Thư Viện Hoa Sen

07 Phát Quang

24/12/201112:00 SA(Xem: 7389)
07 Phát Quang


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Phát quang

Sáng hôm nay là ngày đầu tiên trong việc phát hoang. Trước tiên là chọn ngay khoảnh đất chính giữa đỉnh đồi. Việc phát quang cây cối không có gì khó khăn vị cây chỉ toàn là gai mắt mèo mọc um tùm trên các kẽ đá. Bên trên là gai mắt mèo bên dưới là gai mắc cỡ. Dẹp gai bên trên trước rồi dùng cuốc dọn ngay cây bên dưới. Suốt cả buổi sáng mà chỉ mới xong có một khoảnh nhỏ. Càng về trưa công việc càng nặng nhọc. Đôi bàn tay đã rướm máu vị gai cào. Miệng đã khô vì khát nước và nhất là lưng đau rát vì nắng xối. Khi trời đứng bóng thì công việc dọn sạch lùm gai mắt mèo đã hoàn tất. Nhà sư ngừng tay, đi nấu cơm trưa. Bữa cơm trên đảo đầu tiên chỉ có muối đậu mà thơm ngon vô cùng. Nhai thật chậm rãi, hương vị ngọt ngào của cơm trắng lẫn với vị đậm đà của đậu phộng rang vừa cháy vàng. Phần thức ăn do mẹ làm từ đầu hôm và gói vào lá chuối để sư đem lên đảo. 

Sư vừa ăn vừa đưa mắt nhìn khoảnh đất mới được dọn dẹp chỉ còn có đá. Đá lổn nhổn, đá trải dài, đá nằm phơi mình dưới nắng. Ban đêm đá thu lấy khí lạnh, cô đọng giọt sương để thấm vào lòng đất nuôi sống cây cỏ chung quanh. Ban ngày đá thu nhận ánh mặt trời, hấp thụ nhiệt, nung nóng Hòn Đỏ đến không còn sự sống. Nhà sư bỗng nghĩ đến một phương pháp làm triệt tiêu cái nóng hừng hực trên đảo. Đó là phải trồng cây để lấy bóng mát, để tàng cây che kín không cho ánh nắng lọt xuống mình đá. Như vậy ban ngày sẽ không còn nóng nữa và ban đêm tàng cây sẽ cho những giọt sưong rơi rụng và đá vẫn tiếp tục hội tụ hơi lạnh để tạo thành những giọt nước tuy ít oi song vẫn đều đều cung cấp nguồn sống cho thực vật dưới chân đá. Tuy nhiên muốn trồng cây cho có hiệu quả thì phải có đất, muốn có đất thì phải moi đá và lăn đá đi xa.

Đến xế chiều thì khu đất rộng hơn 25 mét vuông đã dọn sạch cây cỏ gai góc và chỉ còn lại đá to, đá con lởm chởm

Nắng hoàng hôn nhuộm thắm bầu trời phương Tây. Gió trên biển thổi về ào ạt. Cơn nóng bức ban trưa đã theo gió đi xa như thấm vào màu đỏ của trời Tây. Do chỉ ăn một ngày một bữa cơm (ăn đúng vào giữa trưa) nên nhà sư khỏi phải lo nấu cơm chiều. Thời gian còn lại sư che lại tấm bạt và làm nệm cỏ để nằm. Gom nhặt tất cả các cây cỏ đã cuốc, chặt ban ngày để làm thành một nệm cỏ khá dày rồi trải lên trên một chiếc chiếu cũ. Chiếc giường đơn giản này đã giúp đỡ nhà sư suốt khoảng thời gian khai phá Hòn Đỏ. Độ vài hôm thì loạt cỏ gai mới được thay và cỏ cây cũ lại được chôn kỹ xuống hố để chuẩn bị cho việc trồng cây có bóng mát.

Chuẩn bị cho việc an giấc xong thì bóng hoàng hôn đã tràn ngập khắp bầu trời hải đảo. Bóng tối vẫn còn trong sáng dưới ánh sao. Biển khơi vẫn dịu dàng vỗ sóng. Gió khơi hiu hiu thổi. Tiếng côn trùng râm rang khắp đảo. Mây trời bay từ biển khơi vào đất liền, bay ngang qua đảo mây như hạ xuống thấp hơn. Nhìn mây, nhìn trời, sư có cảm giác như mình đang ngồi trên một chiếc thuyền lớn trôi trên biển cả. Không một chút bềnh bồng, không một giây chao đảo. Đảo vẫn trôi yên bình dưới mây trời, các vị sao nhấp nháy nhiều hơn, trong sáng hơn, thỉnh thoảng ẩn mình vào làn mây trắng nhẹ dịu dàng trôi trong lòng trời xanh thẳm. 

Tuy ngồi một mình trên đảo mà nhà sư không cảm thấy cô đơn. Lòng sư như ấm lại, sư nghĩ đến niềm vui sướnghạnh phúc vì lần đầu tiên được nằm ngủ trên hải đảo mà sau này sẽ gắn bó với cuộc đời mình. Ngọn đồi này xưa nay chưa ấm bóng người, từ nay sẽ không còn cô đơn heo hút nữa. Đêm kỷ niệm đầu tiên sẽ là nguồn an vui trong những tháng ngày lao khổ trên mảnh đất này. Tự nhiênràn rụa nước mắt… Đêm đó nhà sư đã đọc trọn hồi kinh Bát Nhã, đã nguyện khấn cùng Quán Thế Âm Bồ Tát phù trợ cho mình đạt được ý nguyện khai hoang, lập chùa trên hòn đảo hoang sơ này. Và sư thiếp vào giấc ngủ lúc nửa khuya.

Trong giấc ngủ, nhà sư đã trông thấy cảnh xanh tươi trên hải đảo cùng với ngôi thiền tự xinh xắn tắm mình trong nắng sớm giữa trời biển bao la. Bỗng nhiên cảnh mưa gió hãi hùng lại ập đến, những đợt sóng to, hung dữ ào ào nhô lên đổ ập xuống ngọn đồi. Lũ sâu bọ hùa hơi tràn đến ăn hết cỏ cây xanh tươi trên đảo. Chúng ăn cả đất đá.

Giật mình thức tỉnh, nhà sư thấy trời gần sáng. Chiếc mền đã đẫm ướt sương khuya. Sư ngồi lên và bắt đầu đọc kinh sáng.

Lâu nay quen với không gian ấm áp của chùa khi đọc kinh, có khói nhang, có mõ, có chuông, dưới ánh nến chập chờn, tiếng tụng kinh vang trong gian phòng ấm cúng, nên hôm nay sư dường như không nghe được tiếng tụng kinh của mình mà chỉ nghe tiếng trầm trầm của sóng vỗ hòa cùng tiếng gió vi vu. Các vị sao còn sót lại trên bầu trời, sáng lóng lánh. Vòm trời cao rộng, thanh thoátvô cùng an lành.

Hôm nay chính thật là một buổi tụng kinh sáng đầu tiên khởi sự một hành trình khổ cực gian lao trên con đường xây dựng một môi trường, một cảnh sắc, một ngôi chùa trên một hoang đảo vắng người.

Một tuần sau thì mặt bằng nền chùa đã xong.

Mặt bằng dự trù lập chùa chỉ vỏn vẹn có 25 mét vuông. Mỗi chiều dài chỉ độ 5 mét. Nền chỉ toàn bằng đá núi đập nhỏ trộn lẫn với đá cuội cùng với cát đem từ đất liền sang. Mặt trên của nền phủ một lớp đá cuội lượm nơi bãi biển khi nước thủy triều xuống thấp. Nhìn mặt nền người ngắm có cảm tưởng nhìn một mặt bằng được thiên nhiên tạo thành bởi các hòn đá cuội bằng cỡ nhau. Công việc này nhờ công chị Sáu đã nhiều ngày dành thì giờ rảnh rổi đi lượm đá để dành. Anh Sáu có bổn phận sắp đá vào bao cát và hằng ngày chở qua đảo tập trung tại bến đá để cho nhà sư vác lần lên đỉnh đồi.. Đá xây nền móng được tạo dựng tại chỗ, được chẻ ra từng phiến vuông vức và sắp chồng lên nhau rất sít sao khỏi cần phải dùng đến vôi hồ. Thấm thoát hơn một tuần trôi qua nền chùa đã ổn định và 8 cột trụ được trồng vững vàng chuẩn bị cho việc cất tạm ngôi lều dùng để làm ngôi chùa nhỏ.

Ngày dựng lều có anh Sáu lên phụ giúp. Và túp lều có mái lợp vải lều của nhà binh đã hoàn tất trong ngày. Vách chung quanh chỉ được che bằng những tấm giấy cát tông lấy từ các thùng giấy bán ở chợ Đầm. Túp lều thờ Phật trên đảo Hòn Đỏ được hoàn tất. Sư Viên Mãn dời chiếc nệm cỏ lên nền lều và bắt đầu sống chính thức tại túp lều đầu tiên trên hải đảo.

Nơi chính diện, một chiếc bàn gỗ tạp cũ được kê vững vàng làm án thờ Phật. Duy nhất chỉ có một tấm hình Phật tổ được lồng kính trang nghiêm, một lư hương bằng đất nung, một cây đèn dầu và một cái chuông, một chiếc mõ nhỏ nhắn. Gia tài của nhà sư chỉ có chừng đó. Hằng tuần nhờ ở sự tiếp tế của mẹ nên nhà sư yên tâm tiếp tục khai phá Hòn Đỏ.

Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18736)
31/03/2013(Xem: 12552)
03/04/2014(Xem: 49915)
15/09/2016(Xem: 9786)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: