23 Về Thăm Chốn Cũ

24/12/201112:00 SA(Xem: 7098)
23 Về Thăm Chốn Cũ


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Về thăm chốn cũ

Buổi trưa hôm đó nằm dưới bóng cây xoài bên hiên chùa, nhà sư Viên Mãn đang trầm lặng nhìn bóng lá xoài lao xao trước gió. Bỗng nhiên nơi hiên chùa một bóng người hiện ra đứng yên lặng trên đầu chiếc ghế nằm của nhà sư.

- Bạch thầy, có lẽ thầy không còn nhớ con, nhưng con vẫn nhớ đến thầy suốt gần bốn mươi năm qua. Con xin tự giới thiệu, con là một trong ba người lính miền Bắc đã được thầy cứu giúp trong những ngày tổng công kích Tết Mậu Thân. Anh em chúng con sống với sự che chở của thầy trong hai ngày đêm và mãi đến hôm nay con mới có dịp trở lại nơi hòn đảo này để cảm ơn thầy.

Nhà sư vui mừng ngồi nhổm dậy, cầm lấy tay người khách phương xa.

Qua câu chuyện hàn huyên nhà sư đã biết được rằng xưa kia có ba người nay chỉ còn có một. Trên con đường chinh chiến họ không được ở gần nhau và hai người kia đã anh dũng hi sinh nơi tiền tuyến.

- Bạch thầy, khi tổ quốc thống nhất con được phục viên và mãi chăm lo sinh kế nên con không có dịp vào Nam thăm lại những người cũ, nhất là những ân nhân đã giúp đỡ con trong những phút giây nguy biến. Hai người bạn năm xưa nay không còn nữa. Con vì mãi lo sinh kế cho gia đình nên mặc dù rất nhớ miền Nam song khó có dịp vào thăm. Nay con đã đầy đủ về mặt tài chánh nên con nhất định vào Nha Trang thăm lại cảnh cũ cách đây gần bốn mươi năm.

Nhà sư yên lặng lắng nghe những nỗi niềm của chàng trai năm xưa. Sự gặp gỡ đột nhiên này đã gây không ít cảm động trong lòng vị sư già. Kỷ niệm gần bốn mươi năm xưa, mặc dù thời gian đã xóa đi nhiều chi tiết song khi người xưa trở về đột ngột thì hình ảnh xưa lại vụt trở về một cách bất ngờ. Tình cảm này giống như tình cảm ruột thịt của những người thân thương lâu ngày xa nhau. Tuy gặp gỡ một thời gian ngắn song tình cảm thiêng liêngtừ bi, vì nghĩa vụ cho nên tình cảm này đã trở thành tình cảm thân thương vô cùng sâu sắc. Người khách phương xa đã kể lại những tháng ngày chiến đấu trên khắp các chiến trường, những chiến công, những mất mát trong cuộc đời quân ngũ. Và nhất là sự thành công khi tìm đúng hướng đi trong việc mưu sinh.

- Được giải ngũ về lập gia đình và cả nhà đã vui lòng đi lập nghiệp trên vùng núi rừng Tây Bắc. Ban đầu có những thất bại vị không có kinh nghiệm và nhất là không có cơ sở kinh tế và tài chánh nên gia đình nhiều năm đã lâm vào cơ cực. Mãi đến sau này gia đình mới thành công trong việc khai khẩn đất hoang, trồng cây ăn quả, nuôi cá và chăn nuôi súc vật. Con cái bây giờ đã vào đại học. Thu hoạch đã tạm ổn định. Cho nên con đã quyết định gởi nhà cho vợ và vào Nam một chuyến dài ngày.

Từ đất liền, người phương xa đứng ngắm hình bóng hòn đảo tuy đến có một lần song vô cùng thân thương. Những hình ảnh ngày xưa tị nạn bỗng chốc hiện về khiến lòng nao nao như sóng vỗ quanh đảo. Ân tình tuy không lớn lao, song niềm thương mến đã khắc sâu vào tâm khảm. Tình nghĩa quân với dân, đồng bào với bộ đội trong những tháng ngày chiến đấu, nhất là những ngày biến động Tết Mậu Thân. Một gói mì chay, một bát cháo trắng và nhất là một tấm lòng an lành trìu mến của nhà sư. Không nói nhiều, chỉ chăm sóc trong thầm lặng, trong khả năng của một nhà tu hành nơi hẻo lánh đơn sơ. Lặng lẽ như một chiếc bóng, nhà sư vừa làm Phật sự vừa lo lắng cho sức khỏe từng người. 

Gần bốn mươi năm qua mà như mới ngày nào khi người khách viễn phương gặp mặt lại nhà sư. Vẫn khổ người nhỏ nhoi ốm yếu, tuy thời gian đã để lại nhiều nếp nhăn trên gương mặt, sự chậm chạp trong dáng đi. Nhưng trí nhớ của nhà sư lại bền vững với thời gian. Vừa gặp nhau nhà sư đã nhận ra và đã kể lại những gì đã xảy ra đêm hôm đó. Nghẹn ngào vị cảm xúc, người khách phương xa cầm lấy tay sư cụ không thốt được nên lời. Bỗng nhiên như không cầm lòng được, vị khách viễn phương ôm chầm lấy sư cụ, miệng thốt nên lời: “Con không bao giờ quên được sư cụ. Rất nhớ đến công ơn của sư cụ”. Rồi nghẹn ngào không nói được gì thêm.

Niềm thân thương khi gặp lại người ân nhân cũ vẫn trong khung cảnh xưa, vẫn là con người xưa không có chút gì thay đổi. Ngọn đảo này vẫn sóng và nắng bao quanh. Bóng mát chòm cây, ngôi chùa nhỏ nhoi vẫn không có gì thay đổi. Lòng người khách viễn phương nao nao như được trở lại mái nhà xưa. Vị sư già và khách cùng nhau đi chung quanh đảo như hai người bạn cố tri. Trong lòng người khách có chút gì xao xuyến khi nhìn thấy những con sóng vỗ chập chờn lên dãy đá có màu đỏ đặc biệt bao quanh hải đảo. Gần bốn mươi năm rồi mà những con sóng này vẫn không có gì thay đổi, những dãy đá nằm phơi mình dưới nắng vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, sư cụ có già đi song tấm chân tình vẫn còn làm con tim người khách viễn phương tràn đầy trìu mến.

Trưa hôm đó hai người cùng nhau ngồi ăn dưới bóng cây xoài bên hiên chùa. Thức ăn vô cùng đạm bạc: một dĩa đậu khuôn, một chút nước tương và một lưng cơm trắng. Cả hai ăn trong niềm vui tương ngộ, trong niềm vui bất ngờ có được của một kỷ niệm đã qua, tình cờ đến và cũng tình cờ thoảng qua như bóng mây trôi trên hải đảo. Khi ba người lính giải phóng đến cũng như đi, không hò, không hẹn và lòng của sư cụ không còn vướng bận sự có không. Hôm nay chỉ còn có một người trở lại, hạnh phúc đoàn viên không được vẹn toàn song có vẫn hơn không, tấm lòng cố tri vẫn tràn đầy như biển cả.

Không ở chơi lâu được với sư cụ, người khách viễn phương từ giã lên đường. Đảo Hòn Đỏ vẫn cô đơn trên sóng biếc.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17554)
31/03/2013(Xem: 12011)
03/04/2014(Xem: 48815)
15/09/2016(Xem: 8800)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.