14 Trôi Giữa Biển Khơi

24/12/201112:00 SA(Xem: 7696)
14 Trôi Giữa Biển Khơi


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Trôi giữa biển khơi

Tháng bảy năm nay, mùa thu sớm về cùng nhiều mây trên vòm trời. Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa chuẩn bị lễ Vu Lan sớm hơn mọi năm. Các vị chư tăng, ni đều được phân công chuẩn bị tăng lễ. Sư Viên Mãn tuy có chùa Từ Tôn song vẫn hằng về phục vụ tăng lễ như mọi năm. Buổi họp hôm nay có phần chi tiết nên giờ vãn buổi họp có phần trễ hơn mọi chiều.

Trời đã tối mịt, nhà sư mới đến được gian lều nhỏ của gia đình anh Sáu Sài Gòn trên bờ vịnh Hòn Đỏ. Anh Sáu đã chèo thuyền đi thả lưới. Nước triều đã dâng cao. Không còn người đưa qua đảo, sư Viên Mãn đành phải tự túc dùng một chiếc thùng xốp bơi sang. Đó là một chiếc thùng lớn đựng đồ điện tử của quân đội phế thải đem ra bán ở chợ Đầm Nha Trang. Thùng vuông vức một mét vuông, có bờ cao 5 tấc. Thường ngày sư Viên Mãn gởi tấm xốp nơi lều của vợ chồng anh Sáu. Mỗi khi qua đảo không có đò thì sư lại dùng tấm xốp này thay cho thuyền chở vật liệu gia dụng như gạo, rau, v.v..Không bao giờ sư dám leo lên ngồi trên tấm xốp vị sợ hư hao. Sư luôn luôn lội dưới nước và đẩy tấm xốp trôi đi.

Hôm nay trên tấm xốp có chở thêm một cái “can” đựng nước 20 lít và hai nhánh chuối, quà của chùa Sinh Trung. Sau khi cẩn thận chất đồ vào tấm xốp cùng với quần áo sư Viên Mãn đẩy thuyền ra xa bờ. Mùa này biển thường có những cơn gió lốc từ bờ thổi ra. Biển không có sóng cao song mặt biển đầy con sóng. Nương theo con gió, nhà sư đẩy tấm xốp thuận dòng trôi mau ra Hòn Đỏ. Bỗng nhiên một cơn gió lốc từ bờ thổi mạnh cuốn theo chiếc thuyền xốp ra hướng biển khơi. Không thể nào chống chọi được với cơn lốc nhà sư đành bíu chặt lấy tấm xốp để mặc cho cơn lốc thổi người và vật trôi theo luồng gió. Ban đầu nhà sư tưởng mình và thuyền chỉ bị cuốn đi xa bờ trong chốc lát rồi sẽ tìm cách bơi vào Hòn Đỏ, nhưng sau một giờ vật lộn với cơn lốc nhà sư phát hiện ra mình đã quá xa bờ. Bóng đèn điện đường nơi bờ biển Nha Trang không còn lờ mờ trong đêm . 

blankBốn mặt, biển mênh mông. Trên trời mây giăng mù mịt. Biển và trời mù mịt tối tăm. Không biết tự bao giờ nhà sư đã leo được lên chiếc thuyền xốp, ngồi co ro ôm lấy cái “can” nước ngọt. Trời biển đen tối bao la không biết được phương hướng đâu là bờ, đâu là chân trời. Mặt biển yên lặng, không gian tối đen, không một tiếng sóng, không một hơi gió. Nhà sưcảm tưởng như mình đang ở trong một vực thẳm. Để được yên lòng nhà sư bắt đầu tụng kinh. Và trong đêm tăm tối những lời kinh trong kinh Từ Bi bỗng nhiên sáng chói như một dòng sông tràn đầy ánh sao. Hoàn toàn đắm mình trong câu kinh nhà sư bỗng nhiên thoát ra ngoài cảnh tượng đen tối của đêm đen và lòng được an nhiên như đang ngồi đọc kinh khuya trên hải đảo Hòn Đỏ. Lòng không một chút lo sợ, nhà sư tin tưởng ở sự cứu giúp của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Trên bầu trời mây đã tan và muôn vị sao lấp lánh. Nơi chân trời hừng đông đã ửng sáng. Nhà sư đã định hướng được phương trời. Nhìn về hướng đất liền vẫn thấy mờ mịt không một bóng núi, chỉ nhìn thấy một màu xanh bát ngát. Vị không nhìn thấy bến bờ nên nhà sư biết rằng mình đã trôi giạt cách bờ khá xa và bây giờ chỉ còn hy vọng được một chiếc thuyền đánh cá nào đi ngang qua trông thấy và cứu vớt lên.

Tin tưởng vào sự phù trì của đức từ bi Quán Thế Âm Bồ Tát, sư Viên Mãn lo chuẩn bị cho cuộc đợi chờ được cứu vớt giữa biển khơi. Trước tiên, sư kiểm soát lại chiếc can đựng nước. Nước vẫn còn đầy nguyên vẹn. Thứ đến là hai nải chuối mốc đã vàng da. Vốn sống khắc khổ và kiệm ước trên hải đảo nên với lượng nước và thức ăn này sư có thể sống trên mười ngày giữa trùng dương bao la. Nắng giữa biển khơi dịu dàng hơn nắng trên hoang đảo Hòn Đỏ. Nơi đó nắng của trời hợp cùng nóng của đất, của đá nung đốt con người. Khí nóng hừng hực đổ từ trên trời xuống, hất từ dưới đất lên và như đọng trên mặt đá. Giữa trùng dương chỉ có nắng nóng của mặt trời, cái nóng như được màu biển xanh bao phủ, được gió biển xua đuổi dịu dàng. Cho nên, nhà sư yên chí là mình có thể chịu đựng được trong một khoảng thời gian dài. Cái sợ duy nhất là bão tố, phong ba. Giữa trùng dương trong sóng gió thân con người như bèo bọt, như mỏng manh. Tuy nhiên niềm tin nơi số phận, nơi sự hằng cứu giúp của đấng từ bi Quán Thế Âm Bồ Tát làm cho tâm nhà sư được an như.

Công việc chống nắng được bắt đầu bằng việc cởi lấy tấm áo để dùng làm tấm che đầu, che mặt. Che lưng thì dùng chiếc quần. Như vậy, sư có thể ngồi hằng giờ trên chiếc thuyền bé tí để mặc cho gió thổi thuyền trôi đi. Khi đã mỏi chân thì sư nhẹ nhàng tháo bỏ quần áo quấn quanh người rồi nhẹ nhàng chuồi mình xuống nước. Một cảm giác khoan khoái dâng tràn trong cơ thể, cảm giác sung sướng, mát mẻ như đưa con người từ nơi cơ cực đến chốn hạnh phúc trên cõi trần gian. Sự mát mẻ của biển xanh ôm ấp lấy toàn thân, khiến cho nhà sư không còn thấy mình đang trôi giạt giữa cảnh mênh mông của trời đất của nắng nóng giữa trùng dương. Nhà sư yên lặng tận hưởng cái cảm giác hạnh phúc này và người đã thầm đọc kinh cảm tạ Bồ Tát Quán Thế Âm

Sự sợ hãi giữa cô đơn không còn nữa mặc dù chỉ có một mình giữa trời biển bao la. Hạnh phúc mát mẻ chỉ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ thì vị sư càng lúc càng thêm cảm thấy cái lạnh từ trong ruột tràn ra cơ thể. Nước biển bây giờ không còn mát nữa mà lạnh, lạnh đến không thể chịu được. Cố gắng lắm nhà sư mới trèo được lên chiếc thuyền bé tí và choàng vội lấy áo quần ôm chặt vào lòng. Ánh nắng ban trưa hừng hực chiếu khắp cơ thể làm vơi đi cơn lạnh. Chỉ một lát sau cảm giác nồng ấm lại trở về với cơ thể. Hiện giờ mặt trời đã chiếu thẳng trên đỉnh đầu. Cơn đói cồn cào và cơn khát sôi sục bỗng nhiên ào ào kéo đến. Tuy đã quen với những cơn đói khát trên Hòn Đỏ nhiều tháng năm rồi mà hôm nay lòng nhà sư vẫn không kìm được sự thèm một hớp nước lạnh và một trái chuối chín. Sau khi ăn chuối và uống nước, nhà sư đã trở lại trạng thái bình thường và việc ngồi nhập định dưới ánh nắng mặt trời gay gắt lại tiếp tục

Giờ khắc trôi qua mau chóng. Mặt biển tuy không ào ạt sóng như ở gần bờ song mặt biển vẫn lô nhô những con sóng cao. Sóng ở ngoài khơi khác với sóng nơi bờ biển. Sóng ngoài khơi chỉ nhô lên và hụp xuống, sóng chỉ đứng một chỗ chớ không chạy từ ngoài khơi vào bờ. Giữa trùng dương bao la biết đâu là bờ để cho sóng có hướng mà chạy. Sư Viên Mãn đã suy tư như vậy khi nhìn thấy thuyền của mình chỉ nhô lên hụp xuống tại một chỗ mà thôi. Sóng không đưa thuyền đi mà chỉ có gió là đẩy thuyền trôi theo chiều gió. Nhưng gió lại thổi không có hướng nhất định, khi thì bên phải, khi thì bên trái mạn thuyền.

Buổi trưa trên mặt đại dương bát ngát một màu xanh thẳm nối tiếp với sắc trời cũng xanh thẳm. Tầm mắt người nhìn vô cùng bát ngát mênh mông. Con người vô cùng bé nhỏ, vô cùng cô đơn giữa không gian vô tận. Trong đất liền giữa đồi núi và đồng bằng ta không có được cảm giác một mình đứng giữa vô biên. Ngoài biển khơi, ta mới cảm nhận được rằng kiếp người vốn đã ngắn ngủi mà đối với trùng dương lại càng nhỏ bé vô ngần. Trong cái ngút ngàn xanh thẳm kia, ta chỉ chực tan đi, chỉ chực hòa đồng vào màu xanh thẳm kia vậy.

Buổi chiều, mặt sóng trùng dương có sự thay đổi rõ rệt. Muôn sóng nhấp nhô (thật đúng với từ nhấp nhô) và lòng người thêm phần kinh hãi. Mọi sợ hãi như thu hẹp lại, cái bát ngát giữa ban trưa không còn nữa mà chỉ còn có nỗi lo âu như sánh đặc lại theo cùng thời gian. Bầu trời xanh dịu mát lóng lánh muôn ngàn vị sao như vỗ về lòng người trước cảnh. Càng về đêm lòng đại dương càng thêm đậm đặc màu đen thẫm. Tầm mắt không nhìn được ra xa mà chỉ nhấp nhô trên muôn ngàn con sóng. Sóng không trôi ra xa mà chỉ ở quanh quẩn bên ta nhô lên hụp xuống nhịp nhàng. Ngồi thiền định trên chiếc thuyền con và thầm đọc kinh Từ Bi cứu độ. Nhà sư chìm đắm trong giấc ngủ mê say.

Khi mở mắt, sư Viên Mãn đã trông thấy được chân trời. Giữa màu xanh bao la của biển và của trời có một lằn ánh sáng rộng lớn màu hồng nhạt. Ban đầu là màu trắng trong có pha lẫn ánh hồng. Càng ngày ánh hồng càng đậm và tỏa sáng khắp chân trời. Nơi chân trời phơi phới các dải mây trắng xốp trôi lờ lững. Ngắm nhìn cảnh quan, nhà sư không còn cảm thấy mình cô đơn nữa. Qua một đêm tăm tối, ánh sáng lại hiện lên, màu biển lại xanh hiền hòa, màu mây lại thay màu đổi sắc và lòng biển lại dịu hiền xanh trong vắtTrước cảnh bình minh rực rỡ lòng nhà sư bỗng nhiên an tịnh vô cùng. Cảm giác cô đơn trên biển cả không còn nữa mà chỉ còn tấm lòng thênh thang trước bao la. Khi tâm đã hòa đồng cùng trời biển thì trí không còn gợn chút lo âu vị sự sống còn. Thiên nhiên đã no đầy trong cuộc sống hiện tại cho nên nếu ta có chết đi trong giờ phút này thì cuộc đời ta đã hoàn toàn mãn nguyện. Cho nên lòng nhà sư hoàn toàn yên tĩnh và chỉ lo chuẩn bị áo quần chống nắng và gìn giữ cái can nước như một vật quí thiêng liêng.

Một ngày nắng cũng nhanh chóng trôi quakế tiếp một đêm đen êm ả trên biển cả. Khi còn trên Hòn Đỏ, sư Viên Mãn tuy có nhiều đêm ngồi ngắm sao trời song không hề có được một đêm yên tĩnh nào mà sư nhìn thấy bầu trời to rộng mà hạ thấp gần gũi với con người đến thế. Bầu trời như sát xuống hơn. Các vị sao trong sáng hơn, long lanh hơn và nhất là hiện rõ hơn. Ánh sao lấp lánh như đang muốn trò chuyện cùng người cô đơn trên biển cả, như thì thầm khuyên nhủ, an ủi hãy tin tưởng, cố gắng đợi chờ một sự cứu vớt đang tiến đến gần. Bỗng nhiên nhà sư đăm đăm nhìn một vị sao gần nhất sáng nhất và tưởng như đó là mẹ của mình đang dõi nhìn mình và như âu yếm khuyên nhủ mình hãy yên tâm và tin tưởng nơi đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Thốt nhiên câu niệm Phật Quán Thế Âm bộc phát từ nơi cửa miệng nhà sư. Và từ đó nhà sư không đọc kinh nữa mà miệng luôn luôn niệm chú Quán Thế Âm rồi để tâm hồn mình trôi dần vào yên tĩnh của đêm đen biển lặng.

Sáng sớm hôm sau khi vừng hồng thái dương vừa ló dạng thì nhà sư đã thấy rõ ở chân trời một chiếc tàu to lớn đang tiến về phía mình. Niềm sung sướng vô biên như ánh hồng rực rỡ tràn ngập trong lòng, nhà sư tưởng như đức Mẹ Từ Bi đã hiện ra trong ánh hào quang lộng lẫy. Và sau đó nhà sư được chiếc tàu viễn dương của Nhật Bản cứu vớt. Hai ngày sau chiếc tàu gởi nhà sư cho một chiếc thuyền đánh cá đưa về Nha Trang. Nhà sư cảm ơn vị thuyền trưởng và các thủy thủ đã cứu sống mình và tuyệt đối không nhận một món quà gì của chiếc tàu đã cứu vớt mình và chỉ xin được đem về cùng với mình chiếc thuyền xốp và chiếc “can” cũ để làm vật kỷ niệm cho cuộc trôi giạt ra biển khơi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17554)
31/03/2013(Xem: 12011)
03/04/2014(Xem: 48815)
15/09/2016(Xem: 8800)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.