16 Đào Giếng Trên Đảo

24/12/201112:00 SA(Xem: 7408)
16 Đào Giếng Trên Đảo


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Đào giếng trên Đảo

Từ lúc lên khai phá Hòn Đỏ năm 1960, nhà sư chùa Từ Tôn đã phải gánh nước từ bến đò lên đỉnh đồi ròng rã suốt sáu năm trường. Công việc gánh nước đã thành một thói quen thường trực của cuộc sống trên đảo. Con đường quanh co khúc khuỷu từ bến nước lên đến đỉnh đồi nay đã trở thành một lối mòn dễ đi. Ngôi chùa đã hình thành tuy đơn sơ nhưng đầm ấm.

Thỉnh thoảng cũng có một vài du khách ghé thăm và có những đệ tử từ các thôn xóm gần Hòn Đỏ lên chùa thắp hương và đàm đạo cùng vị sư thầy. Càng ngày càng nhiều thiện nam tín nữ lên chùa.

Một hôm có hai bà cháu đến viếng chùa. Bà đã già trên 70 tuổi và cháu chỉ khoảng mười hai. Sau khi lễ chùa, hai bà cháu bước ra sân đến ngồi dưới bóng cây xoài bên hiên chùa, ngắm cảnh. Dười chân gốc xoài, nhà chùa có đặt một vò nước trong mát. Người cháu đến múc nước đổ vào bát rồi bưng đến mời bà. Bà cụ bưng bát nước uống một hơi ngon lành. Nước còn lại trong bát được người cháu bưng uống tiếp một cách trân trọng. Nhìn thấy cảnh bà cháu uống chắt chiu từng hớp nước, sư trụ trì lòng bỗng thoáng bâng khuâng. Cảnh tuy đơn sơ, mà tâm lại dao động. Những kỷ niệm ở quê hương bỗng ào ạt tràn về.

Ở quê hương thôn dã, người dân bao giờ cũng thoải mái dùng nước cho việc sinh hoạt. Nhà nào cũng có một giếng nước, khách qua đường khi đi ngang qua thường được tự do sử dụng để uống hoặc rửa tay chân, mặt mũi. Nhất là những ngôi nhà ở cạnh đường ven chân núi. Đó là nơi tạm dừng chân nghỉ ngơi khi những người đi chặt củi ở trong núi ra khỏi rừng. Tự nhiên như người nhà họ dùng gàu múc nước vừa uống vừa xối mát chân tay. Bên cạnh giếng, dưới gốc cây có bóng mát chủ nhà luôn luôn để sẵn một vò nước tràn đầy, bên cạnh một cành cây hoặc một trụ nhỏ móc sẵn một cái gáo bằng sọ dừa khô. Bao giờ chiếc gáo cũng gọn gàng xinh xắn. Đó là một chiếc sọ dừa khô có màu đen bóng hoặc vàng đậm, tay cầm là một cái cán dài thường làm bằng tre. Có đôi nơi cán làm bằng cây chà rang nhỏ bằng ngón tay giữa, gỗ chà rang vừa thẳng tắp vừa có màu vàng óng rất đẹp. 

Thêm một đặc điểm nữa là khi gần nước, gỗ không đổi màu và nhất là không chóng mục nát dưới sự tàn phá của nước. Cán gáo chà rang và sọ dừa càng dùng lâu, màu sẽ trở nên bóng loáng. Thân gáo không bao giờ đóng rong rêu và nhất là không có mùi hôi khi dùng lâu với nhiều năm tháng. Còn vò dùng để đựng nước thì thường dùng các loại vò đất nung còn sống, thường để nước thấm qua thành thân vò. Vò lại được đặt dưới bóng mát và nơi có gió thổi. Như vậy nước mau chóng bay hơi và gây nên sự hạ nhiệt làm cho nước trong vò luôn luôn mát lạnh. Khách dùng nước uống xong đều dùng nước dư để rửa mặt, chân tay.

Đó là hình ảnh quen thuộc nơi thôn dã. Nước mát nơi lòng giếng hoặc trong vò nước là vật thể hiện lòng hiếu khách của người dân thôn dã. Khi uống nước họ tự do uống thỏa thích, không dè dặt, không tham lam dành riêng phần cho mình hoặc lấy một ít làm phần của mình để đem về nhà. Chưa bao giờ có cảnh uống nước chắt chiu từng hớp. Chưa bao giờ có cảnh tranh nhau, có cảnh ganh nhau vì uống nước giếng. Họ luôn luôn bình đẳngtự do trong việc sử dụng nước giếng dù không phải là giếng riêng của mình.

Vì quen với nề nếp và cách sống như vậy nên khi nhìn thấy hai bà cháu dùng dè dặt từng hớp nước một, sư Viên Mãn bỗng nhiên thấy lòng trĩu nặngnhận thấy nhà chùa đã thiếu đi một sự thỏa mãn cho nhu cầu bình thường nhất là thiếu nước uống. Vẫn biết là không bao giờ nhà chùa hạn chế nước uống song sự dè sẻn dùng nước nơi này vốn do lòng thông cảm và tự nguyện của khách thập phương. Từ sự trực ngộ này nhà sư chùa Từ Tôn lòng tự nguyện lòng là dốc tâm đào cho được một cái giếng trên hoang đảo này. Trước đây một lần nhân đến thăm chùa Thiên Đức cất trên ngọn đồi thôn Bình Tây xã Ninh Hải trong khu vực Hòn Khói huyện Ninh Hòa, nhà sư đã được nghe chuyện Hòa thượng Liễu Đức, vị sư đã khai sơn ra chùa.

Chùa cất năm Minh Mạng nguyên niên (1820) Ngài Liễu Đức, pháp hiệu là Huệ Giáo, người đương thời thường gọi ngài là Hòa thượng Đò. Gọi như vậy là vị công của ngài đã bắt cầu cho dân chúng được qua lại thuận tiện. Nhân vùng Bình Tây gần biển và là vùng ruộng muối nên nước uống có vị mặn, nhà sư cố công đào giếng trên núi đầy đá tảng. Sau nhiều năm cần cùkiên nhẫn một giếng nước tuy sâu thăm thẳm song nước rất ngọt như nước cam tuyền, lênh láng bốn mùa, giúp cho nhân dân quanh vùng đến lấy về dùng quanh năm. Giếng được thành danh là giếng Thảo.

Theo gương của Hòa thượng Liễu Đức, sư trụ trì chùa Từ Tôn quyết tâm đào giếng trên Hòn Đỏ. Ban đầu sư tự đào một mình song trải qua nhiều tháng gặp quá nhiều trắc trở như thiếu dụng cụ đục đá và nhất là quá nhiều đá tảng lo lớn. Giếng chỉ có thể đào rộng ra chớ không thể nào đào sâu xuống dưới được. Nhà sư đem sự việc trở ngại kể lại với mẹ và bà cụ thuận cấp cho một số tiền để dành lâu nay, thuê mướn thợ chuyên môn. Một nhóm thợ làm đá ở vùng chùa Hang được nhà sư đến tận nơi mời tham dự. Công việc khởi sự vào dịp đầu xuân. Nhà sư chỉ còn lo công việc chuyển nước từ đất liền ra hoang đảo để phục vụ cho toán thợ đào giếng.

Toán thợ làm việc cần cù siêng năng. Lớp đá ban đầu vị nằm phía trên nên dễ dàng được nạy lên và lăn đi. Song càng xuống sâu thì đá càng to lớn và miệng giếng vị hẹp nên công việc tiến triển khá chậm. Cuối cùng vị khối lượng đá quá lớn nên thợ đào giếng đành phải dùng đến mìn để đục đá. Tuy nhiên càng xuống sâu việc bắn đá cũng không thể nào giúp cho công việc tiến triển khả quan. Sáu tháng trôi qua tuy giếng đã có độ sâu khoảng 5 mét song vẫn không thấy hiện tượng có nước mạch chảy ra. Công việc đào giếng phải tạm ngừng vị mùa mưa đã đến. 

Năm ấy mùa mưa đến sớm hơn mọi năm. Có nhiều trận mưa kéo dài đến nhiều ngày. Nước mưa trên đảo chảy tụ hội vào lòng giếng chẳng mấy hôm thì giếng đầy nước. Lòng nhà sư Viên Mãn vô cùng vui sướng. Mỗi sáng sau buổi kinh mai, sư đều ra thăm giếng nước. Nhìn mực nước có độ cạn rất chậm sư trụ trì có rất nhiều hi vọng là giếng đã có thể giữ và chứa nước mưa lâu như một hồ nước cho hải đảo Hòn Đỏ. Trong thời gian còn mưa thì giếng nước này tích tụ nước và sau những cơn mưa thì nhà chùa có thể dùng tạm trong một thời gian khá lâu. Quả như lòng ước mong, nhờ thành giếng toàn đá nên mực nước vẫn luôn luôn tràn đầy. Những buổi trưa, sư trụ trì ra ngồi bên bờ giếng, nhìn chăm chắm vào lòng giếng, nhìn mặt nước lặng yên thăm thẳm, lòng cầu mong đây sẽ là một giếng nước thật sự. Sư mơ màng nghĩ đến mạch nước của chùa Thiên Đức, mạch nước cam lồ nơi giếng Thảo của nhà sư Liễu Đức và lòng cầu nguyện cho công việc đào giếng được thành công.

Nhưng rồi trời cũng hết mưa và toán thợ lại tiếp tục đào giếng. Nhưng càng ngày công việc càng khó khăn và cuối cùng toán thợ đành thú nhận sự bất lực của mình. Giếng đá được đào dở dang nay chỉ còn lại một hố sâu kỷ niệm bao công khổ nhọc của những con người bất lực trước thiên nhiên.

Du khách đến thăm chùa, cúi nhìn lòng giếng thẳm sâu, nhấp nhô đá nhọn càng cảm động nhớ đến công lao khổ cực của vị sư trụ trì có tấm lòng đôn hậu muốn chia sẻ hạnh phúc tầm thường cho tất cả mọi người lên viếng đảo.. Riêng khách đa tình trong làng thơ văn, lòng bồi hồi nhớ đến nguồn nước mưa chứa trong lòng giếng và tưởng đến sự cảm nhận được âm thanh thánh thót của những giọt nước từ trong các khe đá nhỏ giọt xuống lòng giếng. Các mạch nguồn của những dòng nước sau những cơn mưa sẽ thấm sâu vào lòng đất để tháng ngày sau đó cùng nhỏ những giọt nước trong vắt và ngọt lịm vào lòng giếng sâu thẳm như nhỏ vào tâm linh của một ước vọng vị thabác ái. Một dòng thơ đã chảy ra và rơi đọng vào trang thơ trong bài thơ Cây cảnh bằng lăng của nhà giáo Phong Hương khiến lòng du khách cảm thấy nao nao:

“Giếng đá nhớ mưa nguồn”

Giếng đá nhớ mưa nguồn vị giếng đá kia có sự liên quan mật thiết đến mưa nguồn. Các giếng nước trên khắp cõi đời này đều có mạch ngầm và lòng giếng bao giờ cũng đầy ăm ắp nước. Riêng giếng nước trên Hòn Đỏ, phải chờ đợi đến mùa mưa nguồn, phải có mưa nguồn, lòng giếng mới đầy nước. Sau những cơn mưa nguồn, khách thập phương mới nghe được âm thanh tí tách của những giọt nước từ trong khe đá nhỏ thánh thót vào lòng giếng. Trong những ngày nắng hanh, mây trắng vẫn bay trên bầu trời trong xanh, sóng biển vẫn chập chờn quanh đảo, gió vẫn rì rào trên cành lá xoài xanh nhưng ngồi trên bờ giếng, sư trụ trì nghe như mơ hồ tiếng tí tách của giọt nước thánh thót rơi vào lòng giếng như những giọt nhớ nhung rơi vào tim mình. Trong âm thanh mơ hồ sư nghe như tiếng âm ỉ của những cơn mưa nguồn về tuôn nước trên thành giếng. Con người có thể quên đi kỷ niệm quá khứ song lòng của sư trụ trì vẫn thương mến cái giếng đá này, những tháng ngày hì hục đào đục gian lao. Lâu ngày thành ra thói quen, mỗi khi có một cơn mưa nào tuôn xuống, vị sư lại ra đứng bên bờ giếng nhìn xuống lòng giếng chờ mong nước ngập đầy như để chờ mong người bạn cố tri.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17555)
31/03/2013(Xem: 12011)
03/04/2014(Xem: 48815)
15/09/2016(Xem: 8800)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.