tánh, tự tướng đều rỗng không, mà có thể an lập là thiện, là phi thiện, là hữu lậu, là vô lậu, là thế gian, là xuất thế gian, là hữu vi, là vô vi, như thế, cho đến, là quả Dự lưu, là năng chứng quả Dự lưu, là quả Nhất lai, là năng chứng quả Nhất lai, là quả Bất hoàn, là năng chứng quả Bất hoàn, là quả A-la-hán, là năng chứng quả A-la-hán, là quả vị Độc giác, là năng chứng quả vị Độc giác, là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, là năng chứng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Phàm phu ngu si ở thế gian thấy mộng, thấy người thấy mộng, nghe tiếng vang, thấy người nghe tiếng vang, thấy ảnh tượng, thấy người thấy ảnh tượng, thấy bóng sáng, thấy người thấy bóng sánh, thấy bóng nắng, thấy người thấy bóng nắng, thấy trò huyễn, thấy người thấy trò huyễn, thấy ảo thành, thấy người thấy ảo thành, thấy việc biến hóa, thấy người thấy sự biến hóa. Các phàm phu ngu si không học hỏi ấy thấy mộng, thấy người thấy mộng rồi, nghe tiếng vang, thấy người nghe tiếng vang rồi, thấy ảnh tượng, thấy người thấy ảnh tượng rồi, thấy bóng sáng, thấy người thấy bóng sáng rồi, thấy bóng nắng, thấy người thấy bóng nắng rồi, thấy trò huyễn, thấy người thấy trò huyễn rồi, thấy ảo thành, thấy người thấy ảo thành rồi, thấy việc biến hóa, thấy người thấy sự biến hóa rồi, điên đảo chấp trước tạo ra việc làm thiện, việc làm bất thiện về thân, ngữ, ý, tạo ra việc làm phước, việc làm phi phước, việc làm bất động về thân, ngữ, ý. Do các việc làm ấy nên qua lại sanh tử, lưu chuyển vô cùng.
Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán sát hai pháp không là rốt ráo và không biên giới, an trụ trong hai pháp không rốt ráo và không biên giới ấy, vì hữu tình kia, tuyên thuyết chánh pháp, nghĩa là nói như thế này: Các ngươi nên biết sắc là không, không có ngã, ngã sở, thọ, tưởng, hành, thức là không, không có ngã, ngã sở; nhãn xứ là không, không có ngã, ngã sở, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, không có ngã, ngã sở; sắc xứ là không, không có ngã, ngã sở, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, không có ngã, ngã sở; nhãn giới là không, không có ngã, ngã sở, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là không, không có ngã, ngã sở; sắc giới là không, không có ngã, ngã sở, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là không, không có ngã, ngã sở; nhãn thức giới là không, không có ngã, ngã sở, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là không, không có ngã, ngã sở; nhãn xúc là không, không có ngã, ngã sở, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là không, không có ngã, ngã sở; các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; địa giới là không, không có ngã, ngã sở, thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, không có ngã, ngã sở; nhân duyên là không, không có ngã, ngã sở, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên là không, không có ngã, ngã sở; các pháp do các duyên này sanh ra là không, không có ngã, ngã sở; vô minh là không, không có ngã, ngã sở, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu não là không, không có ngã, ngã sở; pháp hữu lậu là không, không có ngã, ngã sở, pháp vô lậu là không, không có ngã, ngã sở; pháp hữu vi là không, không có ngã, ngã sở, pháp vô vi, là không, không có ngã, ngã sở. Lại nói thế này, các ngươi nên biết, sắc như mộng hoàn toàn không có tự tánh, thọ, tưởng, hành, thức như mộng hoàn toàn không có tự tánh; sắc như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, thọ, tưởng, hành, thức như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; nhãn xứ như mộng hoàn toàn không có tự tánh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như mộng hoàn toàn không có tự tánh; nhãn xứ như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; sắc xứ như mộng hoàn toàn không có tự tánh, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như mộng hoàn toàn không có tự tánh; sắc xứ như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; nhãn giới như mộng hoàn toàn không có tự tánh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới như mộng hoàn toàn không có tự tánh; nhãn giới như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; sắc giới như mộng hoàn toàn không có tự tánh, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới như mộng hoàn toàn không có tự tánh; sắc giới như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; nhãn thức giới như mộng hoàn toàn không có tự tánh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới như mộng hoàn toàn không có tự tánh; nhãn thức giới như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; nhãn xúc như mộng hoàn toàn không có tự tánh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc như mộng hoàn toàn không có tự tánh; nhãn xúc như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như mộng hoàn toàn không có tự tánh, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra như mộng hoàn toàn không có tự tánh; các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; địa giới như mộng hoàn toàn không có tự tánh, thủy, hỏa, phong, không, thức giới như mộng hoàn toàn không có tự tánh; địa giới như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, thủy, hỏa, phong, không, thức giới như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; nhân duyên như mộng hoàn toàn không có tự tánh, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên như mộng hoàn toàn không có tự tánh; nhân duyên như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; pháp từ duyên sanh như mộng hoàn toàn không có tự tánh, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; vô minh như mộng hoàn toàn không có tự tánh, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu não như mộng hoàn toàn không có tự tánh; vô minh như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu não như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; pháp hữu lậu như mộng hoàn toàn không có tự tánh, pháp vô lậu như mộng hoàn toàn không có tự tánh; pháp hữu lậu như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, pháp vô lậu như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; pháp hữu vi như mộng hoàn toàn không có tự tánh, pháp vô vi như mộng hoàn toàn không có tự tánh; pháp hữu vi như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh, pháp vô vi như tiếng vang cho đến như việc biến hóa, hoàn toàn không có tự tánh; lại nói thế này, các ngươi nên biết, trong đó, không có sắc, cũng không có thọ, tưởng, hành, thức; không có nhãn xứ, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; không có sắc xứ, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; không có nhãn giới, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; không có sắc giới, cũng không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; không có nhãn thức giới, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; không có nhãn xúc, cũng không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; không có địa giới, cũng không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới; không có nhân duyên, cũng không có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; không có các pháp do các duyên sanh ra; không có vô minh, cũng không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu não; không có pháp hữu lậu, cũng không có pháp vô lậu; không có pháp hữu vi, cũng không có pháp vô vi; không có mộng, cũng không có người thấy mộng; không có tiếng vang, cũng không có người nghe tiếng vang; không có ảnh tượng, cũng không có người thấy ảnh tượng; không có bóng sáng, cũng không có người thấy bóng sáng; không có bóng nắng, cũng không có người thấy bóng nắng; không có trò huyễn, cũng không có người thấy trò huyễn; không có ảo thành, cũng không có người thấy ảo thành; không có việc biến hóa, cũng không có người thấy việc biến hóa. Lại nói thế này, các ngươi nên biết, tất cả pháp ấy đều không thật có, đều lấy vô tánh làm tự tánh; vì sức hư vọng phân biệt của các ngươi nên trong cái không có sắc thấy có sắc, trong cái không có thọ, tưởng, hành, thức thấy có thọ, tưởng, hành, thức; trong cái không có nhãn xứ thấy có nhãn xứ, trong cái không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; trong cái không có sắc xứ thấy có sắc xứ, trong cái không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; trong cái không có nhãn giới thấy có nhãn giới, trong cái không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; trong cái không có sắc giới thấy có sắc giới, trong cái không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; trong cái không có nhãn thức giới thấy có nhãn thức giới, trong cái không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; trong cái không có nhãn xúc thấy có nhãn xúc, trong cái không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; trong cái không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thấy có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, trong cái không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thấy có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; trong cái không có địa giới thấy có địa giới, trong cái không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới thấy có thủy, hỏa, phong, không, thức giới; trong cái không có nhân duyên thấy có nhân duyên, trong cái không có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên thấy có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; trong cái không có các pháp từ duyên sanh ra, thấy có các pháp từ duyên sanh ra; trong cái không có vô minh thấy có vô minh, trong cái không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thấy có hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; trong cái không có pháp hữu lậu thấy có pháp hữu lậu, trong cái không có pháp vô lậu thấy có pháp vô lậu; trong cái không có pháp hữu vi thấy có pháp hữu vi, trong cái không có pháp vô vi thấy có pháp vô vi. Lại nói thế này, các ngươi nên biết, tánh của tất cả pháp uẩn, giới, xứ v.v… đều từ các duyên hòa hợp kiến lập điên đảo mà khởi, nhiếp thọ trong các nghiệp dị thục. Các ngươi vì sao đối với pháp hư vọng không thật, mà khởi tưởng có thật ấy!
Khi ấy, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện thiện xảo, nếu các hữu tình có xan tham thì phương tiện cứu vớt, khiến lìa xan tham; các hữu tình ấy, lìa xan tham rồi, dạy cho tu bố thí Ba-la-mật-đa. Các hữu tình ấy, do bố thí nên được tài lộc lớn, phú quí tự tại. Lại từ đó, phương tiện cứu vớt, dạy tu tịnh giới Ba-la-mật-đa, vì do tịnh giới, các hữu tình ấy được sanh vào đường thiện tôn quí tự tại. Lại từ đó, phương tiện cứu vớt, dạy tu an nhẫn Ba-la-mật-đa; các hữu tình ấy vì do an nhẫn nên có thể mau đạt được Vô sanh pháp nhẫn. Lại từ đó, phương tiện cứu vớt, dạy tu tinh tấn Ba-la-mật-đa; các hữu tình ấy, vì do tinh tấn nên đối với các thiện pháp không còn thối chuyển cho đến quả vị giác ngộ cao tột. Lại từ đó, phương tiện cứu vớt, dạy tu tịnh lự Ba-la-mật-đa; các hữu tình ấy, vì do tịnh lự nên được sanh vào phạm thế, an trụ tự tại trong sơ thiền; từ sơ thiền, phương tiện cứu vớt, lại khiến an trụ đệ nhị thiền; từ đệ nhị thiền, phương tiện cứu vớt, khiến an trụ đệ tam thiền; từ đệ tam thiền, phương tiện cứu vớt, lại khiến an trụ đệ tứ thiền; từ đệ tứ thiền, phương tiện cứu vớt, lại khiến an trụ định Không vô biên xứ; từ định Không vô biên xứ, phương tiện cứu vớt, lại khiến an trụ định Thức vô biên xứ; từ định Thức vô biên xứ, phương tiện cứu vớt, lại khiến an trụ định Vô sở hữu xứ; từ định Vô sở hữu xứ, phương tiện cứu vớt, lại khiến an trụ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Lại từ đó, phương tiện cứu vớt, khiến an trụ ba thừa, hoặc khiến an trụ bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc khiến an trụ pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; hoặc khiến an trụ tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc khiến an trụ pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; hoặc khiến an trụ Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; hoặc khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc khiến an trụ pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc khiến an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc khiến an trụ bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; hoặc khiến an trụ năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc khiến an trụ mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc khiến an trụ pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc khiến an trụ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Đại Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa phương tiện thiện xảo, nếu các hữu tình đắm trước bố thí hữu vi và quả, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước tịnh giới hữu vi và quả, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước an nhẫn hữu vi và quả, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước tinh tấn hữu vi và quả, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước tịnh lự hữu vi và quả, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước Bát-nhã hữu vi và quả, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước bốn Thánh đế hữu vi không đẳng quán, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước mười địa Bồ-tát hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước năm loại mắt, sáu phép thần thông hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Nếu các hữu tình đắm trước trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hữu vi, thì dùng các phương tiện an ủi cứu vớt, khiến an trụ cảnh giới Vô dư Niết-bàn.
Đại Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa phương tiện thiện xảo, thành tựu pháp chơn vô lậu, vô sắc, vô kiến, vô đối, an trụ trong đó. Nếu các hữu tình đáng đắc quả Dự lưu thì phương tiện cứu vớt, khiến an trụ quả Dự lưu. Nếu các hữu tình đáng đắc quả Nhất lai thì phương tiện cứu vớt, khiến an trụ quả Nhất lai. Nếu các hữu tình đáng đắc quả Bất hoàn thì phương tiện cứu vớt, khiến an trụ quả Bất hoàn. Nếu các hữu tình đáng đắc quả A-la-hán thì phương tiện cứu vớt, khiến an trụ quả A-la-hán. Nếu các hữu tình đáng đắc quả vị Độc giác thì phương tiện cứu vớt, khiến an trụ quả vị Độc giác. Nếu các hữu tình đáng đắc quả vị giác ngộ cao tột thì phương tiện cứu vớt, vì họ nói các đạo đại Bồ-đề, chỉ rõ, khuyên bảo, chỉ dẫn, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, khiến an trụ quả vị giác ngộ cao tột.
Này Thiện Hiện! Như thế, các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa quan sát hai pháp không là rốt ráo, không biên giới, an trụ trong hai pháp không là rốt ráo và không biên giới, tuy biết các pháp như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn chẳng phải thật có, đều lấy vô tánh làm tự tánh, tự tướng đều không, nhưng có thể an lập là thiện, là phi thiện, là hữu lậu, là vô lậu, là thế gian, là xuất thế gian, là hữu vi, là vô vi, là quả Dự lưu, là năng chứng quả Dự lưu, là quả Nhất lai, là năng chứng quả Nhất lai, là quả Bất hoàn, là năng chứng quả Bất hoàn, là quả A-la-hán, là năng chứng quả A-la-hán, là quả vị Độc giác, là năng chứng quả vị Độc giác, là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, là năng chứng quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, đều không tạp loạn.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát rất là hy hữu, hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, quán sát hai pháp là không rốt ráo, không biên giới, an trụ trong hai pháp là không rốt ráo, không biên giới, tuy biết các pháp như mộng, như tiếng vang, như ảnh tượng, như bóng sáng, như bóng nắng, như trò huyễn, như ảo thành, như việc biến hóa, hoàn toàn chẳng phải thật có, đều lấy vô tánh làm tự tánh, tự tướng đều không, nhưng có thể an lập là thiện, là phi thiện, là hữu lậu, là vô lậu, là thế gian, là xuất thế gian, là hữu vi, là vô vi v.v… đều không tạp loạn.
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Các Đại Bồ-tát thật là hy hữu, hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tuy biết các pháp đều là tánh không, rốt ráo, không biên giới nhưng có thể an lập thiện, phi thiện v.v… chẳng tạp loạn.
Này Thiện Hiện! Các ông, nếu biết các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có pháp rất là hy hữu; Thanh văn, Độc giác đều chẳng có, chẳng có thể suy lường được. Tất cả Thanh văn, Độc giác các ông đối với biện tài của các Đại Bồ-tát còn chẳng có thể trả lời, huống là hữu tình khác mà có thể đáp được.
Quyển Thứ 379
HẾT
02
Khi ấy, cụ tho Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Những gì gọi là pháp cực kỳ hy hữu của Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa mà Thanh văn, Độc giác đều chẳng có?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Và suy nghĩ chín chắn, Ta sẽ vì các ông phân biệt, giải nói pháp cực kỳ hy hữu của Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa an trụ dị thục sanh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; năm phép thần thông vi diệu; ba mươi bảy thứ pháp phần Bồ-đề; pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; bốn sự hiểu biết thông suốt; tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; không, vô tướng, vô nguyện Tam-ma-địa v.v... vô lượng công đức; đến mười phương thế giới, nếu các hữu tình, đáng dùng bố thí mà đem lại lợi ích, thì dùng bố thí để đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng tịnh giới đem lại lợi ích, thì dùng tịnh giới mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng an nhẫn đem lại lợi ích, thì dùng an nhẫn mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng tinh tấn đem lại lợi ích, thì dùng tinh tấn mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng tịnh lự đem lại lợi ích, thì dùng tịnh lự mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng Bát-nhã đem lại lợi ích, thì dùng Bát-nhã mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng sơ thiền đem lại lợi ích, thì dùng sơ thiền mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền đem lại lợi ích, thì dùng đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng định Không vô biên xứ đem lại lợi ích, thì dùng định Không vô biên xứ mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ đem lại lợi ích, thì dùng định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng từ vô lượng đem lại lợi ích, thì dùng từ vô lượng mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng bi, hỷ, xả vô lượng đem lại lợi ích, thì dùng bi, hỷ, xả vô lượng mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng bốn niệm trụ đem lại lợi ích, thì dùng bốn niệm trụ mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đem lại lợi ích, thì dùng bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng không Tam-ma-địa đem lại lợi ích, thì dùng không Tam-ma-địa mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng Tam-ma-địa vô tướng, vô nguyện đem lại lợi ích, thì dùng dùng Tam-ma-địa vô tướng, vô nguyện mà đem lại lợi ích cho họ; đáng dùng các thiện pháp khác đem lại lợi ích, thì dùng các thiện pháp khác mà đem lại lợi ích cho họ.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa an trụ dị thục sanh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; năm phép thần thông vi diệu; ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề; pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; bốn sự hiểu biết thông suốt; tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Tam-ma-địa không, vô tướng, vô nguyện v.v... vô lượng công đức, dùng bố thí v.v... đem lại lợi ích cho hữu tình?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, cho các hữu tình những vật cần dùng: Cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần y phục cho y phục, cần xe cho xe, cần hương hoa cho hương hoa, cần tràng phan bảo cái cho tràng phan bảo cái; cần đồ nằm cho đồ nằm, cần đồ trang sức như anh lạc v.v... cho các đồ trang sức như anh lạc v.v... cần nhà cửa cho nhà cửa, cần đèn đuốc cho đèn đuốc, cần kỹ nhạc cho kỹ nhạc, cần thuốc thang cho thuốc thang; tùy theo các loại vật dụng nhu cầu đều cho hết, không để thiếu. Như dâng đồ cúng dường cho Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, dâng cho các Độc giác cũng như thế. Như dâng đồ cúng dường cho các Độc giác, dâng cho A-la-hán cũng như thế. Như dâng đồ cúng dường cho A-la-hán, dâng cho các Bất hoàn cũng như thế. Như dâng đồ cúng dường cho Bất hoàn, dâng cho Nhất lai cũng như thế. Như dâng đồ cúng dường cho Nhất lai, dâng cho các Dự lưu cũng như thế. Như dâng đồ cúng dường cho Dự lưu, dâng cho các Chánh Chí Chánh Hành cũng như thế. Như dâng đồ cúng dường cho Chánh Chí Chánh Hành, dâng cho người trì giới cũng như thế. Như dâng đồ cúng dường cho người trì giới, cho người phạm giới cũng như thế. Như cho đồ cần dùng cho người phạm giới, cho các ngoại đạo cũng như thế. Như cho đồ cần dùng cho ngoại đạo, cho các hạng người khác cũng như vậy. Như cho đồ cần dùng cho loài người, cho các loài phi nhơn cũng như vậy. Như cho đồ cần dùng cho loài phi nhơn, cho các bàng sanh cũng như thế.
Đối với các hữu tình, tâm Bồ-tát bình đẳng không có tưởng sai biệt mà hành bố thí, trên từ chư Phật, dưới đến bàng sanh, bình đẳng bình đẳng, không có sự phân biệt. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát liễu đạt tự tướng của các pháp và hữu tình đều rỗng không, hoàn toàn không sai biệt, nên không có tưởng khác, không có sự phân biệt mà hành bố thí. Đại Bồ-tát ấy, do không có tưởng khác, không có sự phân biệt mà hành bố thí, nên sẽ đắc quả vô dị, vô phân biệt, nghĩa là viên mãn được trí nhất thiết tướng và vô lượng công đức khác của chư Phật.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát thấy người đi xin mà nghĩ thế này: Nếu là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, là ruộng phước thì ta nên cung kính cúng dường; nếu là bàng sanh, chẳng phải ruộng phước thì chẳng nên cho các vật dụng cần dùng; nếu Đại Bồ-tát ấy, khởi tâm như thế thì chẳng phải là pháp Bồ-tát. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các Đại Bồ-tát phát tâm Bồ-đề, cầu đạt quả vị giác ngộ cao tột, cần phải tịnh tâm mình, thì ruộng phước mới tịnh, thấy người đi xin chẳng nên nghĩ rằng hữu tình như thế, ta nên bố thí, làm việc lợi ích cho họ; còn hữu tình như thế, ta chẳng nên bố thí, chẳng làm lợi ích, trái với tâm Bồ-đề đã phát khi xưa, đó là các Bồ-tát phát tâm Bồ-đề, ta vì hữu tình sẽ làm nơi nương tựa cậy nhờ, bến bờ, nhà cửa, cứu hộ; thấy các người đi xin thì nên nghĩ: Nay hữu tình này bần cùng cô độc, ta sẽ dùng bố thí đem lại lợi ích cho họ, họ do nhân duyên này cũng có thể chuyển hóa, ít muốn ưa đủ, lìa giết sanh mạng, lìa không cho mà lấy, lìa dục, tà hạnh, lìa nói hư dối, lìa nói ly gián, lìa nói thô ác, lìa nói hỗn tạp, cũng lìa tham dục, sân nhuế, tà kiến. Do nhân duyên này, sanh vào dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, hoặc dòng dõi lớn Bà-la-môn, hoặc dòng dõi lớn trưởng giả, hoặc dòng dõi lớn Cư sĩ, hoặc sanh vào một chốn phú quí nào đó, đầy đủ của báu, tu các thiện nghiệp; hoặc do nhân duyên lợi ích của sự bố thí mà dần dần nương vào ba thừa mà được độ thoát, nghĩa là khiến hướng nhập ba cảnh giới Vô dư y Niết-bàn của Thanh văn, Độc giác và Vô thượng thừa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát có oán địch khác, hoặc các hữu tình đi đến chỗ vị ấy làm tổn hại, hoặc vì thiếu thốn mà có sự cầu xin, thì Đại Bồ-tát ấy, chẳng bao giờ phát khởi tâm phân biệt sai khác là kẻ này nên cho, kẻ kia không nên cho, chỉ thường phát khởi tâm bình đẳng, tùy theo sự cầu xin đều cho hết. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy vì làm lợi ích cho khắp các hữu tình, cầu đạt quả vị giác ngộ cao tột. Còn nếu phát khởi tâm phân biệt sai khác là kẻ này nên cho, kẻ kia chẳng nên cho, thì bị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chư Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian cùng chê trách: Ai cần ông phát tâm Bồ-đề, thệ nguyện lợi lạc khắp các loài hữu tình, người không nương tựa làm nơi nương tựa, người không ai cứu hộ làm người cứu hộ, người không nhà cửa làm chỗ nhà cửa, người không chỗ dừng chân làm chỗ dừng chân, nhưng nay lại chọn lựa có cho, không cho.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có người và chẳng phải người đi đến chỗ vị ấy cầu xin các bộ phận cơ thể như tay, chân, lóng, đốt, thì Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi hai tâm là cho hoặc không cho mà chỉ nghĩ thế này: Tùy theo sự cầu xin sẽ cho họ. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy thường nghĩ thế này: Ta vì lợi lạc các hữu tình mà thọ thân này các hữu tình đến xin nhất định sẽ cho, chẳng nên không cho. Cho nên thấy người cầu xin liền khởi tâm thế này: Nay thân này của ta vốn là vì họ mà thọ sanh, họ không đến lấy, còn phải tự đưa đi, huống là họ đến cầu xin mà không cho. Nghĩ như thế rồi vui mừng nhảy nhót, tự cắt từng phần mà trao cho họ, lại tự mừng là nay đạt được lợi ích lớn.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa nên học như thế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát thấy có người cầu xin liền nghĩ thế này: Nay trong sự việc này, ai cho, ai nhận, cho vật gì, do đâu mà cho, vì cái gì mà cho, tại sao mà cho? Tự tánh của các pháp đều chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì các pháp như thế đều rốt ráo không, chẳng phải trong pháp không có cho, có lấy.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên học các pháp đều không như thế, nghĩa là hoặc do nội không nên không, hoặc do ngoại không nên không, hoặc do nội ngoại không nên không, hoặc do không không nên không, hoặc do đại không nên không, hoặc do thắng nghĩa không nên không, hoặc do hữu vi không nên không, hoặc do vô vi không nên không, hoặc do rốt ráo không nên không, hoặc do vô tế không nên không, hoặc do tán không nên không, hoặc do biến dị không nên không, hoặc do bản tánh không nên không, hoặc do tự tướng không nên không, hoặc do cộng tướng không nên không, hoặc do nhất thiết pháp không nên không, hoặc do bất khả đắc không nên không, hoặc do vô tánh không nên không, hoặc do tự tánh không nên không, hoặc do vô tánh tự tánh không nên không. Đại Bồ-tát ấy, an trụ trong không này mà hành bố thí, luôn không gián đoạn, viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa; do bố thí Ba-la-mật-đa được viên mãn, nên khi bị người cắt xẻo vật trong ngoài, tâm vị ấy hoàn toàn không sân hận, phân biệt, chỉ nghĩ thế này: Hữu tình và pháp, tất cả đều không thì ai cắt xẻo ta, ai bị cắt xẻo, ai lại quán không?
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn, quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát vì muốn lợi lạc các loài hữu tình, nên nguyện nhập vào đại địa ngục; vào rồi phát khởi ba cách chỉ dẫn. Ba cách đó là gì? Một là dùng thần biến để chỉ dẫn, hai là dùng ký thuyết để chỉ dẫn, ba là dùng răn dạy để chỉ dẫn. Đại Bồ-tát ấy dùng thần biến để chỉ dẫn, diệt trừ các loại khổ cụ như địa ngục, nước sôi, lửa, dao v.v... dùng ký thuyết để chỉ dẫn, ghi nhớ tâm niệm của hữu tình để vì họ nói pháp; dùng răn dạy để chỉ dẫn đối với họ, phát khởi đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả vì họ nói pháp, khiến các loài hữu tình ở địa ngục ấy, ở chỗ Bồ-tát, sanh lòng tin thanh tịnh; do nhân duyên này, từ địa ngục ra, được sanh lên cõi trời, hoặc sanh vào cõi người, dần dần nương vào ba thừa, vượt vòng khổ não.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát khi phụng sự cúng dường chư Phật Thế Tôn, thâm tâm hoan hỷ, chẳng phải chẳng hoan hỷ, thâm tâm ưa thích, chẳng phải chẳng ưa thích, thâm tâm cung kính, chẳng phải chẳng cung kính. Đại Bồ-tát ấy, đối với chánh pháp mà chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã nói, cung kính lắng nghe, thọ trì, đọc tụng cho đến khi đắc quả vị giác ngộ cao tột, chẳng bao giờ quên mất, theo pháp đã nghe, thường vì hữu tình giảng giải rành mạch, khiến đạt được an lạc lợi ích thù thắng, cho đến khi đắc quả vị giác ngộ cao tột, thường không biếng lười phế bỏ.
Lai nữa, này Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình trong loài bàng sanh, nên tự xả thân mạng. Đại Bồ-tát ấy, thấy các bàng sanh bị lửa đói bức bách, muốn tàn hại nhau, nên khởi tâm thương xót, tự cắt các bộ phận của thân, chặt các lóng đốt, ném khắp mười phương, để chúng tự ý ăn nuốt. Các loài bàng sanh được ăn thịt nơi thân Bồ-tát này đều đối với Bồ-tát, khởi tâm rất xấu hổ và rất thương tiếc. Do nhân duyên ấy, thoát loài bàng sanh, được sanh lên trời, hoặc sanh vào loài người, gặp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, nghe thuyết chánh pháp, như lý tu hành, dần dần nương ba thừa mà được độ thoát, nghĩa là tùy theo đó mà chứng nhập ba cảnh giới Vô dư y Niết-bàn của Thanh văn, Độc giác và Vô Thượng thừa.
Này Thiện Hiện! Như thế, các Đại Bồ-tát thường vì thế gian làm việc khó làm, mang nhiều lợi ích, nghĩa là vì lợi lạc các hữu tình mà tự phát tâm Vô thượng Bồ-đề, cũng khiến cho người phát tâm yểm ly sanh tử, cầu quả Bồ-đề, tự thực hành các pháp chánh hạnh như thật, cũng khiến người hành, dần dần nhập cảnh giới Niết-bàn của ba thừa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát vì muốn làm lợi ích cho các loài hữu tình trong cõi ngạ quỷ cho nên nguyện sanh vào cõi ấy, phương tiện dứt trừ cái khổ đói khát. Các ngạ quỷ ấy, khi các khổ đã dứt, đối với Bồ-tát này, khởi xấu hổ và rất thương kính; nhờ thiện căn này, thoát cảnh quỷ đói, được sanh lên cõi trời, hoặc sanh vào cõi người, thường gặp Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cung kính cúng dường, nghe thuyết chánh pháp, dần dần tu hành chánh hạnh ba thừa, cho đến khi được nhập ba cảnh giới Vô dư y Niết-bàn.
Này Thiện Hiện! Như thế, các Đại Bồ-tát đối với loài hữu tình an trụ đại bi phát khởi vô biên phương tiện thiện xảo, cứu vớt khiến nhập Niết-bàn của ba thừa, rốt ráo an lạc.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát hoặc vì chúng trời Tứ đại vương tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Ba mươi ba tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Dạ-ma tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Đổ-sử-đa tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Lạc biến hóa tuyên thuyết Chánh pháp, hoặc vì trời Tha hóa tự tại tuyên thuyết Chánh pháp. Các chúng trời ấy, ở chỗ Bồ-tát nghe chánh pháp rồi, dần dần nương vào ba thừa siêng tu chánh hạnh, tùy theo sở tu nhập vào ba cảnh giới Vô dư y Niết-bàn.
Này Thiện Hiện! Trong chúng trời ấy có các Thiên tử đam mê năm dục lạc vi diệu cõi trời và cung điện báu mà chúng ở. Đại Bồ-tát ấy, thị hiện lửa nổi lên thiêu cháy cung điện ấy, khiến sanh sợ hãi, nhàm chán, nhơn đó vì họ nói pháp thế này: Này các Thiên tử! Nên quán sát kỹ, chư hành vô thường, khổ, không, phi ngã, chẳng thể bảo đảm tin cậy, người có trí ai ưa đắm các thứ ấy! Khi ấy, các Thiên tử nghe pháp âm này, đối với năm dục đều sanh nhàm chán, xa lìa, tự quán thân mạng hư dối vô thường, giống như cây chuối, ánh chớp, bóng nắng, quán các cung điện giống như tù ngục. Quán như thế rồi, dần dần nương ba thừa siêng tu chánh hạnh mà được diệt độ.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn thanh tịnh không chướng ngại quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát, thấy các Phạm thiên đắm trước các kiến chấp, nên phương tiện giáo hóa dẫn dắt, khiến họ xa lìa, bảo: Này các Thiên tiên! Tại sao các ông ở trong tất cả pháp không, vô tướng, hư vọng không thật mà phát khởi các thứ ác kiến như thế? Nên mau bỏ đi, hãy tin thọ chánh pháp, khiến các ngươi đạt được cam lồ Vô thượng.
Này Thiện Hiện! Như thế, các Đại Bồ-tát an trụ đại bi, vì các hữu tình tuyên thuyết Chánh pháp.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy có pháp cực kỳ hi hữu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát dùng bốn nhiếp sự nhiếp hóa các hữu tình. Bốn pháp ấy là gì? Một là bố thí, hai là ái ngữ, ba là lợi hành, bốn là đồng sự.
Này Thiện Hiện! Làm sao Đại Bồ-tát có thể dùng bố thí, nhiếp hóa các hữu tình?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát dùng hai loại bố thí mà nhiếp hóa các hữu tình. Hai loại ấy là gì? Một là tài thí, hai là pháp thí.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát thường dùng tài thí nhiếp hóa các hữu tình như thế nào?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thường dùng các thứ vàng, bạc, ngọc báu, chơn châu, ma ni, san hô, Phệ-lưu-ly, ngọc báu Phả-chi-ca, kha bối, bích ngọc, đế thanh, đại thanh, thạch tàng, xử tàng, hồng liên v.v... cho các hữu tình; hoặc dùng các thứ y phục, thức ăn uống, cung điện, lầu gác, phòng nhà, đồ nằm, xe cộ, hương hoa, đèn đuốc, kỹ nhạc, tràng phan, bảo cái, anh lạc v.v... cho các hữu tình; hoặc đem thê thiếp, con trai, con gái, đồng bộc và người hầu cho các hữu tình; hoặc đem các loại bàng sanh như voi, ngựa, trâu, dê, lừa v.v… cho các hữu tình; hoặc đem các loại tài vật kho tàng, thành ấp, xóm làng và ngôi vua cho các hữu tình; hoặc đem các bộ phận thân thể như tay, chân, lóng đốt, đầu, mắt, tủy, não cho các hữu tình. Đại Bồ-tát ấy, đem các thứ đồ vật đặt ở ngã tư đường, lên trên đài cao, loan báo thế này: Tất cả hữu tình, có cần vật gì, tự do tới lấy chớ sanh nghi mạn, như lấy của mình chớ nghĩ gì khác. Đại Bồ-tát ấy bố thí cho các hữu tình các vật theo nhu cầu rồi, lại khuyên quy y Tam-bảo Phật, Pháp, Tăng, hoặc khuyên thọ trì năm giới cận sự nam, hoặc khuyên thọ trì tám giới cận trụ, hoặc khuyên thọ trì mười thiện nghiệp đạo, hoặc khuyên tu hành sơ thiền, hoặc khuyên tu hành đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền, hoặc khuyên tu hành từ vô lượng, hoặc khuyên tu hành bi, hỷ, xả vô lượng; hoặc khuyên tu hành định Vô biên xứ, hoặc khuyên tu hành định Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ; hoặc khuyên tu hành tùy niệm Phật, hoặc khuyên tu hành tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, hoặc khuyên tu hành quán bất tịnh, hoặc khuyên tu hành niệm giữ hơi thở; hoặc khuyên tu hành tưởng vô thường, hoặc khuyên tu hành tưởng khổ vô thường, tưởng khổ vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng chán ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng thể ưa thích, tưởng chết, tưởng đoạn, tưởng lìa, tưởng diệt; hoặc khuyên tu hành bốn niệm trụ, hoặc khuyên tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc khuyên tu hành Tam-ma-địa không, hoặc khuyên tu hành Tam-ma-địa vô tướng, vô nguyện; hoặc khuyên tu hành pháp môn giải thoát không, hoặc khuyên tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc khuyên tu hành tám giải thoát, hoặc khuyên tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc khuyên tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc khuyên tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa; hoặc khuyên an trụ Thánh đế khổ, hoặc khuyên an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc khuyên an trụ pháp không nội, hoặc khuyên an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc khuyên an trụ chơn như, hoặc khuyên an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc khuyên tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc khuyên tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc khuyên tu hành bậc Cực hỷ, hoặc khuyên tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; hoặc khuyên tu hành năm loại mắt, hoặc khuyên tu hành sáu phép thần thông; hoặc khuyên tu hành mười lực Như Lai, hoặc khuyên tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc khuyên tu hành đại từ, hoặc khuyên tu hành đại bi, đại hỷ, đại xả; hoặc khuyên tu hành pháp không quên mất, hoặc khuyên tu hành tánh luôn luôn xả; hoặc khuyên tu hành trí nhất thiết; hoặc khuyên tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc khuyên tu hành ba mươi hai tướng đại sĩ, hoặc khuyên tu hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; hoặc khuyên tu hành quả Dự lưu, hoặc khuyên tu hành quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; hoặc khuyên tu hành tất cả hạnh Đại Bồ-tát, hoặc khuyên tu hành quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Này Thiện Hiện! Như thế, các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, phương tiện thiện xảo, đối với các hữu tình, hành tài thí rồi, lại khéo an lập các loại hữu tình, khiến an trụ trong pháp an ổn Vô thượng cho đến khiến đắc trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có pháp cực kỳ hi hữu.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thường dùng pháp thí nhiếp hóa các loài hữu tình như thế nào?
Này Thiện Hiện! Pháp thí của Đại Bồ-tát có hai thứ. Hai thứ ấy là gì? Một là pháp thí thế gian, hai là pháp thí xuất thế gian.
Này Thiện Hiện! Thế nào là pháp thí thế gian của Đại Bồ-tát?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị, phân biệt rõ ràng các pháp thế gian, đó là quán bất tịnh, hoặc niệm giữ hơi thở, hoặc bốn tịnh lự, hoặc bốn phạm trụ, hoặc bốn định vô sắc, hoặc pháp cùng loại phàm phu khác ở thế gian. Như thế gọi là pháp thí thế gian.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, hành pháp thí thế gian rồi, dùng các loại phương tiện giáo hóa, dẫn dắt hữu tình, khiến họ xa lìa các pháp thế gian, dùng các thứ phương tiện giáo hóa dẫn dắt hữu tình, khiến an trụ Thánh pháp và quả Thánh pháp.
Này Thiện Hiện! Thế nào là Thánh pháp và quả Thánh pháp?
Này Thiện Hiện! Thánh pháp là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; tám giải thoát, chín định thứ đệ; pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; mười địa Bồ-tát; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng v.v… các pháp vô lậu.
Này Thiện Hiện! Quả Thánh pháp là quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán, quả vị Độc giác, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật.
Lại nữa, Thiện Hiện! Thánh pháp của Đại Bồ-tát là trí quả Dự lưu, trí quả Nhất lai, trí quả Bất hoàn, trí quả A-la-hán, trí quả vị Độc giác, trí quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; trí bốn niệm trụ, trí bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; trí pháp môn giải thoát không, trí pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; trí bốn tịnh lự, trí bốn vô lượng, bốn định vô sắc; trí tám giải thoát, trí tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; trí bố thí Ba-la-mật-đa, trí tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; trí tất cả pháp môn Đà-la-ni, trí tất cả pháp môn Tam-ma-địa; trí Thánh đế khổ, trí Thánh đế tập, diệt, đạo; trí pháp không nội, trí pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; trí chơn như, trí pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; trí mười địa Bồ-tát; trí năm loại mắt, trí sáu phép thần thông; trí mười lực Như Lai, trí bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; trí pháp không quên mất, trí tánh luôn luôn xả; trí trí nhất thiết, trí trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tất cả trí pháp thế gian và xuất thế gian khác; trí pháp hữu lậu, vô lậu; trí pháp hữu vi, vô vi. Đó gọi là Thánh pháp. Quả Thánh pháp là đoạn trừ vĩnh viễn tất cả tập khí phiền não tương tục; đó gọi là quả Thánh pháp.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát cũng có thể đắc trí nhất thiết tướng chăng?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đại Bồ-tát cũng có thể đắc trí nhất thiết tướng.
Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát cũng có thể đắc trí nhất thiết tướng thì cùng với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có gì sai khác?
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát gọi là trí nhất thiết tướng tùy đắc. Còn tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thì gọi là trí nhất thiết tướng dĩ đắc. Vì sao? Vì chẳng phải tâm của các Đại Bồ-tát cùng với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bỗng nhiên có sự sai khác, đó là các chúng Đại Bồ-tát cùng với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều an trụ tánh vô sai biệt của các pháp đối với các pháp tướng, cầu chánh biến tri, thì gọi là chúng Đại Bồ-tát, nếu đạt đến cứu cánh tức là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Khi trụ ở nhơn vị đối với tự tướng cộng tướng của tất cả pháp, chiếu rõ không mờ, thanh tịnh đầy đủ thì gọi là chúng Đại Bồ-tát. Nếu đạt được quả vị thì gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Cho nên Đại Bồ-tát cùng với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tuy đều gọi là đắc trí nhất thiết tướng, nhưng có sự sai khác.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là pháp thí thế gian của Đại Bồ-tát. Các Đại Bồ-tát do nương pháp thí thế gian như thế, lại thường tu hành pháp thí xuất thế gian, đó là các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, phương tiện thiện xảo, trước dạy hữu tình thiện pháp thế gian, sau khiến xa lìa thiện pháp thế gian, an trụ thánh pháp vô lậu xuất thế gian, cho đến khiến đắc trí nhất thiết trí.
Này Thiện Hiện! Những gì gọi là Thánh pháp xuất thế gian mà các Đại Bồ-tát vì các hữu tình tuyên thuyết khai thị, phân biệt rõ ràng, gọi đó là pháp thí?
Này Thiện Hiện! Tất cả thiện pháp khác với pháp phàm phu, nếu tu tập chơn chánh thì khiến các hữu tình vượt khỏi thế gian, an trụ an ổn, cho nên gọi là xuất thế, đó là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; ba pháp môn giải thoát, tám giải thoát, chín định thứ đệ, bốn trí Thánh đế, Ba-la-mật-đa, các trí không v.v… mười địa Bồ-tát; năm loại mắt, sáu phép thần thông; mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đạp phụ thuộc, tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; các thiện pháp vô lậu như thế, tất cả đều gọi là Thánh pháp xuất thế gian.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là bốn niệm trụ?
Này Thiện Hiện! Đó là đối với nội thân, an trụ quán theo thân; đối với ngoại thân, an trụ quán theo thân, đối với nội ngoại thân, an trụ quán theo thân, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ tham ái ở đời, an trụ thân, quán tập; an trụ thân, quán diệt, do đó đối với thân, an trụ quán theo thân; an trụ thân, quán tập; an trụ thân, quán diệt, không có chỗ tựa, đối với các pháp thế gian, không có sự chấp thọ, đó là thứ nhất. Đối với nội thọ, an trụ quán theo thọ; đối với ngoại thọ, an trụ quán theo thọ; đối với nội ngoại thọ, an trụ quán theo thọ, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ tham ái ở đời, an trụ thọ, quán tập; an trụ thọ, quán diệt; do đó đối với thọ, an trụ quán theo thọ; an trụ thọ, quán tập; an trụ thọ, quán diệt, không có chỗ tựa, đối với các pháp thế gian, không có sự chấp thọ, đó là thứ hai. Đối với nội tâm, an trụ quán theo tâm; đối với ngoại tâm, an trụ quán theo tâm; đối với nội ngoại tâm, an trụ quán theo tâm, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ tham ái ở đời, an trụ tâm, quán tập; an trụ tâm, quán diệt, do đó đối với tâm, an trụ quán theo tâm; an trụ tâm, quán tập; an trụ tâm, quán diệt, không có chỗ tựa, đối với các pháp thế gian, không có sự chấp thọ, đó là thứ ba. Đối với nội pháp, an trụ quán theo pháp; đối với ngoại pháp, an trụ quán theo pháp, đối với nội ngoại pháp, an trụ quán theo pháp, đầy đủ chánh cần, chánh tri, chánh niệm, trừ tham ái ở đời, an trụ pháp, quán tập; an trụ pháp, quán diệt, do đó đối với pháp, an trụ quán theo pháp; an trụ pháp, quán tập; an trụ pháp, quán diệt, không có chỗ tựa, đối với các pháp thế gian, không có sự chấp thọ, đó là thứ tư.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là bốn niệm trụ.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là bốn chánh đoạn?
Này Thiện Hiện! Vì khiến cho các pháp ác bất thiện chưa sanh, chẳng sanh, nên khởi phát ý muốn siêng năng tinh tấn, cảnh tĩnh tâm, giữ tâm, đó là thứ nhất. Vì khiến pháp ác bất thiện đã sanh đoạn diệt, nên phát khởi ý muốn siêng năng tinh tấn, cảnh tĩnh tâm, giữ tâm, đó là thứ hai. Vì khiến pháp thiện chưa sanh được sanh nên phát khởi ý muốn siêng năng tinh tấn, cảnh tĩnh tâm, giữ tâm, đó là thứ ba. Vì khiến pháp thiện đã sanh đứng vững chẳng mất, tu và tác chứng trí làm cho đầy đủ tăng trưởng rộng lớn, nên phát khởi ý muốn siêng năng tinh tấn, cảnh tĩnh tâm, giữ tâm, đó là thứ tư.
Này Thiện Hiện! Đó là bốn chánh đoạn.
Này Thiện Hiện! Thế nào là bốn thần túc?
Này Thiện Hiện! Thành tựu việc đoạn hành dục Tam-ma-địa, tu tập thần túc, chán y chỉ, lìa y chỉ, diệt y chỉ, hướng về xả, đó là thứ nhất. Thành tựu việc đoạn hành cần Tam-ma-địa, tu tập thần túc, chán y chỉ, lìa y chỉ, diệt y chỉ, hướng về xả, đó là thứ hai. Thành tựu việc đoạn hành tâm Tam-ma-địa, tu tập thần túc, chán y chỉ, lìa y chỉ, diệt y chỉ, hướng về xả, đó là thứ ba. Thành tựu việc đoạn hành quán Tam-ma-địa, tu tập thần túc, chán y chỉ, lìa y chỉ, diệt y chỉ, hướng về xả, đó là thứ tư.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là bốn thần túc.
Này Thiện Hiện! Những gì gọi là năm căn?
Này Thiện Hiện! Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
Này Thiện Hiện! Đó là năm căn.
Này Thiện Hiện! Những gì là năm lực?
Này Thiện Hiện! Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là năm lực.
Này Thiện Hiện! Những gì gọi là bảy giác chi?
Này Thiện Hiện! niệm đẳng giác chi, trạch pháp đẳng giác chi, tinh tấn đẳng giác chi, hỷ đẳng giác chi, khinh an đẳng giác chi, định đẳng giác chi, xả đẳng giác chi.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là bảy chi đẳng giác.
Này Thiện Hiện! Những gì gọi là tám chi thánh đạo?
Này Thiện Hiện! Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là tám chi thánh đạo.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là ba pháp môn giải thoát?
Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là ba pháp môn giải thoát.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là pháp môn giải thoát không?
Này Thiện Hiện! Nếu hành tướng không, hành tướng vô ngã, hành tướng hư ngụy, hành tướng không tự tánh, tâm một tánh cảnh thì này Thiện Hiện! Đó gọi là pháp môn giải thoát không.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là pháp môn giải thoát vô tướng?
Này Thiện Hiện! Nếu hành tướng diệt, hành tướng tịch tịnh, hành tướng viễn ly, tâm một tánh cảnh thì này Thiện Hiện! Đó gọi là pháp môn giải thoát vô tướng.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là pháp môn giải thoát vô nguyện?
Này Thiện Hiện! Nếu hành tướng khổ, hành tướng vô thường, hành tướng điên đảo, tâm một tánh cảnh thì này Thiện Hiện! Đó gọi là pháp môn giải thoát vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là tám giải thoát?
Này Thiện Hiện! Quán các sắc có sắc, đó là giải thoát thứ nhất; quán các sắc ở ngoài, trong không có tưởng sắc, đó là giải thoát thứ hai; tác chứng thân giải thoát thù thắng, thanh tịnh, đó là giải thoát thứ ba; siêu vượt tất cả tưởng sắc, diệt tưởng hữu đối, chẳng tư duy các thứ tưởng, nhập định Không vô biên Không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thứ tư; siêu vượt tất cả Không vô biên xứ, nhập định Vô biên thức Thức vô biên xứ, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thứ năm; siêu vượt tất cả Thức vô biên xứ, nhập định Vô thiểu sở hữu Vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thứ sáu; siêu vượt tất cả Vô sở hữu xứ, nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thứ bảy; siêu vượt tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập định tưởng thọ diệt, an trụ trọn vẹn, đó là giải thoát thư tám.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là tám giải thoát.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là chín định thứ đệ?
Này Thiện Hiện! Đó là có một loại lìa dục, pháp ác bất thiện, có tầm có từ, ly sanh hỷ lạc, an trụ trọn vẹn sơ thiền, đó là thứ nhất. Lại có một loại, tầm từ tịch tịnh, trong tâm bình đẳng thanh tịnh, tánh chuyên nhất, không tầm, không từ, định sanh hỷ lạc, an trụ trọn vẹn đệ nhị thiền, đó là thứ hai. Lại có một loại lìa hỷ, trụ xả, chánh niệm, chánh tri, thân thọ an vui, chỉ có các bậc Thánh thường nói nên xả, đầy đủ niệm lạc trú, an trụ trọn vẹn đệ tam thiền, đó là thứ ba. Lại có một loại đoạn lạc đoạn khổ, mừng lo trước tan biến, chẳng khổ chẳng lạc, xả niệm thanh tịnh, an trụ trọn vẹn đệ tứ thiền, đó là thứ tư. Lại có một loại siêu vượt tất cả tưởng sắc, diệt tưởng hữu đối, chẳng tư duy các loại tưởng, nhập định Không vô biên Không vô biên xứ, an trụ trọn vẹn, đó là thứ năm. Lại có một loại siêu vượt tất cả Không vô biên xứ, nhập định Vô biên thức Thức vô biên xứ, an trụ trọn vẹn, đó là thứ sáu. Lại có một loại siêu vượt tất cả Thức vô biên xứ, nhập định Vô thiểu sở hữu Vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn, đó là thứ bảy. Lại có một loại siêu vượt tất cả Vô sở hữu xứ, nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trụ trọn vẹn, đó là thứ tám. Lại có một loại siêu vượt tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập định tưởng thọ diệt, an trụ trọn vẹn, đó là thứ chín.
Này Thiện Hiện! Đó là chín định thứ đệ.
Này Thiện Hiện! Những gì gọi là bốn trí Thánh đế?
Này Thiện Hiện! Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí.
Này Thiện Hiện! Đó là bốn trí Thánh đế.
Này Thiện Hiện! Những gì gọi là Ba-la-mật-đa?
Này Thiện Hiện! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là Ba-la-mật-đa.
Này Thiện Hiện! Những gì gọi là các không trí.
Này Thiện Hiện! Trí nội không, trí ngoại không, trí nội ngoại không, trí không không, trí không lớn, trí không thắng nghĩa, trí không hữu vi, trí không vô vi, trí không rốt ráo, trí không không biên giới, trí không tản mạn, trí không không đổi khác, trí không bản tánh, trí không tự tướng, trí không cộng tướng, trí không tất cả pháp, trí không chẳng thể nắm bắt được, trí không không tánh, trí không tự tánh, trí không không tánh tự tánh; hoặc trí chơn như, trí pháp giới, trí pháp tánh, trí tánh chẳng hư vọng, trí tánh chẳng đổi khác, trí tánh bình đẳng, trí tánh ly sanh, trí pháp định, trí pháp trụ, trí thật tế, trí cảnh giới hư không, trí cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là các trí không v.v...
Này Thiện Hiện! Những gì là mười địa Bồ-tát?
Này Thiện Hiện! Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm tuệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là mười địa Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Những gì là năm loại mắt?
Này Thiện Hiện! Mắt thịt, mắt trời, mắt tuệ của Thánh, mắt pháp, mắt Phật.
Này Thiện Hiện! Đó là năm loại mắt.
Này Thiện Hiện! Những gì là sáu phép thần thông?
Này Thiện Hiện! Thần cảnh trí chứng thông, thiên nhãn trí chứng thông, thiên nhĩ trí chứng thông, tha tâm trí chứng thông, túc trụ tùy niệm trí chứng thông, lậu tận trí chứng thông.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là sáu phép thần thông.
Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là mười lực Như Lai?
Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nếu là xứ thì biết như thật là xứ, chẳng phải xứ thì biết như thật là chẳng phải xứ, đó là thứ nhất. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đối với các nghiệp và các pháp thọ xứ, nhơn dị thục quá khứ, vị lai, hiện tại của các hữu tình đều như thật biết, đó là thứ hai. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các thế gian chẳng phải một cõi mà tất cả các cõi đều như thật biết, đó là thứ ba. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các thế gian chẳng phải một thắng giải mà các loại thắng giải đều như thật biết, đó là thứ tư. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với Bổ-đặc-già-la và các căn thắng liệt của tất cả hữu tình đều như thật biết, đó gọi là thứ năm. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với tất cả biến thú hành đều như thật biết, đó là thứ sáu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các căn lực, giác chi, đạo chi, tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, tạp nhiễm, thanh tịnh đều như thật biết, đó là thứ bảy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác dùng thiên nhãn thanh tịnh, siêu vượt loài người, thấy các việc thiện, ác khi sanh, khi chết của các hữu tình; hữu tình như thế do hành động ác của ba loại thân, ngữ, ý, do các tà kiến, do hủy báng Hiền Thánh, nên đọa vào các đường ác; hữu tình như thế, do hành động tốt đẹp của ba loại thân, ngữ, ý, do các chánh kiến, do khen ngợi Hiền Thánh, nên sanh vào các đường lành, sanh lên cõi trời. Lại dùng thiên nhãn thanh tịnh vượt hơn người thường, thấy sắc đẹp, sắc xấu, khi sanh, khi chết của các hữu tình, từ chốn này lại sanh vào đường lành, đường dữ; đối với các hữu tình theo thế lực của nghiệp mà sanh vào đường lành, đường dữ, đều như thật biết, đó là thứ tám. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với vô lượng các sự việc ở đời trước, thuộc quá khứ của các hữu tình, hoặc một đời, hoặc trăm đời, hoặc ngàn đời, hoặc trăm ngàn đời, hoặc một ức đời, hoặc trăm ức đời, hoặc ngàn ức đời, hoặc trăm ngàn ức triệu đời; hoặc một kiếp, hoặc trăm kiếp, hoặc ngàn kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp, hoặc một ức kiếp, hoặc trăm ức kiếp, hoặc trăm ngàn ức kiếp, hoặc trăm ngàn ức triệu kiếp cho đến các việc làm, các lời nói, các hình tướng của đời trước đều như thật biết, đó là thứ chín. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các lậu tận, vô lậu tâm giải thoát, vô lậu tuệ giải thoát đều như thật biết; đối với sự lậu tận của mình, pháp chơn giải thoát, tự chứng thông đạt, an trụ trọn vẹn, như thật nhận biết: Sự sanh của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng còn thọ sanh đời sau nữa, đó là thứ mười.
Này Thiện Hiện! Đó là mười lực Như Lai.
Quyển Thứ 380
HẾT
03
- Này Thiện Hiện! Thế nào gọi là bốn điều không sợ?
Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tự xưng Ta là Chánh Đẳng Giác thì dù có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc ai khác trong thế gian y cứ vào pháp lập vấn nạn, hoặc khiến cho người ta nhớ nghĩ: Phật đối với pháp ấy chẳng phải Chánh Đẳng Giác. Ta đối với vấn nạn kia thấy rõ là không duyên cớ; vì đối với vấn nạn kia thấy rõ là không duyên cớ nên được an ổn vững vàng, không sợ, không hãi, nên tự xưng Ta ở ngôi đại Tiên tôn quí, ở giữa đại chúng chính thức rống tiếng rống sư tử, chuyển bánh xe Đại phạm mà tất cả Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc ai khác trong thế gian quyết định không ai có thể chuyển đúng như pháp, đó là thứ nhất. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta đã vĩnh viễn diệt tận các lậu thì dù có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc ai khác trong thế gian căn cứ pháp lập vấn nạn, hoặc khiến cho người ta nhớ nghĩ: Phật đối với lậu ấy chưa được diệt tận vĩnh viễn. Ta đối với vấn nạn ấy, biết rõ không có duyên cớ; vì đối với vấn nạn ấy, biết rõ không có duyên cớ, nên an ổn vững vàng, không sợ, không hãi, tự xưng Ta ở ngôi vị đại Tiên tôn quí, ở giữa đại chúng chính thức rống tiếng rống sư tử, chuyển bánh xe Đại phạm mà tất cả Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc ai khác trong thế gian, quyết định không ai có thể chuyển đúng như pháp, đó là thứ hai. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta vì các chúng đệ tử nói pháp có thể làm chướng ngại, nhiễm ô thì chắc chắn chướng ngại, dù có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc ai khác trong thế gian, y cứ vào pháp lập vấn nạn, hoặc khiến cho người ta nhớ nghĩ: Có pháp nhiễm này, chẳng thể làm chướng ngại. Ta đối với vấn nạn ấy, thấy rõ là không có duyên cớ; vì đối với vấn nạn ấy, thấy rõ là không duyên cớ nên được an ổn vững vàng, không sợ, không hãi, nên tự xưng Ta ở ngôi vị đại Tiên tôn quí, ở giữa đại chúng chính thức rống tiếng rống sư tử, chuyển bánh xe Đại phạm mà tất cả Sa-môn hoặc Bà-la-môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc ai khác trong thế gian quyết định không ai có thể chuyển đúng như pháp, đó là thứ ba. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tự xưng Ta vì các chúng đệ tử nói đạo xuất ly, chư Thánh tu tập quyết định xuất ly, quyết định thông đạt, hết sạch các khổ, thoát vòng khổ não; dù có Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc ai khác trong thế gian, căn cứ pháp lập vấn nạn, hoặc khiến cho người ta nhớ nghĩ: Có tu đạo này, nhưng chẳng phải thật sự xuất ly, chẳng phải thật sự thông đạt, chẳng phải thật sự hết khổ, chẳng phải thật sự thoát vòng khổ não. Ta đối với vấn nạn ấy thấy rõ là không có duyên cớ, vì đối với vấn nạn ấy thấy rõ không có duyên cớ, nên được an ổn vững vàng, không sợ, không hãi, tự xưng Ta ở ngôi vị đại Tiên tôn quí, ở giữa đại chúng chính thức rống tiếng rống sư tử, chuyển bánh xe Đại phạm mà tất cả Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc ai khác trong thế gian, quyết định không có ai có thể chuyển đúng như pháp, đó là thứ tư.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là bốn điều không sợ.
Này Thiện Hiện! Những gì là bốn sự hiểu biết thông suốt?
Này Thiện Hiện! Hiểu biết thông suốt nghĩa, hiểu biết thông suốt pháp, hiểu biết thông suốt từ, hiểu biết thông suốt biện.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là bốn sự hiểu biết thông suốt.
Này Thiện Hiện! Thế nào là hiểu biết thông suốt Nghĩa? Đó là trí duyên Nghĩa không chướng ngại.
Này Thiện Hiện! Thế nào là hiểu biết thông suốt Pháp? Đó là trí duyên pháp không chướng ngại.
Này Thiện Hiện! Thế nào là hiểu biết thông suốt từ? Đó là trí duyên từ không chướng ngại.
Này Thiện Hiện! Thế nào là hiểu biết thông suốt Biện? Đó là trí duyên Biện không chướng ngại.
Này Thiện Hiện! Những gì là mười tám pháp Phật bất cộng?
Này Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không bao giờ lầm lẫn, đó là pháp Phật bất cộng thứ nhất. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, không có lời nói vội vàng, thô bạo, đó là pháp Phật bất cộng thứ hai. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không quên mất niệm, đó là pháp Phật bất cộng thứ ba. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác luôn luôn định tâm, đó là pháp Phật bất cộng thứ tư. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không có các loại tưởng, đó là pháp Phật bất cộng thứ năm. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không có pháp nào là không chọn lựa, xả bỏ, đó là pháp Phật bất cộng thứ sáu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chí muốn không thối lui, đó là pháp Phật bất cộng thứ bảy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tinh tấn không thối chuyển, đó là pháp Phật bất cộng thứ tám. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhớ nghĩ không quên, đó là pháp Phật bất công thứ chín. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Bát-nhã không thối chuyển, đó là pháp Phật bất công thứ mười. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác giải thoát không thối chuyển, đó gọi là pháp Phật bất công thứ mười một. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác giải thoát tri kiến không thối chuyển, đó là pháp Phật bất công thứ mười hai. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc biết, hoặc thấy đời quá khứ, không trước, không ngại, đó là pháp Phật bất công thứ mười ba. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc biết, hoặc thấy đời hiện tại, không trước, không ngại, đó là pháp Phật bất công thứ mười bốn. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc biết, hoặc thấy đời vị lai, không trước, không ngại, đó là pháp Phật bất công thứ mười lăm. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tất cả thân nghiệp do trí dẫn dắt, theo trí mà chuyển, đó là pháp Phật bất cộng thứ mười sáu. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tất cả ngữ nghiệp do trí dẫn dắt, theo trí mà chuyển, đó là pháp Phật bất cộng thứ mười bảy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tất cả ý nghiệp do trí dẫn dắt, theo trí mà chuyển, đó là pháp Phật bất cộng thứ mười tám.
Này Thiện Hiện! Đó là mười tám pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Những gì là ba mươi hai tướng Đại sĩ của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?
Này Thiện Hiện! Dưới bàn chân Thế Tôn có tướng bằng thẳng, đầy đặn, đẹp đẽ, vững vàng, giống như đáy hộp, đất tuy cao thấp, tùy theo chỗ bước chân đạp xuống đều bằng phẳng, không có chỗ nào chẳng tiếp xúc, đó là tướng thứ nhất. Dưới bàn chân Thế Tôn có các tướng xoáy tròn như bánh xe có ngàn nan hoa, cái nào cũng tròn đầy, đó là tướng thứ hai. Tay chân Thế Tôn đều mềm mại như tơ lụa, đẹp hơn tất cả, đó là tướng thứ ba. Tay chân Thế Tôn ở giữa mỗi ngón, giống như nhạn vương, đều có màng màu vàng dính liền nhau, vằn như thêu họa, đó là tướng thứ tư. Tay chân Thế Tôn có các ngón tròn đầy đặn thon dài rất khả ái, đó là tướng thứ năm. Gót chân Thế Tôn dài rộng tròn đầy tương xứng với mu, hơn các hữu tình khác, đó là tướng thứ sáu. Mu bàn chân Thế Tôn cao dày đầy đặn, mềm mại đẹp đẽ, tương xứng với gót chân, đó là tướng thứ bảy. Hai đùi Thế Tôn thon tròn dần như đùi nai chúa Ế-nê-tà-tiên, đó là tướng thứ tám. Đôi cánh tay Thế Tôn dài thẳng tròn đều như vòi voi chúa, đứng thẳng chấm gối, đó là tướng thứ chín. Âm tướng ẩn tàng, giống như của long mã, cũng như tượng vương, đó là tướng thứ mười. Lỗ chân lông Thế Tôn mỗi lỗ mọc một sợi lông, mềm mại xanh biếc, xoay về bên phải, đó là tướng thứ mười một. Tóc lông Thế Tôn đều thẳng vươn lên, xoay về phía mặt, mềm mại xanh biếc, rất dễ mến, đó là tướng thứ mười hai. Da trên thân Thế Tôn mịn màn, trơn lán, bụi nước v.v… đều chẳng thể bám được, đó là tướng thứ mười ba. Da trên thân Thế Tôn màu chơn kim, chói sáng rực rỡ, như đài vàng đẹp đẽ trang nghiêm bằng các thứ báu ai cũng ưa nhìn, đó là tướng thứ mười bốn. Trong lòng hai bàn chân, hai bàn tay, cổ và hai vai của Thế Tôn bảy chỗ đều đầy đặn, đó là tướng thứ mười lăm. Vai ót Thế Tôn tròn đầy đẹp đẽ, đó là tướng thứ mười sáu. Hai nách Thế Tôn đều đầy đặn, đó là tướng thứ mười bảy. Dung nghi Thế Tôn trang nghiêm viên mãn, đó là tướng thứ mười tám. Thân tướng Thế Tôn cao lớn đoan nghiêm, đó là tướng thứ mười chín. Thể tướng Thế Tôn cân đối, chung quanh tròn đầy như Nặc-cù-đà, đó là tướng thứ hai mươi. Cằm ngực và nửa thân trên của Thế Tôn oai dung rộng lớn, như sư tử chúa, đó là tướng thứ hai mươi mốt. Thường quang Thế Tôn mỗi phía một tầm, đó là tướng thứ hai mươi hai. Tướng răng Thế Tôn bốn mươi chiếc, bằng đều, sạch khít, chân sâu, trắng như tuyết du kha, đó là tướng thứ hai mươi ba. Bốn răng của Thế Tôn trắng trong nhọn sắc, đó là tướng thứ hai mươi bốn. Thế Tôn thường được thượng vị trong các vị, vì mạch hầu thẳng nên có thể dẫn thượng vị có ở các mạch chi tiết trong thân, bệnh phong, đàm, nhiệt chẳng thể xen vào, do bệnh kia chẳng xen tạp nên mạch lìa các chứng trầm phù, hoãn, gấp, tổn, hoại, ung, khúc v.v... có thể nuốt thẳng xuống họng, dịch vị lưu thông cho nên thân tâm sảng khoái, thường được thượng vị, đó là tướng thứ hai mươi lăm. Tướng lưỡi Thế Tôn mỏng sạch rộng dài, có thể che cả khuôn mặt, đến mé tai, đuôi tóc, đó là tướng thứ hai mươi sáu. Phạm âm Thế Tôn phát lời êm ái, phong nhã, lan rộng, tùy chúng nhiều, ít, không ai mà chẳng nghe tiếng ấy rền lớn giống như trống trời, phát lời uyển chuyển ngắn gọn như tiếng chim Tần-già, đó là tướng thứ hai mươi bảy. Lông my Thế Tôn giống như my trâu chúa, xanh biếc, bằng thẳng chẳng rối, đó là tướng thứ hai mươi tám. Tròng mắt Thế Tôn xanh biếc trong trắng, có vòng hồng xen lẫn, trong sáng phân minh, đó là tướng thứ hai mươi chín. Khuôn mặt Thế Tôn giống như mặt trăng tròn đầy, tướng mày sáng sạch, như cái cung Thiên đế, đó là tướng thứ ba mươi. Giữa chặng mày Thế Tôn có tướng lông trắng, mềm mại như tơ lụa uốn về phía phải, trong sáng trắng đẹp như tuyết du kha, đó là tướng thứ ba mươi mốt. Trên đỉnh Thế Tôn có cục thịt nổi cao tròn trịa giống như lọng trời, đó là tướng thứ ba mươi hai.
Này Thiện Hiện! Đó là ba mươi hai tướng Đại sĩ.
Này Thiện Hiện! Những gì là tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác?
Này Thiện Hiện! Móng tay Thế Tôn hẹp dài mỏng mềm, sáng trong sạch đẹp như hoa đồng đỏ, đó là vẻ đẹp thứ nhất. Các ngón tay, chân Thế Tôn tròn, nhọn, dài, ngay thẳng mềm mại, chẳng thấy đốt lóng, đó là vẻ đẹp thứ hai. Tay chân Thế Tôn ở giữa các ngón đều đầy khít, như nhau không khác, đó là vẻ đẹp thứ ba. Tay chân Thế Tôn tròn đầy như ý, mềm sạch sáng mịn, sắc như hoa sen, đó là vẻ đẹp thứ tư. Gân mạch Thế Tôn kết cấu chắc chắn, ẩn sâu chẳng thấy, đó là vẻ đẹp thứ năm. Hai mắt cá Thế Tôn đều ẩn chẳng hiện, đó là vẻ đẹp thứ sáu. Thế Tôn bước đi thẳng tới thong thả như long, tượng chúa, đó là vẻ đẹp thứ bảy. Thế Tôn bước đi, oai dung nghiêm chỉnh, như sư tử chúa, đó là vẻ đẹp thứ tám. Thế Tôn bước đi thong thả, bình an, chẳng dài chẳng ngắn giống như trâu chúa, đó là vẻ đẹp thứ chín. Thế Tôn bước đi, tới dừng đúng phép, giống như ngỗng chúa, đó là vẻ đẹp thứ mười. Thế Tôn ngó lại luôn quay sang hữu, giống như long, tượng chúa, toàn thân chuyển theo, đó là vẻ đẹp thứ mười một. Lóng đốt Thế Tôn, thứ lớp tròn trịa, xếp đặt khéo léo, đó là vẻ đẹp thứ mười hai. Lóng xương Thế Tôn giao kết không hở, giống như long bàng, đó là vẻ đẹp thứ muời ba. Bánh xe đầu gối Thế Tôn xếp đặt khéo léo, chắc chắn đầy đủ, đó là vẻ đẹp thứ mười bốn. Chỗ kín của Thế Tôn vân vẻ đẹp đẽ, oai thế đầy đủ, viên mãn thanh tịnh, đó là vẻ đẹp thứ mười lăm. Thân Thế Tôn nhuận trơn, mềm mại, sáng láng sạch đẹp, bụi bậm chẳng dính, đó là vẻ đẹp thứ mười sáu. Dung mạo Thế Tôn đôn hậu nghiêm túc không sợ, thường chẳng khiếp nhược, đó là vẻ đẹp thứ mười bảy. Thân Thế Tôn chắc chắn dày, nặng, thiện tướng hòa nhau, đó là vẻ đẹp thứ mười tám. Thân Thế Tôn an định, đầy đặn, chẳng từng lay động, viên mãn không hoại, đó là vẻ đẹp thứ mười chín. Thân tướng Thế Tôn giống như chúa tiên, toàn thân đoan nghiêm, sáng sạch, không u ám, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi. Thân Thế Tôn có có vầng sáng chung quanh, khi đi lại thường tự chiếu sáng, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi mốt. Bụng Thế Tôn vuông vắn, không thiếu, mềm mại chẳng lộ, các tướng trang nghiêm, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi hai. Rốn Thế Tôn sâu, xoắn về phía hữu, tròn đẹp, sạch sẽ, sáng láng, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi ba. Rốn Thế Tôn dày, chẳng lõm chẳng lòi, chung quanh đẹp đẽ, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi bốn. Da Thế Tôn không có ghẻ ngứa, cũng không ghẻ ruồi, bướu v.v... các bệnh, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi lăm. Bàn tay Thế Tôn đầy đặn mềm mại, lòng bàn chân bằng phẳng, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi sáu. Vân tay Thế Tôn sâu, dài, rõ, thẳng, tươi nhuận, chẳng đứt đoạn, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi bảy. Sắc môi Thế Tôn sáng nhuận đỏ tươi như quả tần bà, trên dưới tương xứng, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi tám. Diện môn Thế Tôn chẳng dài chẳng ngắn, chẳng lớn chẳng nhỏ, vừa vặn trang nghiêm, đó là vẻ đẹp thứ hai mươi chín. Tướng lưỡi Thế Tôn mềm mại, rộng dài, màu như đồng đỏ, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi. Thế Tôn phát tiếng oai lực rền vang, sâu xa, như voi chúa rống, rõ ràng, trong suốt, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi mốt. Âm vận Thế Tôn êm dịu, tròn đầy, như tiếng vang trong hang sâu, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi hai. Mũi Thế Tôn cao, dài mà ngay thẳng, lỗ mũi không lộ, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi ba. Các răng Thế Tôn đều đặn, ngay ngắn trắng đẹp, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi bốn. Các răng cửa Thế Tôn tròn trắng sáng sạch, nhọn bén, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi lăm. Mắt Thế Tôn sạch sẽ, trong sáng rõ ràng, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi sáu. Nhãn tướng Thế Tôn dài rộng giống như lá hoa sen xanh, rất khả ái, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi bảy. Mi mắt Thế Tôn trên dưới ngay ngắn, dày rậm chẳng trắng, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi tám. Hai mày Thế Tôn dài, chẳng trắng, nhỏ, mềm mại, đó là vẻ đẹp thứ ba mươi chín. Đôi mày Thế Tôn đẹp đẽ thuận chiều, xanh biếc, màu lưu ly, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi. Đôi mày Thế Tôn cao rõ, sáng nhuận, hình như vầng trăng đầu tháng, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi mốt. Tai Thế Tôn dày, rộng, lớn, dài, trái tai tròn trịa, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi hai. Hai tai Thế Tôn tươi đẹp bằng thẳng, không có khuyết tật, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi ba. Dung nghi Thế Tôn có thể khiến người thấy đều sanh kính mến, không tổn, không giảm, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi bốn. Trán Thế Tôn rộng, tròn đầy, bằng phẳng, hình tướng đẹp đẽ, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi lăm. Thân Thế Tôn nửa trên viên mãn, như sư tử chúa, oai nghiêm không ai sánh kịp, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi sáu. Tóc Thế Tôn dài xanh biếc, dày rậm chẳng bạc, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi bảy. Tóc Thế Tôn thơm sạch nhỏ mềm, nhuận mướt, xoắn quanh, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi tám. Tóc Thế Tôn bằng thẳng, không rối, cũng không dính chùm, đó là vẻ đẹp thứ bốn mươi chín. Tóc Thế Tôn bền chắc không đứt, vĩnh viễn không rụng, đó là vẻ đẹp thứ năm mươi. Tóc Thế Tôn trơn mướt đẹp đẽ, bụi bặm chẳng bám, đó là vẻ đẹp thứ năm mươi mốt. Thân Thế Tôn vững vàng đầy đặn hơn thân Na-la-diên, đó là vẻ đẹp thứ năm mươi hai. Thân Thế Tôn dài lớn ngay ngắn, đó là vẻ đẹp thứ năm mươi ba. Các khiếu Thế Tôn sạch sẽ tròn đẹp, đó là vẻ đẹp thứ năm mươi bốn. Thân chi Thế Tôn thế lực thù thắng, không ai sánh bằng, đó là vẻ đẹp thứ năm mươi lăm. Thân tướng Thế Tôn mọi người ưa nhìn, thường không nhàm chán đó là vẻ đẹp thứ năm mươi sáu. Khuôn mặt Thế Tôn dài rộng đúng chỗ, trong trẻo sáng láng, như ánh trăng tròn mùa thu, đó là vẻ đẹp thứ năm mươi bảy. Nhan mạo Thế Tôn thư thái sáng tỏ, mỉm cười trước khi nói, chỉ hướng thẳng không quay lui, đó là vẻ đẹp thứ năm mươi tám. Diện mạo Thế Tôn sáng láng vui vẻ, không có các khuyết tật như nhăn nheo, xanh, đỏ v.v... đó là vẻ đẹp thứ năm mươi chín. Da Thế Tôn sạch sẽ không bẩn, thường không hôi hám, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi. Các lỗ chân lông trong thân Thế Tôn thường xuất ra mùi hương như ý vi diệu, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi mốt. Diện môn Thế Tôn thường tỏa ra mùi hương tối thượng thù thắng, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi hai. Tướng đầu Thế Tôn tròn trịa đẹp đẽ như quả Mạc-đạt-na, cũng như lọng trời, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi ba. Lông thân Thế Tôn xanh biếc sáng sạch, như cổ chim công, vẻ đẹp như màu đồng đỏ, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi bốn. Pháp âm Thế Tôn tùy theo chúng lớn nhỏ, chẳng tăng, chẳng gảim, đúng lý không sai, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi lăm. Tướng đỉnh Thế Tôn không thể thấy được, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi sáu. Tay chân Thế Tôn ngón màng phân minh, trang nghiêm đẹp đẽ như màu đồng đỏ, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi bảy. Thế Tôn khi đi, chân cách đất chừng bốn ngón tay mà hiện in dấu, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi tám. Thế Tôn tự giữ vững, không cần người đỡ, thân không chao động, cũng chẳng xiêu ngã, đó là vẻ đẹp thứ sáu mươi chín. Oai đức Thế Tôn chấn động tất cả, kẻ ác tâm thấy thì mừng, người sợ sệt thấy an ổn, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi. Âm thanh Thế Tôn chẳng cao, chẳng thấp, tùy theo chúng sanh, hòa vui ban lời, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi mốt. Thế Tôn thường tùy theo các loài hữu tình, dùng âm thanh vừa ý, mà vì họ thuyết pháp, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi hai. Thế Tôn diễn thuyết chánh pháp bằng một âm, tùy theo loài hữu tình khiến đều hiểu rõ, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi ba. Thế Tôn thuyết pháp đều y cứ vào thứ lớp, chắc chắn có nhân duyên, lời nói đều thiện, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi bốn. Thế Tôn quán khắp các loại hữu tình khen ngợi điều thiện, chê bai việc ác, mà không thương ghét, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi lăm. Thế Tôn làm việc gì, trước quán xét, sau mới làm, đầy đủ khuôn phép, khiến biết thiện tịnh, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi sáu. Tướng tốt Thế Tôn, tất cả hữu tình không có thể thấy hết, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi bảy. Xương ót Thế Tôn cứng chắc tròn đầy, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi tám. Dung nhan Thế Tôn thường trẻ chẳng già, ưa dạo chỗ cũ, đó là vẻ đẹp thứ bảy mươi chín. Tay chân và trước ngực Thế Tôn đều có đức tướng cát tường xoay quanh, vân như thêu họa, sắc giống đá đỏ, đó là vẻ đẹp thứ tám mươi.
Này Thiện Hiện! Đó gọi là tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc.
Này Thiện Hiện! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vì thành tựu các tướng tốt như thế, nên ánh sáng nơi thân tùy ý có thể chiếu khắp thế giới Tam thiên đại thiên, không có chỗ nào không tới. Khi vừa khởi ý, liền có thể chiếu khắp vô lượng, vô số, vô biên thế giới. Nhưng vì thương xót các hữu tình nên thu nhiếp hào quang, thường chiếu mỗi bên một tầm. Nếu bung hào quang nơi thân ra thì chính ánh sáng của nhật nguyệt v.v... đều lu mờ. Các loài hữu tình chẳng có thể phân biệt ngày đêm, nửa tháng, ngày, giờ, số năm, có làm sự việc gì chẳng thành tựu được. Âm thanh của Phật tùy ý có thể biến khắp cả thế giới Tam thiên đại thiên. Khi tác ý, liền có thể biến khắp vô lượng, vô biên, vô số thế giới. Nhưng vì lợi lạc các hữu tình nên âm thanh tùy theo số lượng người nghe, chẳng tăng, chẳng giảm.
Này Thiện Hiện! Những công đức thắng lợi như thế, ta trước kia ở địa vị Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã có thể hoàn thành, cho nên nay tướng tốt viên mãn trang nghiêm. Tất cả hữu tình thấy đều hoan hỷ, đều đạt được lợi ích an lạc thù thắng.
Này Thiện Hiện! Như thế, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, có thể dùng hai loại bố thí là tài thí và pháp thí nhiếp hóa các hữu tình. Đó là pháp cực kỳ hy hữu.
Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát dùng ái ngữ mà nhiếp hóa các hữu tình?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, dùng lời lẽ nhu hòa vì các loài hữu tình trước hết nói bố thí Ba-la-mật-đa, phương tiện nhiếp thọ; kế đến nói tịnh giới Ba-la-mật-đa, phương tiện nhiếp thọ; tiếp theo nói an nhẫn Ba-la-mật-đa, phương tiện nhiếp thọ; rồi nói tinh tấn Ba-la-mật-đa, phương tiện nhiếp thọ; lại nói tịnh lự Ba-la-mật-đa, phương tiện nhiếp thọ; sau nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phương tiện nhiếp thọ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, dùng lời lẽ nhu hòa nói nhiều về sáu phép Ba-la-mật-đa này để nhiếp thọ loài hữu tình. Vì sao? Vì do sáu phép Ba-la-mật-đa này có khả năng nhiếp thọ các thiện pháp.
Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát có thể dùng lợi hành để nhiếp thọ các hữu tình?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, ở trong thời gian vô tận, dùng đủ mọi phương tiện khuyên các hữu tình siêng tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và các loại thiện pháp thù thắng khác, thường không lười bỏ.
Này Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát có thể dùng đồng sự để nhiếp thọ các hữu tình?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, dùng thần thông thù thắng và đại nguyện lực, hiện ở trong địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, người, trời v.v... cùng họ làm việc, phương tiện nhiếp thọ, khiến đạt được lợi ích an lạc thù thắng.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát có thể dùng bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự như thế để nhiếp thọ các hữu tình. Đó là pháp cực kỳ hi hữu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ta dùng Phật nhãn quán khắp vô lượng hằng hà sa thế giới trong mười phương, thấy các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, trao truyền răn dạy các Bồ-tát khác, như thế này: Này thiện nam tử! Ngươi nên khéo học dẫn phát các chữ pháp môn Đà-la-ni, nghĩa là nên khéo học một chữ, hai chữ, ba chữ, bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, chín chữ, mười chữ, như thế cho đến hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, bảy mươi, tám mươi, chín mươi, hoặc trăm, hoặc ngàn cho đến vô số, dẫn phát tự tại; lại nên khéo học tất cả ngữ ngôn, đều nhập một chữ, hoặc nhập hai chữ, hoặc nhập ba chữ, hoặc nhập bốn chữ, hoặc nhập năm chữ, hoặc nhập sáu chữ, hoặc nhập bảy chữ, hoặc nhập tám chữ, hoặc nhập chín chữ, hoặc nhập mười chữ, như thế cho đến hoặc nhập hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi, bảy mươi, tám mươi, chín mươi, trăm, ngàn cho đến vô số, dẫn phát tự tại; lại nên khéo học ở trong một chữ nhiếp thọ tất cả chữ, trong tất cả chữ nhiếp thọ một chữ, dẫn phát tự tại; lại nên khéo học một chữ có thể nhiếp thọ bốn mươi hai chữ, bốn mươi hai chữ có thể nhiếp thọ một chữ.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, nên khéo học như thế này: Bốn mươi hai chữ nhập vào một chữ, một chữ cũng nhập vào bốn mươi hai chữ. Học như vậy rồi, ở trong các chữ, dẫn phát thiện xảo; dẫn phát chữ được thiện xảo rồi, lại đối với không chữ, dẫn phát thiện xảo. Như chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với pháp thiện xảo, đối với chữ thiện xảo, dùng các pháp các chữ thiện xảo; ở trong không chữ, cũng đắc thiện xảo. Do thiện xảo nên có thể vì hữu tình nói có chữ, pháp, nói không chữ, pháp; vì không chữ, pháp nói có chữ, pháp. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì lìa chữ, không chữ, không khác Phật pháp, vượt tất cả chữ gọi là chơn Phật pháp. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp, tất cả hữu tình đều tất cánh không, vô tế không.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp, tất cả hữu tình đều tất cánh không, vô tế không nên siêu vượt các chữ, vậy tự tánh của tất cả pháp, tất cả hữu tình rốt ráo đều chẳng thể nắm bắt được; thì tại sao Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tu hành tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành bốn tịnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành pháp môn giải thoát không, tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện? Tại sao Đại Bồ-tát an trụ pháp không nội, an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được; pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh? Tại sao Đại Bồ-tát an trụ chơn như, an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì? Tại sao Đại Bồ-tát an trụ Thánh đế khổ, an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành tám giải thoát, tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành bậc Cực hỷ, tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành năm loại mắt, tu hành sáu phép thần thông? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành mười lực Phật, tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành đại từ, tu hành đại bi, đại hỷ, đại xả? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành pháp không quên mất, tu hành tánh luôn luôn xả? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành trí nhất thiết, tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng? Tại sao Đại Bồ-tát tu hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, tu hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc? Tại sao Đại Bồ-tát an trụ sáu phép thần thông dị thục sanh, rồi vì các hữu tình tuyên thuyết Chánh pháp?
Bạch Thế Tôn! Tất cả hữu tình đều chẳng thể nắm bắt được; sự an lập của hữu tình cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên sắc chẳng thể nắm bắt được; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên nhãn giới chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên sắc giới chẳng thể nắm bắt được; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên nhãn thức giới chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên nhãn xúc chẳng thể nắm bắt được; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên địa giới chẳng thể nắm bắt được; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên nhân duyên chẳng thể nắm bắt được; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên tất cả pháp từ duyên sanh ra đều chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên vô minh chẳng thể nắm bắt được; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, tho, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên pháp môn giải thoát không chẳng thể nắm bắt được; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên pháp không nội chẳng thể nắm bắt được; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được; pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên chơn như chẳng thể nắm bắt được; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên bậc Cực hỷ chẳng thể nắm bắt được; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên đại từ chẳng thể nắm bắt được; đại bi, đại hỷ, đại xả cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được; tánh luôn luôn xả cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên quả Dự lưu chẳng thể nắm bắt được; quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên tất cả hạnh Đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được; quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì tất cả hữu tình chẳng thể nắm bắt được nên ba mươi hai tướng Đại sĩ chẳng thể nắm bắt được; tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc cũng chẳng thể nắm bắt được.
Bạch Thế Tôn! Trong cái chẳng thể nắm bắt được; không có hữu tình, không có sự an lập hữu tình; không có sắc, không có sự an lập sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có sự an lập thọ, tưởng, hành, thức; không có nhãn xứ, không có sự an lập nhãn xứ, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, không có sự an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; không có sắc xứ, không có sự an lập sắc xứ, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, không có sự an lập thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; không có nhãn giới, không có sự an lập nhãn giới, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, không có sự an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; không có sắc giới, không có sự an lập sắc giới, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, không có sự an lập thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; không có nhãn thức giới, không có sự an lập nhãn thức giới, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, không có sự an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; không có nhãn xúc, không có sự an lập nhãn xúc, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, không có sự an lập nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có sự an lập các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, không có sự an lập các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; không có địa giới, không có sự an lập địa giới, không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới, không có sự an lập thủy, hỏa, phong, không, thức giới; không có nhân duyên, không có sự an lập nhân duyên, không có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, không có sự an lập đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; không có các pháp từ các duyên sanh ra, không có sự an lập các pháp từ các duyên sanh ra; không có vô minh, không có sự an lập vô minh, không có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, không có sự an lập hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; không có bố thí Ba-la-mật-đa, không có sự an lập bố thí Ba-la-mật-đa, không có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, không có sự an lập tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; không có bốn tịnh lự, không có sự an lập bốn tịnh lự, không có bốn vô lượng, bốn định vô sắc, không có sự an lập bốn vô lượng, bốn định vô sắc; không có bốn niệm trụ, không có sự an lập bốn niệm trụ, không có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, không có sự an lập bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; không có pháp môn giải thoát không, không có sự an lập pháp môn giải thoát không, không có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, không có sự an lập pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; không có pháp không nội, không có sự an lập pháp không nội, không có pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được; pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, không có sự an lập pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh; không có chơn như, không có sự an lập chơn như, không có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, không có sự an lập pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; không có Thánh đế khổ, không có sự an lập Thánh đế khổ, không có Thánh đế tập, diệt, đạo, không có sự an lập Thánh đế tập, diệt, đạo; không có tám giải thoát, không có sự an lập tám giải thoát, không có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, không có sự an lập tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; không có pháp môn Đà-la-ni, không có sự an lập pháp môn Đà-la-ni, không có pháp môn Tam-ma-địa, không có sự an lập pháp môn Tam-ma-địa; không có bậc Cực hỷ, không có sự an lập bậc Cực hỷ, không có bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, không có sự an lập bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân; không có năm loại mắt, không có sự an lập năm loại mắt, không có sáu phép thần thông, không có sự an lập sáu phép thần thông; không có mười lực Phật, không có sự an lập mười lực Phật, không có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, không có sự an lập bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; không có đại từ, không có sự an lập đại từ, không có đại bi, đại hỷ, đại xả, không có sự an lập đại bi, đại hỷ, đại xả; không có pháp không quên mất, không có sự an lập pháp không quên mất, không có tánh luôn luôn xả, không có sự an lập tánh luôn luôn xả; không có trí nhất thiết, không có sự an lập trí nhất thiết, không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, không có sự an lập trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; không có quả Dự lưu, không có sự an lập quả Dự lưu, không có quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác, không có sự an lập quả Nhất lai cho đến quả vị Độc giác; không có tất cả hạnh đại Bồ-tát, không có sự an lập tất cả hạnh đại Bồ-tát; không có quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, không có sự an lập quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; không có ba mươi hai tướng Đại sĩ, không có sự an lập ba mươi hai tướng Đại sĩ, không có tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc, không có sự an lập tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc.
Bạch Thế Tôn! Tất cả hữu tình, pháp và sự an lập đã chẳng thể nắm bắt được; hoàn toàn không có sở hữu thì tại sao Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, vì các hữu tình tuyên thuyết các pháp?
Bạch Thế Tôn! Chớ cho là Đại Bồ-tát tự an trụ pháp bất chánh, vì các hữu tình nói pháp bất chánh, khuyên các hữu tình an trụ pháp bất chánh, dùng pháp điên đảo an lập hữu tình. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa còn chẳng đắc Bồ-đề, huống là có Pháp phần Bồ-đề để có thể đắc; còn chẳng đắc đại Bồ-tát, huống là có pháp Đại Bồ-tát để có thể đắc.
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Tất cả hữu tình đều chẳng thể nắm bắt được; sự an lập tất cả hữu tình cũng chẳng thể nắm bắt được; tất cả pháp đều chẳng thể nắm bắt được; sự an lập tất cả pháp cũng chẳng thể nắm bắt được. Do chẳng thể nắm bắt được hoàn toàn không có sở hữu nên biết nội không, nên biết ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không;
Nên biết chơn như không, nên biết pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì đều không. Nên biết Thánh đế khổ không, nên biết Thánh đế tập, diệt, đạo không.
Nên biết sắc không, nên biết thọ, tưởng, hành, thức không. Nên biết nhãn xứ không, nên biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không. Nên biết sắc xứ không, nên biết thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không.
Nên biết nhãn giới không, nên biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không. Nên biết sắc giới không, nên biết thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không. Nên biết nhãn thức giới không, nên biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không. Nên biết nhãn xúc không, nên biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không. Nên biết các thọ do nhãn xúc lảm duyên sanh ra không, nên biết các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không.
Nên biết địa giới không, nên biết thủy, hỏa, phong, không, thức giới không. Nên biết nhân duyên không, nên biết đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên không. Nên biết các pháp từ duyên sanh ra không.
Nên biết vô minh không, nên biết hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không. Nên biết ngã không, nên biết hữu tình, dòng sanh mạng, khả năng sanh khởi, sự dưỡng dục, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, ý sanh, nho đồng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, khả năng thọ quả báo, khả năng khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy đều không.
Nên biết bố thí Ba-la-mật-đa không, nên biết tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều không. Nên biết bốn tịnh lự không, nên biết bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều không. Nên biết bốn niệm trụ không, nên biết bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo đều không.
Nên biết pháp môn giải thoát không là không, nên biết pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện đều không. Nên biết tám giải thoát không, nên biết tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ đều không. Nên biết tất cả pháp môn Đà-la-ni không, nên biết tất cả pháp môn Tam-ma-địa không.
Nên biết bậc Cực hỷ không, nên biết bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân đều không. Nên biết năm loại mắt không, nên biết sáu phép thần thông không.
Nên biết mười lực Phật, nên biết bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng đều không. Nên biết đại từ không, nên biết đại bi, đại hỷ, đại xả đều không. Nên biết pháp không quên mất không, nên biết tánh luôn luôn xả không. Nên biết trí nhất thiết không, nên biết trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không.
Nên biết quả Dự lưu không, nên biết quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác đều không. Nên biết chánh tánh ly sanh của Đại Bồ-tát không. Nên biết tất cả hạnh Đại Bồ-tát không. Nên biết quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không.
Nên biết tất cả cõi Phật không, nên biết thành thục hữu tình không. Nên biết ba mươi hai tướng Đại sĩ không, nên biết tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc không.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, thấy tất cả pháp đều không rồi, vì các hữu tình tuyên thuyết các pháp, khiến lìa điên đảo; tuy vì hữu tình tuyên thuyết các pháp nhưng đối với hữu tình hoàn toàn không có sở đắc, đối với tất cả pháp cũng không có sở đắc, đối với các tướng không, chẳng tăng, chẳng giảm, không thủ, không xả. Do nhân duyên ấy, tuy thuyết các pháp nhưng không có sở thuyết.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp khi quán như thế, chứng đắc trí không chướng ngại đối với tất cả pháp. Do trí này nên chẳng hoại các pháp, không phân biệt thành hai, vì các hữu tình như thật tuyên thuyết, khiến lìa chấp trước vọng tưởng, điên đảo, tùy theo căn cơ, đạt quả ba thừa.
Quyển Thứ 381
HẾT
04
Lại nữa, Thiện Hiện! Như có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hóa làm một đức Phật, vị Phật ấy lại có thể hóa làm vô lượng trăm ngàn ức triệu chúng. Khi ấy, vị hóa Phật kia giáo hóa số chúng đã hóa ra ấy hoặc khiến tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc khiến tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoặc khiến tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa, hoặc khiến tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoặc khiến tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa, hoặc khiến tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc khiến tu hành bốn tịnh lự, hoặc khiến tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc khiến tu hành bốn niệm trụ, hoặc khiến tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc khiến tu hành pháp môn giải thoát không, hoặc khiến tu hành pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc khiến an trụ pháp không nội, hoặc khiến an trụ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc khiến an trụ chơn như, hoặc khiến an trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc khiến an trụ Thánh đế khổ, hoặc khiến an trụ Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc khiến tu hành tám giải thoát, hoặc khiến tu hành tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc khiến tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, hoặc khiến tu hành tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc khiến tu hành bậc Cực hỷ, hoặc khiến tu hành bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; hoặc khiến tu hành năm loại mắt, hoặc khiến tu hành sáu phép thần thông; hoặc khiến tu hành mười lực Phật, hoặc khiến tu hành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất công; hoặc khiến tu hành đại từ, hoặc khiến tu hành đại bi, đại hỷ, đại xả; hoặc khiến tu hành pháp không quên mất, hoặc khiến tu hành tánh luôn luôn xả; hoặc khiến tu hành trí nhất thiết, hoặc khiến tu hành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc khiến tu hành ba mươi hai tướng Đại sĩ, hoặc khiến tu hành tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; hoặc khiến chứng đắc quả Dự lưu, hoặc khiến chứng đắc quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; hoặc khiến chứng đắc thắng vị của Bồ-tát, hoặc khiến chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật, thì này Thiện Hiện! Theo ý ông thì sao? Khi ấy, hóa Phật và chúng được hóa đối với các pháp có phân biệt, có phá hoại chăng?
Thiện Hiện đáp:
- Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không! Vì các người được biến hóa ấy không có sự phân biệt.
Phật dạy:
- Này Thiện Hiện! Do nhân duyên này, nên biết Đại Bồ-tát cũng lại như thế, hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, vì các hữu tình theo căn cơ mà thuyết pháp, tuy chẳng phân biệt phá hoại pháp tướng, nhưng có thể như thật an lập hữu tình, khiến họ an trụ ở bậc thích hợp; tuy đối với hữu tình và tất cả pháp hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được nhưng khiến hữu tình giải thoát chấp trước vọng tưởng điên đảo, không buộc không mở, vì phương tiện vậy. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì bản tánh của sắc không buộc không mở; bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng không buộc mở; bản tánh của sắc không buộc không mở thì chẳng phải là sắc, bản tánh của thọ, tưởng, hành, thức cũng không buộc không mở thì chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì sắc cho đến thức rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của nhãn xứ không buộc không mở; bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không buộc không mở; bản tánh của nhãn xứ không buộc không mở thì chẳng phải là nhãn xứ, bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không buộc không mở thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nhãn xứ cho đến ý xứ rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của sắc xứ không buộc không buộc không mở; bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không buộc không mở; bản tánh của sắc xứ không buộc không mở thì chẳng phải là sắc xứ, bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không buộc không mở thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì sắc xứ cho đến pháp xứ rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của nhãn giới không buộc không mở, bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không buộc không mở; bản tánh của nhãn giới không buộc không mở thì chẳng phải là nhãn giới, bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không buộc không mở thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Vì sao? Vì nhãn giới cho đến ý giới rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của sắc giới không buộc không mở, bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không buộc không mở; bản tánh của sắc giới không buộc không mở thì chẳng phải là sắc giới, bản tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không buộc không mở thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Vì sao? Vì sắc giới cho đến pháp giới rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của nhãn thức giới không buộc không mở, bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không buộc không mở; bản tánh của nhãn thức giới không buộc không mở thì chẳng phải là nhãn thức giới, bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không buộc không mở thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới Vì sao? Vì nhãn thức giới cho đến ý thức giới rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của nhãn xúc không buộc không mở, bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không buộc không mở; bản tánh của nhãn xúc không buộc không mở thì chẳng phải là nhãn xúc, bản tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không buộc không mở thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức xúc. Vì sao? Vì nhãn xúc cho đến ý xúc rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không buộc không mở, bản tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không buộc không mở; bản tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không buộc không mở thì chẳng phải là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, bản tánh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra không buộc không mở thì chẳng phải là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của địa giới không buộc không mở, bản tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không buộc không mở; bản tánh của địa giới không buộc không mở thì chẳng phải là địa giới, bản tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không buộc không mở thì chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của nhân duyên không buộc không mở, bản tánh của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng không buộc không mở; bản tánh của nhân duyên không buộc không mở thì chẳng phải là nhân duyên, bản tánh của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên không buộc không mở thì chẳng phải là đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên. Vì sao? Vì nhân duyên cho đến tăng thượng duyên rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của pháp từ các duyên sanh ra không buộc không mở, bản tánh của pháp từ các duyên sanh ra không buộc không mở thì chẳng phải là pháp từ các duyên sanh ra. Vì sao? Vì pháp từ các duyên sanh ra rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của vô minh không buộc không mở, bản tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không buộc không mở; bản tánh của vô minh không buộc không mở thì chẳng phải là vô minh, bản tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không buộc không mở thì chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì vô minh cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của bố thí Ba-la-mật-đa không buộc không mở, bản tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không buộc không mở; bản tánh của bố thí Ba-la-mật-đa không buộc không mở thì chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa, bản tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không buộc không mở thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của bốn tịnh lự không buộc không mở, bản tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không buộc không mở; bản tánh của bốn tịnh lự không buộc không mở thì chẳng phải là bốn tịnh lự, bản tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng không buộc không mở thì chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của bốn niệm trụ không buộc không mở, bản tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng không buộc không mở; bản tánh của bốn niệm trụ không buộc không mở thì chẳng phải là bốn niệm trụ, bản tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không buộc không mở thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của pháp môn giải thoát không không buộc không mở, bản tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng không buộc không mở; bản tánh của pháp môn giải thoát không không buộc không mở thì chẳng phải là pháp môn giải thoát không, bản tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không buộc không mở thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của pháp không nội không buộc không mở, bản tánh của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh cũng không buộc không mở; bản tánh của pháp không nội không buộc không mở thì chẳng phải là pháp không nội, bản tánh của pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh không buộc không mở thì chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì pháp không nội cho đến pháp không không tánh tự tánh rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của Thánh đế khổ không buộc không mở, bản tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng không buộc không mở; bản tánh của Thánh đế khổ không buộc không mở thì chẳng phải là Thánh đế khổ, bản tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo không buộc không mở thì chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của tám giải thoát không buộc không mở, bản tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không buộc không mở; bản tánh của tám giải thoát không buộc không mở thì chẳng phải là tám giải thoát, bản tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng không buộc không mở thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì tám giải thoát cho đến mười biến xứ rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni không buộc không mở, bản tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng không buộc không mở; bản tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni không buộc không mở thì chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni, bản tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa không buộc không mở thì chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của bậc Cực hỷ không buộc không mở, bản tánh của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng không buộc không mở; bản tánh của bậc Cực hỷ không buộc không mở thì chẳng phải là bậc Cực hỷ, bản tánh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân không buộc không mở thì chẳng phải là bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân. Vì sao? Vì bản tánh bậc Cực hỷ cho đến bậc Pháp vân rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của năm loại mắt không buộc không mở, bản tánh của sáu phép thần thông cũng không buộc không mở; bản tánh của năm loại mắt không buộc không mở thì chẳng phải là năm loại mắt, bản tánh của sáu phép thần thông không buộc không mở thì chẳng phải là sáu phép thần thông. Vì sao? Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của mười lực Phật không buộc không mở, bản tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không buộc không mở; bản tánh của mười lực Phật không buộc không mở thì chẳng phải là mười lực Phật, bản tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không buộc không mở thì chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của đại từ không buộc không mở, bản tánh của đại bi, đại hỷ, đại xả cũng không buộc không mở; bản tánh của đại từ không buộc không mở thì chẳng phải là đại từ, bản tánh của đại bi, đại hỷ, đại xả không buộc không mở thì chẳng phải là đại bi, đại hỷ, đại xả.Vì sao? Vì đại từ cho đến đại xả rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của pháp không quên mất không buộc không mở, bản tánh của tánh luôn luôn xả cũng không buộc không mở; bản tánh của pháp không quên mất không buộc không mở thì chẳng phải là pháp không quên mất, bản tánh của tánh luôn luôn xả không buộc không mở thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của trí nhất thiết không buộc không mở, bản tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng không buộc không mở; bản tánh của trí nhất thiết không buộc không mở thì chẳng phải là trí nhất thiết, bản tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không buộc không mở thì chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của ba mươi hai tướng Đại sĩ không buộc không mở, bản tánh của tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc cũng không buộc không mở; bản tánh của ba mươi hai tướng Đại sĩ không buộc không mở thì chẳng phải là ba mươi hai tướng Đại sĩ, bản tánh của tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc cũng không buộc không mở thì chẳng phải là tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc. Vì sao? Vì ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của quả Dự lưu không buộc không mở, bản tánh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác cũng không buộc không mở; bản tánh của quả Dự lưu không buộc không mở thì chẳng phải là quả Dự lưu, bản tánh của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác không buộc không mở thì chẳng phải là quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác. Vì sao? Vì quả Dự lưu cho đến quả vị Độc giác rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát không buộc không mở, bản tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật cũng không buộc không mở; bản tánh của tất cả hạnh Đại Bồ-tát không buộc không mở thì chẳng phải là tất cả hạnh Đại Bồ-tát, bản tánh của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật không buộc không mở thì chẳng phải là quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của pháp thế gian không buộc không mở, bản tánh của pháp xuất thế gian cũng không buộc không mở; bản tánh của pháp thế gian không buộc không mở thì chẳng phải là pháp thế gian, bản tánh của pháp xuất thế gian không buộc không mở thì chẳng phải là pháp xuất thế gian. Vì sao? Vì pháp thế gian, pháp xuất thế gian rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của pháp hữu lậu không buộc không mở, bản tánh của pháp vô lậu cũng không buộc không mở; bản tánh của pháp hữu lậu không buộc không mở thì chẳng phải là pháp hữu lậu, bản tánh của pháp vô lậu không buộc không mở thì chẳng phải là pháp vô lậu. Vì sao? Vì pháp hữu lậu, pháp vô lậu rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Bản tánh của pháp hữu vi không buộc không mở, bản tánh của pháp vô vi cũng không buộc không mở; bản tánh của pháp hữu vi không buộc không mở thì chẳng phải là pháp hữu vi, bản tánh của pháp vô vi không buộc không thì chẳng phải là pháp vô vi. Vì sao? Vì pháp hữu vi, pháp vô vi rốt ráo thanh tịnh.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, tuy vì hữu tình tuyên thuyết các pháp nhưng đối với hữu tình và các pháp tánh hoàn toàn không có sở đắc. Vì sao? Vì các hữu tình và tất cả pháp chẳng thể nắm bắt được.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, lấy vô sở trụ làm phương tiện, nên an trụ trong cái vô sở đắc của tất cả pháp, nghĩa là lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của sắc, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của thọ, tưởng, hành, thức; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhãn xứ, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của sắc xứ, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhãn giới, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của sắc giới, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhãn thức giới, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhãn xúc, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của địa giới, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của nhân duyên, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của các pháp từ các duyên sanh ra; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của vô minh, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của bốn tịnh lự, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của bốn niệm trụ, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp môn giải thoát không, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp không nội, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của Thánh đế khổ, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của Thánh đế tập, diệt, đạo; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của tám giải thoát, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của tất cả pháp môn Đà-la-ni, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của bậc Cực hỷ, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của năm loại mắt, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của sáu phép thần thông; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của mười lực Phật, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của đại từ, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của đại bi, đại hỷ, đại xả; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp không quên mất, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của tánh luôn luôn xả; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của trí nhất thiết, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của ba mươi hai tướng Đại sĩ, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của tám mươi vẻ đẹp phụ thuộc; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của quả Dự lưu, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, quả vị Độc giác; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của tất cả hạnh Đại Bồ-tát, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp thế gian, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp xuất thế gian; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp hữu lậu, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp vô lậu; lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp hữu vi, lấy vô sở trụ làm phương tiện nên an trụ không của pháp vô vi.
Này Thiện Hiện! Vì sắc vô sở trụ, thọ, tưởng, hành, thức cũng vô sở trụ, không của sắc vô sở trụ, không của thọ, tưởng, hành, thức cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sắc không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của sắc không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Nhãn xứ vô sở trụ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng vô sở trụ, không của nhãn xứ vô sở trụ, không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nhãn xứ không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của nhãn xứ không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Sắc xứ vô sở trụ, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng vô sở trụ, không của sắc xứ vô sở trụ, không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sắc xứ không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của sắc xứ không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Nhãn giới vô sở trụ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng vô sở trụ, không của nhãn giới vô sở trụ, không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nhãn giới không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của nhãn giới không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Sắc giới vô sở trụ, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng vô sở trụ, không của sắc giới vô sở trụ, không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì sắc giới không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của sắc giới không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới vô sở trụ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng vô sở trụ, không của nhãn thức giới vô sở trụ, không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nhãn thức giới không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của nhãn thức giới không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Nhãn xúc vô sở trụ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng vô sở trụ, không của nhãn xúc vô sở trụ, không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nhãn xúc không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của nhãn xúc không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sở trụ, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng vô sở trụ, không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sở trụ, không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Địa giới vô sở trụ, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng vô sở trụ, không của địa giới vô sở trụ, không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì địa giới không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của địa giới không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Nhân duyên vô sở trụ, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng vô sở trụ, không của nhân duyên vô sở trụ, không của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì nhân duyên không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của nhân duyên không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Pháp từ các duyên sanh ra vô sở trụ, không của pháp từ các duyên sanh ra cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì pháp từ các duyên sanh ra không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của các pháp từ các duyên sanh ra cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Vô minh vô sở trụ, hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng vô sở trụ, không của vô minh vô sở trụ, không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì vô minh không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của vô minh không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa vô sở trụ, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô sở trụ, không của bố thí Ba-la-mật-đa vô sở trụ, không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô sở trụ. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì bố thí Ba-la-mật-đa không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được; không của bố thí Ba-la-mật-đa không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được, không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được. Chẳng phải pháp không có tự tánh, chẳng thể nắm bắt được có chỗ trụ vậy.
Này Thiện Hiện! Bốn tịnh lự