05 Trên Hòn Đỏ

24/12/201112:00 SA(Xem: 6539)
05 Trên Hòn Đỏ


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Trên Hòn Đỏ

Khi sư Viên Mãn gặp và làm quen với anh Sáu Sài Gòn thì chị Sáu đã có thai được 8 tháng. Cho nên anh Sáu chỉ đi đánh cá vào buổi chiều để có thể trở về vào giữa khuya với mục đích là để được săn sóc vợ trong lúc tắt lửa tối đèn. Bà Hai đi lại thường xuyên hơn cho nên anh Sáu có đủ thời gian giúp đỡ sư Viên Mãn qua lại hải đảo hằng ngày.

Nước trong vũng Hòn Đỏ lên xuống theo triều cường của biển. Mỗi ngày lên xuống ít nhấtmột lần. Khi nước xuống lòng vũng nhô lên những rặng san hô, những vùng rong mắc cạn và những cồn cát mịn màng. Mực nước chỉ cao đến đầu gối. Người muốn qua đảo chỉ cần xăn quần là lội qua được. Tuy nhiên nước lại lên cao chỉ trong một vài giờ cho nên rất ít người dạn gan lội qua và leo lên đảo.

blankBuổi sáng đầu tiên qua đảo khi nước triều đã dâng cao. Anh Sáu và nhà sư đẩy nhẹ chiếc thuyền chở vật dụng gồm nước, gạo, cuốc xẻng, rựa v.v.. Anh Sáu một bên, nhà sư một bên hông ghe cùng đẩy ghe vượt qua cồn cát và các rặng đá ngầm. Xa bờ độ 50 mét thì leo lên thuyền bơi qua đảo. Sóng trong vũng không lớn, song vì phải tránh né các tảng đá nhấp nhô trong vũng nên thuyền phải chèo quen tay mới mong khỏi phải va vào đá. Chung quanh đảo, đá dựng đứng rất hiểm trở. Sóng nơi đây đập mạnh khiến cho thuyền không thể cặp vào bờ. Anh Sáu chọn được một nơi có vùng đá thấp và kín đáo để có mực nước yên lặng dễ ra vào. Đây là hướng gần bờ và dễ dàng leo lên Hòn Đỏ. Nơi đây tạm gọi là bến. Từ trên đất liền nhìn ra thì nơi đây có nhiều tảng đá to lớn đứng như một cổng chào chờ đón khách lên thăm đảo. Nơi bến khi nước dâng cao thì thuyền lại dễ cặp bến, khi nước rút cạn thì để lộ một vùng đá bằng phẳng thuyền có thể đi an toàn trên đó. Khi biển dậy sóng thì nơi đây nhờ có đá to chắn sóng nên an toàn cho việc cặp bến. Anh Sáu là người đầu tiên tìm ra bến này. 

Đẩy ghe vào giữa hai tảng đá để tránh sóng, anh Sáu buộc ghe vào một tảng đá nhô cao và có hai đầu nhô lên như một cái yên ngựa. Đây là một cọc neo thuyền thiên nhiên.

Cuộc leo dốc bắt đầu sau khi đổ bộ lên đảo. Nhờ nhiều lần leo lên tìm củi nên anh Sáu đã phát giác ra một lối đi lên đỉnh do thiên nhiên tạo lập. Đó là lòng một con suối khô được tạo ra khi mùa mưa đổ xuống trên đảo. Nước trên cao chảy xuống tạo thành dòng lũ, bào thành lối mòn chạy ngoằn ngoèo qua các khe đá, mương gai. Lâu đời dòng suối tạm này trở thành lối mòn trèo lên đỉnh đảo. Lòng khe lối đi đầy gai góc và đá sạn lởm chởm. Tuy vậy đó là lối đi duy nhất thuận tiện cho việc lên đồi.

Anh Sáu cầm rựa đi trước phát quang các bụi cây gai cho lối đi được quang đãng. Nhà sư vai vác cuốc, vai mang bọc lương thực và nước uống. Mỗi người tay cầm một cây gậy. Vừa leo, anh Sáu vừa dẫn giải hình thế hòn đảo cùng với cách leo dốc: phải cẩn thận từng bước. Bước từng bước một, ngắn nhưng cần vững chắc. Cây gậy là một trợ cụ cần thiết nhất để ta nương vào đó mà bước lên cao hay xuống thấp. Nhiều lúc, chân lỡ vấp phải đá hay đạp phải gai thì thân phải nương vào gậy để khỏi té nhào. Muốn nương chắc vào gậy thì phải đi chậm, dùng gậy để làm trụ vượt qua khe, leo qua đá.

Lên đến đỉnh đồi, hai người ngồi trên một hòn đá nằm nghiêng nghiêng trên bờ dốc nhìn xuống vũng nước giữa Hòn Đỏ với đất liền. Nước vũng nằm yên lặng trong màu xanh thắm của biển khơi. Cảnh yên lặng, bao la chỉ ở trên tầm cao mới cảm nhận được. Trong ánh nắng vàng, màu xanh của biển cả dịu dàng biết bao.

Đợi khô mồ hôi, sư Viên Mãn bắt đầu bò qua các lùm gai để vào sâu trong chóp đảo. Không một bóng cây. Không một bụi rậm có lá xanh. Toàn vùng chỉ toàn là đá lẫn vào các bụi gai. Nào là gai mắc mèo, gai cắc cu. Gai mắc cỡ nhiều hơn hết. Chỉ có loại gai này còn giữ được một màu xanh của cây cỏ. Cảnh quan khô khốc, cỏ gai xác xơ. Bộ mặt khắc nghiệt của cảnh thiếu nước lồ lộ khắp đảo. Nếu không có cảnh biển nước mênh mông bao quanh, con người chắc sẽ tưởng mình đang đứng nơi sa mạc hoang vắng.

Anh Sáu ngồi thản nhiên nhìn cảnh vật. Trong trí anh đang nghĩ đến sự so sánh khu đồi trơ trọihoang dã này với vùng biển mênh mông của anh đang sinh sống. Anh lặng lẽ nhìn bóng nhà sư Viên Mãn đang lần từng bước đi dạo khắp vùng đồi, giống như hình ảnh của anh đang chèo chiếc thuyền con nhỏ bé giữa vùng biển nước bao la. Cái thẳm sâu của biển cả hiểm nguy chẳng khác gì cái khô khốc của núi đồi nơi đây. Thân phận của anh đối với trùng dương sẽ cũng như cuộc đời của nhà sư trên đồi Hòn Đỏ. Nếu không có sự kiên trì vững chí thì sẽ bị cảnh thiên nhiên tàn khốc nuốt chững đi. Cuộc đời của anh trên chiếc thuyền câu nhỏ bé với đôi tay lưới cũ ngắn giữa biển cả bao la chẳng khác gì cuộc đời cô độc của nhà sư Viên Mãn kia sẽ sống giữa đá và gai góc trên đỉnh đồi. Tuy nhiên anh đã bắt được cá thì nhà sư kia sẽ khai phá được mảnh đồi này để trồng cho được cây xanh có bóng mát và ngôi chùa dù có bé nhỏ đi nữa cũng đủ làm ấm lòng khách thập phương. Sự cần lao của anh đã có kết quả thì sự cần cù lao khổ của nhà sư chắc chắn sẽ thành công.

Anh tự mỉm cười vì sự so sánh hoàn cảnh của anh với hoàn cảnh của nhà sư tuy không giống nhau nhưng có được sự tương tự nhau là làm việc tận lực với một quyết tâm bền vững để đạt đến sự mong muốn của lòng mình.

Nghĩ đến hoàn cảnh của mình, anh cảm thấy mình hạnh phúc hơn nhà sư kia vì anh đang có một gia đình đầm ấm, đầy đủ ấm êm.(anh sắp có con). Sau giờ phút lao động cực nhọc anh lại được hạnh phúc bên gia đình. Còn nhà sư, giờ đây sau những thời gian cực nhọc chỉ sống có một mình, tuy có mẹ song không được sống cùng mẹ, tuy có đồng môn song lại sống lẻ loi giữa nơi hoang đảo. Mỗi tuần chỉ gặp mẹ một lần, bằng hữu một lần. Rồi suốt đời sẽ sống nơi đây nếu tâm nguyện kia được thành tựu.

Đột nhiên anh Sáu có một quyết định cương quyết: phải tận tâm, tận lực giúp cho nhà sư Viên Mãn khai khẩn thành công trên hải đảo Hòn Đỏ. Anh nguyền giúp được phần nhỏ nào vào công việc khai hoang trên Hòn Đỏ thì phải thực hiện cho kỳ được.

Gió trên biển thổi vào khe đá từng hồi như cuộn lời tâm nguyện của anh Sáu đưa đi khắp mười phương.

Sau này anh cảm thấy thỏa nguyền khi nghe sư Viên Mãn tâm sự: Tôi hằng khấn nguyện cùng đức Quán Thế Âm Bồ Tát rằng nếu suốt cuộc đời mà tôi chưa hoàn thành việc khai hoang để lập chùa trên hòn đảo khô cằn này thì kiếp sau nếu được hồi sinh tôi vẫn tiếp tục công việc khai hoang lập chùa. Tôi nguyền sẽ muôn đời kiếp kiếp thực hiện cho được tâm nguyện này.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17555)
31/03/2013(Xem: 12011)
03/04/2014(Xem: 48815)
15/09/2016(Xem: 8800)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.