Tập 18 (Quyển 426-437)

09/05/201012:00 SA(Xem: 27457)
Tập 18 (Quyển 426-437)

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

TẬP 18 (Quyển 426-437)

 02

Bấy giờ, các Thiên tử lại nghĩ thế này: Tôn giả Thiện Hiện đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dù đã nói rõ bằng nhiều cách để cho chúng ta dễ hiểu, nhưng nghĩa lý ấy quá sâu xa vi diệu, khó nỗi suy lường được!

Biết tâm niệm của các Thiên tử, Cụ thọ Thiện Hiện liền bảo họ rằng:

- Này các Thiên tử! Sắc cho đến thức chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của sắc cho đến tự tánh của thức cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Nhãn xứ cho đến ý xứ chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của nhãn xứ cho đến tự tánh của ý xứ cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Sắc xứ cho đến pháp xứ chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của sắc xứ cho đến tự tánh của pháp xứ cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Nhãn giới cho đến ý giới chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của nhãn giới cho đến tự tánh của ý giới cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Sắc giới cho đến pháp giới chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của sắc giới cho đến tự tánh của pháp giới cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của nhãn thức giới cho đến tự tánh của ý thức giới cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Nhãn xúc cho đến ý xúc chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của nhãn xúc cho đến tự tánh của ý xúc cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tự tánh của ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tự tánh của Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của nội không cho đến tự tánh của vô tánh tự tánh không cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của bốn niệm trụ nói rộng cho đến tự tánh của mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Đà-la-ni chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của tất cả môn Tam-ma-địa, tự tánh của tất cả môn Đà-la-ni cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu. Cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu; tự tánh của trí nhất thiết, tự tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng sâu xa, chẳng vi diệu.

Khi ấy, các Thiên tử lại nghĩ rằng: Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã nói, chẳng lập ra sắc cho đến thức; chẳng lập ra nhãn xứ cho đến ý xứ; chẳng lập ra sắc xứ cho đến pháp xứ; chẳng lập ra nhãn giới cho đến ý giới; chẳng lập ra sắc giới cho đến pháp giới; chẳng lập ra nhãn thức giới cho đến ý thức giới; chẳng lập ra nhãn xúc cho đến ý xúc; chẳng lập ra nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ; cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ; chẳng lập ra bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng lập ra nội không cho đến vô tánh tự tánh không; chẳng lập ra bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng lập ra tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Đà-la-ni; chẳng lập ra trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng lập ra Dự lưu và quả Dự lưu, cho đến chẳng lập ra A-la-hán và quả-A-la-hán; chẳng lập ra Độc giácĐộc giác Bồ-đề; chẳng lập ra Bồ-tát và bậc Bồ-tát; chẳng lập ra Tam-miệu-tam Phật-đà và Tam-miệu-tam Bồ-đề; cũng chẳng lập ra văn tự lời nói.

Biết tâm niệm của các Thiên tử đã nghĩ pháp như vậy, Cụ thọ Thiện Hiện liền bảo rằng:

- Này các Thiên tử! Các pháp như sắc… cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề đều lìa văn tự, đều chẳng thể nói, cho nên đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng không có người nói, không có người nghe, cũng không có người hiểu. Vì vậy, đối với các pháp, các ông nên theo những điều đã nói mà tu tập pháp nhẫn kiên cố. Những ai muốn trụ, muốn chứng quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán thì phải nương vào nhẫn đây mới trụ chứng được. Những người muốn trụ, muốn chứng quả Độc giác Bồ-đề cũng phải nương vào nhẫn đây mới trụ chứng được. Nhũng ai muốn trụ, muốn chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề thì phải nương vào nhẫn đây mới trụ chứng được.

Như vậy, này các Thiên tử! Các đại Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến khi được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, nên trụ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không nói, không nghe, không hiểu mà thường siêng năng tu học.

XXVI. PHẨM TÍN THỌ

Khi ấy, các Thiên tử lại nghĩ thế này: Nay Tôn giả Thiện Hiện vì những hữu tình nào? Vui thuyết pháp nào?

Biết tâm niệm của các Thiên tử, Cụ thọ Thiện Hiện bảo rằng:

- Này các Thiên tử! Tôi nay vì các hữu tình như huyễn, như hóa, như mộng mà vui thuyết pháp như huyễn, như hóa, như mộng. Vì cớ sao?

Này các Thiên tử! Vì trong pháp tôi nói, người nghe như vậy, không có ai nghe, không có ai hiểu, không chỗ chứng đắc.

Khi ấy, các Thiên tử hỏi lại rằng:

- Thưa Tôn giả! Người nói, người nghe và pháp được thuyết đều như huyễn, như hóa, như mộng sao?

Thiện Hiện đáp:

- Này các Thiên tử! Đúng vậy, đúng vậy. Đúng như các ông đã nói. Hữu tình như huyễn, vì người như huyễn nên nói pháp như huyễn. Hữu tình như hóa, vì người như hoá nên nói pháp như hóa. Hữu tình như mộng, vì người như mộng nên nói pháp như mộng.

Này các Thiên tử! Cái mà mình thấy là ngã cho đến việc thấy đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là sắc cho đến thức đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là nhãn cho đến ý đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là sắc cho đến pháp đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là nhãn thức cho đến ý thức đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là nhãn xúc cho đến ý xúc đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là nhãn xúc sanh ra các thọ cho đến ý xúc sanh ra các thọ đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là nội không cho đến vô tánh tự tánh không đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều như huyễn, như hóa, như mộng. Như vậy cái mà mình thấy là quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán đều như huyễn, như hóa, như mộng. Cái mà mình thấy là Độc giác Bồ-đề và Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề đều như huyễn như hóa như mộng.

Khi ấy, các Thiên tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Nay Tôn giả chỉ nói cái mà mình thấy là ngã…, sắc…, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề đều như huyễn, như hóa, như mộng, hay cũng nói cái mà mình thấy là Niết-bàn cũng như huyễn, như hóa, như mộng?

Thiện Hiện đáp:

- Này các Thiên tử! Chẳng những tôi nói cái mà mình thấy là ngã…, sắc…, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề đều như huyễn, như hóa, như mộng mà cũng nói cái mà mình thấy là Niết-bàn cũng như huyễn, như hóa, như mộng.

Này các Thiên tử! Giả sử có pháp thù thắng hơn Niết-bàn, tôi nói cái thấy đó cũng như huyễn, như hóa, như mộng. Vì cớ sao? Này các Thiên tử! Vì việc huyễn, hóa, mộng cùng với tất cả pháp cho đến Niết-bàn thảy đều không hai, không hai chỗ vậy.

Bấy giờ, các Đại Thanh văn như Xá-lợi Tử, Đại Mục-liên, Chấp Đại Tạng, Mãn Từ Tử, Đại Ca-đa-diễn-na, Đại Ca-diếp-ba…và vô lượng trăm ngàn Đại Bồ-tát hỏi Cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa được thuyết như thế, khó thấy như thế, khó hiểu như thế, vắng lặng như thế, vi tế như thế, trầm mật như thế, thắng diệu như thế, vậy ai có khả năng thâm tín thọ trì?

Khi ấy, A-nan-đà nghe lời hỏi kia rồi, bạch với Đại Thanh văn và các Đại Bồ-tát:

- Có các Đại Bồ-tát bất thối chuyển đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó hiểu, vắng lặng, vi tế, trầm mật, thù diệu đã nói đây, có khả năng thâm tín thọ trì. Lại có vô lượng các A-la-hán đã thấy Thánh đế, hiểu rõ tận nguồn các pháp sâu xa, sở nguyện đã mãn, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó hiểu, vắng lặng, vi tế, trầm mật, thù diệu đã nói đây cũng có khả năng tín thọ.

Lại có vô lượng Đại Bồ-tát, trong quá khứ đã ở chỗ nhiều trăm ức Phật, gần gũi cúng dường, phát thệ nguyện rộng lớn, trồng nhiều cội đức, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó hiểu, vắng lặng vi tế, trầm mật, thù diệu đã nói đây cũng có khả năng tín thọ được.

Lại có vô lượng các thiện nam tử, thiện nữ nhân, quá khứ đã ở vô số chỗ Phật, phát thệ nguyện rộng lớn, trồng các căn lành, tuệ thông, căn lành, được bạn lành nhiếp thọ, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó hiểu, vắng lặng, vi tế, trầm mật, thù diệu đã nói đây cũng có khả năng tín thọ được. Vì sao vậy?

Vì những người như thế, chẳng đem không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vắng lặng xa lìaphân biệt sắc cho đến thức. Cũng chẳng đem sắc cho đến thức mà phân biệt không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vắng lặng xa lìa.

Như vậy, cho đến chẳng đem không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vắng lặng xa lìaphân biệt nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra thọ, bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Đà-la-ni, quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, tất cả hạnh Đại Bồ-tát, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hữu vi giới, vô vi giới. Cũng chẳng đem nhãn cho đến vô vi giớiphân biệt không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô diệt, vắng lặng xa lìa.

nhân duyên này, nên những người như thế đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó hiểu, vắng lặng vi tế, trầm mật, thù diệu đã nói đây đều có khả năng tín thọ được.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo các Thiên tử:

- Này các Thiên tử! Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó hiểu, vắng lặng vi tế, trầm mật, thù diệu đã nói như vậy, chẳng phải chỗ suy tìm, vượt cảnh suy tìm, trong ấy thật không có ai tín thọ. Vì sao vậy? Này các Thiên tử! Vì trong đây không có pháp để hiển thị. Do thật không có pháp để hiển thị, nên người tín thọ thật chẳng đắc được.

Bấy giờ, cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Trong giáo pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đã nói đây, sao không rộng nói pháp tương ưng với Tam thừa, nghĩa là nói pháp Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa? Sao chẳng rộng nói đạo của các Bồ-tát nhiếp thọ các Đại Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến Thập địa, tức là nói bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; bốn niệm trụ, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Đà-la-ni? Sao chẳng rộng nói việc thù thắng của thần thông nhiếp thọ các Đại Bồ-tát, tức là nói Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa này siêng năng tu hành, nên tùy theo chỗ mà thọ hóa sanh, không mất thần thông tự tại du hý, khéo thông đạt được vô lượng pháp môn; từ cõi Phật này đến cõi Phật kia, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn; tùy theo sở nguyện ưa thích các thứ căn lành, đều có khả năng tu hành chóng được viên mãn; ở chỗ chư Phật, lắng nghe Chánh pháp, thọ trì cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, thường chẳng quên mất; hằng ở trong thắng định lìa tâm tán loạn, do đây làm duyên nên được biện tài vô ngại, biện tài không dứt hết, biện tài ứng hợp, biện tài nhanh chóng, biện tài không sai, biện tài các điều diễn thuyết đầy đủ ý nghĩa, biện tài rất thắng diệu của tất cả thế gian?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Đúng vậy, đúng vậy! Đúng như Tôn giả đã nói, trong giáo pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói pháp tương ưng với Tam thừa; cho đến rộng nói việc thần thông thù thắng nhiếp thọ các Đại Bồ-tát; cho đến khiến được biện tài rất thù diệu của tất cả thế gian. Lấy vô sở đắc làm phương tiện; vậy ở đây lấy vô sở đắc làm phương tiện đối với những pháp nào? Đó là đối với ngã cho đến việc thấy, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đối với sắc cho đến thức, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đối với nhãn cho đến ý, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đối với nhãn thức cho đến ý thức, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đối với nhãn xúc cho đến ý xúc, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đối với nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra thọ, lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Đối với bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đối với nội không cho đến vô tánh tự tánh không, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Đối với bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, lấy vô sở đắc làm phương tiện. Như vậy, cho đến đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Trong giáo pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, vì nhân duyên gì mà lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói pháp tương ưng với Tam thừa?

Trong giáo pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, vì nhân duyên gì lấy vô sở đắc làm phương tiện, cho đến rộng nói việc thù thắng của thần thông nhiếp thọ các Đại Bồ-tát, cho đến khiến được biện tài rất thắng diệu của tất cả thế gian?

Thiện Hiện đáp:

- Này Xá-lợi Tử! Bởi vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không, nên trong giáo pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói pháp tương ưng với Tam thừa.

Này Xá-lợi Tử! Bởi vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không, nên trong giáo pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cho đến rộng nói việc thù thắng của thần thông nhiếp thọ các Đại Bồ-tát, cho đến khiến được biện tài rất thắng diệu của tất cả thế gian.

XXVII. PHẨM TÁN HOA

01

Bấy giờ, trời Đế Thích và chúng trời Tứ đại thiên vương của Tam thiên đại thiên thế giới đây, cho đến trời Sắc cứu cánh đều nghĩ rằng: Nay Tôn giả Thiện Hiện nhờ oai lực Phật, vì tất cả hữu tình mà ban trận mưa pháp lớn. Nay chúng ta nên hóa ra hương hoa trời vi diệu, phụng rải cúng dường đức Thích Ca Như Lai, các chúng Đại Bồ-tát, Bí-sô Tăng và Tôn giả Thiện Hiện, cũng rải cúng dường Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, há chẳng tốt sao!

Sau khi nghĩ như vậy, trời Đế Thích và các thiên chúng đều hóa làm hương hoa trời vi diệu dâng cúng, phụng rải lên đức Thích Ca Như Lai, các chúng Đại Bồ-tát, Bí-sô Tăng cùng Cụ thọ Thiện HiệnBát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Lúc này, tại thế giới Tam thiên đại thiên Phật, hoa đều đầy rẫy, nhờ thần lực Phật nên những hoa này hợp thành đài hoa ở giữa hư không, trang nghiêm đẹp lạ và khắp cả Tam thiên đại thiên thế giới.

Bấy giờ, Thiện Hiện thấy việc ấy, nghĩ rằng: Hoa được rải đây, ở chỗ chư Thiên chưa từng thấy. Hoa này mầu nhiệm, quyết định chẳng phải do cỏ cây, nước, đất sinh ra, chắc là chư Thiên vì muốn cúng dường nên từ nơi tâm mà hóa hiện ra.

Khi ấy, trời Đế Thích biết tâm niệm của Thiện Hiện, nói với Thiện Hiện:

- Hoa đã rải đây, thật chẳng phải do cỏ cây, nước, đất sinh ra, thật cũng chẳng từ tâm hóa ra, mà chỉ là biến hiện.

Bấy giờ, Thiện Hiện bảo Thiên Đế Thích rằng:

- Này Kiều-thi-ca! Ông nói hoa đây thật chẳng phải do cỏ cây, nước, đất sinh ra, thật cũng chẳng từ tâm hóa ra; vậy đã chẳng phải pháp sanh, thì chẳng gọi là hoa.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện rằng:

- Thưa Đại đức! Chỉ có hoa này chẳng sanh hay các pháp khác cũng thế?

Thiện Hiện đáp:

- Chẳng những hoa này không sanh, mà các pháp khác cũng nghĩa không sanh. Tại sao nói vậy?

Này Kiều-thi-ca! Sắc cũng chẳng sanh, đây đã chẳng sanh thì chẳng phải là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng sanh, đây đã chẳng sanh thì chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra thọ cũng như thế.

Này Kiều-thi-ca! Bố thí Ba-la-mật-đa cũng chẳng sanh, đây đã chẳng sanh thì chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng sanh, đây đã chẳng sanh thì chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều cũng như thế.

Khi ấy, trời Đế Thích thầm nghĩ: Tôn giả Thiện Hiện trí tuệ sâu sắc, chẳng trái với giả danh mà nói pháp tánh.

Rõ biết ý nghĩ của Đế Thích, Phật bèn bảo ông ta rằng:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng như tâm ông đã nghĩ, Cụ thọ Thiện Hiện trí tuệ sâu sắc, chẳng trái với giả danh mà nói pháp tánh.

Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật:

- Bạch đức thế Tôn! Cụ thọ Thiện Hiện đối với những pháp nào, chẳng trái với giả danh mà nói pháp tánh?

Phật đáp:

- Này Kiều-thi-ca! Sắc chỉ là giả danh, Cụ thọ Thiện Hiện chẳng trái với giả danh của sắc mà nói pháp tánh của sắc. Thọ, tưởng, hành, thức chỉ là giả danh, Cụ thọ Thiện Hiện chẳng trái với giả danh của thọ, tưởng, hành, thức mà nói pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao vậy? Vì pháp tánh của sắc… không trái, thuận nên Thiện Hiện đã nói cũng không trái, thuận. Đối với nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra thọ cũng như vậy.

Này Kiều-thi-ca! Bố thí Ba-la-mật-đa chỉ là giả danh, Cụ thọ Thiện Hiện chẳng trái với giả danh của bố thí Ba-la-mật-đa mà nói pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ là giả danh, Cụ thọ Thiện Hiện chẳng trái với giả danh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà nói pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao vậy? Vì pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa… không trái, thuận nên Thiện Hiện đã nói cũng không trái, thuận. Đối với nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, như vậy cho đến quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Dự lưu cho đến A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai đều cũng như vậy.

Này Kiều-thi-ca! Cụ thọ Thiện Hiện đối với pháp như vậy chẳng trái với giả danh mà nói pháp tánh.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy, đúng vậy, như Phật đã nói, các pháp sở hữu hoàn toàn đều là giả danh. Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát biết tất cả pháp chỉgiả danh rồi, nên học Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát khi học như thế, chẳng học nơi sắc, chẳng học nơi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Này Kiều-thi-ca ! Vì ở trong đó, Đại Bồ-tát này chẳng thấy sắc để học, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức để học. Đối với nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra thọ cũng như vậy.

Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát khi học như thế chẳng học nơi bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng học nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì ở trong đó, Đại Bồ-tát này chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa để học; chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa để học. Đối với nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, như vậy cho đến quả Dự lưu… quả A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều cũng như vậy.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện:

- Các Đại Bồ-tát vì nhân duyên gì mà chẳng thấy sắc, cho đến chẳng thấy trí nhất thiết tướng?

Thiện Hiện đáp:

- Này Kiều-thi-ca! Sắc, sắc không, cho đến trí nhất thiết tướng, trí nhất thiết tướng không. Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát vì nhân duyên đây nên chẳng thấy sắc cho đến chẳng thấy trí nhất thiết tướng.

Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát chẳng thấy sắc nên chẳng học nơi sắc, cho đến chẳng thấy trí nhất thiết tướng, nên chẳng học nơi trí nhất thiết tướng. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì sắc không chẳng thể thấy sắc không, cho đến trí nhất thiết tướng không chẳng thể thấy trí nhất thiết tướng không; sắc không cũng chẳng thể học nơi sắc không, cho đến trí nhất thiết tướng không cũng chẳng thể học nơi trí nhất thiết tướng không.

Này Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát chẳng học nơi không, tức là Đại Bồ-tát này học nơi không. Vì sao? Vì không hai vậy. Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát chẳng học nơi sắc không tức là học nơi sắc không, vì không hai vậy. Cho đến chẳng học nơi trí nhất thiết tướng không, tức là học nơi trí nhất thiết tướng không, vì không hai vậy.

Này Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát đem không hai làm phương tiện học nơi sắc không, cho đến đem không hai làm phương tiện học nơi trí nhất thiết tướng không thì Đại Bồ-tát này có thể lấy không hai làm phương tiện để học bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể lấy không hai làm phương tiện học nội không cho đến vô tánh tự tánh không; có thể lấy không hai làm phương tiện học bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; như vậy cho đến có thể lấy không hai làm phương tiện để học quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán; có thể lấy không hai làm phương tiện để học Độc giác Bồ-đề cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; có thể lấy không hai làm phương tiện để học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát có thể lấy không hai làm phương tiện để học bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát này có thể lấy không hai làm phương tiện để học vô lượng vô số vô biên Phật pháp thanh tịnh bất khả tư nghì.

Này Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát có thể học vô lượng vô số vô biên Phật pháp thanh tịnh bất khả tư nghì thì Đại Bồ-tát này chẳng vì sắc tăng nên học, cũng chẳng vì sắc giảm nên học; cho đến chẳng vì trí nhất thiết tướng tăng nên học, cũng chẳng vì trí nhất thiết tướng giảm nên học.

Này Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát chẳng vì sắc tăng nên học, cũng chẳng vì sắc giảm nên học; cho đến chẳng vì trí nhất thiết tướng tăng nên học, cũng chẳng vì trí nhất thiết tướng giảm nên học, thì Đại Bồ-tát này chẳng vì nhiếp thọ sắc nên học, cũng chẳng vì hoại diệt sắc nên học; cho đến chẳng vì nhiếp thọ trí nhất thiết tướng nên học, cũng chẳng vì hoại diệt trí nhất thiết tướng nên học.

Bấy giờ, Cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Các Đại Bồ-tát khi học như thế, chẳng vì nhiếp thọ sắc nên học, cũng chẳng vì hoại diệt sắc nên học; cho đến chẳng vì nhiếp thọ trí nhất thiết tướng nên học, cũng chẳng vì hoại diệt trí nhất thiết tướng nên học chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Đúng vậy, đúng vậy, này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi học như thế, chẳng vì nhiếp thọ sắc nên học, cũng chẳng vì hoại diệt sắc nên học; cho đến chẳng vì nhiếp thọ trí nhất thiết tướng nên học, cũng chẳng vì hoại diệt trí nhất thiết tướng nên học.

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Do nhân duyên nào mà các Đại Bồ-tát chẳng vì nhiếp thọ sắc nên học, cũng chẳng vì hoại diệt sắc nên học, cho đến chẳng vì nhiếp thọ trí nhất thiết tướng nên học, cũng chẳng vì hoại diệt trí nhất thiết tướng nên học?

Thiện Hiện đáp:

- Các Đại Bồ-tát chẳng thấy có sắc để nhiếp thọ và để hoại diệt, cũng chẳng thấy có người hay nhiếp thọ sắc và hoại diệt sắc; cho đến chẳng thấy có trí nhất thiết tướng để nhiếp thọ và để hoại diệt, cũng chẳng thấy có người hay nhiếp thọ trí nhất thiết tướng và hoại diệt trí nhất thiết tướng. Vì cớ sao? Này Xá-lợi Tử! Vì sắc… pháp hoặc năng hoặc sở trong ngoài đều không vậy.

Này Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp, chẳng thấy có để nhiếp thọ và để hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ hay nhiếp thọhoại diệt, mà học Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì Đại Bồ-tát này có thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:

- Các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế có thể thành tựu trí nhất thiết trí sao?

Thiện Hiện đáp:

- Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế có thể thành tựu trí nhất thiết trí. Đối với tất cả pháp chẳng vì nhiếp thọ, chẳng vì hoại diệt mà làm phương tiện.

Xá-lợi Tử nói:

- Nếu Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp chẳng vì nhiếp thọ, chẳng vì hoại diệt mà làm phương tiện thì sao có thể thành tựu trí nhất thiết trí?

Thiện Hiện đáp:

- Này Xá-lợi Tử! Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thấy sắc hoặc sanh hoặc diệt, hoặc lấy hoặc bỏ, hoặc nhiễm hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm; cho đến chẳng thấy trí nhất thiết tướng hoặc sanh hoặc diệt, hoặc lấy hoặc bỏ, hoặc nhiễm hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm. Vì sao? Vì sắc cho đến trí nhất thiết tướng, tự tánh đều vô sở hữu, bất khả đắc vậy.

Như vậy, Này Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đối tất cả pháp chẳng thấy hoặc sanh hoặc diệt, hoặc lấy hoặc bỏ, hoặc nhiễm hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm; đem vô sở học, vô sở thành tựu làm phương tiện mà học Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì có thể thành tựu trí nhất thiết trí.

Bấy giờ, trời Đế Thích hỏi Xá-lợi Tử:

- Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên cầu ở đâu?

Xá-lợi Tử đáp:

- Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên cầu trong pháp Thiện Hiện nói.

Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện:

- Nhờ thần lực của Đại Đức làm chỗ y trì nên khiến cho Xá-lợi Tử nói lời ấy chăng?

Thiện Hiện bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Chẳng phải thần lực của tôi làm chỗ y trì khiến cho Xá-lợi Tử nói lời như thế.

Trời Đế Thích nói:

- Vậy thần lực của ai làm chỗ y trì?

Thiện Hiện đáp:

- Thần lực của Phật làm chỗ y trì.

Trời Đế Thích nói:

- Thưa Đại đức! Các pháp đều không có y trì, sao nói thần lực của Phật là chỗ y trì?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy, đúng vậy. Đúng như ông nói, tất cả các pháp không y trì, nên Như Lai chẳng phải chỗ y trì, cũng không. Nhưng vì tùy thuận thế tục mà đặt bày nói là y trì.

Này Kiều-thi-ca! Chẳng lìa không y trì thì Như Lai có thể đắc. Chẳng lìa không y trì thì chơn như, Như Lai có thể đắc. Chẳng lìa không y trì thì pháp tánh, Như Lai có thể đắc. Chẳng lìa không y trì thì Như Lai chơn như có thể đắc. Chẳng lìa không y trì thì Như Lai pháp tánh có thể đắc. Chẳng lìa không y trì thì chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc. Chẳng lìa không y trì thì pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc.

Này Kiều-thi-ca! Chẳng phải trong không y trì, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, không y trì có thể đắc. Chẳng phải trong không y trì chơn như, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, không y trì chơn như có thể đắc; chẳng phải trong không y trì pháp tánh, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, không y trì pháp tánh có thể đắc. Chẳng phải trong không y trì, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, không y trì có thể đắc. Chẳng phải trong không y trì, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, không y trì có thể đắc. Chẳng phải trong không y trì chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, không y trì chơn như có thể đắc. Chẳng phải trong không y trì pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, không y trì pháp tánh có thể đắc.

Này Kiều-thi-ca! Chẳng rời sắc, Như Lai có thể đắc; chẳng rời thọ tưởng hành thức, Như Lai có thể đắc. Chẳng rời sắc chơn như, Như Lai có thể đắc; chẳng rời thọ tưởng hành thức chơn như, Như Lai có thể đắc. Chẳng rời sắc pháp tánh, Như Lai có thể đắc; chẳng rời thọ tưởng hành thức pháp tánh, Như Lai có thể đắc. Chẳng rời sắc, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng rời thọ tưởng hành thức, Như Lai chơn như có thể đắc.

Chẳng rời sắc, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng rời thọ tưởng hành thức, Như Lai pháp tánh có thể đắc. Chẳng rời sắc chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng rời thọ tưởng hành thức chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc. Chẳng rời sắc pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng rời thọ tưởng hành thức pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc.

Này Kiều-thi-ca! Chẳng phải trong sắc, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, sắc có thể đắc. Chẳng phải trong thọ tưởng hành thức, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, thọ tưởng hành thức có thể đắc.

Chẳng phải trong sắc chơn như, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, sắc chơn như có thể đắc. Chẳng phải trong thọ tưởng hành thức chơn như, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, thọ tưởng hành thức chơn như có thể đắc.

Chẳng phải trong sắc pháp tánh, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, sắc pháp tánh có thể đắc. Chẳng phải trong thọ tưởng hành thức pháp tánh, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, thọ tưởng hành thức pháp tánh có thể đắc.

Chẳng phải trong sắc, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, sắc có thể đắc. Chẳng phải trong thọ tưởng hành thức, Như Lai chơn như có thể đắc, chẳng phải trong Như Lai chơn như, thọ tưởng hành thức có thể đắc.

Chẳng phải trong sắc, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, sắc có thể đắc. Chẳng phải trong thọ tưởng hành thức, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, thọ tưởng hành thức có thể đắc.

Chẳng phải trong sắc chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, sắc chơn như có thể đắc. Chẳng phải trong thọ tưởng hành thức chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, thọ tưởng hành thức chơn như có thể đắc.

Chẳng phải trong sắc pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, sắc pháp tánh có thể đắc. Chẳng phải trong thọ tưởng hành thức pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, thọ tưởng hành thức pháp tánh có thể đắc.

Này Kiều-thi-ca! Cho đến chẳng rời trí nhất thiết, Như Lai có thể đắc; chẳng rời trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Lai có thể đắc. Chẳng rời trí nhất thiết chơn như, Như Lai có thể đắc; chẳng rời trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như, Như Lai có thể đắc. Chẳng rời trí nhất thiết pháp tánh, Như Lai có thể đắc; chẳng rời trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh, Như Lai có thể đắc.

Chẳng rời trí nhất thiết, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng rời trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Lai chơn như có thể đắc. Chẳng rời trí nhất thiết, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng rời trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Lai pháp tánh có thể đắc.

Chẳng rời trí nhất thiết chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng rời trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc. Chẳng rời trí nhất thiết pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng rời trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc.

Này Kiều-thi-ca! Chẳng phải trong trí nhất thiết, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, trí nhất thiết có thể đắc. Chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như lai, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc.

Chẳng phải trong trí nhất thiết chơn như, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, trí nhất thiết chơn như có thể đắc. Chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như có thể đắc.

Chẳng phải trong trí nhất thiết pháp tánh, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, trí nhất thiết pháp tánh có thể đắc. Chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh, Như Lai có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh có thể đắc.

Chẳng phải trong trí nhất thiết, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, trí nhất thiết có thể đắc. Chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc.

Chẳng phải trong trí nhất thiết, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, trí nhất thiết có thể đắc. Chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có thể đắc.

Chẳng phải trong trí nhất thiết chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, trí nhất thiết chơn như có thể đắc. Chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như, Như Lai chơn như có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai chơn như, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như có thể đắc.

Chẳng phải trong trí nhất thiết pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, trí nhất thiết pháp tánh có thể đắc. Chẳng phải trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh, Như Lai pháp tánh có thể đắc; chẳng phải trong Như Lai pháp tánh, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh có thể đắc.

Này Kiều-thi-ca! Như Lai đối với sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai đối với sắc chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ tưởng hành thức chơn như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai đối với sắc pháp tánh chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ tưởng hành thức pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Như Lai chơn như đối với sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai chơn như đối với sắc chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ tưởng hành thức chơn như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Như Lai pháp tánh đối với sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai pháp tánh đối với sắc pháp tánh chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với thọ tưởng hành thức pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Này Kiều-thi-ca! Như Lai đối với sự lìa sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng, đối với sự lìa thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai đối với sự lìa sắc chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa thọ tưởng hành thức chơn như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai đối với sự lìa sắc pháp tánh chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng, đối với sự lìa thọ tưởng hành thức pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Như Lai chơn như đối với sự lìa sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai chơn như đối với sự lìa sắc chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa thọ tưởng hành thức chơn như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Như Lai pháp tánh đối với sự lìa sắc chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai pháp tánh đối với sự lìa sắc pháp tánh chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa thọ tưởng hành thức pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Này Kiều-thi-ca! Như vậy cho đến Như Lai đối với trí nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai đối với trí nhất thiết chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai đối với trí nhất thiết pháp tánh chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Như Lai chơn như đối với trí nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai chơn như đối với trí nhất thiết chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Như Lai pháp tánh đối với trí nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai pháp tánh đối với trí nhất thiết pháp tánh chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Này Kiều-thi-ca! Như Lai đối với sự lìa trí nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai đối với sự lìa trí nhất thiết chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai đối với sự lìa trí nhất thiết pháp tánh chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Như Lai chơn như đối với sự lìa trí nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai chơn như đối với sự lìa trí nhất thiết chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Như Lai pháp tánh đối với sự lìa trí nhất thiết chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Như Lai pháp tánh đối với sự lìa trí nhất thiết pháp tánh chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng; đối với sự lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh cũng chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng.

Này Kiều-thi-ca! Xá-lợi Tử đã nói là đối tất cả pháp chẳng tức (không hai), chẳng ly, chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Thần lực Như Lai làm chỗ y trì, đem chỗ không y trì làm chỗ y trì vậy.

Quyển Thứ 426

Hết

 

 

02

- Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Trước đây ông hỏi các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên cầu ở đâu phải không? Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng nên cầu nơi sắc, cũng chẳng nên lìa sắc mà cầu. Chẳng nên cầu nơi thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức mà cầu. Như vậy cho đến, chẳng nên cầu nơi trí nhất thiết, cũng chẳng nên lìa trí nhất thiết mà cầu. Chẳng nên cầu nơi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng nên lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà cầu. Vì sao vậy?

 Này Kiều-thi-ca! Hoặc Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc sự tìm cầu, hoặc sắc, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, tất cả đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải không tương ưng, không sắc, không thấy, không đối, duy nhất một tướng đó là vô tướng. Vì sao vậy? Vì các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải sắc, cũng chẳng lìa sắc; chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy cho đến chẳng phải trí nhất thiết, cũng chẳng lìa trí nhất thiết; chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

 Chẳng phải sắc chơn như, cũng chẳng lìa sắc chơn như; chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức chơn như, cũng chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức chơn như. Như vậy cho đến chẳng phải trí nhất thiết chơn như, cũng chẳng lìa trí nhất thiết chơn như; chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như, cũng chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chơn như.

Chẳng phải sắc pháp tánh, cũng chẳng lìa sắc pháp tánh; chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức pháp tánh, cũng chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức pháp tánh. Như vậy cho đến chẳng phải trí nhất thiết pháp tánh, cũng chẳng lìa trí nhất thiết pháp tánh; chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh, cũng chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng pháp tánh. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì các pháp như vậy đều không sở hữu, chẳng thể đạt được. Vì không sở hữu, chẳng thể đạt được nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng phải sắc, cũng chẳng lìa sắc; nói rộng cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lìa trí nhất thiết tướng. Chẳng phải sắc chơn như, cũng chẳng lìa sắc chơn như; nói rộng cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng chơn như, cũng chẳng lìa trí nhất thiết tướng chơn như. Chẳng phải sắc pháp tánh, cũng chẳng lìa sắc pháp tánh; nói rộng cho đến chẳng phải trí nhất thiết tướng pháp tánh, cũng chẳng lìa trí nhất thiết tướng pháp tánh.

Khi ấy, trời Đế Thích thưa Thiện Hiện rằng:

- Bạch Đại đức! Bát-nhã Ba-la-mật-đa của các Đại Bồ-tát học là đại Ba-la-mật-đa, là vô lượng Ba-la-mật-đa, là vô biên Ba-la-mật-đa. Các vị Dự Lưu học ở trong đây mà được quả Dự Lưu. Các vị Nhất Lai học ở trong đây mà được quả Nhất Lai. Các vị Bất Hoàn học ở trong đây mà được quả Bất Hoàn. Các vị A-la-hán học ở trong đây mà được quả A-la-hán. Các vị Độc Giác học ở trong đây mà được quả Độc Giác Bồ-đề. Các vị Đại Bồ-tát học ở trong đây mà thành thục được vô lượng trăm ngàn tỉ ức hữu tình, tuỳ theo trình độ của họ mà đặt nơi đạo Tam thừa, có khả năng làm nghiêm tịnh các cõi Phật, chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Thiện Hiện nói rằng:

- Đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Vì sắc đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đại; vì thọ, tưởng, hành, thức đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đại. Như vậy cho đến vì trí nhất thiết đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đại; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đại. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì khoảng đầu, giữa, cuối của sắc cho đến trí nhất thiết tướng, đều chẳng thể đạt được, nên gọi là đại. Do kia đại nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng gọi là đại. Do nhân duyên này nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy, gọi là đại Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Vì sắc vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng; vì thọ, tưởng, hành, thức vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng. Như vậy cho đến, vì trí nhất thiết vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì lượng của sắc cho đến trí nhất thiết tướng, đều chẳng thể đạt được. Thí như lượng của hư không, chẳng thể đạt được. Sắc… cũng vậy, nên gọi là vô lượng.

Này Kiều-thi-ca! Hư không vô lượng nên sắc… cũng vô lượng. Sắc… vô lượng nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô lượng. Do nhân duyên này nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa, gọi là vô lượng Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Vì sắc vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên; vì thọ, tưởng, hành, thức vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên. Như vậy cho đến, vì trí nhất thiết vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì bờ mé, biên giới của sắc cho đến trí nhất thiết tướng, đều chẳng thể đạt được. Thí như bờ mé, biên giới của hư không, chẳng thể đạt được. Sắc… cũng vậy, nên nói là vô biên.

Này Kiều-thi-ca! Vì hư không vô biên nên sắc cũng vô biên. Sắc… vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì sở duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

Trời Đế Thích hỏi:

- Vì sao sở duyên vô biên mà các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp:

- Vì trí nhất thiết trí duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì pháp giới duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

Trời Đế Thích hỏi:

- Vì sao pháp giới duyên vô biên mà các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp:

- Vì pháp giới vô biên nên sở duyên cũng vô biên, vì sở duyên vô biên nên pháp giới cũng vô biên. Vì pháp giới duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì chơn như duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

Trời Đế Thích hỏi:

- Vì sao chơn như duyên vô biên mà các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên?

Thiện Hiện đáp:

- Vì chơn như vô biên nên sở duyên cũng vô biên, vì sở duyên vô biên nên chơn như cũng vô biên. Vì chơn như duyên vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì hữu tình vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên.

Trời Đế Thích hỏi:

- Vì sao hữu tình vô biên mà các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên?

Thiện Hiện hỏi lại:

- Ý ông nghĩ sao? Nói hữu tình, hữu tình ấy là pháp tăng ngữ gì?

Trời Đế Thích đáp:

- Nói hữu tình, hữu tình ấy là chẳng phải là pháp tăng ngữ, cũng chẳng phải chẳng là pháp tăng ngữ; chỉ là giả lập để thu nhiếp khách danh, thu nhiếp vô sự danh, thu nhiếp vô duyên danh.

Thiện Hiện lại hỏi:

- Ý ông nghĩ sao? Trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây cũng thật có hiển bày hữu tình chăng?

Trời Đế Thích đáp:

- Không, thưa Đại đức.

Thiện Hiện nói:

- Trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, đã không thậthiển bày hữu tình, nên gọi là vô biên. Vì biên giới trong ấy, chẳng thể đạt được.

Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Nếu các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trải qua vô lượng vô số kiếp trụ, nói danh tự của các hữu tình thì trong ấy có hữu tình nào sanh, diệt chăng?

Trời Đế Thích đáp:

- Không, thưa Đại đức. Vì sao vậy? Vì các hữu tình tánh vốn thanh tịnh, bổn lai vô sở hữu.

Thiện Hiện nói rằng:

- Do đây, tôi nói hữu tình vô biên nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng vô biên. Này Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này nên các Đại Bồ-tát học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy, gọi là vô biên.

 

XXVIII. PHẨM THỌ KÝ

 

Bấy giờ trong chúng, chư Thiên cõi Dục: như Thiên Đế Thích…, chư Thiên cõi Sắc: như Phạm Thiên Vương… và các Thiên nữ, Thần Tiên Y-xá-na cùng lúc ba lần khen ngợi những điều Cụ thọ Thiện Hiện đã nói: Tôn giả Thiện Hiện dùng Phật thần lực làm chỗ y trì, khéo vì chúng tôi phân biệt khai thị Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Phật ra đời là vì pháp yếu Vô thượng. Nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này mà như lời nóitu hành, chẳng xa lìa, thì chúng tôi kính thờ vị ấy như kính thờ Phật. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, không có pháp để được. Nghĩa là trong đây, không có sắc để được; không có thọ, tưởng, hành, thức để được. Như vậy cho đến không có trí nhất thiết để được; không có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để được. Tuy không có các pháp như vậy để được, nhưng vẫn thi thiết thánh giáo Tam thừa: Thanh văn, Độc giác, Vô thượng thừa.

Bấy giờ, Phật bảo các vị Thiên tử:

- Này các Thiên tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời các ông nói. Trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, tuy không có các pháp như sắc… để được, nhưng vẫn thi thiết Thánh giáo Tam thừa. Nếu Đại Bồ-tát nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, đem vô sở đắc làm phương tiện, khéo như lời nóitu hành, chẳng xa lìa, thì chư Thiên các ông thường nên kính thờ vị ấy như các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Vì sao? Này các Thiên tử! Trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, tuy nói rộng có Thánh giáo Tam thừa, song nói chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa, Như Laithể đạt được; chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa, Như Laithể đạt được. Cho đến chẳng phải Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Như Laithể đạt được; chẳng lìa Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Như Laithể đạt được. Chẳng phải nội không, Như Laithể đạt được; chẳng lìa nội không, Như Laithể đạt được. Cho đến chẳng phải vô tánh tự tánh không, Như Laithể đạt được; chẳng lìa vô tánh tự tánh không, Như Laithể đạt được. Chẳng phải bốn niệm trụ, Như Laithể đạt được; chẳng lìa bốn niệm trụ, Như Lai có thể được. Nói rộng cho đến chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng, Như Laithể đạt được; chẳng lìa mười tám pháp Phật bất cộng, Như Laithể đạt được. Như vậy cho đến chẳng phải trí nhất thiếtNhư Laithể đạt được; chẳng lìa trí nhất thiết, Như Laithể đạt được. Chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Laithể đạt được; chẳng lìa trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, Như Laithể đạt được.

Này các Thiên tử! Nếu Đại Bồ-tát nào đối với tất cả pháp, đem vô sở đắc làm phương tiện, tinh chuyên tu học bố thí Ba-la-mật-đa như thế, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát ấy đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, khéo tu hành chơn chánh, thường chẳng xa lìa. Cho nên các ông cần phải kính thờ Đại Bồ-tát ấy như kính thờ các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Này các Thiên tử! Các ông nên biết, vào thời Phật Nhiên Đăng thuở xa xưa, tại đầu ngã tư đường của vương thành Chúng Hoa, thấy Phật Nhiên Đăng, Ta liền dâng cúng Ngài năm hoa sen, trải tóc che bùn, cầu nghe pháp thượng diệu. Vì Ta lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên được chẳng lìa bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng lìa nội không cho đến vô tánh tự tánh không; chẳng lìa bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; chẳng lìa bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng lìa tất cả môn Tam-ma-địa, tất cả môn Đà-la-ni; chẳng lìa mười lực Phật, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng lìa vô lượng, vô số, vô biên các Phật pháp khác.

Khi ấy, Phật Nhiên Đăng liền thọ ký cho Ta Vô Thượng Chánh Đẳng Đại Bồ-đề, Ngài nói rằng: “Này thiện nam tử! Trải qua vô số kiếp đời vị lai, vào kiếp Hiền của cõi này, ông sẽ làm Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tuyên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa độ vô lượng chúng”.

Khi ấy, các chư Thiên đều bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Thật hiếm có thay! Bạch đức Thiện Thệ! Thật hiếm có thay! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rất là hiếm có, khiến cho các chúng Đại Bồ-tát sớm có khả năng nhiếp thọ trí nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả sắc không lấy không bỏ; đối với thọ, tưởng, hành, thức không lấy không bỏ. Cho đến đối với trí nhất thiết không lấy không bỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không lấy không bỏ.

Bấy giờ, Phật xem khắp bốn chúng hòa hợp: đó là Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và các chúng Đại Bồ-tát, trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh đều đến nhóm hội, đồng làm minh chứng.

Khi ấy, Phật nhìn Thiên Đế Thích nói rằng:

- Này Kiều-thi-ca! Hoặc Đại Bồ-tát, hoặc Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, hoặc các Thiên tử, Thiên nữ, hoặc các thiện nam tử, thiện nữ nhân… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây cung kính lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, vì người diễn nói, lưu bố cùng khắp, thì ông phải biết những hạng này, tất cả ác ma và quân ác ma chẳng nhiễu hại được. Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này khéo trụ sắc không, vô tướng, vô nguyện; khéo trụ thọ, tưởng, hành, thức không, vô tướng, vô nguyện. Như vậy cho đến khéo trụ trí nhất thiết không, vô tướng, vô nguyện; khéo trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không, vô tướng, vô nguyện. Chẳng thể đem không nhiễu hại không, chẳng thể đem vô tướng nhiễu hại vô tướng, chẳng thể đem vô nguyện nhiễu hại vô nguyện. Vì sao? Vì các pháp như thế đều không có tự tánh, năng sở nhiễu hại đều chẳng thể được.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này, người và phi nhân chẳng nhiễu hại được. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này lấy vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu tâm từ, bi, hỷ, xả đối với các loài hữu tình.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này trọn đời chẳng bị các duyên hiểm ác làm não hại, cũng chẳng bị hoạnh tử. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ… này tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chơn chính an dưỡng đối với các hữu tình.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Quảng quả của thế giới Tam thiên đại thiên này, đã phát tâm Vô Thượng Bồ-đề, nhưng đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, nếu chưa lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý thì nên khiến cho họ chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này hoặc ở nhà hoang, hoặc nơi hoang dã, hoặc tại đường hiểm và chỗ nguy nạn, trọn chẳng run sợ kinh khủng dựng tóc gáy. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này chẳng lìa tâm trí Nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu nội không cho đến vô tánh tự tánh không.

Bấy giờ, trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh… của Tam thiên đại thiên thế giới Kham Nhẫn này đều cung kính chấp tay đồng bạch Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thường hay đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, lưu bố rộng khắp thì chư Thiên chúng con thường theo ủng hộ vị ấy, chẳng cho tất cả tai họa xâm phạm não hại. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì các thiện nam tử thiện nữ nhân… này chính là Đại Bồ-tát vậy.

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến cho các hữu tình dứt hẳn các đường hiểm ác: địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, A-tố-lạc...

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến cho các trời, người, dược xoa, rồng… lìa hẳn tất cả khổ tai họa, bệnh tật, bần cùng, đói khát, lạnh nóng…

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến cho các trời, người, A-tố-lạc… lìa hẳn các việc không như ý; chỗ ở không có nạn binh đao chiến tranh, tất cả hữu tình thương yêu lẫn nhau.

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng… cho đến hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, các tiểu Quốc vương, Chuyển luân Thánh vương, các quan phụ thần giúp nước.

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có trời Tứ đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh, trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có Dự lưu và quả Dự lưu, cho đến A-la-hán và quả A-la-hán, hoặc Độc giácĐộc giác Bồ-đề.

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có các Đại Bồ-tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chuyển bánh xe diệu pháp độ vô lượng chúng.

Bạch đức Thế Tôn! Nhờ Đại Bồ-tát này nên thế gian mới có Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo, làm lợi ích an lạc tất cả hữu tình.

Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên đây, nên chư Thiên chúng con và A-tố-lạc, các rồng, Dược-xoa cùng nhơn phi nhơn (người chẳng phải người) có thế lực lớn… thường theo cung kính, bảo hộ các chúng Đại Bồ-tát đây, không cho tất cả tai họa xâm phạm não hại, giúp cho các việc lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép kinh của các Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa thường không gián đoạn.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiên Đế Thích và các trời, rồng, A-tố-lạc… rằng:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời các ông đã nói. Nhờ Đại Bồ-tát này nên khiến cho các hữu tình lìa hẳn cõi ác, cho đến Tam bảo xuất hiệnthế gian làm lợi ích lớn cho các hữu tình. Cho nên chư Thiên, rồng, thần và nhơn phi nhơnthế lực lớn… thường theo cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chuyên cần bảo hộ các Đại Bồ-tát này, không cho tất cả tai họa xâm phạm não hại. Các ông nếu hay cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chuyên cần bảo hộ các Đại Bồ-tát này thì nên biết đó là cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chuyên cần bảo hộ Ta và mười phương tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Cho nên các ông thường phải tuỳ thuận các Đại Bồ-tát này mà cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chuyên cần bảo hộ không được quên bỏ.

Này chư Thiên tử! Các ông nên biết, giả sử Tam thiên đại thiên thế giới Phật đầy ắp Thanh văn, Độc giác nhiều như mía, lau, lách, tre, rừng, lúa, mè, lùm, bụi… không một chỗ hở, có các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đối với ruộng phước kia, đem vô lượng nhạc cụ vi diệu nhất, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen trọn cả cuộc đời, nếu lại có người trong khoảng giây lát, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen một vị Đại Bồ-tát sơ phát tâm chẳng lìa sáu Ba-la-mật-đa, đem công đức trước so với phước báu sau thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, cho đến chẳng bằng một phần cực vi nhỏ. Vì cớ sao? Vì chẳng do Thanh vănĐộc giác mà có Đại Bồ-tát và các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ra đời. Nhưng nhờ Đại Bồ-tát nên thế gian mới có Thanh văn, Độc giác và các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Cho nên các ông, tất cả trời, rồng A-tố-lạc và nhơn phi nhơn… thường phải bảo hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Đại Bồ-tát này, chớ để cho tất cả tai họa xâm phạm não hại họ. Do đây, các ông sẽ được phước báu, ở trong cõi trời người thường được an vui, cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, được phước báu không bao giờ cùng tận.

 

XXIX. PHẨM NHIẾP THỌ

01

 

Bấy giờ, Thiên Đế Thích bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát thật vô cùng kỳ diệu, hy hữu. Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, nhiếp thọ hiện pháp hiếm có như thế, công đức thù thắng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Từ cõi Phật này đến cõi Phật kia, gần gũi phụng sự kính thờ chư Phật Thế Tôn, đem các căn lành mà mình ưa thích để cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn; tức có khả năng làm cho các căn lành sanh trưởng, sớm được viên mãn. Ở chỗ chư Phật được nghe Chánh pháp, cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, trong thời gian ấy từng chẳng quên mất. Chóng có khả năng nhiếp thọ tộc tánh viên mãn, cha mẹ viên mãn, sanh thân viên mãn, quyến thuộc viên mãn, tướng hảo viên mãn, quang minh viên mãn, thắng nhãn viên mãn, thắng nhĩ viên mãn, âm thanh viên mãn, đẳng trì viên mãn, tổng trì viên mãn.

Lại bằng sức phương tiện khéo léo, Đại Bồ-tát tự biến hóa thân mình như thân của Phật. Từ thế giới này tới thế giới kia, đến cõi không có Phật, khen nói pháp bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; khen nói nội không cho đến vô tánh tự tánh không; khen nói bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; khen nói bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Lại bằng sức phương tiện khéo léo, Đại Bồ-tát tuyên nói pháp yếu cho các hữu tình, tùy nghi an lập họ trong pháp Tam thừa, khiến cho giải thoát hẳn khổ sanh già bệnh chết, chứng cảnh giới Vô dư y bát Niết-bàn; hoặc lại cứu vớt những chúng sanh khổ trong các cõi ác, khiến cho họ sanh trong quốc độ trời người, hưởng các diệu lạc an vui.

Khi ấy, Thiên Đế Thích lại bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế thật vô cùng kỳ diệu, hy hữu. Nếu hay khéo nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, tức là nhiếp thọ đầy đủ sáu Ba-la-mật-đa; nói rộng cho đến tức là nhiếp thọ đầy đủ mười tám pháp Phật bất cộng, cũng là nhiếp thọ đầy đủ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, tất cả hạnh Đại Bồ-tát, chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Khi ấy, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói, nếu hay khéo nhiếp thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, tức là nhiếp thọ đầy đủ sáu món Ba-la-mật-đa; nói rộng cho đến, tức là nhiếp thọ đầy đủ trí nhất thiết tướng.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân… nào hay khéo đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân… ấy nhiếp thọ đủ loại hiện pháp, đời sau được công đức thù thắng. Này Kiều-thi-ca! Ông nên nghe kỹ, khéo léo tác ý, Như Lai sẽ phân biệt giải nói cho ông.

Thiên Đế Thích thưa:

- Cuối xin Đại Thánh giảng nói, chúng con đang muốn được nghe.

Phật bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu có các tộc loại ngoại đạo, hoặc các tự tại thiên ma và quyến thuộc của ma ở cõi Dục, hoặc các kẻ bạo ác tăng thượng mạn đối với các thiện nam tử, thiện nữ nhân… như thế, muốn khởi tâm tạo việc không lợi ích, khiến cho họ xa lìa, chống nghịch, hủy báng Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì những kẻ ác đó vừa khởi tâm liền bị tai họa, tự phải tiêu diệt, chẳng đạt được sở nguyện. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì Đại Bồ-tát này vô lượng kiếp đã tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tìnhxan tham nên nhiều kiếp tranh đấu thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp phá giới, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp giận dữ, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp biếng nhác, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ tinh tiến Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp tán loạn, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ tĩnh lự Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình nhiều kiếp ngu si, thì Đại Bồ-tát này đối với pháp nội ngoại tất cả đều xả, khéo dùng phương tiện dạy cho họ an trụ Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu các hữu tình trôi lăn trong sanh tử, nhiều kiếp luôn bị tham sân si…, tùy miên trói buộc, nhiễu loạn thân tâm, tạo tác đủ các việc chẳng lợi ích, thì Đại Bồ-tát này khéo dùng phương tiện dạy cho họ dứt sạch tham, sân, si… tùy miên trói buộc, khiến cho an trụ nơi bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc khiến cho an trụ nơi bốn niệm trụ, nói rộng cho đến tám chi thánh đạo; hoặc khiến cho an trụ nơi không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; hoặc khiến cho an trụ nơi quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán; hoặc khiến cho an trụ nơi Độc giác Bồ-đề; hoặc khiến cho an trụ nơi Bồ-tát Thập địa; hoặc khiến cho an trụ nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Này Kiều-thi-ca! Như vậy gọi là đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, Đại Bồ-tát chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, nhiếp thọ hiện pháp, công đức thù thắng.

Này Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát này do nhân duyên đây, nên vào đời vị lai sẽ mau chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chuyển bánh xe diệu pháp, hóa độ vô lượng chúng; tùy theo bản nguyện, khéo dùng phương tiện an lập chúng nơi Tam thừa, khiến cho tu học rốt ráo thẳng đến chứng được vô dư Niết-bàn.

Này Kiều-thi-ca! Như vậy gọi là đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, Đại Bồ-tát chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, nhiếp thọ đương lai, công đức thù thắng.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, thì tại nơi họ ở nếu có ác maquyến thuộc của ma, hoặc có các tộc loại ngoại đạo, hoặc các kẻ bạo ác tăng thượng mạn ganh ghét Bát-nhã Ba-la-mật-đa, muốn gây chướng ngại, phá hoại tiêu mất, gạn hỏi móc méo, lăng nhục chống trái, dù cho có ý muốn này nhưng trọn chẳng thành được. Vì nơi ấy nhờ nghe qua tiếng Bát-nhã nên các ác lần tiêu diệt, công đức dần dần sanh trưởng, sau nương vào pháp Tam thừa mà dứt hết khổ, hoặc thoát khỏi cõi ác, sanh trong trời người.

Này Kiều-thi-ca! Thí như có loại diệu dược tên là mạc-kỳ, công lực của thuốc này năng tiêu phá các độc. Bất cứ nơi nào mà diệu dược này có mặt thì các loài trùng độc chẳng dám đến gần. Như có rắn độc lớn đói đi kiếm ăn, thấy sinh trùng muốn ăn. Sinh trùng ấy sợ chết nên chạy tới chỗ có diệu dược, rắn ngửi biết hơi thuốc bèn bò lui. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì diệu dược này đủ đại oai lực, có ích thân mạng, giải trừ các độc. Nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng đủ đại oai lực giống như vậy.

Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì các ác ma… ở chỗ Đại Bồ-tát đây muốn làm việc ác, song do sức oai thần của Bát-nhã Ba-la-mật-đa này nên khiến việc ác kia ở chỗ ấy tự phải tiêu diệt, không làm gì được. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đủ đại oai lực, có thể đẩy lùi các ác, tăng trưởng thiện pháp.

Này Kiều-thi-ca! Vì sao Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây năng đẩy lùi các ác, tăng trưởng các thiện?

Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã Ba-la mật-đa như thế, năng diệt tham dục, sân nhuế, ngu si vô minh, cho đến trọn nhóm đại khổ ngăn che, tùy miên, trần cấu trói buộc, hoặc ngã kiến, hữu tình kiến, Bổ-đặc-già-la kiến, đoạn kiến, thường kiến, hữu kiến, vô kiến, cho đến các loại đưa đến ác kiến, xan tham, phá giới, giận dữ, biếng nhác, tán loạn, ngu si, tưởng thường, tưởng lạc, tưởng ngã, tưởng tịnh và tất cả tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, hành…

Này Kiều-thi-ca! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy có thể diệt chấp sắc cho đến chấp thức; có thể diệt chấp nhãn cho đến chấp ý; có thể diệt chấp sắc cho đến chấp pháp; có thể diệt chấp nhãn thức cho đến chấp ý thức; có thể diệt chấp nhãn xúc cho đến chấp ý xúc; có thể diệt chấp nhãn xúc sanh ra thọ cho đến chấp ý xúc sanh ra thọ; có thể diệt chấp bố thí Ba-la-mật-đa cho đến chấp Bát-nhã Ba-la-mật-đa; có thể diệt chấp nội không cho đến chấp vô tánh tự tánh không; có thể diệt chấp bốn niệm trụ, nói rộng cho đến chấp mười tám pháp Phật bất cộng; có thể diệt chấp trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; có thể diệt chấp Bồ-đề, Niết-bàn.

Này Kiều-thi-ca! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy, có thể diệt tất cả các ác pháp… như thế và có thể tăng trưởng các pháp đối trị kia. Cho nên, Bát-nhã Ba-la-mật-đa đủ đại oai lực, tôn quí nhất, thù thắng nhất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này thường được bốn Đại thiên vương, Thiên Đế Thích, chủ cõi Kham Nhẫn, Đại phạm thiên vương, Tịnh cư thiên , Thiên long, Dược-xoa, A-tố-lạc, cùng các thiện thần… trong Tam thiên đại thiên thế giới đều đến ủng hộ, không cho tất cả tai họa xâm phạm não hại; như pháp mong cầu đều được đầy đủ viên mãn. Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc trên dưới, hằng hà sa số thế giới chư Phật, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng thường hộ niệm các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này, khiến cho các ác lần diệt, thiện pháp càng tăng. Nghĩa là khiến cho tăng trưởng bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đem vô sở đắc làm phương tiện; cũng khiến cho tăng trưởng quán nội không cho đến quán vô tánh tự tánh không, đem vô sở đắc làm phương tiện; cũng khiến cho tăng trưởng bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, đem vô sở đắc làm phương tiện; cũng khiến cho tăng trưởng tất cả môn Tam-ma-địa và tất cả môn Đà-la-ni, đem vô sở đắc làm phương tiện; cũng khiến cho tăng trưởng trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, đem vô sở đắc làm phương tiện.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này do nhân duyên đây, nên lời lẽ oai nghiêm, người nghe đều cung kính ghi nhận, luận nói cân xứng, lời không lầm loạn, khéo biết trả ơn, luôn thờ bạn lành; chẳng bị san tham, đố kị, giận hờn, phiền não, nịnh dối, kiêu mạn… làm che khuất.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này tự có khả năng lìa sự giết sanh mạng, cũng khuyên người lìa sự giết sanh mạng, tuỳ thuận xưng dương pháp lìa sự giết sanh mạng, vui mừng ngợi khen người lìa sự giết sanh mạng. Cho đến tự có khả năng lìa bỏ tà kiến, cũng khuyên người lìa bỏ tà kiến, tuỳ thuận xưng dương pháp lìa bỏ tà kiến, vui mừng ngợi khen người lìa bỏ tà kiến.

Tự có khả năng hành bố thí Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người hành bố thí Ba-la-mật-đa, tuỳ thuận xưng dương pháp hành bố thí Ba-la-mật-đa, vui mừng ngợi khen người hành bố thí Ba-la-mật-đa. Cho đến tự có khả năng hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng khuyên người khác hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tuỳ thuận xưng dương pháp hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, vui mừng ngợi khen người hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Tự có khả năng hành nội không, cũng khuyên người khác hành nội không, tuỳ thuận xưng dương pháp hành nội không, vui mừng ngợi khen người hành nội không. Cho đến tự có khả năng hành vô tánh tự tánh không, cũng khuyên người khác hành vô tánh tự tánh không, tuỳ thuận xưng dương pháp hành vô tánh tự tánh không, vui mừng ngợi khen người hành vô tánh tự tánh không.

Tự có khả năng tu tất cả môn Tam-ma-địa, cũng khuyên người khác tu tất cả môn Tam-ma-địa, tuỳ thuận xưng dương pháp tu tất cả môn Tam-ma-địa, vui mừng ngợi khen người tu tất cả môn Tam-ma-địa. Tự có khả năng tu tất cả môn Đà-la-ni, cũng khuyên người khác tu tất cả môn Đà-la-ni, tuỳ thuận xưng dương pháp tu tất cả môn Đà-la-ni, vui mừng ngợi khen người tu tất cả môn Đà-la-ni.

Tự có khả năng tu bốn tĩnh lự, cũng khuyên người khác tu bốn tĩnh lự, tuỳ thuận xưng dương pháp tu bốn tĩnh lự, vui mừng ngợi khen người tu bốn tĩnh lự. Tự có khả năng tu bốn vô lượng, cũng khuyên người khác tu bốn vô lượng, tuỳ thuận xưng dương pháp tu bốn vô lượng, vui mừng ngợi khen người tu bốn vô lượng. Tự có khả năng tu bốn định vô sắc, cũng khuyên người khác tu bốn định vô sắc, tuỳ thuận xưng dương pháp tu bốn định vô sắc, vui mừng ngợi khen người tu bốn định vô sắc.

Tự có khả năng tu bốn niệm trụ, cũng khuyên người khác tu bốn niệm trụ, tuỳ thuận xưng dương pháp tu bốn niệm trụ, vui mừng ngợi khen người tu bốn niệm trụ. Cho đến tự có khả năng tu tám chi thánh đạo, tuỳ thuận xưng dương pháp tu tám chi thánh đạo, vui mừng ngợi khen người tu tám chi thánh đạo.

Tự có khả năng tu ba môn giải thoát, cũng khuyên người khác tu ba môn giải thoát, tuỳ thuận xưng dương pháp tu ba môn giải thoát, vui mừng ngợi khen người tu ba môn giải thoát.

Tự có khả năng tu tám giải thoát, cũng khuyên người tu tám giải thoát, tuỳ thuận xưng dương pháp tu tám giải thoát, vui mừng ngợi khen người tu tám giải thoát.

Tự có khả năng thuận nghịch nhập vào chín thứ lớp định, cũng khuyên người khác thuận nghịch nhập vào chín thứ lớp định, tuỳ thuận xưng dương pháp thuận nghịch nhập vào chín thứ lớp định, vui mừng ngợi khen người thuận nghịch nhập vào chín thứ lớp định.

Tự có khả năng tu mười lực Phật, cũng khuyên người khác tu mười lực Phật, tuỳ thuận xưng dương pháp tu mười lực Phật, vui mừng ngợi khen người tu mười lực Phật. Cho đến tự có khả năng tu mười tám pháp Phật bất cộng, cũng khuyên người khác tu mười tám pháp Phật bất cộng, tuỳ thuận xưng dương pháp tu mười tám pháp Phật bất cộng, vui mừng ngợi khen người tu mười tám pháp Phật bất cộng.

Tự có khả năng tu pháp không quên mất, thường trụ tánh xả, cũng khuyên người khác tu pháp không quên mất, thường trụ tánh xả, tuỳ thuận xưng dương pháp tu pháp không quên mất, thường trụ tánh xả, vui mừng ngợi khen người tu pháp không quên mất, thường trụ tánh xả.

Tự có khả năng tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng khuyên người khác tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, tuỳ thuận xưng dương pháp tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, vui mừng ngợi khen người tu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này tu hành bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng đồng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này thường nghĩ rằng: Nếu ta chẳng hành bố thí Ba-la-mật-đa, thì sẽ phải sanh vào nhà bần tiện, thế lực còn không có, lấy gì để thành thục tất cả hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống nữa là được trí nhất thiết trí!

Nếu ta chẳng hộ trì tịnh giới Ba-la-mật-đa thì sẽ phải sanh vào các cõi ác, thân người hạ tiện còn chẳng có được, lấy gì để thành thục tất cả hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống nữa là được trí nhất thiết trí?

Nếu ta chẳng tu an nhẫn Ba-la-mật-đa thì các căn sẽ phải tàn khuyết, hình mạo xấu xí, chẳng được đầy đủ sắc thân viên mãn của Bồ-tát. Nếu được sắc thân viên mãn của Bồ-tát, tu hạnh Bồ-tát thì hữu tình thấy được rất sanh vui mừng, tín thọ lời ta nói, nhất định sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Còn nếu ta chẳng được sắc thân viên mãn đây, thì lấy gì để thành thục tất cả hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống nữa là được trí nhất thiết trí?

Nếu ta biếng nhác, không khởi tinh tấn Ba-la-mật-đa thì chẳng được đạo thù thắng của Bồ-tát, lấy gì để thành thục tất cả hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống nữa là được trí nhất thiết trí?

Nếu ta loạn tâm, chẳng nhập vào tĩnh lự Ba-la-mật-đa, thì chẳng khởi được định thù thắng của Bồ-tát, lấy gì để thành thục tất cả hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống nữa là được trí nhất thiết trí?

Nếu ta vô trí, chẳng học Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì chẳng đạt được phương tiện khéo léo vượt bậc Nhị thừa, lấy gì để thành thục tất cả hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, huống nữa là được trí Nhất thiết trí?

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này thường khởi nghĩ rằng: Ta chẳng nên theo thế lực tham lam, nếu theo thế lực tham lam ấy thì bố thí Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn. Ta chẳng nên theo thế lực phá giới, nếu theo thế lực tham lam ấy thì tịnh giới Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn. Ta chẳng nên theo thế lực giận dữ, nếu theo thế lực giận dữ ấy thì an nhẫn Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn. Ta chẳng nên theo thế lực lười biếng, nếu theo thế lực lười biếng ấy thì tinh tấn Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn. Ta chẳng nên theo thế lực loạn tâm, nếu theo thế lực loạn tâm ấy thì tĩnh lự Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn. Ta chẳng nên theo thế lực ác tuệ, nếu theo thế lực ác tuệ ấy thì Bát-nhã Ba-la-mật-đa của ta chẳng được viên mãn. Nếu ta tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng viên mãn thì quyết chẳng thể được trí nhất thiết trí.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… nào tâm chẳng lìa trí nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì nhất định sẽ được hiện pháp, công đức thù thắng như vậy trong đương lai.

Quyển thứ 427

Hết

 

 

02

Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rất là hiếm có, điều phục chúng Đại Bồ-tát, chẳng cho tâm cống cao, có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Phật hỏi trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Bát-nhã Ba-la-mật-đa điều phục chúng Đại Bồ-tát, chẳng cho tâm cống cao, có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí như thế nào?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi hành bố thí Ba-la-mật-đa thế gian, nếu ở chỗ Phật mà hành bố thí, nghĩ như thế này: Ta cúng cho Phật, hoặc khi bố thí cho Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, những kẻ côi cút, bần cùng, già, bệnh, hành khất xin ăn, thì nghĩ: Ta thí cho Bồ-tát đến cả ăn xin, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, tuy hành bố thí nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thế gian, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc cho rằng: Ta có khả năng viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, tuy hành tịnh giới cho đến Bát-nhã nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành bốn niệm trụ thế gian, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng tu hành bốn niệm trụ; hoặc cho rằng: Ta có khả năng viên mãn bốn niệm trụ, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, tuy hành bốn niệm trụ nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo; hoặc cho rằng: Ta có khả năng viên mãn bốn chánh đoạn cho đến chi tám thánh đạo, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, tuy hành bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; hoặc cho rằng: Ta có khả năng viên mãn không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, tuy hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng tu hành tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni; hoặc cho rằng: Ta có khả năng viên mãn tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, nên tuy hành tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành mười lực Phật, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng tu hành mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc cho rằng: Ta có khả năng viên mãn mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, nên tuy hành mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc cho rằng: Ta có khả năng viên mãn trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, nên tuy hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, mà nghĩ thế này: Ta có khả năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, ngoài ta ra không ai có khả năng này, thì Đại Bồ-tát này, vì không có phương tiện thiện xảo, tuy thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật nhưng với tâm cống cao, nên chẳng thể hồi hướng trí nhất thiết trí được.

Bạch đức Thế Tôn! Chúng Đại Bồ-tát như thế, nương tâm thế gian tu các thiện pháp, vì không có phương tiện thiện xảo, chấp ngã, ngã sở làm rối loạn tâm, nên tuy tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà chưa được, chẳng có khả năng như thật điều phục tâm cống cao, cũng chẳng có khả năng như thật hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi hành bố thí Ba-la-mật-đa xuất thế, vì khéo tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì chẳng thấy người thí, kẻ thọ thí, vật bố thí. Đại Bồ-tát này nương tựa Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà hành bố thí, nên có khả năng như thật điều phục tâm cống cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa xuất thế, vì khéo tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì chẳng thủ đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã và tất cả pháp. Đại Bồ-tát này nương tựa Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hành tịnh giới cho đến Bát-nhã, nên có khả năng như thật điều phục tâm cống cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi hành bốn niệm trụ xuất thế, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, vì khéo tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì chẳng thủ đắc bốn niệm trụ, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng và tất cả pháp. Đại Bồ-tát này nương tựa Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hành bốn niệm trụ, nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, nên có khả năng như thật điều phục tâm cống cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát khi thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, vì khéo tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thì chẳng thủ đắc thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật và tất cả pháp. Đại Bồ-tát này nương tựa Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, nên có khả năng như thật điều phục tâm cống cao, cũng có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên đây nên con nói: Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rất là hiếm có, điều phục chúng Bồ-tát, chẳng cho tâm cống cao, có khả năng hồi hướng trí nhất thiết trí.

XXX. PHẨM BẢO THÁP

 

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào hay đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó, thân thường yên ổn, tâm luôn vui vẻ, chẳng bị các tai họa xâm phạm não hại.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, gần gũi cúng dường, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì các thiện nam tử thiện nữ nhân đó, khi ở trong quân đội xáp trận giao chiến, mà chí tâm tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, sẽ được các hữu tình từ bi ủng hộ, chẳng bị dao gậy làm tổn thương, kẻ oán địch đều khởi từ tâm, nếu họ khởi ác tâm thì tự nhiên lui bại. Các thiện nam tử thiện nữ nhân đó, nếu ở trong quân trận mà bị dao tên làm thương tổn, đoạn mất thân mạng thì quyết không có lẽ ấy. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó lấy vô sở đắc làm phương tiện, nhiều kiếp tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tự có khả năng hàng phục dao gậy tham dục, cũng có khả năng trừ được dao gậy tham dục của người khác; tự có khả năng hàng phục dao gậy giận dữ, cũng có khả năng trừ được dao gậy giận dữ của người khác; tự có khả năng hàng phục dao gậy ngu si, cũng có khả năng trừ được dao gậy ngu si của người khác; tự có khả năng hàng phục dao gậy kiêu mạn, cũng có khả năng trừ được dao gậy kiêu mạn của người khác; tự có khả năng hàng phục dao gậy ác kiến, cũng có khả năng trừ được dao gậy ác kiến của người khác; tự có khả năng hàng phục dao gậy tùy miên, cũng có khả năng trừ được dao gậy tùy miên của người khác; tự có khả năng hàng phục dao gậy triền cấu, cũng có khả năng trừ được dao gậy triền cấu của người khác; tự có khả năng hàng phục dao gậy ác nghiệp, cũng có khả năng trừ được dao gậy ác nghiệp của người khác.

Này Kiều-thi-ca! Do nhân duyên đây nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó, nếu vào quân trận thì chẳng bị dao gậy làm tổn thương, kẻ oán địch đều khởi từ tâm, nếu họ khởi ác tâm thì tự nhiên lui bại. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó chí tâm niệm tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nhờ sức oai thần đây, nếu ở trong quân trận mà bị dao tên làm tổn thương, đoạn mất thân mạng thì quyết không có lẽ ấy.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, thường đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa xa sâu như thế, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó chẳng bị tất cả độc dược, đồng cốt, quỷ mỵ, ếm rủa, chú thuật não hại; chẳng bị nước dìm, chẳng bị lửa đốt; tất cả dao gậy, ác thú, oán tặc, ác thần, chúng tà, yêu quái… chẳng làm tổn hại được. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế là Đại thần chú. Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế là Đại minh chú. Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế là Vô thượng chú. Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế là Vô đẳng đẳng chú. Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế là vua tất cả chú, vô cùng thượng diệu, không gì sánh bằng, đủ đại uy lực, điều phục tất cả, mà chẳng bị tất cả điều phục. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đó tinh cần tu học chú vương (vua tất cả chú) như thế, tự mình chẳng bị hại, chẳng làm hại người khác, cả hai chẳng bị hại. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử thiện nữ nhân đó học Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, rõ thấu mình-người đều chẳng thể nắm bắt được.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó khi học Đại chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chẳng nắm bắt ngã, chẳng nắm bắt hữu tình, cho đến chẳng thấy người biết, chẳng thấy người thấy; chẳng nắm bắt sắc, chẳng nắm bắt thọ, tưởng, hành, thức; cho đến chẳng nắm bắt trí nhất thiết, chẳng nắm bắt trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì chẳng nắm bắt những cái này, nên tự mình chẳng bị hại, chẳng làm hại người khác, cả hai chẳng bị hại.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó, khi học Đại chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, đối với ngã và pháp tuy không nắm bắt nhưng vẫn chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, quán tâm hành sai khác của các hữu tình, tùy nghi chuyển bánh xe pháp Vô thượng, khiến cho họ như thuyết tu hành, đều được lợi ích an vui. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì chúng Đại Bồ-tát quá khứ đối với Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, tinh cần tu học, đã chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chuyển bánh xe diệu pháp độ vô lượng chúng. Chúng Đại Bồ-tát vị lai đối với Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, tinh cần tu học, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chuyển bánh xe diệu pháp độ vô lượng chúng. Các chúng Đại Bồ-tát hiện tại khắp mười phương vô biên thế giới, đối với Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, tinh cần tu học, hiện đang chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chuyển bánh xe diệu pháp độ vô lượng chúng.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó ở bất cứ nơi đâu trong cõi nước, thành ấp, không bị người và phi nhơn ở nơi đó gây tai họa, đem tật dịch làm thương hại. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó ở bất cứ nơi đâu, cũng được chúng trời Tứ đại vương, cho đến trời Sắc cứu cánh và các rồng, thần, A-tố-lạc… trong Tam thiên đại thiên thế giớimười phương vô biên các thế giới khác, thường đến bảo hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chẳng để cho Bát-nhã Ba-la-mật-đa bị nạn.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào viết Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, tôn trí để chỗ thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, tuy chẳng lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, cũng chẳng vì người khai thị giảng nói, nhưng ở bất cứ nơi đâu trong cõi nước, thành ấp, vương đô, không bị người và phi nhơn ở nơi đó gây tai họa, đem tật dịch làm thương hại. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế ở bất cứ nơi đâu, cũng được chúng trời Tứ đại vương, cho đến trời Sắc cứu cánh và các rồng, thần, A-tố-lạc… trong Tam thiên đại thiên thế giớimười phương vô biên các thế giới khác, thường đến bảo hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chẳng để cho Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa bị nạn.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đó chỉ viết Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tôn trí để chỗ thanh tịnh, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen mà còn được hiện pháp lợi ích như thế, huống nữa là chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý và vì người khai thị giảng nói, thì nên biết hạng người này công đức vô biên, mau chứng Bồ-đề, làm lợi ích an lạc cho tất cả.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào mà sợ hãi oan gia, ác thú, tai họa, ếm rủa, tật dịch, độc dược, chú thuật… thì nên viết Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa này, tùy theo chỗ viết được nhiều ít, đựng trong túi thơm, đặt trong ống trúc báu, luôn đeo bên thân, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì các việc sợ hãi đều tự tiêu trừ, vì được trời, rồng, quỷ thần thường theo bảo hộ.

Này Kiều-thi-ca! Ví như có người, hoặc loài bàng sanh vào viện cội Bồ-đề, hoặc đến bên viện kia thì nhơn phi nhơn… chẳng thể làm tổn thương. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều ngồi nơi đây chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Sau khi chứng được Bồ-đề, các Ngài thí cho các loài hữu tình sự không kinh sợ, không hãi hùng, không oán, không hại, thân tâm yên vui; an lập vô lượng vô số hữu tình, khiến cho trụ nơi diệu hạnh tôn quý của trời, người; an lập vô lượng vô số hữu tình, khiến cho trụ nơi diệu hạnh an lạc của Tam thừa; an lập vô lượng vô số hữu tình, khiến cho hiện chứng được quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A-la-hán; an lập vô lượng vô số hữu tình, khiến cho chứng được Độc giác Bồ-đề, hoặc chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Việc làm thù thắng như thế đều do sức uy thần của Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Cho nên chỗ này, tất cả trời, rồng, A-tố-lạc… đều cùng nhau bảo hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Nên biết rằng, kinh điển Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này ở bất cứ nơi đâu cũng lại như vậy, được tất cả trời, rồng, A-tố-lạc… thường theo bảo hộ, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chẳng để cho Bát-nhã Ba-la-mật-đa bị nạn.

Này Kiều-thi-ca! Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế ở bất cứ nơi đâu thì phải biết rằng chỗ ấy tức là chơn Chế-đa (miếu thiêng, tháp), tất cả hữu tình đều nên kính lễ, phải đem các loại thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các loại trân châu vi diệu quí hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… mà cúng dường.

Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu có các thiện nam tử, thiện nữ nhân… viết kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, trang nghiêm đủ loại cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, lại đem các loại thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các loại trân châu vi diệu quí hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… mà cúng dường; lại có các thiện nam tử, thiện nữ nhân… khác, sau Phật Niết-bàn, xây bảo tháp (Tốt-đổ-ba), dùng bảy báu nghiêm sức hộp ngọc đựng Thiết-lợi-la (Xá-lợi) của Phật, rồi an trí trong bảo tháp, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen; lại đem các loại thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các loại trân châu vi diệu quí hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… mà cúng dường, thì hai chỗ sanh phước ấy, chỗ nào sanh nhiều hơn?

Phật bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Ta hỏi lại ông, cứ tùy ý đáp. Theo ý ông thì sao? Trí nhất thiết tướng và thân tướng hảo của Như Lai đạt được là do nương vào những pháp nào tu học mà được?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Trí nhất thiết tướng và thân tướng hảo của Như Lai đạt được là do nương vào kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây tu học mà được.

Phật nói:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy, đúng vậy. Đúng như ông đã nói. Như Lai nương vào kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa tu học, nên được trí nhất thiết tướng và thân tướng hảo. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì chẳng học kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa mà chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, điều này không thể có.

Này Kiều-thi-ca! Chẳng phải chỉ có được thân tướng hảo gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, mà cần phải do chứng được trí nhất thiết tướng mới gọi là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Này Kiều-thi-ca! Trí nhất thiết tướng mà Như Lai đạt được phải do Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm nhân sanh khởi, còn thân tướng hảo của Phật chỉ là chỗ nương. Nếu chẳng nương vào thân tướng hảo của Phật thì trí nhất thiết tướng không từ đâu mà phát khởi. Cho nên Bát-nhã Ba-la-mật-đa chính là nhân sanh khởi trí nhất thiết trí. Nhưng muốn cho trí hiện tiền này tiếp nối liên tục thì phải tu tập thân tướng hảo Phật. Thân tướng hảo đây, nếu chẳng phải là chỗ nương của biến trí thì tất cả trời, rồng, nhơn phi nhơn chẳng nên hết lòng cúng dường cung kính. Vì thân tướng hảo làm chỗ nương tựa cho biến trí của Phật nên chư thiên, rồng, thần, nhơn phi nhơn… cúng dường cung kính. Bởi duyên cớ này nên sau khi Như Lai Niết-bàn, chư thiên rồng, thần, nhơn phi nhơn… cúng dường cung kính Thiết-lợi-la của Như Lai.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thì chính là cúng dường trí nhất thiết tướng và thân tướng hảo của Phật, cùng với Thiết-lợi-la sau khi Phật Niết-bàn. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì trí nhất thiết tướng và thân tướng hảo cùng với Thiết-lợi-la đều lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa làm căn bản.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân… chỉ cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thân Phật và Thiết-lợi-la, thì chẳng phải là cúng dường trí nhất thiết tướng và Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì di thể thân Phật chẳng phải làm căn bản cho Bát-nhã Ba-la-mật-đa và trí nhất thiết tướng.

Này Kiều-thi-ca! Do nhân duyên đây, nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân… nếu muốn cúng dường Phật, hoặc thân, hoặc tâm, và các công đức khác thì trước hết phải chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa và đem đủ loại phẩm vật thượng diệu cúng dường kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây.

Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu có các thiện nam tử, thiện nữ nhân… viết kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, trang nghiêm đủ loại cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, hoặc đem các loại thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các trân châu vi diệu quí hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… mà cúng dường, lại có các thiện nam tử, thiện nữ nhân… khác, sau khi Phật Niết-bàn, xây dựng bảo tháp (Tốt-đổ-ba), dùng bảy báu nghiêm sức, hộp báu đựng Thiết-lợi-la của Phật, an trí trong bảo tháp, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, hoặc đem các loại thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các loại trân châu vi diệu quí hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng cúng dường, thì hai chỗ sanh phước, chỗ trước sanh nhiều hơn chỗ sau gấp vô lượng. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế làm cho phát sanh bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; làm cho hiển bày nội không cho đến vô tánh tự tánh không; làm cho phát sanh bốn niệm trụ, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; làm cho phát sanh tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni; làm cho thành tựu việc thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; làm cho tộc họ Đại Bồ-tát viên mãn, sắc lực viên mãn, của cải viên mãn, quyến thuộc viên mãn; hay thành tựu được tất cả đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; hay thành tựu được đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh thế gian; hay thành tựu được trời Không vô biên xứ cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ thế gian; hay thành tựu được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề; hay thành tựu được hạnh Đại Bồ-tát, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật; hay thành tựu được trí nhất thiết tướng của tất cả đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tối thượng, tối thắng, không gì bằng.

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa với Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, người châu Thiệm-bộ chẳng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lẽ nào họ chẳng biết cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa là có được công đức thù thắng lợi ích như thế chăng?

Phật bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Như Lai hỏi lại ông, cứ tùy ý đáp. Theo ý ông thì sao? Trong châu Thiệm-bộ có bao nhiêu người thành Phật chứng tịnh, thành Pháp chứng tịnh, thành Tăng chứng tịnh? Có bao nhiêu người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi? Có bao nhiêu người hoàn toàn thâm tín Phật, hoàn toàn thâm tín Pháp, hoàn toàn thâm tín Tăng? Có bao nhiêu người được ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần? Có bao nhiêu người được ba môn giải thoát? Có bao nhiêu người được tám giải thoát? Có bao nhiêu người được chín định thứ lớp? Có bao nhiêu người được sáu phép thần thông? Có bao nhiêu người được bốn vô ngại giải? Có bao nhiêu người dứt hẳn ba sự trói buộc, được quả Dự lưu? Có bao nhiêu người làm mỏng tham sân si, được quả Nhất lai? Có bao nhiêu người dứt sạch năm thuận hạ phần trói buộc, được quả Bất hoàn? Có bao nhiêu người dứt sạch năm thuận thượng phần trói buộc, được quả A-la-hán? Có bao nhiêu người phát tâm hướng đến Độc giác Bồ-đề? Có bao nhiêu người phát tâm hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Trong châu Thiệm-bộ có rất ít người thành Phật chứng tịnh, thành Pháp chứng tịnh, thành Tăng chứng tịnh; cho đến có rất ít người phát tâm hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật.

Khi ấy, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy, đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Này Kiều-thi-ca! Trong châu Thiệm-bộ có rất ít người thành Phật chứng tịnh, thành Pháp chứng tịnh, thành Tăng chứng tịnh. Càng có ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi. Cho đến lại càng có ít người phát tâm hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật. Lại càng có ít người đã phát tâm rồi, tinh cần tu tập, hướng tới hạnh Bồ-đề. Lại càng có quá ít người tinh cần tu tập hạnh Bồ-đề rồi, chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì các loài hữu tình trôi lăn trong sanh tử từ vô lượng kiếp đến nay phần nhiều chẳng thấy Phật, chẳng nghe Chánh pháp, chẳng gần gũi Tăng; chẳng hành bố thí, chẳng trì tịnh giới, chẳng tu an nhẫn, chẳng khởi tinh tấn, chẳng tập tĩnh lự, chẳng học Bát-nhã; chẳng nghe nội không, chẳng tu nội không, cho đến chẳng nghe vô tánh tự tánh không, chẳng tu vô tánh tự tánh không; chẳng nghe bốn niệm trụ, chẳng tu bốn niệm trụ; cho đến chẳng nghe mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng tu mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng nghe tất cả môn Tam-ma-địa, chẳng tu tất cả môn Tam-ma-địa; chẳng nghe tất cả môn Đà-la-ni, chẳng tu tất cả môn Đà-la-ni; chẳng nghe trí nhất thiết, chẳng tu trí nhất thiết; chẳng nghe trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chẳng tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này, nên biết trong châu Thiệm-bộ có rất ít người thành Phật chứng tịnh, thành Pháp chứng tịnh, thành Tăng chứng tịnh; càng có ít người đối với Phật không nghi, đối với Pháp không nghi, đối với Tăng không nghi; cho đến lại càng có ít người phát tâm hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật; lại càng có ít người đã phát tâm rồi, tinh tấn siêng năng tu tập hướng tới hạnh Bồ-đề; lại càng có quá ít người tinh tấn siêng năng tu tập hạnh Bồ-đề rồi, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nay Như Lai hỏi ông, cứ tùy ý đáp. Này Kiều-thi-ca! Theo ý ông thì sao? Trừ nhân loại của châu Thiệm-bộ ra, trong Tam thiên đại thiên thế giới đây, có bao nhiêu hữu tình cúng dường cung kính phụ mẫu, Sư trưởng? Có bao nhiêu hữu tình cúng dường cung kính Sa-môn, Bà-la-môn? Có bao nhiêu hữu tình bố thí, trì giới, thọ trai, tu phước? Có bao nhiêu hữu tình ở trong các dục mà trụ tưởng nhàm chán, tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng chán ăn, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui? Có bao nhiêu hữu tình tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Có bao nhiêu hữu tình phát tâm hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật? Có bao nhiêu hữu tình đã phát tâm rồi, tinh tấn siêng năng tu tập hướng tới hạnh Bồ-đề? Có bao nhiêu hữu tình luyện mài trưởng dưỡng tâm hướng tới Bồ-đề? Có bao nhiêu hữu tình phương tiện thiện xảo tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Có bao nhiêu hữu tình được trụ bậc Bồ-tát bất thối chuyển? Có bao nhiêu hữu tình mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Trong Tam thiên đại thiên thế giới đây, ít có hữu tình cúng dường cung kính phụ mẫu, Sư trưởng; cho đến ít có hữu tình mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy, đúng vậy. Đúng như ông đã nói. Này Kiều-thi-ca! Trong Tam thiên đại thiên thế giới đây rất ít có hữu tình cúng dường, cung kính phụ mẫu, Sư trưởng. Càng ít có hữu tình cúng dường, cung kính Sa-môn, Bà-la-môn. Cho đến lại càng ít có hữu tình được trụ bật Bồ-tát bất thổi chuyển. Lại càng có quá ít hữu tình mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Bằng Phật nhãn thanh tịnh vô thượng, Như Lai xem khắp mười phương tất cả thế giới, tuy có vô lượng vô số vô biên hữu tình phát tâm hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề, nhưng do xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, nên chỉ có một, hoặc hai, hoặc ba hữu tình là được trụ bậc Bồ-tát Bất thối chuyển, còn đa phần đều rơi vào trong bậc thấp kém Thanh văn, Độc giác. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì quả vị Vô thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của chư Phật rất khó chứng được, nên hạng ác tuệ, lười nhác, tinh tấn thấp kém, thắng giải thấp kém, hữu tình thấp kém chẳng thể chứng được.

Này Kiều-thi-ca! Do nhân duyên này, nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… phát tâm hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, tinh cần tu tập hướng đến hạnh Bồ-đề, muốn trụ bậc Bồ-tát Bất thối chuyển mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề không lưu nạn ấy, thì nên đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế hằng thường lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu tập, suy nghĩ đúng lý, hay thích hỏi minh sư, vui nói cho người. Làm việc này rồi, lại nên biên chép, dùng các thứ bảo vật để trang nghiêm, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen; lại đem các phẩm vật thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, chuỗi anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các loại trân châu vi diệu quí hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng mà cúng dường.

Này Kiều-thi-ca! Đối với các pháp lành thù thắng khác nhiếp vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này cũng nên lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu tập, suy nghĩ đúng lý, hay thích hỏi minh sư, vui nói cho người.

Các pháp lành thù thắng nào được gọi là nhiếp vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa? Đó là bố thí cho đến tĩnh lự Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni; hoặc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; hoặc vô lượng vô biên Phật pháp khác. Đây gọi là các pháp lành thù thắng khác nhiếp vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa.

Này Kiều-thi-ca! Đối với vô lượng pháp môn khác như uẩn, xứ, giới… thuận theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này cũng nên lắng nghe, thọ trì đọc tụng, suy nghĩ đúng lý, chẳng nên bài báng khiến cho Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề bị nạn. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này nên nghĩ như vầy: Thuở xưa Như Lai trụ ngôi Bồ-tát, thường siêng tu học pháp thuận Bồ-đề, đó là Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc tất cả môn Tam-ma-địa, môn đà-la-ni; hoặc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; hoặc vô lượng vô biên Phật pháp khác; hoặc vô lượng pháp môn khác như uẩn, xứ, giới… thuận theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Do đây, Như Lai chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Chúng ta ngày nay vì cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, cũng nên theo học các pháp của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế. Nhất định đây là Đại sư của chúng ta, chúng ta theo đây tu học thì sở nguyện sẽ được viên mãn. Các pháp của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nhất địnhpháp ấn của chư Phật. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác theo đây tu học nên đã chứng, đang chứng và sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Các pháp của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, cũng là pháp ấn tất cả Thanh văn, Độc giác. Tất cả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác theo đây tu học, nên đã, đang và sẽ đến bờ kia Niết-bàn.

Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này, hoặc khi Phật còn tại thế, hoặc sau khi Phật Niết-bàn, nên nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng mà tinh tấn siêng năng tu học. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế cho đến trí nhất thiết tướng là chỗ nương về của các Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và các trời, người, A-tố-lạc…

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Có các thiện nam tử, thiện nữ nhân…, sau khi các đức Như Lai vào Niết-bàn, vì cúng dường Thiết-lợi-la của Phật nên đã xây dựng bảo tháp bằng bảy báu vi diệu, trang hoàng tháp bằng các thứ trân châu quý hiếm. Bảo tháp ấy cao lớn một do-tuần, rộng nửa do-tuần. Họ lại dùng các loại thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các loại trân châu vi diệu quý hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… trọn đời cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này, nhờ nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu có các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh cần tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc kính cẩn biên chép, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, hoặc đem các loại thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các loại trân châu vi diệu quý hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… cúng dường, thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đó, nhờ nhân duyên đây mà sanh phước rất nhiều, hơn những chúng sanh kia vô lượng vô biên.

Này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc này lại. Nếu có các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, sau khi các đức Như Lai vào Niết-bàn, vì cúng dường Thiết-lợi-la của Phật, nên đã xây dựng bảo tháp bằng bảy báu vi diệu, trang hoàng bằng các thứ ngọc quý hiếm. Bảo tháp ấy cao một do-tuần, rộng nửa do-tuần. Tháp này được xây như vậy khắp cả châu Thiệm-bộ, hoặc khắp cả bốn Đại châu, hoặc khắp cả cõi Tiểu thiên, hoặc khắp cả cõi Trung thiên, hoặc khắp cả Tam thiên đại thiên thế giới; lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, trọn đời cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, nhờ nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc kính cẩn biên chép, trang nghiêm cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại đem các loại tràng hoa thượng diệu cho đến các loại đèn sáng… cúng dường, thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, nhờ nhân duyên đây mà được sanh phước rất nhiều, hơn những chúng sanh kia vô lượng vô biên.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Chẳng những chỉ có một Tam thiên đại thiên thế giới, mà giả sử các chúng hữu tình trong Tam thiên đại thiên thế giới đều đối với đức Như Lai sau khi vào Niết-bàn, vì cúng dường Thiết-lợi-la của Phật nên đã xây dựng bảo tháp bằng bảy báu vi diệu, ở giữa trang hoàng bằng nhiều thứ trân châu quý hiếm. Bảo tháp ấy cao một do-tuần, rộng nửa do-tuần. Tháp này được xây như vậy khắp cả Tam thiên đại thiên thế giới, không còn một khe hở; lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, trọn đời cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Các chúng hữu tình khắp cõi Tam thiên đại thiên thế giới như vậy, nhờ nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

 Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc kính cẩn biên chép, trang nghiêm cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại đem nhiều tràng hoa đẹp cho đến các loại đèn sáng… cúng dường, thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, nhờ nhân duyên đây được sanh phước rất nhiều, hơn những chúng sanh kia vô lượng vô biên.

Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Đúng như vậy. Bạch đức Thiện Thệ! Đúng như vậy. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, tức là cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.

Bạch đức Thế Tôn! Giả sử tất cả hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, đều đối với đức Như Lai sau khi vào Niết-bàn, vì cúng dường Thiết-lợi-la của Phật nên đã xây dựng bảo tháp bằng bảy báu vi diệu, ở giữa trang hoàng bằng các thứ trân châu quý hiếm. Bảo tháp ấy cao một do-tuần, rộng nửa do-tuần. Tháp này được xây như vậy khắp cả Tam thiên đại thiên thế giới, không còn một khe hở; lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng mà cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, trải qua một kiếp hoặc hơn một kiếp. Bạch đức Thế Tôn! Các hữu tình này, nhờ nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Phật đáp:

- Phước kia vô lượng vô biên.

Trời Đế Thích nói:

- Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc kính cẩn biên chép, trang nghiêm đủ loại cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, hoặc đem nhiều tràng hoa đẹp cho đến các loại đèn sáng… mà cúng dường, thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, nhờ nhân duyên đây được sanh phước rất nhiều, hơn những chúng sanh kia vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây hay thu nhiếp chứa hết tất cả các thiện pháp: Đó là mười thiện nghiệp đạo; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; hoặc bốn Thánh đế quán; hoặc ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần; hoặc ba môn giải thoát; hoặc sáu thần thông; hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni; hoặc mười lực Phật, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất công; hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc vô lượng vô biên các Phật pháp khác đều được thu nhiếp vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa.

Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế là pháp ấn chơn thật của các Đức Như Lai Ứng Cháng Đẳng Giác, cũng là pháp ấn chơn thật của tất cả Thanh văn, Độc giác.

Bạch đức Thế Tôn! Tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế thường siêng tu học nên đã chứng, đang chứng và sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Tất cả Thanh vănĐộc giác cũng đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thường siêng tu học nên đã, đang và sẽ đến bờ kia Niết-bàn.

Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên đây, nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc kính cẩn biên chép, trang nghiêm đủ loại… cho đến dùng đèn sáng… mà cúng dường, thì họ sẽ được phước rất nhiều, vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm.

Quyển Thứ 428

Hết

 

XXXI. PHẨM PHƯỚC SANH

 

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích rằng:

- Đúng vậy, đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc kính cẩn biên chép, trang nghiêm đủ loại cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; lại đem các loại thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các trân châu đẹp quý hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… mà cúng dường thì được phước vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể tính đếm. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây có thể thành tựu trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; cũng thành tựu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; cũng thành tựu nội không cho đến vô tánh tự tánh không; cũng thành tựu bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng thành tựu năm nhãn, sáu thần thông; cũng thành tựu tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni; cũng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; cũng thành tựu tất cả Thanh văn, Độc giácVô thượng thừa; cũng thành tựu Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố; hoặc kính cẩn biên chép, trang nghiêm bằng đủ loại, cho đến dùng đèn sáng mà cúng dường; lấy phước báo xây dựng bảo tháp trước kia so với nhóm phước đây thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến cực số phần cũng chẳng bằng một. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì nếu kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây lưu bố trong cõi người thì thế gian này Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo quyết chẳng ẩn mất. Nếu kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây an trụ trong nhân đạo thì thế gian thường có mười thiện nghiệp đạo; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni; hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ; hoặc chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; hoặc Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa; hoặc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác; hoặc Đại Bồ-tát thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; hoặc chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chuyển bánh xe pháp vi diệu độ vô lượng chúng. Những việc thù thắng như thế quyết chẳng ẩn mất.

 
 XXXII. PHẨM CÔNG ĐỨC

 

Bấy giờ, chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh trong Tam thiên đại thiên thế giới đồng thanh thưa với trời Đế Thích:

- Thưa Đại Tiên! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này cần phải thọ trì, cần phải đọc tụng, cần phải tinh tấn siêng năng tu học, cần phải suy nghĩ đúng lý, cần phải cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì cớ sao?

Thưa Đại Tiên! Vì nếu trọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, thì khiến cho tất cả ác pháp tổn giảm, thiện pháp tăng thêm; cũng khiến cho tất cả chúng trời tăng thêm ích lợi, các A-tố-lạc tổn giảm; cũng khiến cho Phật nhãn, Pháp nhãn, Tăng nhãn chẳng diệt; cũng khiến cho tất cả hạt giống Phật, Pháp, Tăng chẳng dứt.

Thưa Đại Tiên! Phải biết do hạt giống Tam bảo chẳng dứt tuyệt, nên thế gian mới có bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc có nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc có bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc có tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni; hoặc có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc có quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán; hoặc có Độc giác Bồ-đề; hoặc có hạnh Đại Bồ-tát; hoặc có Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vì vậy, thưa Đại Tiên! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây phải nên thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích rằng:

- Này Kiều-thi-ca! Đối với Bát-nhã-Ba-la-mật-đa đây, ông nên thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì nếu A-tố-lạc và đồng đảng của họ nghĩ như vầy: Chúng ta phải giao chiến với quân của trời Đế Thích. Khi ấy, chư thiên quyến thuộc các ông đều nên chí thành tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thì tức thời A-tố-lạc và các bè lũ ác khởi tâm xấu liền bị tiêu diệt.

Này Kiều-thi-ca! Nếu khi năm tướng suy các thiên tử hoặc các thiên nữ hiện ra, tâm họ kinh hoàng sợ đọa ác thú thì chư thiên quyến thuộc các ông nên đứng trước kẻ ấy chí thành tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế. Khi ấy, thiên tử hoặc thiên nữ kia nghe Bát-nhã Ba-la-mật-đa này, vì sức căn lành đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây sanh lòng tịnh tín, nên năm tướng suy ẩn mất, thân ý thư thái. Nếu mạng chung thì sanh trở lại bản xứ, hưởng sự giàu sang vui thú của cõi trời gấp bội hơn trước. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì nghe và tin Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên công đức uy lực rất rộng lớn vậy.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân, hoặc các thiên tử và các thiên nữ đã một lần nghe qua Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, nhờ sức căn lành này nên quyết định sẽ lần lượt chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì quá khứ, vị lai, hiện tại, chư Phật và các đệ tử đều học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, vào cõi Vô dư y Niết-bàn. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế thu nhiếp tất cả pháp phần Bồ-đề. Hoặc pháp chư Phật, hoặc pháp Bồ-tát, hoặc pháp Độc giác, hoặc pháp Thanh văn đều được thu nhiếp trọn vẹn đầy đủ.

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã-Ba-la-mật-đa như thế là Đại thần chú, là Đại minh chú, là Vô thượng chú, là Vô đẳng đẳng chú, là vua tất cả chú, tối tôn tối thắng, tối thượng tối diệu, có thể hàng phục tất cả, chẳng bị tất cả hàng phục. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế có thể trừ tất cả pháp ác bất thiện, thu nhiếp tất cả thiện pháp thù thắng.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy, đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều nhân nơi Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế mà chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, quay bánh xe pháp vi diệu, độ vô lượng chúng. Vì nương nhờ Đại thần chú vương Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc chơn như, pháp giới, pháp tánh, thật tế, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, định pháp, trụ pháp, bất tư nghì giới; hoặc bốn Thánh đế; hoặc năm nhãn, sáu thần thông; hoặc quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán; hoặc Độc giác Bồ-đề; hoặc các hạnh Đại Bồ-tát; hoặc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề Phật; hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nhờ nương vào Đại Bồ-tát, nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo cho đến trí nhất thiết tướng. Ví như nương vào mặt trăng tròn đầy nên các ngôi sao… đều được thêm ánh sáng. Cũng vậy, nhờ nương vào các Đại Bồ-tát nên mười thiện nghiệp đạo cho đến trí nhất thiết tướng mới được hiển rõ. Như khi các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chưa ra đời, chỉ có Đại Bồ-tát là có đầy đủ các môn phương tiện thiện xảo, vì các hữu tình mà tuyên nói tất cả pháp thế gian, xuất thế gian không sai trái. Các phương tiện thiện xảo của Đại Bồ-tát đều được sanh trưởng từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa này.

Các Đại Bồ-tát thành tựu sức phương tiện thiện xảo nên hay hành bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hay hành nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hay hành bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Các Đại Bồ-tát này chẳng chứng Thanh văn và bậc Độc giác, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, thu nhiếp đầy đủ, thọ lượng viên mãn, cõi Phật viên mãn, quyến thuộc viên mãn, vật chất viên mãn, sắc lực viên mãn, cho đến chứng được trí nhất thiết tướng là đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được thành thục.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì sẽ thành tựu được công đức thù thắng trong hiện tại, vị lai.

Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thành tựu công đức thù thắng trong hiện tạivị lai như thế nào?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân... đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì các thiện nam tử thiện nữ nhân này, hiện tại chẳng bị độc dược làm hại, chẳng bị đao binh làm thương tổn, chẳng bị lửa đốt cháy, chẳng bị nước cuốn chìm cho đến chẳng bị bốn trăm lẻ bốn bệnh làm chết yểu, ngoại trừ định nghiệp đời trước nên hiện tại phải chịu.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này, nếu gặp phải việc quan, oán tặc ép ngặt, mà chí tâm tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, thì khi ấy quyết chẳng bị khiển phạt gia hại. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì pháp uy đức thế lực của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế khiến cho như vậy.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này, nếu muốn đến các chỗ của quốc vương, vương tử, đại thần, mà chí tâm tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế thì quyết được vua… vui mừng hỏi han, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thường phát khởi lòng từ bi hỷ xả đối với các hữu tình. Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thường được thành tựu các loại công đức hiện tại như thế.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân…nào, đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì các thiện nam tử thiện nữ nhân… này, sanh bất cứ nơi nào cũng không bao giờ xa lìa mười thiện nghiệp đạo; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, định bốn vô sắc; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni; hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; chẳng đọa địa ngục, bàng sanh, quỷ giới; ngoại trừ nguyện sanh vào đó để thành thục hữu tình. Sanh bất cứ nơi đâu, các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, các căn đầy đủ, thân thể không khuyết, hẳn chẳng sanh vào nhà bần cùng hạ tiện, thợ thuyền tạp loại, thợ thịt, đánh cá, săn bắn, đạo tặc, quan ngục và hạng khiêng gánh thây chết, hoặc tộc hèn nông phu, buôn bán. Sanh bất cứ nơi đâu, các thiện nam tử, thiện nữ nhân… này cũng có đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp viên mãn trang nghiêm, tất cả hữu tình nhìn thấy đều vui mừng, phần nhiều sanh trong cõi nghiêm tịnh có Phật, hóa sanh từ hoa sen, chẳng gây nghiệp ác, thường chẳng xa lìa thần thông của Bồ-tát; tùy theo tâm nguyện dạo các cõi Phật, từ cõi Phật này đến cõi Phật kia, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, lắng nghe Chánh pháp, như thuyết tu hành, dần dần chứng được trí nhất thiết trí.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này sẽ thành tựu các loại công đức vị lai như thế. Vì vậy nên Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn được công đức thù thắng hiện tại vị lai như thế, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề thì phải thường chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp; lại đem các vật thượng diệu như: tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, chuỗi anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các loại trân châu vi diệu quý hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng mà cúng dường.

XXXIII. PHẨM NGOẠI ĐẠO

Bấy giờ, có rất nhiều ngoại đạo Phạm chí muốn tìm lỗi Phật, đi đến chỗ Phật. Lúc đó trời Đế Thích thấy rồi nghĩ: Nay các chúng ngoại đạo Phạm chí đi tới pháp hội rình tìm lỗi Phật, há chẳng phải Bát-nhã gặp nạn ư? Ta phải tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đã lãnh thọ từ Phật, để cho bọn tà kia lui về bản xứ. Nghĩ vậy, trời Đế Thích liền tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Khi ấy, các chúng ngoại đạo Phạm chí từ xa tỏ tướng cung kính, đi nhiễu quanh bên phải đức Thế Tôn, rồi trở ra lại cửa, theo lối cũ đi về.

Thấy vậy, Xá-lợi Tử nghĩ: Các ngoại đạo kia vì nhân duyên gì mà vừa mới đến, lại trở về?

Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi Tử:

- Này Xá-lợi Tử! Các ngoại đạo kia đến tìm lỗi Ta, do trời Đế Thích tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên khiến cho họ lui về. Này Xá-lợi Tử! Ta thấy ngoại đạo Phạm chí kia chẳng có chút bạch pháp, chỉ vì ôm ác tâm tìm lỗi Ta nên mới đi đến chỗ Ta.

Này Xá-lợi Tử! Khi các loài hữu tình, thiên, ma, phạm, hoặc các Sa-môn, Bà-la-môn… của tất cả thế gian thuyết Bát-nhã, thì Ta thấy chẳng có kẻ nào ôm tâm nghịch ác mà đến tìm được lỗi. Vì cớ sao?

Này Xá-lợi Tử! Do chúng trời Tứ đại vương, cho đến trời Sắc cứu cánh trong Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc các Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, Phật và tất cả rồng, thần, Dược-xoa, nhơn phi nhơn… đủ đại uy lực đều bảo hộ Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, chẳng cho chúng ác gây nạn được. Vì cớ sao? Này Xá-lợi Tử! Vì các chư thiên… này đều nương vào uy lực Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà sanh.

Lại nữa, này Xá-lợi Tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, chư thiên, rồng thần, Dược-xoa, nhơn phi nhơn… khắp mười phương cõi như các sông Hằng đều cùng bảo hộ Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, chẳng cho chúng ác gây nạn. Vì cớ sao? Này Xá-lợi Tử! Vì chư Phật… kia đều nương vào uy lực Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà sanh.

Bấy giờ ác ma trộm nghĩ rằng: Ngày nay Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác được bốn chúng vây quanh và các trời người… cõi Dục, cõi Sắc đều đồng đến nhóm hội, tuyên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Trong đây, nhất định có Đại Bồ-tát được thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, ta phải đến đó phá hoại đôi mắt của vị ấy. Nghĩ như vậy rồi, ác ma hóa làm bốn quân oai hùng, dũng mãnh kéo đến chỗ Phật.

Khi đó, trời Đế Thích thấy vậy nghĩ: Ác ma hóa làm việc này, há chẳng phải đến để não hại Phật và gây nạn Bát-nhã Ba-la-mật-đa sao? Vì cớ sao? Vì bốn quân như thế trang bị oai hùng đẹp lạ; thắng quân của dòng Ảnh Kiên, dòng vua Thích Ca, dòng Lật-niêm-tỳ, dòng Lực sĩ… bốn quân này đều chẳng sánh bằng. Do đó ắt biết ma hóa làm ra. Ác ma luôn luôn rình tìm lỗi Phật, phá các hữu tình tu tập pháp thù thắng. Cho nên ta phải tụng niệm Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã lãnh thọ từ Phật, khiến cho ác ma kia lui về bản xứ. Nghĩ như vậy, Đế Thích liền tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Khi ấy, ác ma phải lui trở về, vì bị uy lực của Bát-nhã Ba-la-mật-đa bức ép.

Lúc đó, chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh… trong chúng hội, mỗi vị hóa làm nhiều thứ hoa trời, hương thơm, tràng hoa… và các đồ cúng vi diệu, vui mừng vọt lên hư không tán rải trên Phật, chấp tay cung kính đồng thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Nguyện cho Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây trụ mãi trong cõi châu Thiệm-bộ. Vì cớ sao?

Bạch đức Thế Tôn! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế lưu bố trong cõi châu Thiệm-bộ, thì nên biết nơi đây Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo trụ mãi chẳng diệt. Đối với Tam thiên đại thiên thế giới đây cho đến mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới cũng lại như vậy. Do đây, chúng Đại Bồ-tát và hạnh thù thắng cũng có thể rõ biết.

Bạch đức Thế Tôn! Tùy theo các phương cõi có các thiện nam tử thiện nữ nhân… đem lòng tịnh tín thọ trì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, thì nên biết chỗ ấy có ánh sáng vi diệu trừ diệt tối tăm, sanh các thắng lợi.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích và các thiên chúng:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như các ông đã nói. Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế lưu bố trong cõi châu Thiệm-bộ, phải biết nơi đây Phật bảo, Pháp bảo, Bí-sô Tăng bảo trụ mãi chẳng diệt. Đối với Tam thiên đại thiên thế giới đây, cho đến mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới cũng lại như vậy. Do đây, chúng Đại Bồ-tát và hạnh thù thắng cũng có thể rõ biết. Tùy các phương cõi có các thiện nam tử thiện nữ nhân… đem lòng tịnh tín, thọ trì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen, phải biết chỗ ấy có ánh sáng vi diệu trừ diệt tối tăm, sanh các thắng lợi.

Khi đó, các thiên chúng lần nữa đều hóa làm các thứ hoa trời, hương thơm, tràng hoa… tán rải lên Phật, lại bạch Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì ma và quân ma chẳng thể làm gì được các thiện nam tử, thiện nữ nhân này. Thiên chúng chúng con cũng thường theo ủng hộ, trợ giúp vị ấy, khiến cho không bị tổn thương, ưu não. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, chư thiên chúng con kính thờ như Phật, hoặc như pháp Phật tôn trọng.

Khi ấy, Trời Đế Thích lại thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Các thiện nam tử thiện nữ nhân… này chẳng phải có ít căn lành mà thành tựu được việc đây, nhất định đời trước ở vô lượng chỗ Phật nhóm nhiều căn lành, phát nhiều chánh nguyện, cúng dường nhiều Phật, thờ nhiều bạn lành nên mới có thể đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được trí Nhất thiết tướng của chư Phật thì phải cầu Bát-nhã Ba-la-mật-đa; muốn được Bát-nhã Ba-la-mật-đa thì phải cầu trí nhất thiết tướng của chư Phật. Vì cớ sao? Vì trí nhất thiết tướng của chư Phật đắc được đều từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sanh ra. Tất cả Bát-nhã Ba-la-mật-đa đều từ trí nhất thiết tướng của chư Phật sanh ra. Vì sao vậy? Vì trí nhất thiết tướng mà chư Phật đắc được chẳng khác với Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Tất cả Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng khác với trí nhất thiết tướng của chư Phật. Nên biết, trí nhất thiết tướng mà chư Phật đắc được cùng với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây không hai cũng không hai chỗ.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy, đúng vậy. Đúng như ông đã nói. Cho nên, công đức oai thần của Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô cùng tôn quí tối thắng.

 

XXXIV. PHẨM TRỜI ĐẾN

01

 

Bấy giờ, cụ thọ Khánh Hỷ thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Vì nhân duyênđức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng rộng ngợi khen năm pháp Ba-la-mật-đa: bố thí…, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, mà chỉ rộng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa thứ sáu?

Phật bảo:

- Này Khánh Hỷ! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa thứ sáu có khả năng đứng đầu, có khả năng dẫn đường cho năm pháp Ba-la-mật-đa trước cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, nên Ta chỉ rộng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Khánh Hỷ! Ý ông nghĩ sao? Nếu chẳng hồi hướng trí nhất thiết tướng mà tu bố thí cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, thì có thể gọi là chơn tu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chăng?

Khánh Hỷ thưa rằng:

- Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng chơn. Bạch đức Thiện Thệ! Chẳng chơn.

Phật nói:

- Này Khánh Hỷ! Phải do hồi hướng trí nhất thiết tướng, tu bố thí cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thì mới có thể gọi là chơn tu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cho nên, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có khả năng đứng đầu, có khả năng dẫn đường cho năm Ba-la-mật-đa trước cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Do đó, Ta rộng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Cụ thọ Khánh Hỷ lại thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Vì sao hồi hướng trí nhất thiết tướng, tu bố thí cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thì mới được gọi là chơn tu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng?

Phật nói:

- Này Khánh Hỷ! Vì lấy vô nhị làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết tướng mà tu bố thí cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hồi hướng trí nhất thiết tướng, tu bố thí cho đến mười tám pháp Phật bất cộng như thế, mới được gọi là chơn tu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Cụ thọ Khánh Hỷ lại thưa:

- Lấy vô nhị nào làm phương tiện, vô sanh nào làm phương tiện, vô sở đắc nào làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết tướng, tu bố thí cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, mới được gọi là chơn tu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng?

Phật nói:

- Này Khánh Hỷ! Lấy vô nhị của sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, hồi hướng trí nhất thiết tướng, tu bố thí cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, mới được gọi là chơn tu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Cụ thọ Khánh Hỷ thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Vì sao lấy vô nhị của sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề làm phương tiện, vô sanh làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, để hồi hướng trí nhất thiết tướng mà tu bố thí cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, mới được gọi là chơn tu bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng?

Phật nói:

- Này Khánh Hỷ! Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức và tánh của sắc, thọ, tưởng, hành, thức là không; cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề và tánh của Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề là không. Vì cớ sao? Vì tánh không của sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến tánh không của Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề cùng với bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều không hai, không hai chỗ.

Khánh Hỷ nên biết: Do Bát-nhã Ba-la-mật-đa có khả năng hồi hướng trí nhất thiết tướng, do hồi hướng trí nhất thiết tướng nên có khả năng khiến cho bố thí Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng được đến rốt ráo. Cho nên, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là pháp đứng đầu, là pháp dẫn đường cho năm pháp Ba-la-mật-đa trước cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì vậy, Ta chỉ rộng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Khánh Hỷ nên biết: Ví như đem hạt giống rải lên đại địa, các duyên hòa hợp thời được sanh trưởng. Nên biết đại địa là chỗ nương tựa, có khả năng kiến lập, làm cho các hạt giống sanh trưởng. Cũng vậy, Bát-nhã Ba-la-mật-đahồi hướng trí nhất thiết tướng là chỗ nương tựa, có khả năng kiến lập, làm cho năm pháp Ba-la-mật-đa trước cho đến mười tám pháp Phật bất cộng được sanh trưởng. Cho nên Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây là pháp đứng đầu, là pháp dẫn đường cho năm pháp Ba-la-mật-đa trước cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Do đó, Ta chỉ rộng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chứ chẳng phải bố thí…

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa với Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Ngày nay, đối với tất cả công đức của Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nói không thể cùng tận. Vì sao vậy? Vì từ đức Thế Tôn, con nhận được công đức của Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu rộng vô lượng vô biên. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, thì công đức đạt được cũng vô lượng vô biên. Hoặc biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, trang nghiêm bằng đủ loại, lại đem vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, trân châu vi diệu quý hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… mà cúng dường, thì công đức đạt được cũng vô biên vô lượng.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân… đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì nhờ nhân duyên này nên thế gian mới có mười thiện nghiệp đạo, hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc quả Dự lưu cho đến quả A-la-hán; hoặc Độc giác Bồ-đề; hoặc các hạnh Đại Bồ-tát; hoặc Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật; hoặc các việc thù thắng của thế gian không việc nào chẳng xuất hiện.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Ta chẳng nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây chỉ có công đức đã nói như trước. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đầy đủ vô biên công đức thù thắng vậy.

Này Kiều-thi-ca! Ta cũng chẳng nói đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, thiện nam tử thiện nữ nhân nào chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, giỏi khéo biên chép, trang nghiêm bằng đủ loại, lại đem vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, trân châu vi diệu quí hiếm, kỹ nhạc, đèn sáng… mà cúng dường, thì các thiện nam tử thiện nữ nhân… này chỉ có công đức đã nói như trước đó đâu. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân… chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, giỏi khéo biên chép, trang nghiêm bằng đủ loại, lại đem vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng mà cúng dường thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thành tựu vô lượng nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát kiến thù thắng.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này sẽ biết như Phật. Vì cớ sao? Vì họ thọ trì đạo Vô thượng của tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, vị lai, hiện tại; vì quyết định hướng tới Phật Bồ-đề; vì làm lợi ích, an vui cho tất cả hữu tình không cùng tận; vì vượt khỏi bậc Thanh văn, Độc giác.

Này Kiều-thi-ca! Nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát trí kiến của Thanh văn, Độc giác so với nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát trí kiến của các thiện nam tử, thiện nữ nhân đây thì trăm phần chẳng bằng một, ngàn phần chẳng bằng một, cho đến cực số phần cũng chẳng bằng một. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này vượt khỏi tâm tưởng thấp hèn của tất cả Thanh văn, Độc giác. Đối với các pháp của Thanh văn, Độc giác thừa, họ suốt đời chẳng ngợi khen; đối với tất cả pháp, không có điều nào mà không biết, nghĩa là biết rõ pháp khôngsở hữu.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào chẳng lìa tâm trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc biên chép, nghiêm sức bằng đủ loại, lại đem vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng mà cúng dường thì Ta nói người này hiện tạivị lai thu được vô lượng, vô biên công đức thắng lợi.

Khi ấy, trời Đế Thích liền thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Chư thiên chúng con thường theo hộ vệ các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, chẳng cho tất cả nhơn phi nhơn…. các thứ ác duyên làm não hại.

Phật bảo Thiện Hiện:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đem tâm ứng hợp với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây thọ trì đọc tụng thì khi ấy có vô lượng trăm ngàn thiên tửnghe pháp nên đều đến nhóm hội, vui mừng phấn khởi, kính thọ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đem tâm ưng hợp với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khi nói pháp tương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế thì có vô lượng các thiên tử đều đến nhóm hội, dùng uy lực của chư thiên khiến cho pháp sư đó thuyết pháp tăng thêm biện tài, diễn nói vô tận.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đem tâm ứng hợp với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, khi tuyên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế thì có vô lượng các thiên tử, vì kính trọng pháp nên đều đến nhóm hội, dùng uy lực của chư thiên khiến cho pháp sư đó thuyết pháp biện tài lưu loát, nếu có chướng nạn cũng chẳng bị ngăn dứt.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đem tâm ứng hợp với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc khéo biên chép, nghiêm sức bằng đủ các báu, lại đem nhiều phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng mà cúng dường thì trong đời hiện tại được vô biên công đức thắng lợi, ma và quân ma chẳng thể làm rối loạn, não hại được.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối trước bốn chúng mà tuyên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế thì tâm không khiếp sợ, chẳng bị tất cả luận nạn bẻ gẫy. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì người đó nhờ lực gia trì của Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như vậy. Lại trong tạng bí mật của Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, phân biệt đầy đủ trọn vẹn tất cả các pháp. Đó là pháp thiện, pháp bất thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp Thanh văn, pháp Độc giác, pháp Bồ-tát, pháp Như Lai. Vô lượng trăm ngàn các pháp môn sai khác như thế đều được thu nhiếp trong đây.

Lại do các thiện nam tử, thiện nữ nhân này khéo trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, nên đều chẳng thấy có kẻ hay luận nạn, cũng chẳng thấy có người bị luận nạn, cũng chẳng thấy có nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đây nhờ đại oai thần lực của Bát-nhã Ba-la-mật-đa này hộ trì, cho nên chẳng bị tất cả dị học luận nạn và các kẻ oán địch làm khuất phục.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tâm thường không kinh khiếp, không sợ hãi, không lo ngại, chẳng bị chìm đắm, cũng chẳng ưu buồn. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này đều chẳng thấy có việc đáng kinh, đáng sợ, đáng hãi, chìm đắm, ưu buồn vậy.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được vô biên công đức thắng lợi trong hiện tại và tương lai đây thì nên đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, không được tạm quên.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đem tâm ứng hợp với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này hằng được cha mẹ, Sư trưởng, bạn thân, quốc vương, đại thần và các Sa môn, Bà-la-môn… đều ái kính; cũng được mười phương vô biên thế giới tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Đại Bồ-tát, Độc giác, A-la-hán, Bất hoàn, Nhất lai, Dự lưu quả… đều thương nhớ; lại được các trời, ma, phạm và nhơn phi nhơn, A-tố-lạc… khắp thế gian đều ái mộ, giúp đỡ. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thành tựu biện tài tối thắng không gián đoạn; trong tất cả thời, tu hành bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không; tu hành bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành tất cả môn Tam-ma-địa, môn Đà-la-ni, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thường không biếng nhác phế bỏ. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này chẳng bị tất cả ngoại đạo dị luận và các oán địch hàng phục, ngược lại có khả năng hàng phục ngoại đạo dị luận và các oán địch.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn trong hiện tạivị lai được công đức thắng lợi như thế vô tận, không gián đoạn thì nên đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, đem tâm ứng hợp với trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, để chỗ thanh tịnh, trang nghiêm bằng đủ loại báu, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thì khi ấy, trong Tam thiên đại thiên thế giới đây và mười phương vô biên thế giới khác, các vị trời Tứ đại vương cho đến trời Quảng quả, những vị đã phát tâm Vô thượng Bồ-đề thường đến chỗ ấy đãnh lễ, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, rồi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu lễ bái, chấp tay lui về. Ngoài ra còn có các vị trời Tịnh cư như là trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh cũng thường đến đây đãnh lễ, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, rồi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu lễ bái, xong chấp tay lui về.

Khi ấy cũng có các rồng, Dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn có đại oai đức… khắp Tam thiên Đại thiên thế giớimười phương vô biên thế giới khác, cũng thường đến đây đãnh lễ, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, rồi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu lễ bái, xong chấp tay lui về.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này sẽ nghĩ rằng: Nay khắp Tam thiên đại thiên thế giới đây và mười phương vô biên thế giới khác, các vị trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh, cùng với vô lượng các rồng, Dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn có đại oai đức… thường đi đến đây đãnh lễ, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa do ta biên chép, rồi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu lễ bái, xong chấp tay lui về. Như vậy là ta đã thiết lập pháp thí. Khởi nghĩ như vậy rồi, họ vô cùng vui mừng phấn khởi, khiến cho phước báu tăng trưởng bội phần.

Này Kiều-thi-ca! Do các vị trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh, cùng với vô lượng các rồng, Dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn… có đại oai đức khắp Tam thiên đại thiên thế giới đây và mười phương vô biên thế giới khác thường đi đến đây, theo dõi ủng hộ, nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân này chẳng bị tất cả nhơn phi nhơn… làm não hại, chỉ trừ nhân ác nghiệp đời trước đã chín mùi hiện tại phải chịu, hoặc chuyển trọng nghiệp hiện đời thọ nhẹ.

Này Kiều-thi-ca! Nhờ đại lực oai thần của kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân này được các thứ công đức thắng lợi như thế trong đời hiện tại…, nghĩa là những vị đã phát tâm Vô thượng Bồ-đề như chư thiên…, hoặc người nương vào Phật pháp đã được việc thù thắng an vui, vì kính trọng pháp nên thường đi đến đây, theo dõi ủng hộ làm cho thiện nam tử, thiện nữ nhân kia tăng thế lực. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này đã phát tâm Vô thượng Chánh Đẳng Giác, thường cứu vớt các hữu tình, thành thục các hữu tình, chẳng bỏ các hữu tình, làm lợi ích an vui cho các hữu tình. Các chư thiên… kia cũng lại như vậy. Do nhân duyên đây nên chư thiên… thường đến ủng hộ các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, khiến cho không bị não hại.

 Quyển thứ 429

 Hết

 

02

 

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này làm sao biết được các vị trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánhTam thiên đại thiên thế giới này và mười phương vô biên thế giới khác, cùng với vô lượng các rồng, Dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn… có đại oai đức, đi đến chỗ ấy đảnh lễ, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa do họ biên chép, rồi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay đi nhiễu, vui mừng hộ niệm?

Phật bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này hoặc thấy chỗ an trí kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế có ánh sáng vi diệu, hoặc ngửi thấy chỗ ấy có mùi hương thơm khác lạ, hoặc nghe tiếng thiên nhạc thì sẽ biết khi ấy có chư thiên, rồng… đủ đại thần lực, oai đức rực rỡ thù thắng, đi đến chỗ ấy đảnh lễ, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa do họ biên chép, rồi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay đi nhiễu, vui mừng hộ niệm.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tu hạnh thuần tịnh, trang nghiêm chỗ ấy, chí thành cúng dường kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế thì nên biết khi ấy có chư thiên, rồng… đủ đại thần lực, oai đức rực rỡ thù thắng, đi đến chỗ ấy đảnh lễ, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa do họ biên chép, rồi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay đi nhiễu, vui mừng hộ niệm.

Này Kiều-thi-ca! Tùy theo chư thiên, rồng… đủ đại thần lực, oai đức rực rỡ thù thắng như thế đi đến chỗ nào thì chỗ ấy các tà thần, ác quỷ kinh sợ lui tan, không dám ở. Do nhân duyên đây nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tâm thường rộng lớn, hiểu biết thù thắng thanh tịnh, tu tập thiện nghiệp tăng trưởng bội phần, làm việc gì cũng đều thông suốt. Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây để chỗ nào, thì phải nên trừ bỏ uế vật chung quanh, lau quét trang hoàng, rưới rải nước hương, trải bày bảo tọa, an trí kinh lên ấy; trang nghiêm chỗ ấy bằng cách đốt hương, rải hoa, giăng treo màn lọng, cờ phướn báu, phong linh, trang sức bên trong, các trân châu vi diệu quý hiếm, y phục anh lạc, vàng bạc, báu vật, kỹ nhạc đèn sáng, các thứ tơ lụa ngũ sắc. Nếu thường hay cúng dường Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, thì có vô lượng chư thiên, rồng… đủ đại thần lực, oai đức rực rỡ thù thắng, đi đến chỗ ấy đảnh lễ, đọc tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa do họ biên chép, rồi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay đi nhiễu, vui mừng hộ niệm.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này nếu thường hay cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thì quyết định sẽ được thân tâm không mỏi, thân vui tâm vui, thân nhẹ tâm nhẹ, thân điều hòa mềm mại, tâm điều hòa nhu thuận, thân yên ổn tâm yên ổn, luôn nhớ tưởng Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Trong khi ngủ, vị ấy không thấy ác mộng, chỉ có mộng lành, nghĩa là thấy đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thân sắc vàng rồng, đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp viên mãn trang nghiêm, phóng đại quang minh soi khắp tất cả, Thanh văn, Bồ-tát vây quanh trước sau; thân của vị ấy ở giữa chúng, nghe Phật thuyết pháp tương ưng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; lại nghe thuyết pháp tương ưng với nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; lại nghe phân biệt nghĩa tương ưng với bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; lại nghe phân biệt nghĩa tương ưng với nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Lại ở trong mộng, vị ấy thấy cội Bồ-đề, cây cao rộng, được trang nghiêm bằng các báu, có cờ phướn, lọng báu, tới cội Bồ-đề, ngồi xếp bằng tréo chân, hàng phục ma oán, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, quay bánh xe diệu pháp độ vô lượng chúng. Lại thấy vô lượng trăm ngàn triệu ức cờ phướn, lọng báu, luận nghị quyết trạch các loại pháp nghĩa, đó là thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, tu hạnh Bồ-tát, hàng phục ma quân, dứt hẳn thói quen nghiệp chướng, hướng tới chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Lại còn mộng thấy mười phương vô lượng trăm ngàn triệu ức Phật, cũng nghe tiếng của chư Phật bảo rằng: Thế giới đó, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác tên đó, có ngần ấy trăm ngàn triệu ức cờ phướn, lọng báu ngần ấy, trăm ngàn triệu ức đệ tử Thanh văn cung kính vây quanh nghe pháp. Lại mộng thấy mười phương vô lượng trăm ngàn triệu ức đức Phật vào Bát niết-bàn. Mỗi mỗi đức Phật ấy sau khi vào Niết-bàn đều có thí chủcúng dường Thiết-lợi-la (Xá-lợi) của Phật nên dùng bảy báu dựng xây vô lượng trăm ngàn triệu ức bảo tháp. Tại các chỗ mỗi mỗi Bảo tháp đều được trang hoàng bằng vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các trân châu vi diệu quí hiếm, kỹ nhạc đèn sáng… mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen trải qua vô lượng kiếp.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thấy các loại tướng mộng lành như thế, hoặc ngủ hoặc thức thân tâm đều nhẹ nhàng an vui. Các vị thiên thần… giúp ích tinh khí cho họ, khiến cho thân thể họ cảm thấy nhẹ nhàng. Do nhân duyên đây nên chẳng còn nhiều tham nhiễm đối với vật thực, thuốc men, y phục, đồ nằm; tâm họ không đặt nặng đối với bốn đồ hiến cúng. Như sư Du-già nhập định thù thắng vi diệu, do sức định ấy tươi nhuận thân tâm; từ định xuất rồi, tuy gặp thức ăn ngon nhưng tâm vẫn khinh an. Đây cũng như thế. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này nhờ tất cả đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Bồ-tát, trời, rồng, Dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn… đủ đại thần lực, oai đức rực rỡ thù thắng, ở Tam thiên đại thiên thế giới đây và vô biên thế giới khác, những bậc đủ đại thần lực, oai đức thù thắng, từ bi hộ niệm, đem diệu tinh khí thầm rót vào thân tâm, khiến cho họ ý chí dũng mãnh, thân thể tráng kiện.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được công đức thắng lợi hiện tại như thế, thì nên phát tâm trí nhất thiết trí, lấy không sở đắc làm phương tiện, đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân nào tuy đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chẳng thể lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố mà chỉ biên chép, trang nghiêm bằng các báu, lại đem các phẩm vật thượng diệu như tràng hoa, hương xoa, hương bột, y phục, anh lạc, cờ phướn, lọng báu, các trân châu vi diệu quý hiếm, kỹ nhạc đèn sáng… mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, thì cũng được công đức thắng lợi như trước đã nói. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này có thể làm lợi ích, an vui rộng lớn cho vô lượng vô biên các hữu tình.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân nào dùng tâm ứng hợp với trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố; hoặc lại biên chép, trang nghiêm bằng các báu, đem các phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng mà cúng dường, thì được nhóm phước vô lượng vô biên vượt hơn các hữu tình khác trọn đời đem vô lượng phẩm vật thượng diệu như vật thực, y phục, đồ nằm, thuốc men, của cải cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen mười phương thế giới tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử; cũng hơn hẳn các hữu tình khác cúng dường Thiết-lợi-la của mười phương Phật và đệ tử Phật sau khi vào Niết-bàn, bằng cách dùng bảy báu xây dựng bảo tháp cao rộng trang nghiêm đẹp đẽ, lại đem vô lượng tràng hoa trời vi diệu, cho đến đèn sáng trọn đời cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì mười phương chư Phật và chúng đệ tử Phật đều sanh ra từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế.

 

XXXV. PHẨM THIẾT-LỢI-LA

- Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Giả sử Thiết-lợi-la (Xá-lợi) của Phật đầy khắp châu Thiệm-bộ đây, chọn lấy một phần; biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, lại chọn lấy một phần. Trong hai phần đây, ngươi lấy phần nào?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Chắc chắn con lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Vì đối với Thiết-lợi-la của chư Phật, chẳng phải con không tín thọ, chẳng phải con chẳng vui thích cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, nhưng Kim thân và Thiết-lợi-la của chư Phật đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra, và đều do công đức thế lực huân tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra, nên mới được tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc… đem vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa, cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Khi ấy, Xá-lợi Tử bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, đó là vô tướng. Pháp vô tướng đã chẳng thể lấy được, vậy ông lấy như thế nào? Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không lấy không bỏ, không thêm không bớt, không tụ không tan, không ích không tổn, không nhiễm không tịnh; chẳng đồng với pháp chư Phật, chẳng đồng với pháp Độc giác, chẳng đồng với pháp A-la-hán, chẳng đồng với pháp học, chẳng bỏ pháp dị sanh; chẳng đồng với vô vi giới, chẳng bỏ hữu vi giới, chẳng đồng với nội không cho đến vô tánh tự tánh không; chẳng đồng với bốn niệm trụ, cho đến trí nhất thiết tướng, chẳng bỏ pháp tạp nhiễm.

Trời Đế Thích bèn nói với cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Đại đức nói. Bạch Đại đức! Nếu như thật biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không lấy không bỏ, cho đến chẳng đồng với trí nhất thiết tướng, chẳng bỏ tạp nhiễm, đó là chơn thật lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, cũng là chơn thật tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Nhưng Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chẳng theo hai hạnh, vì không hai tướng. Tĩnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa cũng như vậy, chẳng theo hai hạnh, vì không hai tướng.

Khi ấy, đức Phật khen trời Đế Thích rằng:

- Hay thay! Hay thay! Đúng như ông đã nói. Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa đều chẳng theo hai hạnh. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì sáu pháp Ba-la-mật-đa như thế đều không hai tướng.

Này Kiều-thi-ca! Những người có ý muốn khiến Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa có hai tướng, tức là muốn pháp giới, chơn như, pháp tánh, thật tế, bất tư nghì giới cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa sâu xa cùng với pháp giới cho đến bất tư nghì giới là không hai, không hai chỗ.

Trời Đế Thích lại thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, thế gian, trời, người, A-tố -lạc… đều nên chí thành lễ bái, đi nhiễu, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì sao vậy? Vì tất cả chúng Đại Bồ-tát đều nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, tinh tấn siêng năng tu học, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Bạch đức Thế Tôn! Như khi con ngồi trên tòa Thiên Đế, trong điện Thiện pháp của cõi trời Ba mươi ba, vì các thiên chúng mà tuyên nói Chánh pháp thì có vô lượng các thiên tử… đi đến chỗ con cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, đi nhiễu lễ bái, rồi chấp tay lui về. Nhưng khi con chẳng ở trên pháp tòa kia, các thiên tử… cũng đến chỗ ấy, dù chẳng thấy con ngồi trên pháp tòa, họ vẫn cung kính cúng dường, nói rằng: Chỗ đây là chỗ ngồi của trời Đế Thích, vì chư thiên… thuyết pháp, chúng ta nên xem nhưthiên chủ ở đây mà cúng dường, đi nhiễu, lễ bái rồi lui về.

Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy, nếu nơi nào có người biên chép, thọ trì đọc tụng, rộng vì hữu tình giảng nói lưu bố thì phải biết rằng, chỗ ấy luôn có vô lượng vô số trời, rồng, Dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn… ở cõi đây và mười phương vô biên thế giới khác, đều đến nhóm hội. Giả sử ở chỗ ấy không có người thuyết pháp, vì kính trọng pháp, họ cũng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, lễ bái rồi lui về. Vì cớ sao? Vì tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn, tất cả hữu tình có được sự an vui là đều nhờ nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được. Thiết-lợi-la của Phật được cúng dường cũng do công đức huân tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được vậy.

Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cùng với các hạnh Đại Bồ-tát và chỗ chứng được trí nhất thiết tướng làm nhân, làm duyên, làm chỗ nương dựa, hay khéo dẫn phát. Vậy nên con nói: Giả sử Thiết-lợi-la của Phật đầy khắp châu Thiệm-bộ đây, chọn lấy một phần; biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, chọn lấy một phần. Trong hai phần đây, nhất định con lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế.

Bạch đức Thế Tôn! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, nếu khi con thọ trì đọc tụng, nhớ nghĩ chơn chánh, vì tâm hợp với pháp nên chẳng thấy có các tướng sợ hãi. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa không hình, không tướng, không ngôn từ, không lời nói. Do Bát-nhã Ba-la-mật-đa không hình, không tướng, không ngôn từ, không lời nói nên tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa cho đến trí nhất thiết tướng cũng không hình, không tướng, không ngôn từ, không lời nói.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây có hình tướng, ngôn từ, lời nói, chẳng phải không có hình tướng, ngôn từ, lời nói thì chẳng phải Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thấu đạt tất cả pháp không hình, không tướng, không ngôn từ, không lời nói, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, vì các đệ tử nói tất cả pháp không hình, không tướng, không ngôn từ, không lời nói.

Bạch đức Thế Tôn! Do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây không có hình tướng, ngôn từ lời nói, chớ chẳng phải có hình tướng, ngôn từ lời nói. Cho nên đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thấu đạt tất cả pháp không hình, không tướng, không ngôn từ, không lời nói, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, vì các đệ tử nói tất cả pháp không hình, không tướng, không ngôn từ, không lời nói.

Bạch đức Thế Tôn! Do vậy, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể thọ nhận trời, người, A-tố-lạc… đem vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu ai đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố, hoặc lại biên chép, trang hoàng bằng các thứ báu, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thì quyết định chẳng đọa lại trong các cõi địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, biên địa quê mùa, chẳng tin Phật pháp, ác kiến; chẳng rơi vào hàng Thanh vănĐộc giác, nhất định huớng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, thường thấy chư Phật, luôn nghe Chánh pháp, chẳng lìa bạn lành, nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình; từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn và các chúng Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Giả sử Thiết-lợi-la của Phật đầy khắp Tam thiên đại thiên thế giới đây, chọn lấy một phần; biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, lại chọn lấy một phần. Trong hai phần này, nhất định con lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và Thiết-lợi-la của Phật khắp Tam thiên đại thiên thế giới đều từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây sanh ra. Hơn nữa, Thiết-lợi-la của Phật khắp Tam thiên đại thiên thế giới là do thế lực công đức huân tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên được các trời, người, A-tố-lạc… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Bởi nhân duyên đây, nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Thiết-lợi-la của Phật thì quyết định chẳng đọa vào ba đường ác, thường sanh cõi trời người hưởng các sự an vui phú quí, tùy theo sở nguyện mà nương pháp Tam thừa hướng tới Niết-bàn.

Bạch đức Thế Tôn! Hoặc thấy đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc thấy biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Hai công đức đây bình đẳng không khác nhau. Vì cớ sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cùng với các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bình đẳng không hai, không hai chỗ.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu có đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nào trụ ba phen chỉ dẫn, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp, tức là Khế kinh cho đến Luận nghị; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, thọ trì đọc tụng, rộng vì người thuyết; thì hai công đức đây bình đẳng không khác nhau. Vì cớ sao? Vì nếu đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc ba phen chỉ dẫn, hoặc tuyên thuyết mười hai phần giáo thì đều phải nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà sanh ra.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhiều như cát sông Hằng khắp mười phương cõi, trụ ba phen chỉ dẫn, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp, tức là Khế kinh cho đến Luận nghị; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, thọ trì đọc tụng, rộng vì người thuyết, thì hai công đức đây bình đẳng không khác nhau. Vì cớ sao? Vì nếu tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhiều như cát sông Hằng khắp mười phương cõi, hoặc ba phen chỉ dẫn, hoặc tuyên thuyết mười hai phần giáo thì đều phải nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà sanh ra.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân đem vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác như cát sông hằng khắp mười phương thế giới; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng dùng vô lượng đồ cúng thượng diệu cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, thì hai công đức đây bình đẳng không khác nhau. Vì cớ sao? Vì các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác kia đều nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà sanh ra vậy.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu bố thì tương lai, vị ấy chẳng bị đọa vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỉ; chẳng rơi vào hàng Thanh vănĐộc giác. Vì cớ sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhân này quyết định sẽ trụ bậc Bất thối chuyển, xa lìa tất cả việc tai họa, tật dịch, khổ não.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh chuyên tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp, dùng vô lượng đồ cúng thượng diệu cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen thì nhất định vị ấy dứt hẳn tất cả sự sợ hãi. Như kẻ mắc nợ sợ hãi chủ nợ, bèn gần gũi phụng sự quốc vương, nương thế lực nhà vua tránh được sợ hãi. Bạch đức Thế Tôn! Vua dụ cho Bát-nhã Ba-la-mật-đa, kẻ mắc nợ người dụ cho thiện nam tử, thiện nữ nhân nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa được thoát sợ hãi.

Bạch đức Thế Tôn! Ví như có người nương dựa vua, nhờ vua bảo hộ nên họ được mọi người cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Thiết-lợi-la của Phật cũng lại như thế, do huân tu từ Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên được các trời, người, A-tố-lạc… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Bạch đức Thế Tôn! Vua dụ cho Bát-nhã Ba-la-mật-đa, Thiết-lợi-la của Phật dụ cho kẻ nương vua.

Bạch đức Thế Tôn! Chư Phật đạt được trí nhất thiết tướng là cũng nhờ nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được. Vậy nên con nói, giả sử Thiết-lợi-la của Phật đầy khắp Tam thiên đại thiên thế giới, chọn lấy một phần; biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, cũng chọn lấy một phần. Trong hai phần đây, con nhất định lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì Thiết-lợi-la của Phật cứng chắc hơn kim cương, đủ các màu sắc và ba mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân, mười lực của Phật, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cho đến trí nhất thiết tướng của Như Lai đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đathành tựu.

Bạch đức Thế Tôn! Do sức oai thần của Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây nên năm pháp: bố thí… cũng được gọi là Ba-la-mật-đa. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì nếu khôngBát-nhã Ba-la-mật-đa thì bố thí… chẳng thể đưa đến chỗ rốt ráo được.

Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Nếu trong kinh đô vương quốc, thành ấp, xóm làng nào của Tam thiên đại thiên thế giới, hoặc các thế giới khác mà có người thọ trì đọc tụng, biên chép giải nói, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, thì hữu tình ở chỗ đó chẳng bị các loài nhơn phi nhơn… làm não hại, chỉ trừ ác nghiệp đã chín mùi phải chịu. Hữu tình trong đây lần lược tu học chánh hạnh Tam thừa, tùy theo sở nguyện mà sớm chứng được Niết-bàn của Tam thừa.

Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế làm lợi ích lớn cho cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế đủ đại thần lực, ở chỗ nào thì chỗ đó có Phật, làm các việc Phật, nghĩa là luôn làm lợi ích an vui cho tất cả hữu tình.

Bạch đức Thế Tôn! Ví như thần châu đại bảo vô giá có đủ vô lượng oai đức thắng diệu. Thần châu này ở chỗ nào thì chỗ đó, người và phi nhơn không có não hại. Giả sử có người nam hoặc người nữ nào bị quỷ bắt giữ, thân tâm khổ não, nếu cầm thần châu đây đưa cho họ thấy thì do oai lực của thần châu, quỷ liền bỏ chạy. Hoặc người bị bệnh nóng, bệnh gió, bệnh đàm, hoặc nóng gió đàm tập hợp sanh bệnh, nếu buộc thần châu nơi thân thì các bệnh như thế đều lành. Trong đêm tối, thần châu có thể soi sáng và khi nóng, làm cho mát, khi lạnh, làm cho ấm. Bất cứ nơi đâu có thần châu thì thời tiết nơi đó điều hòa, chẳng lạnh chẳng nóng.

Nếu nơi nào có thần châu thì rắn độc, bọ cạp… không dám nương ở. Giả sử có người nam hoặc người nữ nào bị trúng độc đau khổ mê man, nếu cầm thần châu đưa cho họ thấy thì nhờ oai lực của thần châu độc liền tiêu mất.

Nếu các hữu tình thân bị tật hủi, ghẻ dữ, đầy thủng, nhặm mắt, mù loà, bệnh mắt, bệnh tai, bệnh mũi, bệnh lưỡi, bệnh cổ, bệnh thân, bệnh khắp tứ chi, đeo thần châu vào thân thì các bệnh đều lành.

Nếu nước trong các ao hồ, suối, giếng… bị đục uế, hoặc sắp cạn khô, đem thần châu bỏ vào trong ấy thì nước tràn đầy, thơm sạch tinh khiết, đủ tám công đức.

Nếu dùng tấm vải đủ các loại màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng tía, bích lục xen tạp nhau, gói thần châu lại rồi cho vào nước, vải ngũ sắc kia có màu sắc như thế nào thì nước cũng có màu sắc như thế.

Viên thần châu đại bảo vô giá Như vậy, oai đức vô biên, khen chẳng thể hết. Nếu đựng trong rương thì rương kia cũng thành tựu đầy đủ vô biên oai đức. Dù cho rương này hiện tại trống không, nhưng do trước đây từng đựng thần châu, nên nó vẫn được nhiều người mến trọng.

Bấy giờ, Khánh Hỷ hỏi trời Đế Thích rằng:

- Thần châu như thế chỉ độc nhất chư thiên mới có hay loài người cũng có?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch Đại đức! Trong cõi ngườitrên trời đều có châu này. Nhưng ở trong cõi người thì châu này hình nhỏ mà nặng, còn ở trên trời thì châu này hình lớn mà nhẹ. Thần châu này ở trong cõi người, tướng của nó chẳng đầy đủ, nhưng ở trên cõi trời thì tướng của châu này tròn trịa. Thần châu trên cõi trời oai đức thù thắng vô lượng bội phần hơn ở cõi người.

Khi ấy, trời Đế Thích lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cũng lại như vậy, làm gốc các đức, năng diệt vô lượng pháp ác bất thiện; ở bất cứ nơi đâu, nó cũng khiến cho thân tâm khổ não của các hữu tình đều được trừ diệt; nhơn phi nhơn… chẳng làm hại được.

Bạch đức Thế Tôn! Cái gọi là thần châu đại bảo vô giá, chẳng những chỉ dụ cho Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, mà còn dụ cho trí nhất thiết tướng của Như Lai, cũng dụ cho tĩnh lự Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, cũng dụ cho nội không cho đến vô tánh tự tánh không, cũng dụ cho bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng dụ cho pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, chơn như, thật tế, bất tư nghì giới. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì công đức như thế đều do đại oai thần lực của Bát-nhã Ba-la-mật-đa dẫn phát hiển bày. Công đức này sâu rộng vô lượng vô biên. Thiết-lợi-la của Phật do các công đức đã huân tu, nên sau khi Phật Niết-bàn mới có thể kham nhận tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Thiết-lợi-la của Phật là cực viên mãn tối thắng thanh tịnh; do nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, dứt hẳn tập khí phiền não nối nhau và nương vào vô lượng vô biên Phật pháp khác, nên sau khi Phật Niết-bàn mới có thể kham nhận tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Bạch đức Thế Tôn! Thiết-lợi-la của Phật là công đức trân bảo cực viên mãn tối thắng thanh tịnh, do nương vào Ba-la-mật-đa nên có thể kham nhận tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Bạch đức Thế Tôn! Thiết-lợi-la của Phật là cực viên mãn tối thắng thanh tịnh, không nhiễm không tịnh, không sanh không diệt, không vào không ra, không thêm không bớt, không đến không đi, không động không ngừng, không đây không kia; do nương vào Ba-la-mật-đa nên sau khi Phật Niết-bàn mới có thể kham nhận tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Bạch đức Thế Tôn! Thiết-lợi-la của Phật là thật tánh của các pháp cực viên mãn tối thắng thanh tịnh, do nương vào Ba-la-mật-đa nên sau khi Phật Niết-bàn mới có thể kham nhận tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Ngoài việc nói Thiết-lợi-la của Phật đầy Tam thiên đại thiên thế giới, giả sử Thiết-lợi-la của Phật đầy khắp mười phương giới nhiều như cát sông Hằng, chọn lấy một phần; biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế cũng chọn lấy một phần. Trong hai phần đây, con nhất định chọn lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế. Vì cớ sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì Thiết-lợi-la của tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế sanh ra, đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế huân tu, đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế làm chỗ nương tựa nên có thể kham nhận tất cả trời, rồng, Dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Thiết-lợi-la của Phật thì vị đó sẽ hưởng được các sự giàu sang, an vui không có cùng tận trong các cõi trời, người. Trong cõi người, đó là đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ. Trên cõi trời, đó là chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại. Tức do căn lành thù thắng như thế nên đến thân cuối cùng dứt sạch các khổ.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, biên chép giải nói, suy nghĩ đúng lý thì do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây mà mau được viên mãn. Do được viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy, nên khiến cho tĩnh lự Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng được viên mãn. Do đây, nên giỏi khéo vượt bậc Thanh vănĐộc giác, chứng nhập chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, được thần thông thù thắng của Bồ-tát. Hóa thần thông dạo các cõi Phật; từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, phát tư nguyện thù thắng, thọ các loại thân, vì muốn làm lợi ích cho các loại hữu tình nên làm Chuyển luân vương, hoặc làm các Tiểu vương, hoặc làm Sát-đế-lợi, hoặc làm Bà-la-môn, hoặc làm Tỳ-sa-môn, hoặc làm Đế Thích, hoặc làm Phạm vương, hoặc làm các loài khác lợi ích an vui cho vô lượng hữu tình.

Do vậy, bạch đức Thế Tôn! Đối với Thiết-lợi-la của chư Phật, con chẳng phải không tín thọ, chẳng phải không vui mừng, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Nhưng đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, con cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, thì được công đức rất nhiều hơn kia. Do nhân duyên đây, con quyết định chọn lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa.

Bạch đức Thế Tôn ! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế thì làm tăng trưởng tất cả Phật pháp, cũng là thu nhận sự giàu có, an vui tự tại của thế gianxuất thế gian. Như vậy là đã cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Thiết-lợi-la của Phật.

Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Nếu có ai muốn được thường thấy Sắc thân, Pháp thân của tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khắp mười phương vô lượng, vô số vô biên thế giới, nên đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, biên chép giải nói, truyền bá cùng khắp thì vị ấy sẽ thấy được hai thân của tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khắp mười phương vô lượng, vô số vô biên thế giới; rồi dần dần tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa khiến cho mau viên mãn. Khi ấy, nên dùng pháp tánh để tu tập quán Phật tùy niệm.

Bạch đức Thế Tôn! Pháp tánh có hai: một là hữu vi, hai là vô vi. Trong đây, cái gì gọi pháp tánh hữu vi? Đó là trí nội không cho đến trí vô tánh tự tánh không, trí bốn niệm trụ cho đến trí tám chi thánh đạo, trí ba môn giải thoát, trí mười lực Phật cho đến trí mười tám pháp Phật bất cộng, trí pháp thiện phi thiện, trí pháp hữuvô ký, trí pháp hữu lậu vô lậu, trí pháp hữu vi vô vi, trí pháp thế gian xuất thế gian, trí pháp tạp nhiễm thanh tịnh. Các trí môn nhiều vô lượng như thế đều được gọi là pháp tánh hữu vi.

Trong đây, pháp tánh vô vi là gì? Đó là tất cả pháp vô sanh vô diệt, vô trụ vô dị, vô nhiễm vô tịnh, vô tăng vô giảm, vô tướng vô vi, tự tánh các pháp. Sao gọi là tự tánh các pháp? Tự tánh tất cả pháp là vô tánh. Như vậy, gọi nó là pháp tánh vô vi.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy! Đúng vậy. Đúng như ông đã nói. Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà đã chứng, sẽ chứng, hiện chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Đệ tử Thanh văn của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa mà đã được, sẽ được, hiện được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán. Các vị Độc giác quá khứ, vị lai, hiện tại đều nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà đã chứng, sẽ chứng, hiện chứng quả Độc giác Bồ-đề. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì trong tạng bí mật của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế đã rộng nói pháp tương ưng với Tam thừa. Song những điều đã nói ở đây đều lấy không sở đắc làm phương tiện, không tánh không tướng làm phương tiện, không sanh không diệt làm phương tiện, không nhiễm không tịnh làm phương tiện, không tạo không tác làm phương tiện, không nhập không xuất làm phương tiện, không tăng không giảm làm phương tiện, không thủ không xả làm phương tiện. Những điều đã nói như thế đều là do thế tục mà nói, chẳng phải thắng nghĩa. Vì sao vậy? Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, chẳng phải bờ đây, chẳng phải bờ kia; chẳng phải hai bờ, chẳng phải giữa dòng; chẳng cao, chẳng thấp; chẳng bình đẳng, chẳng phải chẳng bình đẳng; chẳng phải có tướng, chẳng phải không tướng; chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian; chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu; chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi; chẳng phải thiện, chẳng phải ác; chẳng phải hữu ký, chẳng phải vô ký; chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.

Này Kiều-thi-ca! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế chẳng đồng với pháp Phật, chẳng đồng với pháp Đại Bồ-tát, chẳng đồng với pháp Độc giác, chẳng đồng với pháp Thanh văn, cũng chẳng bỏ pháp dị sanh.

Trời Đế Thích lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế là Đại Ba-la-mật-đa, là Vô thượng Ba-la-mật-đa, là Vô đẳng đẳng Ba-la-mật-đa. Khi các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế, tuy biết tâm hành, cảnh giới của tất cả hữu tình sai khác nhau, nhưng chẳng thủ đắc ngã; chẳng thủ đắc hữu tình cho đến chẳng thủ đắc tri giả, kiến giả; chẳng thủ đắc sắc cho đến thức; chẳng thủ đắc nhãn cho đến ý; chẳng thủ đắc sắc cho đến pháp; chẳng thủ đắc nhãn thức cho đến ý thức; chẳng thủ đắc nhãn xúc cho đến ý xúc; chẳng thủ đắc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ; chẳng thủ đắc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng thủ đắc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; chẳng thủ đắc bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; chẳng thủ đắc Bồ-đề; chẳng thủ đắc Niết-bàn; chẳng thủ đắc chư Phật và pháp chư Phật. Vì cớ sao?

Bạch đức Thế Tôn! Vì đối với tất cả pháp, chẳng phải Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây nương có sở đắc mà xuất hiện. Vì sao vậy? Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đều không có tự tánh, cũng không có sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt. Năng đắc, sở đắc và hai chỗ nương tánh tướng đều là không, không thể thủ đắc.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát đã nhiều kiếp tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa, còn chẳng đắc Bồ-đề, huống nữa là đắc pháp Bồ-tát.

Trời Đế Thích thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát chỉ hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa hay cũng hành năm pháp Ba-la-mật-đa kia?

Phật đáp:

- Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát lấy không sở đắc làm phương tiện tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa. Nghĩa là các Đại Bồ-tát khi tu hành bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc người thí và kẻ thọ thí. Khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc tịnh giới Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc người trì giới và kẻ phạm giới. Cho đến khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chẳng thủ đắc người đầy đủ diệu tuệ và kẻ đầy đủ ác tuệ.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa làm pháp đứng đầu, làm pháp dẫn đường, thì các Đại Bồ-tát tu hành tất cả Ba-la-mật-đa mau được viên mãn. Khi Đại Bồ-tát này hành bố thí với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa làm pháp đứng đầu, làm pháp dẫn đường, tu tập bố thí Ba-la-mật-đa mà không chấp trước thì mau được viên mãn. Cho đến khi hành Bát-nhã với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa làm pháp đứng đầu, làm pháp dẫn đường, tu tập Bát-nhã Ba-la-mật-đakhông chấp trước thì mau được viên mãn.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp, lấy không sở đắc làm phương tiện tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên không chấp trước, khiến cho việc tu hành mau được viên mãn. Nghĩa là đối với sắc, lấy không sở đắc làm phương tiện, cho đến đối với trí nhất thiết tướng, lấy không sở đắc làm phương tiện.

Này Kiều-thi-ca! Như các cây, nhánh, cọng, thân, hoa, lá, quả, hạt ở châu Thiệm-bộ, tuy có nhiều loại hình sắc khác nhau, nhưng bóng che của nó đều không sai khác. Cũng vậy, năm pháp Ba-la-mật-đa trước tuy có khác nhau, song do Bát-nhã Ba-la-mật-đa thu nhiếp, hồi hướng trí nhất thiết tướng, lấy không sở đắc làm phương tiện nên các tướng sai khác đều bất khả đắc.

Khi ấy, trời Đế Thích lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Như vậy, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thành tựu công đức thù thắng rộng lớn, thành tựu tất cả công đức thù thắng, thành tựu công đức thù thắng viên mãn, thành tựu vô lượng công đức thù thắng, thành tựu vô số công đức thù thắng, thành tựu vô biên công đức thù thắng, thành tựu vô đẳng công đức thù thắng.

Bạch đức Thế Tôn! Nếu có các thiện nam tử, thiện nữ nhân biên chép, thọ trì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, trang nghiêm bằng các báu, đem vô lượng phẩm vật thượng diệu cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, y theo kinh đây giảng nói, suy nghĩ đúng lý. Lại có các thiện nam tử, thiện nữ nhân khác biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người thọ trì, truyền bá cùng khắp. Bạch đức Thế Tôn! Hai nhóm phước này nhóm nào nhiều hơn?

Phật đáp:

- Này Kiều-thi-ca! Ta lại hỏi ông, cứ tùy ý đáp. Nếu có các thiện nam tử, thiện nữ nhân thỉnh được Thiết-lợi-la của Phật từ người khác, đựng trong hộp báu đặt trên chỗ cao; lại dùng vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Lại có các thiện nam tử, thiện nữ nhân cũng thỉnh được Thiết-lợi-la của Phật từ người khác, rồi đem chia cho người khác cỡ như hạt cải, khiến cho người kia kính thọ, an trí như pháp, dùng đủ loại phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Này Kiều-thi-ca! Ý ông nghĩ sao? Hai nhóm phước đây nhóm nào nhiều hơn?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Theo như con hiểu nghĩa Phật nói, hai nhóm phước đây, người sau nhiều hơn. Vì cớ sao? Vì các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quán thấy các loài hữu tình đối với Thiết-lợi-la của chư Phật mà cúng dường cung kính thì sẽ được độ thoát. Nên khi sắp vào Niết-bàn, các Ngài dùng lực Kim cương dụ Tam-ma-địa đập nát thân Kim cương vụn như hạt cải, lại dùng thần lực đại bi sâu rộng gia trì vào Thiết-lợi-la như thế, khiến cho hữu tình đối với Như Lai sau khi vào Niết-bàn, có được một hạt lượng bằng hạt cải, cúng dường cung kính thì được phước vô biên, ở trong trời người hưởng nhiều sự giàu sang an lạc, cho đến cuối cùng trừ sạch các khổ. Vậy nên kẻ chia cho người, phước ấy thù thắng hơn.

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Hay thay! Hay thay! Đúng như ông đã nói. Này Kiều-thi-ca! Bát-nhã Ba-la-mật-đa này cũng lại như vậy. Nếu tự thọ trì, so với bố thí cho người, truyền bá cùng khắp thì hai nhóm phước đây, người sau nhiều hơn. Vì cớ sao? Vì người bố thí hay khiến cho vô lượng vô biên hữu tình được pháp hỷ.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu có người nào đối với nghĩa thú của Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây đã nói, như thật vì người phân biệt giải nói, khiến cho họ được hiểu chơn chính thì vị ấy được nhóm phước thù thắng hơn công đức bố thí kia gấp trăm ngàn lần.

Này Kiều-thi-ca! Phải kính vị Pháp sư này như kính Phật, tôn trọng bậc đại trí đồng phạm hạnh cũng như Phật. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Phải biết rằng vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là chư Phật, phải biết chư Phật tức là Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Phải biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng khác chư Phật, phải biết chư Phật chẳng khác Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao vậy? Vì ba đời chư Phật đều nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tinh chuyên tu học, mới chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Hoặc những người tu phạm hạnh theo chủng tánh Thanh văn, Độc giác cũng nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tinh chuyên tu học mà được quả Thanh văn, Độc giác Bồ-đề. Bổ-đặc-già-la chủng tánh Bồ-tát cũng nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tinh tấn siêng năng tu học, vượt các bậc Thanh vănĐộc giác, chứng vào chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, lần lượt tu hành các hạnh Bồ tát, được trụ bậc Bồ-tát Bất thối chuyển.

Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn được hiện tiền cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn thì nên biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Này Kiều-thi-ca! Khi mới thành Phật, Ta quán nghĩa này, suy nghĩ như vầy: Ta nên nương trụ ai? Ai có thể nhận sự cúng dường cung kính của Ta? Khi nghĩ như vậy, Ta đều chẳng thấy có các thiên, ma, phạm và nhơn phi nhơn nào của thế gian… ngang hàng với Ta, huống nữa là hơn Ta.

Ta lại suy nghĩ như vầy: Ta đã nương pháp đây mà chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, pháp đây sâu xa mầu nhiệm vắng lặng, Ta phải nương lại pháp đây mà an trụ, cúng dường cung kính. Đó chính là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Ta đã thành Phật, song vẫn phải nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cúng dường cung kính, huống nữa là các thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề mà lẽ nào chẳng nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, tinh tấn siêng năng tu học, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây năng sanh ra chúng Đại Bồ-tát. Từ chúng Đại Bồ-tát đây sanh ra các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Nương vào các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Độc giác mới được sanh ra.

Do vậy, này Kiều-thi-ca! Hoặc Bồ-tát thừa, hoặc Độc giác thừa, hoặc Thanh văn thừa, hoặc các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đều nên chuyên cần tu học, dùng vô lượng phẩm vật thượng diệu như tràng hoa cho đến đèn sáng mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

 Quyển thứ 430

 Hết

 

XXXVI. PHẨM KINH VĂN

01

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này sẽ được phước tụ nhiều hơn người trước rất nhiều. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì trong tạng bí mật của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rộng nói tất cả pháp vô lậu. Trong đây, các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đã học, đang học, sẽ học; hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào, sẽ nhập vào Chánh tánh ly sanh của pháp Thanh văn thừa, dần dần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả A-la-hán; hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào, sẽ nhập vào Chánh tánh ly sanh của pháp Độc giác thừa, dần dần cho đến đã chứng, đang chứng và sẽ chứng Độc giác Bồ-đề; hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào và sẽ nhập vào Chánh tánh ly sanh của pháp Bồ-tát thừa, lần lượt theo thứ lớp tu hành các hạnh của Bồ-tát, đã chứng, đang chứng và sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Này Kiều-thi-ca! Những gì gọi là pháp vô lậu? Đó là bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, bốn trí thánh đế, ba giải thoát môn, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, mười lực Như Lai, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộngvô lượng vô biên Phật pháp khác; tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đây.

Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa cho một hữu tình trụ quả Dự lưu thì được phước thù thắng hơn người giáo hóa các loài hữu tình của một châu Thiệm-bộ, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì các hữu tình an trụ mười thiện nghiệp đạo chưa thể thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, cõi quỷ; còn hữu tình an trụ quả Dự lưu thì được thoát hẳn ba ác thú, huống nữa là giáo hóa khiến cho họ an trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề thì phước này không hơn phước kia ư?

Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ, đều khiến cho an trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề thì chẳng bằng người giáo hóa cho một hữu tình khiến cho đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì nếu giáo hóa hữu tình khiến cho đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề thì làm cho Phật nhãn của thế gian chẳng mất. Vì sao vậy? Vì có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề; vì có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chuyển bánh xe diệu pháp, độ vô lượng chúng. Các Đại Bồ-tát đều nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được thành tựu.

Do vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì được phước nhiều hơn phước trước vô lượng vô biên. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì trong tạng bí mật của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế đã rộng nói tất cả thiện pháp thù thắng vi diệu của thế gianxuất thế gian. Nương vào thiện pháp đây nên thế gian mới có đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; nương vào thiện pháp đây nên xuất thế gian mới có bốn niệm trụ nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Đại Bồ-tát, chư Phật Thế Tôn.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loại hữu tình của châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của bốn đại châu, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình của bốn đại châu. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loại hữu tình của Tiểu thiên giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loại hữu tình Tiểu thiên giới. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loại hữu tình Trung thiên giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình Trung thiên giới. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

 Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng đây. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương tất cả thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình châu Thiệm-bộ, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

 Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo các loại hữu tình bốn đại châu, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình bốn đại châu. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Tiểu thiên giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loại hữu tình Tiểu thiên thế giới. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Trung thiên thế giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình Trung thiên giới. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới đây. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng đây. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương tất cả thế giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình của một châu Thiệm-bộ đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình cả bốn đại châu đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình Tiểu thiên thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình Trung thiên thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình mười phương tất cả thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông.

Này Kiều-thi-ca! Trong đây, cái gọi là suy nghĩ đúng lý nghĩa là suy nghĩ Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng hạnh chẳng hai, chẳng phải chẳng hai, để cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; hoặc suy nghĩ nội không cho đến vô tánh tự tánh không bằng hạnh chẳng hai, chẳng phải chẳng hai, để cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; hoặc suy nghĩ bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng bằng hạnh chẳng hai, chẳng phải chẳng hai, để cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn giảng nói, nêu bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho người khác dễ hiểu thì được vô lượng phước tụ nhiều hơn gấp bội công đức của người chỉ tự lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế.

Này Kiều-thi-ca! Trong đây nghĩa ýBát-nhã Ba-la-mật-đa ấy có những nghĩa lý như là: chẳng nên dùng hai tướng quán, cũng chẳng phải chẳng nên dùng hai tướng quán; chẳng có tướng, chẳng phải không có tướng; chẳng nhập, chẳng xuất; chẳng tăng, chẳng giảm; chẳng nhiễm, chẳng tịnh; chẳng sanh, chẳng diệt; chẳng thủ, chẳng xả; chẳng chấp, chẳng phải chẳng chấp; chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; chẳng thật, chẳng phải chẳng thật; chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; chẳng hòa hợp, chẳng ly tán; chẳng phải nhân duyên, chẳng phải phi nhân duyên; chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp; chẳng phải chơn như, chẳng phải phi chơn như; chẳng phải thật tế, chẳng phải phi thật tế. Nghĩa lý như thế có vô lượng môn.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào tự thân đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, dùng vô lượng môn vì người rộng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho người kia hiểu được một cách dễ dàng thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ nhiều hơn trước vô lượng vô biên.

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Như vậy, các thiện nam tử, thiện nữ nhân nên dùng các loại văn nghĩa hay khéo để diễn nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho người.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy, đúng vậy. Đúng như ông đã nói. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nên dùng các loại văn nghĩa hay khéo để diễn nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho người.

Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dùng các loại văn nghĩa hay khéo để diễn nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho người thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này thành tựu được đại công đức vô lượng, vô số, vô biên, bất khả tư nghì.

Này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trọn đời đem vô lượng phẩm vật như y phục, ẩm thực, thuốc men… thượng diệu mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen vô lượng vô số vô biên các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khắp mười phương cõi như cát sông Hằng, và nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào tự thân đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây mà chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, lại nương vào các loại văn nghĩa hay khéo, dùng vô lượng môn rộng vì người nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho người đó hiểu được một cách dễ dàng thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ nhiều hơn phước của người trước rất nhiều. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì vô lượng vô số vô biên các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khắp mười phương cõi như cát sông Hằng đều nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đatinh tấn siêng năng tu học, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trải qua vô lượng vô số vô biên đại kiếp, lấy có sở đắc làm phương tiện, tu hành bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, lấy có sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, lại dùng các loại văn nghĩa hay khéo, chỉ trong giây lát, vì người giảng nói, nêu bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho người đó hiểu được một cách dễ dàng thì người này được phước tụ nhiều hơn phước của người trước.

Này Kiều-thi-ca! Có sở đắc nghĩa là: các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào khi tu bố thí, khởi nghĩ như vầy: Ta là người thí, kia là kẻ nhận thí, đây là quả thí, sự thí và vật thí. Khi vị ấy tu bố thí như vậy, gọi là trụ bố thí, chẳng gọi là bố thí Ba-la-mật-đa.

Khi tu tịnh giới, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tu trì giới, kia là giới để giữ, đây là quả giới và giới được trì. Khi vị ấy tu giới như vậy, gọi là trụ tịnh giới, chẳng gọi tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Khi tu an nhẫn, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tu nhẫn, kia là nhẫn để tu, đây là quả nhẫn và tự tánh nhẫn. Khi vị ấy tu nhẫn như vậy, gọi là trụ an nhẫn, chẳng gọi an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tinh tấn, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tinh tấn, kia là pháp tinh tấn để tu, đây là quả tinh tấn, tự tánh tinh tấn. Khi vị ấy tu tinh tấn như vậy, gọi là trụ tinh tấn, chẳng gọi là tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tĩnh lự, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tu định, kia là cảnh định, đây là quả định và tự tánh định. Khi vị ấy tu định như vậy, gọi là trụ tĩnh lự, chẳng gọi là tĩnh lự Ba-la-mật-đa.

Khi tu Bát-nhã, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tu tuệ, kia là cảnh tuệ, đây là quả tuệ và tự tánh tuệ. Khi vị ấy tu tuệ như vậy, gọi là trụ Bát-nhã, chẳng gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này lấy có sở đắc làm phương tiện nên chẳng thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát tu hành như thế nào để viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu khi tu bố thí, Đại Bồ-tát chẳng thủ đắc kẻ thí, kẻ nhận, quả thí, sự thí và vật thí, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa.

Khi tu tịnh giới, Đại Bồ-tát chẳng thủ đắc kẻ trì, quả giới thu được và giới được trì, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Khi tu an nhẫn, chẳng thủ đắc an nhẫn, quả nhẫn thu được và tự tánh nhẫn, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tinh tấn, chẳng thủ đắc kẻ chuyên cần, quả chuyên cầntự tánh chuyên cần, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tĩnh lự, chẳng thủ đắc kẻ tu định, cảnh định, quả định và tự tánh định, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn tĩnh lự Ba-la-mật-đa.

Khi tu Bát-nhã, chẳng thủ đắc kẻ tu tuệ, cảnh tuệ, quả tuệ và tự tánh tuệ, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát nên đem tuệ có sở đắc như thế và dùng các loại văn nghĩa hay khéo để giảng nói Bát-nhã, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì vào đời đương lai sẽ có các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì người mà tuyên nói pháp tương tự như Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Kẻ sơ phát tâm Vô thượng Bồ-đề nghe pháp tương tự như Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa của người kia nói thì tâm liền mê lầm, thối mất trung đạo. Do đó, phải lấy tuệ có sở đắc và dùng các loại văn nghĩa hay khéo, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà giảng nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Trời Đế Thích thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào gọi là tuyên nói tương tự như Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nói có sở đắc Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nói như vậy gọi là tuyên nói tương tự Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.

Trời Đế Thích lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nói có sở đắc Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa như thế nào mà gọi là nói tương tự Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, nói sắc cho đến thức vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn xứ cho đến ý xứ vô thường, khổ, vô ngã; nói sắc xứ cho đến pháp xứ vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn giới cho đến ý giới vô thường, khổ, vô ngã; nói sắc giới cho đến pháp giới vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn thức giới cho đến ý thức giới vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn xúc cho đến ý xúc vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô thường, khổ, vô ngã; nói bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô thường, khổ, vô ngã; nói bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng vô thường, khổ, vô ngã. Khi nói những lời như vậy, nếu có người nương vào các pháp như thế, tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, tức là hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói những lời như vầy: Kẻ tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa nên cầu sắc cho đến trí nhất thiết tướng vô thường, khổ, vô ngã. Nếu ai cầu được các pháp như thế, mà tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa tức là hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Nếu có kẻ cầu sắc cho đến trí nhất thiết tướng vô thường, khổ, vô ngã như vậy, nương vào các pháp đây tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa thì Ta gọi là hành có sở đắc, tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Nếu nói như trước, phải biết đều là nói có sở đắc, tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy: “Thiện nam tử đến đây, ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ngươi nương vào lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau an trụ quả sơ địa cho đến thập địa của Bồ-tát.”

Này Kiều-thi-ca! Người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nương tưởng hiệp tập dạy tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đó gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy: “Thiện nam tử đến đây, ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ngươi nương vào lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau vượt bậc Thanh vănĐộc giác.”

Này Kiều-thi-ca! Người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nương tưởng hiệp tập dạy tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đó gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy: “Thiện nam tử đến đây, ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ngươi nương vào lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Đã vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì liền được Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát. Đã được Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát thì liền được thần thông thù thắng của Bồ-tát. Đã được thần thông thù thắng của Bồ-tát thì có thể dạo khắp tất cả các cõi Phật trong mười phương, từ cõi Phật này đến cõi Phật kia, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Nhờ đây mà mau chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nương tưởng hiệp tập dạy tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đó gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào bảo kẻ chủng tánh Bồ-tát thừa rằng: “Nếu ông đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý thì quyết định sẽ được vô lượng vô số vô biên công đức.”

Này Kiều-thi-ca! Vì người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nói những lời như vậy, nên gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào bảo kẻ chủng tánh Bồ-tát thừa rằng: “Đối với tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, vị lai, hiện tại, từ sơ phát tâm cho đến khi được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, tất cả những căn lành mà ông có được ở đây, đều nên tùy hỷ; nhóm hợp tất cả, vì các hữu tìnhhồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề”.

Này Kiều-thi-ca! Vì người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nói những lời như vậy, nên gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tuyên nói chơn chánh Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa không có sở đắc, như vậy gọi là tuyên nói chơn chánh Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.

Trời Đế Thích lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Vì sao các thiện nam tử, thiện nữ nhân nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa không có sở đắc, thì gọi là nói chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy:

 “Lại đây thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ông đang tu, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã. Cũng vậy, chẳng nên quán nhãn xứ cho đến ý xứ, sắc xứ cho đến pháp xứ, nhãn giới cho đến ý giới, sắc giới cho đến pháp giới, nhãn thức giới cho đến ý thức giới, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao vậy?

Thiện nam tử! Vì sắc và tự tánh của sắc là không, cho đến trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí nhất thiết tướng là không. Tự tánh của sắc đây tức chẳng phải tự tánh, cho đến tự tánh của trí nhất thiết tướng đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đây, sắc chẳng thể nắm bắt được; thường và vô thường, lạc và khổ, ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Cho đến trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, thường và vô thường, lạc và khổ, ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì trong đây không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có thường và vô thường, lạc và khổ, ngã và vô ngã kia mà nắm bắt được. Thiện nam tử! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa như thế tức là tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nói những lời như vậy, thì gọi tuyên nói chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy: Lại đây thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học bát nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi tu học, ngươi chớ quán các pháp có thể trụ được chút ít, có thể vượt được chút ít, có thể vào được chút ít, có thể đắc được chút ít, có thể chứng được chút ít, có thể lắng nghe được chút ít… thì có thể có được công đức và có thể tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề. Vì sao vậy?

Thiện nam tử! Vì đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đây, rốt ráo không có một chút pháp nào có thể trụ, có thể vượt, có thể vào, có thể đắc, có thể chứng, có thể lắng nghe… mà có thể có được công đức và có thể tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề. Vì sao vậy? Vì tự tánh của tất cả pháp đều không. Nếu tự tánh không thì không có sở hữu. Nếu khôngsở hữu tức là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo không có chút pháp nào có vào có ra, có sanh có diệt, có đoạn có thường, có một có khác, có đến có đi mà có thể nắm bắt được.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nói những lời như vậy, thì cùng với phẩm đen (bất thiện pháp) trên, tất cả trái nhau. Thuyết đây là thuyết Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa chơn chánh.

Vì vậy, Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… nên đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy có sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý; nên đem các loại văn nghĩa khéo hay giảng nói cho người, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu.

Này Kiều-thi-ca! Do duyên cớ đây nên Ta nói: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, lấy có sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý; lại dùng các loại văn nghĩa khéo hay, trong chừng giây lát, vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu thì được phước rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều trụ vào quả Dự lưu, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử thiện, nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Dự lưu và quả Dự lưu đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa này lưu xuất.

Lại nữa, Này Kiều-thi-ca! Nói chi các loại hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều an trụ vào quả Dự lưu, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Dự lưu và quả Dự lưu đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa này lưu xuất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loại hữu tình của châu Thiệm-bộ đều an trụ vào quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Nhất lai và quả Nhất lai, cho đến A-la-hán và quả A-la-hán đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây lưu xuất.


Lại nữa, Này Kiều-thi-ca! Nói chi các loại hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều an trụ vào quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Nhất lai và quả Nhất lai, cho đến A-la-hán và quả A-la-hán đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây lưu xuất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều an trụ vào quả vị Độc giác, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Độc giácquả vị Độc giác đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây lưu xuất.

Lại nữa, Này Kiều-thi-ca! Nói chi các loại hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều an trụ vào quả vị Độc giác, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Độc giácquả vị Độc giác đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây lưu xuất.

 

 Quyển thứ 431

 Hết

 

02

- Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều phát tâm vô thượng Bồ-đề, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy? Vì tất cả Đại Bồ-tát sơ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác cho đến Đại Bồ-tát an trụ thập địa đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều phát tâm vô thượng chánh đẳng giác, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy? Vì tất cả Đại Bồ-tát sơ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác cho đến Đại Bồ-tát an trụ thập địa đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều trụ địa Bồ-tát Bất thối chuyển, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Đại Bồ-tát trụ địa Bất thối chuyển cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều trụ địa Bồ-tát Bất thối chuyển, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Đại Bồ-tát trụ địa Bất thối chuyển cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Giả sử các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Giả sử các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển; có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, được Bất thối chuyển; có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân dạy cho một hữu tình đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân dạy cho một hữu tình đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; giả sử có một hữu tình nói như vầy: “Nay tôi muốn sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề để cứu khổ trong các đường ác cho hữu tình”, khi ấy, có thiện nam tử, thiện nữ nhânthành tựu việc ấy cho hữu tình, nên dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì Đại Bồ-tát trụ địa Bất thối chuyển chẳng hết lòng nói pháp. Người quyết định hướng đến đại Bồ-đề, chắc chắn không còn thối chuyển đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Muốn sớm chứng đại Bồ-đề ấy, thì phải vô cùng khoan dung nói pháp. Vì muốn sớm chứng vô thượng giác, nên quán khổ sanh tử của tất cả hữu tình bằng tâm đại bi cực thống thiết.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; giả sử có một hữu tình nói như vầy: “Nay tôi muốn sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề để cứu khổ trong các đường ác cho hữu tình”, khi ấy, có thiện nam tử, thiện nữ nhânthành tựu việc ấy cho hữu tình, nên dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì Đại Bồ-tát trụ địa Bất thối chuyển chẳng hết lòng nói pháp. Người quyết định hướng đến đại Bồ-đề, chắc chắn không còn thối chuyển đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Muốn sớm chứng đại Bồ-đề ấy, thì phải vô cùng khoan dung nói pháp. Vì muốn sớm chứng vô thượng giác, nên quán khổ sanh tử của tất cả hữu tình bằng tâm đại bi cực thống thiết.

Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát như vậy là gần đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?

Phật dạy:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Cần phải đem bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa truyền trao cho họ; cần phải đem nội không cho đến vô tánh tự tánh không truyền trao cho họ; cần phải đem bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo truyền trao cho họ; như vậy cho đến cần phải đem mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng truyền trao cho họ; cần phải đem các loại vật dụng mà họ cần dùng như y phục, đồ ăn thức uống, đồ nằm, thuốc men để cúng dường nhiếp thọ.

- Bạch đức Thế tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dùng tài thí, pháp thí như vậy để truyền trao, cúng dường, nhiếp thọ Đại Bồ-tát ấy thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Bạch đức Thế Tôn! Vì Đại Bồ-tát ấy phải nhờ sự nhiếp thọ, cúng dường, truyền trao tài thí, pháp thí như vậy thì mới có thể sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Khi ấy, Cụ Thọ Thiện Hiện bảo trời Đế Thích:

- Lành thay! Lành thay! Này Kiều-thi-ca! Ông nên khuyến khích Đại Bồ-tát ấy, nên nhiếp thọ Đại Bồ-tát ấy, nên hỗ trợ Đại Bồ-tát ấy. Nay ông đã làm Thánh đệ tử của Phật, làm những việc cần phải làm. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì các Thánh đệ tử của tất cả đức Như Lai muốn làm lợi lạc cho các hữu tình, nên mới khuyến khích Đại Bồ-tát ấy sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Bằng tài thípháp thí, các Thánh đệ tử Phật truyền trao, cúng dường, nhiếp thọ, hỗ trợ cho Đại Bồ-tát ấy sớm chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vì sao vậy? Vì tất cả các đức Như Lai, Thanh văn, Duyên giác, việc thù thắng của thế gian đều do Đại Bồ-tát này mà được xuất hiện.

Này Kiều-thi-ca! Nếu không có Đại Bồ-tát này phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác thì không có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu không có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thì không có Đại Bồ-tát chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Nếu không có Đại Bồ-tát chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề thì không có các đức Như Lai, Thanh văn, Duyên giác, việc thù thắng của thế gian.

Này Kiều-thi-ca! Do có Đại Bồ-tát phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác nên có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Do có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên có Đại Bồ-tát chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Do có Đại Bồ-tát chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề nên có sự chuyển bánh xe pháp vi diệu, làm tổn giảm bè đảng A-tố-lạc, tăng trưởng chúng trời, người, có các đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ xuất hiệnthế gian, cũng có chúng trời Tứ đại vương cho đến trời phi tưởng phi phi tưởng xứ xuất hiệnthế gian; lại có bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiệnthế gian; lại có Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Chánh đẳng giác thừa xuất hiệnthế gian.

XXXVII. PHẨM TÙY HỶ HỒI HƯỚNG

01

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Từ Thị nói với Cụ Thọ Thiện Hiện:

- Thưa Đại đức! Nếu Đại Bồ-tát lấy không sở đắc làm phương tiện, tuỳ hỷ cùng làm các việc phước nghiệp với các hữu tìnhcông đức, hoặc Đại Bồ-tát lấy không sở đắc làm phương tiện, đem sự tuỳ hỷ cùng làm các việc phước nghiệp này cho tất cả hữu tình đồng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; nếu có hữu tình khác tuỳ hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp, hoặc có các Dị sanh (phàm phu), Thanh văn, Độc giác tuỳ hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp như: Ba việc phước nghiệp thí tánh, giới tánh, tu tánh, hoặc các việc phước nghiệp khác như: bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, ba giải thoát môn, tám giải thoát, chín định thứ đệ, bốn vô ngại giải, sáu pháp thần thông… Công đức tuỳ hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát ấy so với các việc phước nghiệp của Dị sanh, Thanh văn, Độc giác kia là tối thắng, là cao quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Vì sao?

Thưa Đại đức! Vì các Dị sanh tu việc phước nghiệp là để cho mình được an lạc. Các vị Thanh văn tu phước nghiệp chỉ vì điều phục tự thân, chỉ vì tịch tĩnh cho tự thân, chỉ vì Niết-bàn cho tự thân. Còn các Đại Bồ-tát tuỳ hỷ hồi hướng công đức là rộng vì tất cả hữu tìnhđiều phục, tịch tĩnh, Niết-bàn.

Khi ấy, Cụ Thọ Thiện Hiện hỏi Đại Bồ-tát Từ Thị:

- Thưa Đại sĩ! Đại Bồ-tát ấy, tâm tuỳ hỷ hồi hướng duyên khắp mười phương vô số, vô lượng, vô biên thế giới; vô số, vô lượng, vô biên chư Phật của mỗi mỗi thế giới đều đã Niết-bàn. Từ sơ phát tâm cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, lần lược nhập vào cõi vô dư y Niết-bàn như vậy cho đến lúc pháp diệt. Trong thời gian ấy, có sáu pháp Ba-la-mật-đa tương ưng với thiện căn, và có Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, tất cả hữu tình; hoặc cùng và không cùng với vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp tương ưng với thiện căn; hoặc có ba việc phước nghiệp thí tánh, giới tánh, tu tánh của đệ tử Dị sanh kia; hoặc có hữu học, vô học, vô lậu thiện căn của đệ tử Thanh văn kia; hoặc có giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thành tựu, làm lợi lạc cho các hữu tình bằng đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, vô số, vô lượng, vô biên Phật pháp, và nói chánh pháp của chư Phật ấy, hoặc dựa vào pháp ấy, tinh cần tu học đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, nhập vào Chánh tánh li sanh của Bồ-tát và hạnh của Đại Bồ-tát khác. Đại Bồ-tát ấy có hết thảy căn lành như vậy. Và hữu tình khác đối với các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Bồ-tát, các chúng đệ tử, hoặc hiện trụ thế, hoặc sau Niết-bàn, trồng các căn lành, đem các căn lành này tập hợp lại, hiện tiền tuỳ hỷ, sau khi tuỳ hỷ song, lại đem sự tuỳ hỷ như vậy cùng với các việc làm phước nghiệp ban cho tất cả hữu tình, đồng bình đẳng hồi hướng về Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Ta nguyện đem căn lành này cho tất cả hữu tình, đồng hướng đến Vô thượng Bồ-đề. So với sự tuỳ hỷ các phước nghiệp của người khác, thì Đại Bồ-tát ấy tuỳ hỷ hồi hướng như vậy là tối thắng, là cao quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng.

Thưa Đại sĩ Từ Thị, ý ngài nghĩ sao? Đại Bồ-tát ấy duyên việc như vậy, khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng là có việc sở duyên. Như thế, Đại Bồ-tát ấy có chấp thủ tướng không?

Đại Bồ-tát Từ Thị đáp:

- Thưa Đại đức! Đại Bồ-tát ấy duyên việc như vậy, khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng, song thật ra không có việc sở duyên như vậy. Trông giống như Đại Bồ-tát ấy chấp thủ tướng.

Cụ Thọ Thiện Hiện hỏi Đại Bồ-tát Từ Thị:

- Thưa Đại sĩ! Nếu không có việc sở duyên như chấp thủ tướng ấy, thì Đại Bồ-tát kia tâm tuỳ hỷ hồi hướng, lấy sự thủ tướng làm phương tiện, duyên khắp mười phương vô lượng vô biên thế giới, vô số vô lượng vô biên chư Phật của mỗi mỗi thế giới đều đã nhập Niết-bàn, từ sơ phát tâm cho đến khi pháp diệt, có các căn lành và có căn lành của tất cả đệ tử…, tập hợp hết thảy những căn lành ấy, hiện tiền tuỳ hỷ, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng như vậy há chẳng phải điên đảo? Như đối với vô thường cho là thường, đối với khổ cho là vui, đối với vô ngã cho là ngã, đối với sự bất tịnh cho là tịnh. Như vậy là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Đối với vô tướngchấp thủ tướng thì cũng như vậy.

Thưa Đại sĩ! Nếu việc sở duyên thật khôngsở hữu thì tâm tuỳ hỷ hồi hướng cũng như vậy, các thiện căn… cũng như vậy, Vô thượng Bồ-đề cũng như vậy; bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng như vậy; rộng nói cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng như vậy.

Thưa Đại sĩ! Nếu việc sở duyên thật khôngsở hữu thì tâm tuỳ hỷ hồi hướng cũng như vậy, các thiện căn… cũng như vậy, Vô thượng Bồ-đề cũng như vậy, sáu pháp Ba-la-mật cũng như vậy, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng như vậy. Vậy thế nào là sở duyên? Thế nào là sự? Thế nào là tâm tùy hỷ hồi hướng? Thế nào là các thiện căn…? Thế nào là Vô thượng Bồ-đề? Thế nào là sáu pháp Ba-la-mật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà Đại Bồ-tát ấy duyên việc như vậy, khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?

Đại Bồ-tàt Từ Thị đáp:

- Thưa Đại đức! Nếu Đại Bồ-tát tu học sâu xa sáu pháp Ba-la-mật-đa, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, từ lâu đã phát đại nguyện, trồng các căn lành lâu xa, được các thiện hữu nhiếp thọ, khéo học nghĩa tự tướng không của các pháp thì Đại Bồ-tát ấy có khả năng đối với việc sở duyên, tâm tùy hỷ hồi hướng các thiện căn…, Vô thượng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn và tất cả pháp đều không chấp thủ tướng, vẫn phát khởi tâm tùy hỷ, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, lấy chẳng hai, chẳng không hai làm phương tiện, chẳng có tướng, chẳng không tướng làm phương tiện, chẳng có sở đắc, chẳng phải không sở đắc làm phương tiện, chẳng nhiễm chẳng tịnh làm phương tiện, chẳng sanh chẳng diệt làm phương tiện. Đối với việc sở duyên cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, đều không chấp thủ tướng. Do không chấp thủ tướng nên chẳng bị điên đảo thủ nhiếp.

Nếu có Bồ-tát chưa tu học kỹ sáu pháp Ba-la-mật-đa, chưa từng cúng dường vô lượng chư Phật, trồng thiện căn chưa sâu, phát đại nguyện chưa bền lâu, chưa được nhiều thiện hữu nhiếp thọ, chưa khéo học tự tướng không của tất cả các pháp thì vị Bồ-tát này đối với việc sở duyên, tủy hỷ hồi hướng các thiện căn…, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn và tất cả pháp, vẫn còn nắm giữ tướng tâm khởi tuỳ hỷ, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, vì nắm giữ tướng nên bị điên đảo nhiếp thủ, chẳng phải chơn thật tuỳ hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Lại nữa Đại đức! Chẳng nên vì các vị Bồ-tát tân học Đại thừa ấy, mà ở trước họ tuyên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và nghĩa tự tướng không của tất cả pháp. Vì sao vậy?

Thưa Đại đức! Vì đối với pháp như vậy, các Bồ-tát tân học Đại thừa tuy có ít phần tín kính ưa thích, song họ nghe rồi lại đều quên mất, kinh sợ, nghi hoặc mà sanh huỷ báng.

Nếu các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, từng cúng dường vô lượng chư Phật, trồng căn lành sâu xa, phát đại nguyện kiên cố, được nhiều thiện hữu nhiếp thọ thì nên đối trước họ mà rộng nói, phân biệt chỉ bày tất cả pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và nghĩa tự tướng không của tất cả pháp. Vì sao vậy?

Thưa Đại đức! Vì các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển ấy từng cúng dường vô lượng chư Phật, trồng căn lành sâu xa, phát đại nguyện kiên cố, đã được nhiều thiện hữu nhiếp thọ, nếu nghe pháp này thì họ đều có thể thọ trì trọn đời không quên mất, cũng không kinh sợ, nghi hoặc, hủy báng.

Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát nên lấy sự tùy hỷ cùng làm các việc phước nghiệp như vậy, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Khi ấy, Cụ Thọ Thiện Hiện bạch với Đại Bồ-tát Từ Thị:

- Thưa Đại sĩ! Các Đại Bồ-tát nên lấy sự tùy hỷ cùng làm các việc phước nghiệp như vậy, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Tức là có dụng tâm tùy hỷ hồi hướng. Chỗ dụng tâm này là tận diệt li biến. Việc sở duyên này và các thiện căn cũng đều như tâm diệt tận li biến. Trong đây, thế nào là dụng tâm? Thế nào là việc sở duyên và các thiện căn, mà nói tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề? Ở trong tâm, tâm ấy không cần phải tùy hỷ hồi hướng. Vì không có hai tâm cùng khởi một lúc. Tâm cũng không thể tuỳ hỷ hồi hướng cho tự tánh tâm. Nếu khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mà biết như vầy: tất cả Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có sở hữu, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa không có sở hữu; sắc khôngsở hữu, thọ, tưởng, hành, thức không có sở hữu, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề cũng không có sở hữu thì Đại Bồ-tát này biết tất cả pháp đều không có sở hữu, nhưng lại có thể tùy hỷ làm các việc phước nghiệp, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Tâm tuỳ hỷ hồi hướng như vậy chẳng bị điên đảo thu nhiếp. Vì lấy không sở đắc làm phương tiện vậy.

Khi ấy, trời Đế Thích thưa với Cụ Thọ Thiện Hiện:

- Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa nghe pháp như vậy, tâm họ há không kinh sợ, nghi hoặc?

Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa tu tập thiện căn như thế nào để hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?

Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa nhiếp thọ tùy hỷ, làm các việc phước nghiệp như thế nào để hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?

Cụ Thọ Thiện Hiện nương thêm oai lực của Đại Bồ-tát Từ Thị, bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa, nếu tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, lấy không sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, nhiếp thọ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, thì Đại Bồ-tát ấy do nhân duyên đây sẽ tin hiểu thâm sâu nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tin hiểu thâm sâu bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, thường được thiện hữu nhiếp thọ. Những thiện hữu này lấy vô lượng môn văn nghĩa vi diệu, vì Bồ-tát ấy mà rộng nói pháp tương ưng với Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Truyền trao chỉ dạy những pháp như vậy, khiến cho Bồ-tát ấy nhập vào Chánh tánh li sanh của Bồ-tát, nếu chưa vào được Chánh tánh li sanh của Bồ-tát thì cũng chẳng lìa bỏ pháp tu tập Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng nhờ được nghe nói rộng về các việc ma nên Bồ-tát ấy đối với các việc ma, tâm không tăng giảm. Vì sao? Vì các nghiệp ma sự, tánh khôngsở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Cũng lấy pháp này truyền trao chỉ dạy, khiến cho Bồ-tát ấy nhập được Chánh tánh li sanh của Bồ-tát, thường không lìa chư Phật. Ở chỗ chư Phật, trồng các căn lành. Lại nhờ các căn lành nhiếp thọ nên thường sanh vào nhà của Đại Bồ-tát cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, thường không lìa bỏ các căn lành.

Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa, nếu có thể lấy không sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, nhiếp thọ các công đức, tin hiểu sâu xa các công đức, thường được thiện hữu nhiếp thọ, nghe pháp như vậy thì tâm không kinh, không sợ, cũng không nghi hoặc.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa tuỳ thuận tu tập bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tuỳ thuận an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tuỳ thuận tu tập bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộngvô lượng vô biên Phật pháp khác đều phải lấy không sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cho các hữu tình cùng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa ở khắp mười phương vô số, vô lượng, vô biên thế giới hết thảy chỗ các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đoạn trừ sạch tất cả đường hí luận, bỏ các gánh nặng, bẻ gãy gai gốc tụ lạc, dứt sạch các kết sử, đầy đủ chánh trí, tâm được giải thoát, khéo nói pháp ấy. Và các chúng đệ tử của đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác kia thành tựu giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, và trồng các công đức khác, hoặc ở chỗ này trồng các thiện căn, như: đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ… trồng các căn lành; hoặc chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại trồng các căn lành; hoặc trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh… trồng các căn lành. Tập hợp tất cả lượng căn lành như vậy, hiện tiền phát khởi, so với căn lành khác là tối thắng, là cao quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tâm tuỳ hỷ ấy, tuỳ hỷ làm các việc phước nghiệp như vậy cho các loài hữu tình cùng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Bấy giời, Đại Bồ-tát Từ Thị hỏi Cụ Thọ Thiện Hiện:

- Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa nếu niệm công đức của chúng đệ tử và của chư Phật, cùng với căn lành của trời người… gieo trồng; tập hợp tất cả lượng công đức như vậy, hiện tiền phát khởi, so với căn lành khác là tối thắng, là tôn quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tâm tuỳ hỷ ấy, tuỳ hỷ các căn lành như vậy cho các hữu tình, cùng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vậy Đại Bồ-tát này làm thế nào để khỏi rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo?

Cụ Thọ Thiện Hiện đáp:

- Thưa Đại sĩ! Nếu Đại Bồ-tát đối với việc niệm công đức của chúng đệ tử và của chư Phật mà không khởi tưởng đây là công đức của chúng đệ tử và của chư Phật; đối với việc niệm căn lành của trời người… gieo trồng, không khởi tưởng căn lành của trời người…; đối với việc phát tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ-đề, cũng không khởi tưởng tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ-đề thì việc khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát này không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Nếu Đại Bồ-tát đối với việc niệm công đức của chúng đệ tử và của chư Phật mà khởi tưởng đây là công đức của chúng đệ tử và của chư Phật; đối với việc niệm căn lành của trời người… gieo trồng, mà khởi tưởng căn lành của trời người…; đối với việc phát tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ-đề, cũng khởi tưởng tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ-đề thì việc khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát này sẽ rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Lại nữa Đại sĩ! Nếu Đại Bồ-tát dùng tâm tuỳ hỷ như vậy nhớ nghĩ công đức thiện căn của chúng đệ tử và của tất cả chư Phật thì biết rõ tâm này diệt tận li biến, chẳng thể tùy hỷ. Chơn chánh biết rõ pháp ấy, tánh nó cũng vậy, chẳng thể tuỳ hỷ. Lại chơn chánh thông đạt tâm hồi hướng, pháp tánh cũng vậy, chẳng thể hồi hướng. Lại chơn chánh liễu đạt pháp hồi hướng, tánh nó cũng vậy, chẳng thể hồi hướng. Nếu dựa vào những lời dạy như vậy, tùy hỷ hồi hướng là chơn chánh chẳng phải tà. Các Đại Bồ-tát đều nên tùy hỷ hồi hướng như vậy.

Lại nữa Đại sĩ! Nếu Đại Bồ-tát đối với hết thảy các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, vị lai, hiện tại, từ lúc mới phát tâm cho đến ngày đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, mãi cho đến lúc pháp diệt, trong thời gian ấy có các công đức như: các vị Độc giácđệ tử Phật dựa vào pháp Phật ấy mà phát khởi thiện căn; hoặc các Dị sanh nghe pháp ấy mà trồng các căn lành; hoặc rồng, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạt-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn… nghe pháp ấy mà trồng các căn lành; hoặc đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ nghe pháp ấy mà trồng các căn lành; hoặc chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh nghe pháp ấy mà trồng các căn lành; hoặc các thiện nam tử, thiện nữ nhân… nghe pháp ấy mà phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác, chuyên cần tu các hạnh Bồ-tát. Tập hợp hết thảy các lượng công đức như vậy, hiện tiền phát khởi so với các căn lành khác là tối thắng, là cao quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tâm tùy hỷ tuỳ hỷ các căn lành như vậy cho các hữu tình cùng bình đẳng hồi hướng