11 Tư Duy Dưới Trăng

24/12/201112:00 SA(Xem: 6323)
11 Tư Duy Dưới Trăng


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Tư duy dưới trăng

Nằm gối đầu trên đá, nhà sư mơ màng lắng nghe tiếng dế vọng xa xa, khi mơ hồ, khi như rõ bên tai. Những kỷ niệm xa xưa của những ngày thơ ấu chợt thoảng về như đọng dưới ánh trăng vàng. Lòng nhà sư nhẹ nhàng mở rộng đón lấy sự thanh thản dưới trời khuya. 

Sự êm đẹp của thiên nhiên luôn luôn kề cận, quấn quít chung quanh ta nhưng vì quá bận rộn với công việc hằng ngày nên lòng ta quên đi cái đẹp của thiên nhiên, của cây cỏ chung quanh ta.

Ngước nhìn lên bầu trời trong xanh vằng vặc trong suốt như pha lê. Ánh trăng dịu mát như mơn trớn, như xoa dịu cái nóng ban ngày như vẫn còn phảng phất trên da thịt. Bù lại nóng bức ban ngày, đêm trăng như rải sửa mát dịu trên toàn cảnh Hòn Đỏ. Ánh trăng như mặt phải của cuộc đời mà sức nóng ban trưa là mặt trái. Nhờ có nó ta mới hưởng được những giờ phút thoải mái hoàn toàn hạnh phúc.

Giữa trời biển bao la, giữa khó khăn cực nhọc ban ngày, sư Viên Mãn lòng vui sướng ngộ ra một điều là con người không cô đơn trước thiên nhiên. Thiên nhiên vô tình khi con người không lưu ý đến song rất hữu tình với con người hằng để tâm đến thiên nhiên. Lao động là môi trường để con người gần gũi và yêu mến thiên nhiên. Nhờ lao động con người mới thấy rõ ý nghĩa của cuộc đời, mới yêu mến cuộc sống. Khi nội tâm ta hòa đồng cùng vũ trụ thì thiên nhiên dù khắc nghiệt đến đâu cũng là bạn đồng hành với ta trên cõi đời này. Khai phá hòn đảo này, sư Viên Mãn chỉ muốn góp một phần nhỏ vào công việc lập một ngôi chùa nhỏ trên đảo cùng với cảnh quan có cuộc sống như trên đất liền với cỏ cây xanh tươi. Ngôi thiền viện sẽ là nơi tu tâm dưỡng tánh cho tất cả ai ai mong muốn giữa trời biển bao la có một nơi để tu niệm.

Trong sạn đá, trong khô héo, hoang vu, chỉ có nắng và gai góc, tuy gần đất liền mà không một dấu chân người. Hằng ngày có thuyền câu quanh đảo nhưng không người đến thăm vì thiếu nước, thiếu phương tiện tới lui và nhất là thiếu nguồn sinh sống. Từ khi bước chân lên hải đảo không một giây phút nào nhà sư chạnh lòng chán nản. Niềm hy vọng cất được một ngôi chùa trên hoang đảo đã giúp nhà sư vượt qua tất cả mọi gian khổ. Sư không bao giờ nghĩ đến một ngôi chùa nguy nga đồ sộ mà chỉ mong có một ngôi chùa lợp tranh thanh tịnh với một vài đệ tử mến cảnh mến thầy. Sư nhớ lại những tháng ngày theo học nơi trường Bồ Đề, trong giờ giảng văn, sư thích nhất là bài thơ Thú Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh có những câu :

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe đá cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng…

Và ở Nha Trang này không biết tìm đâu ra một động Hương Tích vừa trần vừa tiên, cảnh, tình hòa quyện lấy nhau, để cùng nép mình trước hiên Phật. Vị vậy nên khi đứng trên đỉnh núi Sinh Trung, nhìn thấy Hòn Đỏ cô đơn trên sóng nước, nhà sư đã có tâm nguyện ra đảo lập chùa. Với một tình yêu thiên nhiên, với lòng khát vọng tìm ra một nơi tu hành theo sở nguyện cho nên dù gian khổ đến bậc nào nhà sư cũng quyết tâm thực hiện cho bằng được. Tự mình khai phá, tự mình xây dựng là chính, còn nhờ ở người khác là tùy duyên, tùy hoàn cảnh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 16320)
31/03/2013(Xem: 11290)
03/04/2014(Xem: 47110)
15/09/2016(Xem: 7500)
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.