09 Ăn Rong Trên Đảo

24/12/201112:00 SA(Xem: 6987)
09 Ăn Rong Trên Đảo


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Ăn rong trên Đảo

Ăn uống xong sư Viên Mãn chú tâm vào việc chuẩn bị tân tạo chỗ tạm trú của mình trong thời gian khai thác, khẩn hoang ở trên đồi. Đó là một cái hốc ăn sâu vào một tảng đá nhô cao có nhiều bụi tầm xuân leo mọc tạo thành một chỗ ẩn náu lý tưởng: nắng thì có bóng mát và mưa thì có chỗ tạm nương. Muốn cho an toàn khi mưa đến nhà sư đã che phía dưới lùm cây một tấm vải bạt ni lông như một cái lều ẩn trong lùm tầm xuân. Mặt đất bên dưới là một tảng đá bằng phẳng như một tấm phản rộng. Tuy không được hoàn toàn bằng phẳng nhưng cũng đủ để đặt lưng nằm ngơi nghỉ trong những giờ sau lao động. Vách đá là chỗ tựa để tránh gió mưa.

Trời đang trong xanh bỗng nhiên mây ở chân trời ùn ùn kéo nhau che kín bầu trời. Rồi cơn mưa bất chợt ào ào đổ xuống. Mưa giăng màn che kín không gian biển rộng.. Hòn Tre, Hòn Mun và các đảo khác mờ đi trong làn mưa để rồi quanh đảo chỉ còn có màn mưa trắng giăng giăng. Mưa vây quanh đảo nhỏ như hợp sức với những cơn sóng ào ạt quanh chân đảo. Giữa cơn mưa Hòn Đỏ như cô đơn song vẫn an nhiên trước sóng gió bão bùng. Gió mưa làm tấm bạt ni lông run lên bần bật khiến sư Viên Mãn phải ngồi nép mình bên vách đá, lặng nhìn dòng nước chảy trên tấm bạt ni lông và cùng tuôn chảy vào chiếc thùng hứng bên dưới. Niềm vui của nhà sư là được có thêm nước dự trữ cho những ngày khai phá trên đảo. Ít nhất là có được một tuần khỏi phải gánh nước. 

Nha Trang không có mưa dầm, chỉ có những cơn mưa chợt đến rồi chợt đi. Nhiều lúc cơn mưa kéo dài chỉ trong vòng đôi ba ngày là cùng. Những lúc đó đảo Hòn Đỏ bị cô lập giữa biển động. Sóng vỗ ầm ầm quanh chân đảo nên không có một chiếc thuyền nào có thể cặp vào. Đảo như bị cô lập, như trôi ra xa giữa sóng gió trùng dương.

Mỗi khi cơn mưa kéo dài, đảo bị cô lập với đất liềnViên Mãn phải chấp nhận tình trạng thiếu lương thực trên đảo. Hàng tuần sư ra đảo chỉ mang theo một ít gạo và một ít tương chao và xì dầu. Sư chỉ ăn mỗi ngày một bữa, đúng vào giờ ngọ. Nhiều lúc bị cô lập trên đảo, sư phải ăn những lá rong xanh mọc nơi mép đá ven biển. Sóng lớn đánh tạt rong lên các mỏm đá cao, nhà sư đã lựa những mảnh rong còn non xếp từng chồng trên một dĩa nhựa rồi mỗi lúc dùng bữa sư ngồi nhai chậm rãi như ăn bắp nấu. Từng lá rong xanh được nhai chậm rãi, nhai thong thả như để tận hưởng hương vị thơm ngon của rong biển. Thật ra nhà sư nhai chậm rãi là vị thói quen hơn là muốn tận hưởng hương vị của rong vì hương vị này nhạt pha lẫn vị đắng và chát. Nhìn vị sư ngồi nhai rong biển, ta có cảm tưởng là mình đang bắt chợt thấy được hình ảnh một vị chơn tu thuở trước, trong câu chuyện một vị sư ngồi nhai một hột mè mà đủ sống trong một ngày. 

Trong các câu chuyện được dân gian kể lại như câu chuyện ngài Trừng Nghệ, hiệu Nhơn Sơn tu tập tại chùa Thiên Sơn (còn có tên là chùa Lỗ Mây) thuộc xã Ninh Hưng huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa. Việc ăn uống của Hòa thượng rất giản dị. Chỉ một nắm cơm khô, một nắm gạo rang, hoặc một nắm lá cây, bất cứ lá cây gì, cũng đủ nuôi sống. Ngoài ra còn một vị sư tu ở chùa Linh Quang thuộc thôn Đại Điền Trung, hiệu là Nhơn Nguyện. Ngài xuất gia từ lúc 9 tuổi. Khi tu có hơi tối dạ, thường bị phạt mỗi khi không thuộc kinh. Sau một tuần ngồi tịnh thiền dưới cây ké tại núi Phú Nhơn ngài đã ngộ đạo và vào tu ở chùa Linh Quang và ngài nhập thất trong thời gian là ba năm. Suốt thời gian này ngài chỉ ăn rau muống sống và ớt vào đúng ngọ. Do đó ngài có tên là Hòa thượng Rau.

Ăn rong thay cơm, nhà sư không bị đau bụng hay khó chịu vị ban đầu nhà sư ăn rất ít, nhai rất kỹ và có lẽ nhờ bộ máy tiêu hóa tốt . Ban đầu chỉ ăn chút ít, sau lần lần thay cho bữa ăn chính. Cuối cùng cơ thể quen dần với loại lương thực mới lạ này.

Lần ăn rong ban đầu vào lúc trời mưa dầm vì không có lao động nên việc ăn rong thay cơm rất dễ thực hiện . Sau đó cần có sức khỏe để khai phá hoang đảo nên việc ăn rong chỉ để giặm vào những ngày nghỉ làm hoặc trong ngày gió mưa. Tuy nhiên trong suốt mười năm lao động trên đảo Hòn Đỏ sư Viên Mãn vẫn duy trì chế độ ăn rong mỗi tuần hai lần để giảm thiểu việc tốn hao lương thực vị sư phải tự túc trong vấn đề này khi chùa chưa có bổn đạo. Anh Sáu Sài Gòn chỉ dạy nhà sư ăn rong với mục đích thay rong làm rau xanh trong các bữa ăn còn sư khi thực hành lại lấy rong thay cho lương thực. Nhà sư đã thực hiện cách ăn này cho nhiều loại rong biển từ rong rau câu, rong đồng mứt. rong chân vịt v.v.. và đã nhận chân ra là: mỗi loại rong đều có một mùi vị riêng giống như các hoa quả, các rể củ v.v.. Hạp miệng với loại nào thì thích ứng với loại nấy. Ban đầu khó chịu sau dần dần quen và sau đó làm lương thực để mà sống.. Trong lúc ăn, nếu lòng ta không nghĩ đến chất ngon vị ngọt thì miệng nhai nhánh rong đắng cũng giống như nhai một cọng rau muống vậy.

Trong hoàn cảnh cơ cực nhất, con người có thể sẵn sàng chấp nhận những điều khổ cực nhất, vui với những điều mình có thể có và giữ được niềm vui trong những cái tầm thường nhất mà mình có được. Nếu giữ được nếp sống này ta luôn luôn có hạnh phúc và ta sẽ được vơi đi những đau khổ mà trần gian này đã đem đến cho ta. Khi ta chấp nhận sự đau khổ thì đau khổ sẽ vơi đi, khi ta không nhớ đến sự đau khổ thì đau khổ sẽ biến mất giữa lòng ta.

Có một đôi khi anh Sáu Sài Gòn đem rong biển nấu thật chín và mời sư Viên Mãn ăn và nhà sư đã thốt nên:

- Không có mùi vị gì khác. Tuy nhiên ăn chín khó ăn hơn ăn sống.

Theo ý nghĩ của nhà sư thì cọng rong kia dù có thay đổi cách thức nấu xào, hay cách thức chế biến thì bản chất của rong biển vẫn là bản chất của rong biển. Vị ăn trong miệng vẫn tùy thuộc vào cảm nhận của con người. Tuy nhiên khi cần sức khỏe để lao động thì việc ăn cơm rau vẫn cần thiết.

 Hằng năm cứ vào mùa nắng, dân cư trong đất liền đợi khi nước triều xuống, lội ra vớt rong biển về phơi khô đem bán cho bạn hàng chế biến hải sản. Nhiều lúc họ vớt lên phơi ngay trên bãi đá và đợi khi nào rong khô họ mới đem giỏ ra hốt đem về. Nhiều lúc thấy các bãi rong lòng mứt hoặc rau câu chân vịt bị hái sạch, sư Viên Mãn đã suy nghỉ Trời có sinh thì có hoại, tuy nhiên lòng ta vẫn mong muốn là tất cả các loài chim muông, cây cỏ đều được tự sinh sôi nẩy nở yên lành chung quanh đảo này.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17555)
31/03/2013(Xem: 12011)
03/04/2014(Xem: 48815)
15/09/2016(Xem: 8800)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.