20 Thích Nữ Nhất Chi Mai

24/12/201112:00 SA(Xem: 9512)
20 Thích Nữ Nhất Chi Mai


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Thích nữ Nhất Chi Mai

Mãi đến sáng ngày rằm tháng tư năm Đinh Mùi tức ngày 23 tháng 5 năm 1967, nhân đi vào xóm Cù Lao lấy nước sư Viên Mãn mới biết rõ được ngọn ngành cái chết của nữ Phật tử Nhất Chi Mai.

Trong một gian nhà nhỏ, năm người tuổi trẻ đang ngồi quanh một bàn gỗ tre cùng đọc chung một cuốn sách có nhan đề: “ Chết Mới Được Ra Lời “. Đây là cuốn sách ghi lại những bức thư của người nữ Phật tử đã tự thiêu mình lúc 7 giờ 20 sáng ngày 8 tháng tư năm Đinh Mùi tức ngày Phật Đản thứ 2511. Chị tên là Phan Thị Mai, sinh viên trường đại học Văn khoa Sài Gòn và đại học Vạn Hạnh, đã tự thiêu tại chùa Từ Nghiêm.

Chị Nhất Chi Mai đã viết lời cuối cùng:

Tôi viết tất cả 10 bức thư để lại.
Ngày mai tôi sẽ lo lắng một mình tôi, buổi lễ tự thiêu.
Tôi cho các nhà báo, nhiếp ảnh hay và một ít bạn thân đến nơi tôi dự định mà không cho họ biết trước chuyện gì sẽ xảy ra.
Tôi mua 10 lít xăng.
Địa điểm tôi chọn lựa là chùa Từ Nghiêm. Tôi có ý đến nhà thờ Đức Bà hay một nơi công cộngtính cách lịch sử một chút, mà thôi !
Phía trước mặt tôi, tôi đặt hai bức tượng :
Đức Maria với hai bàn tay đưa ra.
Đức Quán Thế Âm với đôi mắt dịu hiền.
Cả hai nhìn tôi và ban ơn cho tôi tròn ước nguyện.
Trước mặt và sau lưng tôi có hai biểu ngữ tôi viết :
Con chấp tay quỳ xuống
Xin Đức Mẹ Maria
Đức Quán Âm Phổ Hiền
Cho con tròn ước nguyện

Xin đem thân làm đuốc
Xin soi sáng u minh
Xin tình người thức tỉnh
Xin Việt Nam hòa bình
Cầu xin cho tôi can đảm, bình tĩnhngồi yên trong lửa đỏ.
Tôi sẽ quỳ xuống chấp tay niệm Phật và thầm gọi Việt Nam.
Người tự thiêu cầu hòa bình.
Thích Nữ Nhất Chi Mai tự Nhất Chi, pháp danh Diệu Huỳnh.
Sinh viên đại học Văn Khoa Sài Gòn.
Sinh viên đại học Vạn Hạnh.

Đây là bức thư ở cuối trong cuốn “lưu bút” dày 23 trang viết một mặt của Phan Nhất Chi Mai. Nghe đọc xong lời tự thuật sau cùng của Nhất Chi Mai, sư Viên Mãn vô cùng xúc động. Trước đây khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 20 tháng 4 năm Quí Mão (tức 11/6/1963) để cúng dường Phật pháp và thúc đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm bình đẳng trong việc đối xử với Phật giáo, thì lòng của nhà sư tràn đầy niềm hân hoan cảm phục một vị bồ tát đã hiến thân cho chánh pháp. Khi nghe tin Nhất Chi Mai tự thiêu cho hòa bình và trên báo chí chỉ đăng những khoảng trắng lớn với cái tên Nhất Chi Mai, lòng sư Viên Mãn tự nhiên xôn xao cảm động. Cho nên khi nghe đọc đoạn văn trên nhà sư có ngay một tâm nguyện: phải ghi, phải thuộc tất cả những bức thư tuyệt mệnh của Nhất Chi Mai. Nhà sư đã tạm hoãn việc lấy nước lên cho đảo và đã chăm chỉ ngồi chép lại các tư liệu về Nhất Chi Mai. Có hai bài thơ mà sau khi chép xong thì nhà sư đã thuộc .

Bài thứ 1 :

Lời trăn trối của người yêu Việt Nam

Việt Nam, Việt Nam ơi
Nghe chăng lời trăn trối
Của người yêu Việt Nam
Yêu tiền nhân cách mạng
blankYêu lứa tuổi hai mươi
Yêu cô nhi, quả phụ
Yêu thương nhất tù đày
Yêu khắp dãy non sông
Yêu từng giọt máu hồng
Cả người hiền kẻ dữ
Việt Nam, Việt Nam ơi
Sao cứ mãi thù hằn?
Sao bắn giết mà vui?
Nhưng rồi ai thua đó?
Vinh nhục này ai mong
Bỏ danh từ nhãn hiệu
Chúng mình người Việt Nam
Chân thành tay mình nắm
Quên mình lo nước non 
Việt Nam , Việt Nam ơi!

Thích nữ Nhất Chi Mai tự Nhất Chi di chúc
Sài Gòn 25.4.1967

Hình chụp bên phải là bia kỷ niệm Thích nữ Nhất Chi Mai tại khuôn viên chùa Pháp Vân Saigon

Bài thứ 2:

Chắp tay tôi quỳ xuống
Sao người Mỹ tự thiêu?
Sao thế giới biểu tình?
Sao Việt Nam im tiếng
Không dám nói hòa bình.

Tôi thấy mình hèn yếu
Tôi nghe lòng đắng cay
Sống mình không thể nói
Chết mới được ra lời.

Hòa bình là có tội!
Hòa bình là Cộng sản!
Tôi vị lòng nhân bản
Mà muốn nói hòa bình!
Chắp tay tôi quỳ xuống
Chịu đau đớn thân này
Mong thoát lời thống thiết!
Dừng tay lại người ơi!

Dừng tay lại người ơi!
Hai mươi năm nay rồi
Nhiều máu xương đã đổ
Đừng diệt chủng dân tôi!
Chắp tay tôi quỳ xuống.

Thích nữ Nhất Chi Mai tự Nhất Chi
Kính cáo.

Trước đây vào lúc 14 giờ 30 ngày 26 tháng 1 năm 1965 ( tức 24 tháng chạp năm Giáp Thìn ) tại vườn hoa trước tòa Hành chánh tỉnh Khánh Hòa cô Đào Thị Yến Phi con của ông Đào Trọng Bình và bà Lê Thị Vượng ngụ tại số nhà 20/30 hẻm Lê Thánh Tôn đã tự thiêu trước hàng ngàn người tụ hội tại đây để phản đối chính quyền Nguyễn Văn Hương. Đào Thị Yến Phi sinh ngày 6 tháng giêng năm Mậu Tý ( tức ngày 15 tháng 2 năm 1948 ) quê làng Đan Phượng tỉnh Hà Đông. Cô là Phật tửpháp danh Nguyên Thường tự Diệu Mai. Cuộc tự thiêu của cô do tình nguyện và không được một đoàn thể nào tổ chức. Cô có để lại những bức tâm thư song không được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

Ngồi ngắm nhìn biển cả nhà sư liên tưởng đến sự hy sinh của hai nữ Phật tử. Cả hai đều là hai vị nữ bồ tát, công đức như nhau. Mỗi vị tùy duyênthành sự nghiệp. Bể cả mênh mông có trăm nghìn con sóng, tùy gió to biển động mà tạo thành, tuy nhiên sóng bao giờ cũng vẫn là sóng, tất cả vẫn thuộc về với biển xanh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17554)
31/03/2013(Xem: 12011)
03/04/2014(Xem: 48815)
15/09/2016(Xem: 8800)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.