1. Phương pháp tu tập Mật tông

29/08/20142:51 CH(Xem: 127804)
1. Phương pháp tu tập Mật tông
MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Nguyên tác TANTRA IN TIBET của Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lat-ma 14
Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
Thích Nhuận Châu dịch Việt ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Phần I.
CỐT TUỶ CỦA MẬT TÔNG
Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lat-ma 14
Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
Phụ tá biên tập: Lati Rinpochay và Barbara Frye


1. Phương pháp tu tập Mật tông


Rất cần thiết phải thông đạt ý nghĩa kinh điển để không vướng vào suy luận. Ý nghĩa của mỗi bộ kinh chỉ được dành cho một căn cơ nào đó lĩnh hội, và ý nghĩa cực kỳ vi tế của kinh, đương cơ ấy phải thấu triệt. Điều nầy rất khó, và đôi khi có nguy cơ hiểu nhầm. Cũng vậy, có rất nhiều kinh sách Hiển giáo cũng như Mật giáo không trình bày chỉ như lời giáo huấn, mà chỉ trình bày cái thấy như một phần của việc tu đạo. Một số kinh khác cần được phân tích nhiều điểm trọng yếu, nhưng vốn rất khó, cho dù những kinh ấy được đem ra nghiên cứu, đều được nhận thức rõ ràng đó là những điều quan trọng. Nói chung, nhiều người biết cách thực hành nhưng không có nỗ lực trong công phu tu tập. Do vậy, sự viên chứng Mật tông, không thể dựa trên các hình thái như thế được.

Ngài Tông-khách-ba[1] thấy rằng nếu vô số kinh điển ấy được tập hợp lại, an định ý nghĩa để không vướng vào suy luận và đưa ra cho hành giả theo đó tu tập, thì sẽ giúp ích cho rất nhiều người vốn đã bị chi phối bởi tình trạng tệ hại nầy. Được hấp dẫn bởi những luận giải siêu việt Mật tông Ấn ĐộTây Tạng như của Long Thụ (Nāgārjuna) và Bổ-đốn (Bu-tön; Bu-ston),[2] con người đầy trí huệ tâm linh, nên Ngài Tông-khách-ba đã có được sự khích lệ tập hợp những luận giải nầy và điều chỉnh những sai lầm thiếu sót còn tồn tại trong những luận giải trước đó của các Lạt-ma.

Bộ tập thành về Mật tông sẽ không giống như Bộ tập thành về Trung luận hoặc về giáo lý tu đạo trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa.1 Đề tài Mật tông không thể được trình bày như sự trao đổi hàng hoá [hay sự tương tác giáo nghĩa] mà để được thực hành một cách cẩn mật. Nếu không, thay vì sự hỗ trợ, nó sẽ trở nên nguy hại cho nhiều người do nhầm lẫn. Chẳng hạn, có người không có khả năng tu tập Bốn Mật pháp tantra2 nói chung và Vô thượng Du-già tantra nói riêng chỉ vì muốn hành trì Mật tông. Một số khác, mặc dù có niềm tin, nhưng không có nhãn quan chính xác về Phật pháp như chính kiến, tu tậpđạo đức. Những người khác thì biết rất rõ những điều nầy, nhưng nguyện lực không kiên trì, tín tâm không bền vững, tâm nguyện không mạnh mẽ. Không có chính kiếntâm nguyện không mạnh mẽ, thì tu tập Mật tông không thể được.

Ấn Độ, các vị chân sư (guru)[3] chỉ truyền dạy Mật pháp cho một vài người mà họ biết là nghiệp lựctâm nguyện người ấy đã chín muồi. Vị chân sư truyền trực tiếp bí pháp cho học trò, và khi môn đệ tận lực thực hành mật pháp mà họ được giao, thì sự cảm ứng giữa kinh nghiệm tâm linhnội chứng sẽ phát sinh. Chỉ như thế thì giáo pháp của Đấng Tối thắng mới được thẩm nhận sâu hơn và chúng sinh mới có được lợi lạc. Tuy nhiên, nơi Tây Tạng xứ tuyết thì những yếu tố nầy thiếu sót trầm trọng. Mật tông được phổ biến rộng rãi, người ta tìm đến nó vì sự nổi tiếng mà không cần tìm hiểu xem họ có khả năng tu tập pháp nầy hay không.

Một con người khôn ngoan, cho dù khi mong muốn điều tốt nhất, là người biết khảo sát phương thức tối ưu để khế hợp với nó. Người Tây Tạng cũng mong muốn điều tốt nhất và họ thừa nhận rằng họ có khả năng thực hành trọn vẹn. Như kết quả đã thấy, Mật tông trở nên nổi tiếngTây Tạng, nhưng cách tu tập không giống như bí pháp chân chính của Ấn Độ, nên chúng ta không thể nào đạt được công phu tuyệt kỹ của Mật tông như đã được giải thích trong các pháp tantra; dấu ấn sâu sắc của pháp tu Mật tông chưa được hiển bày. Như câu nói truyền miệng của người Tây Tạng: “Người Ấn Độ một kẻ tu thì 100 người thành thánh; người Tây Tạng 100 người tu cũng chẳng thành tựu được một.”

Chẳng hay ho gì khi bắt đầu tu tập với nhiều tác phẩm luận giải khác nhau, rồi bảo nhau rằng: ‘Cuốn nầy rất hay; cuốn kia có vẻ được,’ rồi cầm cái nầy, nắm cái kia, và chẳng thành tựu được điều gì cả. Nếu các bạn không phát xuất từ lòng tham mà nhắm vào sự khế hợp với nguyện lực, thì bạn sẽ trực nhận được tiềm năng cảm ứngtrở thành một hành giả. Nếu thành công, năng lực hay dấu ấn sâu sắc của mật pháp nầy sẽ phát sinh.

Riêng trong thời đại ngày nay, Mật tông đã trở thành đề tài được quan tâm, nhưng chỉ như là đối tượng hiếu kỳ. Tuỳ theo quan niệm của người tu tập, nó sẽ trở thành một thứ để giải trí và đến mức chẳng biết điểm nào là có ích hay nguy hại. Nhiều mật pháp đã được phổ biến, nhiều người giảng thuyết về tantra, nhiều kinh sách được phiên dịch. Ngay dù Mật tông chỉ được thành tựu trong ẩn mật, mà nhiều sách đã xuất bản lại là một mớ hỗn tạp của thật và giả.

Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu có nhiều phương tiệnhoàn cảnh thích hợp để điều chỉnh những quan niệm sai lầm. Nói chung, dịch một tác phẩm về Mật tông đang bán trong hiệu sách thì chẳng hợp lý chút nào, nhưng trong thời điểm và trong tình thế nầy, khi không làm trong sáng những ý tưởng sai lạc, càng sai lầm nghiêm trọng hơn là tham gia vào việc dịch thuật. Nhiều hiểu lầm được gán cho Mật tông đã được đồn đoán rộng rãi, và như thế, tôi nghĩ rằng dịch hay phổ biến một tác phẩm giá trị về Mật tông có thể sẽ giúp cho sự thanh tẩy những sai lầm trùng điệp ấy. Đây là lý do để tôi luận giải về tác phẩm của Ngài Tông-khách-ba.

Nếu Mật tông chỉ được thực hành rộng rãi và được dùng cho mục đích thương mại, thì tai hoạ sẽ xảy ra ngay với những ai thực hành như vậy, ngay cả bị mất mạng, và tâm trạng bất an sẽ xảy ra trong kinh nghiệm tâm linh và trong liên tục thống nhất thể (continuum) của tâm thức. Với những sách ở dạng khác thì không tạo nên những sai lầm nghiêm trọng, nhưng với các tác phẩm Mật tông thì sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng khi chú giải hoặc dịch thuật. Lại nữa, nếu mắc phải những sai lầm khi lộ bày ra những ẩn mật cho những ai chưa đủ cơ duyên chín muồi thì thật là nguy hiểm, thay vì giúp ích thì hoá ra tai hại. Có nhiều chuyện kể về những người bắt đầu viết những chuyên luận về Mật tông nhưng không thể nào an hưởng trọn vẹn đời sống của mình, và có người thì bị gãy đổ những dự án của mình khi viết một tác phẩm về Mật tông.

Những hành giả đã tu tập các giai vị trong Hiển giáo và mong muốn nhanh chóng đạt được cảnh giới phước huệ trang nghiêm của chư Phật thì nên đi vào Mật thừa3 để có thể dễ dàng nhận được sự chứng ngộ Phật quả. Tuy vậy, bạn không nên tìm cầu quả vị Phật cho riêng mình, và không nên đến với Man-tra thừa[4] để thấy mình khác thường. Với một sự hướng dẫn tâm linh như là bậc thủ hộ, bạn cần phải tu tập theo lối phổ thông, theo lối công phu dành cho những căn cơ bậc hạ và trung–nhận ra khổ đau và phát tâm thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Rồi bạn phải tu tập lòng từ bi, nghĩa là không thể nào chịu đựng được cảnh khổ đau nơi người khác mà bó tay khuất phục. Con người muốn có hạnh phúc nhưng lại bị tước đi hạnh phúc; họ không muốn khổ đau nhưng bị hành hạ bởi khổ đau. Bạn phải phát khởi lòng từ bi rộng lớn từ nhiều quỹ đạo của con tim bạn đến cho mọi loài chúng sinh đang trôi lăn trong ba cõi–Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới. Bạn phải có một tâm nguyện rộng lớn cứu vớt mọi chúng sinh thoát khỏi khổ đau và cảnh giới của họ.

Nhờ năng lực đã được tích tập trong vô số kiếp trước, có người đã có được thiện tâm từ khi còn nhỏ; họ có được lòng từ bi vô hạn đối với những côn trùng đang có nguy cơ bị huỷ diệt và đối với loài người đang lâm vào cảnh tang thương; họ đã có ý thức sâu sắc về lòng từ bi. Những người như thế nên tu tập Mật thừa để có thể nhanh chóng đạt Phật quả.

Không phải ai cũng có thể tu tập Tantra, pháp nầy chỉ dành cho những người đã thực hành thiện căn trong nhiều đời trước, những người ngay khi còn nhỏ đã có tư tưởng mạnh mẽ thích cứu giúp mọi người, và dành cho những ai đã có căn lành mong cầu sự dẫn đạo tu tập tâm linh. Thông qua những chỉ thị ẩn mật của bậc đạo sư, các môn đệ nên đem hết nỗ lực thực hành qua hằng năm tháng để phát triển thiện tâm nầy đến mức ngày càng cao hơn. Cuối cùng, cho dù khi đang đi, đứng, nằm, ngồi; họ vẫn có một tâm nguyện dõng mãnh, mong làm được bất cứ việc gì để giúp cho mọi người. Họ có ước nguyện mạnh mẽ được đem đến sự giúp ích to lớn cho mọi người một cách ngẫu nhiên, không tính toán, như Đức Phật đã làm. Những người như thế nên tu tập Mật thừa để nhanh chóng đạt được Phật quả.

Nếu bạn chỉ mong cầu đầy đủ thực phẩm, y phục nhất thời cho mình và cho người khác, chỉ tìm cầu mục đích tạm thời trong đời nầy, như thoát khỏi bệnh tật, được giàu có sung túc hay danh vọng hoặc nhiều tiền; chắc chắn đó là những phương tiện để đạt được sự giàu có nhất thời, thoát khỏi bệnh tật đau ốm nhất thời. Và để đạt được danh vọng nhất thời, bạn phải trở nên tham lamdối trá, có khi lương thiện và khi khác lại luống dối; có khi hung hăng và có khi lại hiền từ. Đây là những phương tiện nhất thời, và ngày nay nhiều người đang trôi theo dòng chảy nầy. Nếu đó là dự định của bạn, thì khỏi cần phải đọc Chân ngôn đạo thứ đệ[5] của Ngài Tông-khách-ba.

Còn nếu ngược lại, bạn không công nhận mô thức nầy của những bậc đàn anh trên đời là đủ, nếu bạn xem những hành vi trên là điên rồ nhu nhược, nếu bạn thấy rằng họ không thể nào giúp cho thế hệ tương lai tiến xa hơn, và nếu bạn nhận ra rằng dù bạn giàu có đến bao nhiêu trong đời nầy thì vẫn khó được tâm bình an, và nếu bạn là người mong cầu sự bình an tâm thức cho bạn và cho những người khác, thì rất quan trọng cần phải phát tâm.

Có nhiều lời giáo huấn về mục tiêu nầy, nhưng chúng ta thấy chỉ có Đức Phật dạy một cách mạnh mẽ rằng chúng ta phải yêu thương mọi người hơn chính mình và chúng ta nên phát khởi lòng từ bi vô hạn, đưa chúng sinh ra khỏi vòng khổ đau và thoát khỏi nguyên nhân gây khổ đau. Mọi lời dạy trong các hệ thống giáo lý trên thế gian đều dạy phương pháp đem đến sự bình an thuần tịnh cho tâm thức và chùi sạch những vết tích thô trược từ dòng tương tục của vọng tâm. Bằng trực tiếp hay gián tiếp, họ phát huy sáng tạo qua thiện tâmlòng bi mẫn, nhưng trong đó dường như chỉ có món quà của Đức Phật, qua vô số giáo lý, kinh điểnchính kiến là có ý nghĩa chuyển hoá tâm thức đến mức thuần thiện. Tôi không thể nói đạo Phật là tốt vì tôi là một Phật tử. Tôi nghĩ rằng nếu ai chiêm nghiệm một cách sâu sắc thì họ sẽ thấy đúng như vậy, nhưng dù đạo Phật là tốt nhất, cũng không có nghĩa mọi người phải nên là Phật tử. Không cần phải có cùng khuynh hướng và sở thích giống nhau. Mọi người lẽ ra đều siêu tuyệt, nhưng vì không phải ai cũng có khả năng thực hành tốt nhất nên mỗi người cần phải quán sát con đường mình chọn sao cho phù hợp với khuynh hướng, sở thíchnăng lực của riêng mình.

Nói chân thực, nếu là Phật tử, thì hãy là hành giả của Tantra thừa, và mọi người nên thực hành pháp Vô thượng du-già tantra (anutta­ra­yo­ga-tantra), vì đây là pháp cao tột nhất. Thế nên Kim Cương Trì4 chỉ truyền dạy duy nhất pháp Vô thượng du-già tantra. Ngài thực lòng truyền dạy pháp nầy nếu ai có năng lực hành trì. Còn đối với những ai không thích hợp với Vô thượng du-già tantra thì ngài truyền pháp Du-già tantra (yoga-tantra). Những ai không thích hợp với Du-già tantra thì ngài truyền pháp Hành tantra (caryā-tantra). Những ai không thích hợp với pháp Hành tantra thì ngài truyền pháp Tác tantra (kriyā-tantra). Những ai không thích hợp với pháp Tác tantra thì ngài truyền dạy kinh luận, trong đó ngay tên gọi ‘Mật tông’ cũng không được đề cập đến.

Trong số kinh ngài truyền dạy, kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa làm phát sinh tư tưởng Trung quán,[6] và đối với những người không phù hợp tư tưởng nầy, ngài dạy những kinh trình bày tư tưởng Duy thức.[7] Ngài đưa ra Độc giác thừa để có thể giúp cho nhiều căn cơ tu tập, lại nữa, để được giúp ích nhiều hơn, ngài còn đề ra Thanh văn thừa, trong đó gồm phát nguyện tu tập dành cho hàng tỷ-khưu, tỷ-khưu ni, sa-di, sa-di ni và dành cho hàng cư sĩ. Trong hàng cư sĩ, sự phát nguyện tu tập thấp nhất gồm giữ gìn toàn bộ năm giới hoặc bốn hoặc ba hoặc hai hoặc chỉ giữ một giới, hoặc ngay cả chỉ quy y; để nhiều người có thể thực hành theo cách nầy.

Để khế hợp với những khuynh hướng, sở thích của những người không thể thực hành pháp môn vi diệu nhất, Đức Phật đề ra vô số hình thức tu tập cho lớp sơ cơ từ phát nguyện quy y của hàng cư sĩ hành trì Vô thượng du-già tantra của Kim cương thừa. Với cái nhìn xuất phát từ vô số luận lý rộng lớn và sâu thẳm, đạo Phật có hầu hết mọi phương pháp và kỹ thuật để chuyển hoá tâm thức đến chỗ chí thiện.

Để thâm nhập vào chỗ sâu mầu của Mật thừa, hành giả phải biết đến yếu tính của Kim cương thừa,[8] và vì lý do nầy, Ngài Tông-khách-ba giảng giải về tiến trình các giai đoạn tu tập. Trong 18 cuốn bao gồm toàn bộ tác phẩm của ngài, cuốn Bồ-đề đạo thứ quảng luận (The Great Exposition of the Stage of the Path Common to the Vehicles)Chân ngôn đạo thứ đệ (The Great Exposition of Secret Mantra) là quan trọng nhất. Nhiều tác phẩm của ngài là những đề tài chọn lọc về Mật tông giai đoạn phát tâm, giai đoạn thành tựu, pháp quán đỉnh, thành tựu những công hạnh đặc biệt – nhưng tác phẩm trình bày có trình tự mô thức tinh yếu của bốn loại tantra chính là Chân ngôn đạo thứ đệ.

Khi luận giải nầy được giảng giải bằng khẩu quyết, thính chúng sẽ biết được khởi nguyên của bốn loại tantra–chẳng hạn, Đức Bồ-tát Đại bi đối với Tác tantra, Đức Phật Tỳ-lô-giá-na[9] đối với Hành tantra, Sarvavid đối với Du-già tantra, Cha-krasam-va-ra (samvara), Bí mật tập hội (Guhyasamaja), hay Bhaivara trong mạn-đà-la bằng phấn màu của Vô thượng du-già tantra. Ít nhất, hành giả phải được làm lễ quán đỉnh theo pháp Vô thượng du-già tantra trong một mạn-đà-la bằng phấn hay trên tấm thảm màu. Cũng vậy, khi các khẩu quyết được truyền thụ, thì các vị Lạt-ma thiết lập dòng tương tục của tâm sẽ đồng nhất với người được điểm đạo.
Tên luận
Tên gọi đầy đủ của Chân ngôn đạo thứ đệĐại Kim cương Tối thắng trì đạo thứ đệ khai hiển nhất thiết mật yếu luận[10]. Tên ấy biểu thị nội dung của tác phẩm. ‘Tối thắng’ thường có nghĩa là người đã hàng phục mọi ma quỷ thô ác cũng như vi tế, trong ngữ cảnh nầy, ‘Tối thắng’ có nghĩa là chinh phục mọi trình hiện nhị nguyên hư dối. Chướng ngại cực kỳ vi tế đối với trí huệ [trí giác trực tiếp và đồng thời của mọi hiện tượng và phương thức hiện hữu của nó] chỉ được đề cập trong giáo lý của Vô thượng du-già tantra, chân ngôn thứ tư và cao nhất. Đây là những nhiễm ô hư vọng về trình hiện nhị nguyên được gọi là tưởng tướng, tăng dần cho đến gần lúc chứng ngộ (appearance, increase, and near attaiment). Người chinh phục được cội nguồn hư vọng bằng những phương thuốc giải độc của riêng mình được gọi là Đấng tối thắng. Người đã hoàn toàn hàng phục được những chướng ngại vi tế, đạt được cả tự tại lẫn trí huệ trong dòng tương tục của tâm thì cũng có năng lực khiến hàng phục những chướng ngại này trong mọi chúng sinh, nhờ vậy có thể chiến thắng được mọi nguyên nhân khổ đau đang vây phủ chúng sinh.

Đấng Tối thắng là ‘trùm khắp,’ với nghĩa là người khơi dòng mạch Phật, là Bản tôn, là Kim cương trì, biến khắp mọi hệ truyền thừa, như những dòng thuộc Đức Phật Tỳ-lô-giá-na, Bất Động Như Lai, Bảo Sinh Phật, A-di-đà Phật và Bất Không Thành tựu Như Lai. Hằng trăm, hoặc năm, hoặc ba dòng siêu tuyệt đều gồm trong một nền tảng toả chiếu, đó là Thụ dụng thân[11], là đại bí mật Kim cương trì, được gọi là Bổn tôn. Vì ngài bao trùm khắp và là Bổn sư của các dòng truyền thừa, nên Kim cương trì chính là ‘Bổn tôn’.

Vajra” là loại đá quý nhất, là ‘kim cương;’ có nhiều biểu tượng khác về kim cương, như trong trường hợp Kim cương chử[12] và chuông dùng trong nghi lễ, và có những loại kim cương mang ý nghĩa biểu tượng. Trong ý nghĩa biểu tượng, kim cương cùng với tất cả bốn loại Tantra là một dạng thống nhất không thể phân ly của phương pháptrí huệ. Phương phápquán sát sự vĩ đại–thân của một vị thần– gắn liền với ý nguyện phát tâm cầu vô thượng bồ-đề. Trí huệnhận biết chân như của các hiện tượng đúng như thực. Cũng thế, chỉ với Vô thượng Du-già Tantra, kim cương là bất khả phân ly trong thể tính của phương pháp–Đại diệu lạc–trí huệ–thực chứng Tính không. Vì sự nhẫn chịu, gìn giữ (dhara) như kim cương trong tiến trình tương tục tâm, nên ngài được gọi là Kim cương trì, Ngài vĩ đại vì chẳng có ai cao hơn ngài nữa.

Luận giải của Ngài Tông-khách-ba nhằm giới thiệu con đường dẫn đến cảnh giới của Kim cương trì, không phải chủ yếu được phân loại theo các nhóm tu đạo không tương quan gì với nhau mà là một sự sắp xếp có trình tự trong công phu. Do vì các yếu quyết nầy phải được thực hành trong bí mật, chẳng dành cho những ai không tương ưng với quan điểm nầy biết. Đây gọi là những điểm bí mật trong Mật thừa.

Ngài Tông-khách-ba đặt tên nầy cho bộ luận vì nó thực sự được trình bày vắn tắt, thông qua những trích dẫn trong kinh luận, những trình tự tu đạo cho hành giả có thể tiến vào cảnh giới rộng lớn, của Kim cương thừa, trùm khắp và là Bổn tôn của mọi dòng truyền thừa.
Quy kính
Mở đầu, Ngài Tông-khách-ba tỏ lòng quy kính hết thảy các vị Lạt-ma[13] Kim cương thừa của ngài nói chung– thượng thủKay-drup-kyung-po-hlay-pa[14]–và đặc biệtquy kính ngài Văn-thù-sư-lợi để nương tựa vào lòng từ bi mà ngài đã thực chứng được từ tinh yếu của kinh và chú. Chữ quy kính trong từ nguyên tiếng Sanskrit có nghĩa là ‘mong cầu sự bền vững,’ liên quan đến các hành vi của thân, miệng và tâm ý; nghĩa là: ‘Con đặt hết hy vọng vào ngài.’ Ngài tỏ lòng quy kính suốt trong vô lượng kiếp sống tương tục đối với các vị Lạt-ma từ bi thấu triệt tinh yếu giáo pháp, rồi tỏ lòng quy kính bậc Đạo sư tối thắng của ngài là Văn-thù-sư-lợi.[15] Vì Văn-thù-sư-lợi là biểu tượng bản thể trí huệ của tất cả các bậc Tối thắng, hành giả quy kính vào Ngài như là một vị Đạođặc biệt của mình để tăng trưởng trí huệ vô phân biệt chân thật. Trí huệ vô phân biệt nhờ đó sẽ tăng trưởng, nếu khác đi thì không thể nào có. Ngài Tông-khách-ba tiếp xúc với Ngài Văn-thù-sư-lợi cụ thể như hai người gặp nhau. Thông thường, Ngài Tông-khách-ba thiền định tại Ga-wa-dong,[16] ở miền trung Tây Tạng để được tiếp xúc với Ngài Văn-thù-sư-lợi. ở tại Ga-wa-dong có một vị Lạt-ma thuộc dòng Kam-pa tên U-ma-pa Pa-wo-dor-jay[17] là người đã được Ngài Văn-thù-sư-lợi truyền dạy trong nhiều đời trước và ngài thường trì tụng thần chú của Ngài Văn-thù-sư-lợi, Oṃ a ra pa tsa na di, ngay cả khi còn trong thai mẹ. Ngài sinh trong một gia đình chăn cừu nghèo, một hôm đang khi chăn chăn cừu thì gặp Ngài Văn-thù-sư-lợi đắp pháp y màu đen, sau đó trí huệ ngài tăng trưởng dần. Khi Ngài Tông-khách-ba gặp Lạt-ma U-ma-pa ở Ga-wa-dong, ngài được tham vấn Văn-thù-sư-lợi về sự sâu mầu Tánh không (śūnyatā) và lòng từ bi rộng lớn trong kinh chú thông qua Lạt-ma U-ma-pa.

Có một bức chân dung Ngài Văn-thù-sư-lợi treo trên tường nơi ẩn cư của Ngài Tông-khách-ba ở Ga-wa-dong, và để khích lệ công phu thiền quán của ngài, một luồng ánh sáng rực rỡ phóng ra từ trái tim của Đức Văn-thù-sư-lợi. Đó là lần đầu tiên Tông-khách-ba tiếp xúc với Đức Văn-thù-sư-lợi, sau lần đó ngài ước nguyện được gặp lại để hỏi về những điểm khó trong tiến trình tu đạo. Do vậy, nên Ngài Tông-khách-ba quy kính đảnh lễ sát đất, ngay dưới chân Đức Văn-thù-sư-lợi.

Trong pháp quy y thông thường, khi mục đích nhất thời của chúng ta được toại nguyện rồi thì chúng ta không còn nhớ đến cội nguồn quy y nữa. Nhưng ở đây Ngài Tông-khách-ba quy y không phải vì những mục đích tầm thường nông cạn, mà vì mục tiêu tối thượng, nhắm đến sự giải thoát hoàn toàn ra khỏi nguyên nhân khổ đau, và, do vậy điều nầy không thể thực hiện trong vài năm mà suốt cả đời, nên ngài quy kính Đức Văn-thù-sư-lợi hết cả thân mạng mình. Điều nầy chứng tỏ rằng phát tâm tu đạo là phải thực hành pháp quy kính suốt từ đời này sang đời khác cho đến khi thành Phật.
Biểu hiện sự tôn kính
Một luận giải thường được chia thành ba phần, phần biểu hiện sự tôn kính, phần chính, và phần kết luận. Tỏ lòng quy kính đến các vị Lạt-ma nói chung và riêng đối với Đức Văn-thù-sư-lợi. Rồi ngài Tông-khách-ba tỏ lòng cung kính đến các vị đạotâm linh. Thông thường là tỏ lòng cung kính đến chư Phật và các vị Bồ-tát; tuy nhiên, ngài Nguyệt Xứng[18] bày tỏ lòng từ bi như là đối tượng quy kính của mình đối với tác phẩm Nhập Trung quán luận (ma­dh­yamakāvatāra), và Từ thị Di-lặc[19] xem trí huệ Bát-nhã như Mẹ, là đối tượng quy kính trong tác phẩm Hiện quán trang nghiêm luận (s: a­bhi­sa­ma­yā­laṅ­kāra) của mình. Ở đây, Ngài Tông-khách-ba chọn các vị Lạt-ma làm đối tượng quy kính. Điều nầy do vì rất cần thiết phải nương tựa vào một vị Lạt-ma (guru) để hoàn chỉnh các tiến trình tu đạo, và đặc biệt cực kỳ quan trọng khi nương nhờ một Đạo sư tâm linh để tu tập các pháp Mật thừa. Nếu hành giả quy kính một vị Lạt-ma suốt một thời gian dài với tín tâm và súng kính chuyên nhất, thì hành giả sẽ học đạo dễ dàng và rất nhanh, không mắc phải những sai lầm ích kỷ chỉ muốn lợi lạc cho riêng mình. Các bậc Đạo sư tâm linh dạy chúng ta lòng từ bi, không truyền dạy tính tham lam, thích nổi danhgiàu có; họ truyền dạy một cách chân chính không nhầm lẫn những điều Đức Phật đã dạy.

Kế tiếp, ngài Tông-khách-ba tán thánquy kính Kim cương trì là Bổn tôn. Kim cương trì, không gây niềm hào hứng từ cảnh giới khoáng đạt bay bổng của chân như, mà trong đó là sự vắng bóng mọi ý niệm nhị nguyên, xuất hiện qua thân thể được trang hoàng như một cầu vồng, phóng ra vô số các vị thần đến vô biên quốc độ, thanh tịnh cũng như ô nhiễm, trong rất nhiều dạng, miễn là có tâm tương ưng để chỉ dẫn các hành giả tu tập. Pháp thân Phật có 2 phương diện, Trí pháp thânTự tính thân[20]. Tâm của Kim cương trì, trí huệ của Bổn tôn là Trí pháp thân, thường duy trì tính bình đẳng trong thiền định và tính viên mãn của chân như cho đến khi nào hư không còn tồn tại. Giới hạn cuối cùng của chân như, trạng thái vắng lặng tất cả mọi ý niệm tạo tác – cả sự thanh tịnh tự nhiên lẫn thanh tịnh hoá những nhiễm ô ngẫu nhiên–được gọi là Tự tính thân.

Bồ-tát phát nguyện thành tựu Phật quả vì lợi ích cho chúng sinh; do vậy, mục đích thể hiện của Pháp thânlợi lạc cho mọi người. Tuy nhiên, đáp ứng trực tiếp cho hành giả tu tập không phải là Pháp thân mà là Sắc thân, là thân mà Đức Phật thị hiện, không phải từ tư tưởng bất nhị, vô niệm của Pháp thân, chẳng có dụng công, nỗ lực hay suy tính. Sắc thân thị hiện đột nhiên cảm ứng theo tâm niệm của hành giả.

Vi tế hơn Sắc thânThụ dụng thân, và hiển lộ rõ ràng hơn là Ứng hoá thân, trong đó có dạng sắc thân lưu ngại (obstructive) và sắc thân không lưu ngại (non-obstructive). Thế nên, biểu hiện sự tôn kính là nói đến Ba thân:[21] Pháp thân, Thụ dụng thân, và Ứng hoá thân; hoặc bốn thân: Tính thân, Trí thân, Thụ dụng thânHoá thân. Theo Vô thượng Du-già Tantra, Tự tính thân có thể được xem là hữu vi chứ không nhất thiếtvô vi, vì thân nầy được chú trọng trong hệ thống Kinh thừa (Hiển giáo), vì Trí huệ cực quang và Đại diệu lạc nghĩa là Trí pháp thân, và cũng được gọi là Tính thân. Ứng hoá thân thị hiện trong vô số quốc độ thanh tịnh cũng như bất tịnh, đôi khi trong một sắc thân thô kệch. Ngài Tông-khách-ba tán thán và tỏ lòng quy kính đến Kim cương trì, Bản tôn như vậy chính là quy kính chủ tể hoặc là nguyên lý của mọi mạn-đà-la[22]


Kế đến ngài đảnh lễ Kim cương thủ,[23] bậc Đạo sư của Mật bộ, thượng thủ của Kim cương quyền trí ấn, và là bậc thủ hộ mật pháp tantra. Kim cương thủ tập hợp mọi yếu tính mật pháp, vô số giáo lý do Kim cương thủ đề ra từ cái nhìn tri kiến chân xác của ngài khế hợp với mọi khuynh hướng, sở thích, và năng lực của từng hành giả. Ngài Tông-khách-ba quy kính đảnh lễ Kim cương thủ, phát khởi tâm đại từ bi khiến cho nội ma cũng như ngoại ma phải dè chừng.

Rồi Ngài Tông-khách-ba nhận Văn-thù-sư-lợi là mẹ, là cha và con của tất cả các Đấng Tối thắng, như là một đối tượng đặc biệt quy kính. Văn-thù-sư-lợi là mẹ của các Đấng Tối thắng vì ngài là thể tính của tất cả trí huệ; là cha của tất cả các Đấng Tối thắng vì ngài đảm nhận vai trò Đạo sư tâm linh giúp cho mọi chúng sinh phát khởi tâm nguyện đạt đến vô thượng bồ-đềlợi lạc cho quần sinh; là con của các Đấng tối thắng vì ngài thị hiện thân Bồ-tát trợ thủ cho Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Khi hành giả quy kính Văn-thù-sư-lợi, ngài có thể, chỉ trong nháy mắt, sẽ ban cho trí huệ vô phân biệt trong ý nghĩa là để nhanh chóng tăng trưởng sự chứng ngộ, giống như ánh lửa chớp. Ngài Tông-khách-ba nói khi nghe được những lợi lạc như vậy, ngài liền quy kính nơi Văn-thù-sư-lợi như là một bậc Đạo sư đặc biệt suốt một thời gian dài và sẽ không từ bỏ ngài trong tương lai, chẳng nương tựa một ai khác nữa ngoài Văn-thù-sư-lợi. Ngài Tông-khách-ba quy kính Văn-thù-sư-lợi như một kho tàng trí huệ, phát khởi tâm từ thông qua xưng táncầu thỉnh được ban cho quả vị mà ngài ước nguyện.
Phát nguyện khi tạo luận
Vì lời cầu thỉnh đặc biệt của Kyap-chok-pel-sang và Sö-nam-sang-po,[24] Ngài Tông-khách-ba soạn luận nầy do nguyên nhân đã nói ở trên. Để thực hiện được việc nầy, ngài phát khởi tâm từ bi đối với Không hành mẫu (Field-Born), Câu sinh pháp (Innate), và Thần chú Không hành mẫu (Mantra-Born Sky-Goers) để cầu xin được ban cho phương tiện thiện xảo, như người mẹ ban cho người con vậy. Không hành mẫu được sinh ra bằng thân máu thịt, đã đạt được quả vị thành tựu trong pháp Vô thượng Du-già Tantra; Thần chú Không hành mẫu chưa đạt được giai vị thành tựu nhưng đang an trú trong sự thực chứng tăng trưởng vị. Hiểu theo cách khác, Không hành mẫu (Field-Born Sky-Goers) đã đạt được Cực quang [thứ 3 trong năm giai vị thành tựu]; Câu sinh pháp (Innate) có được thực chứng thấp hơn nhưng vẫn ở trong thành tựu vị; và Thần chú Không hành mẫu được cho là đã an trú trong sự thực chứng tăng trưởng vị. Ngài Tông-khách-ba thỉnh cầu những vị Không hành nữ thủ hộ mật pháp nầy thương xót ngài để giúp vượt qua mọi chướng ngại để ngài trình bày một cách sáng rõ giáo lý Mật thừa và, hiểu được mục đích việc làm của ngài, ban cho năng lực thiện xảo để làm lợi lạc quần sinh.


[1] Tông-khách-ba 宗 喀 巴; T: tsong-kha-pa; 1357-1419;

Lạt-ma Tây Tạng, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo tại đây. Sư sáng lập tông phái Cách-lỗ (t: gelugpa), với một trong những giáo pháp quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Sư sinh ra trong lúc các Tạng kinh tại Tây Tạng đã soạn xong nhưng Sư chủ trương soát xét lại toàn bộ kinh điểntổng kết thành quả của mình trong hai tác phẩm chính: Bồ-đề đạo thứ đệ (t: lamrim chenmo) và Chân ngôn đạo thứ đệ (t: ngagrim chenmo). Sư là người xây dựng nhiều tháp quan trọng tại Tây Tạng như Drepung, Sera và Ganden.

Sư sinh tại Amdo, Đông Bắc Tây Tạng và lúc còn nhỏ, Sư đã đi vào con đường tu học. Năm ba tuổi, Sư thụ giới Cư sĩ với Cát-mã-ba (t: karmapa) thứ 4, La-bồi Đa-kiệt (t: rolpe dorje; 1340-1383). Sư học với nhiều vị đạo sư khác nhau và nghe nhiều khai thị của hai tông phái Tát-ca (t: sakyapa) và Cam-đan (t: kadampa). Khả năng luận giảng xuất sắc của Tông-khách-ba biểu lộ trong 18 tác phẩm và các tác phẩm này đã trở thành kinh sách giáo khoa cho các thế hệ sau. Sư cho rằng, một tỉ-khưu cần phải nghiên cứu năm ngành học (Ngũ minh) và muốn thế, vị này cần biết lắng nghe các lời khai thị, biết tự mình suy xét phân biệt và biết thực hiện chúng thông qua thiền định. Trong năm ngành đó thì về triết học, Sư khuyên học Trung quán và ngành Nhân minh (s: hetuvidyā), về thiền định nên nghiên giáo pháp của kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa và A-tì-đạt-ma (s: abhidharma), về một đời sống chân chính nên dựa vào Luật tạng (s, p: vinaya). Ngoài các công hạnh trên, Sư còn hoàn tất bốn công trình lớn được kể là: tu chỉnh một bức tượng quan trọng của Di-lặc, kiên trì giữ Luật tạng, thành lập lễ nguyên đán Mon-lam và xây nhiều tháp.

[2] Bổ-đốn (Bu-tön; Bu-ston): 布頓 Tên Tây Tạng: Bu-ston rin-chen grub hoặc Bu-ston kha-che. Cũng gọi Bố Đốn Nhân Khâm Trát Ba hoặc Bố Đốn Bảo Thành. Là vị tăng học giả thuộc phái Tát-ca (Sakya-pa) của Phật giáo Tây Tạng, lúc đầu theo ngài Ni Mã (Ni-ma rgyal-mtshan dpal-bzan-po) xuất gia học Hiển giáo, sau lại theo vị cao tăng của phái Đổ Phổ (Khro-phu) tên là Dưỡng Kiệt Ba (Yan-rtse-ba Rin-chen sen-ge) tu tập Mật giáo. Sau sư đến trụ trì chùa Hạ Lộ (Sha-la) gần Tây Ca Kết (Gshi-ga-tse), làm cho tông phong phát triển mạnh, người đời gọi tông phong của sư kà phái Hạ Lộ, có ảnh hưởng rất lớn đối với các phái ở đời sau. Sư viết cuốn Thiện Thệ Giáo Pháp Sử (Bde-gség bstan-pahi chos-hbyun) năm 1322, thường được gọi là Bổ Đốn Phật Giáo Sử) và chính nhờ tác phẩm này mà sư nổi tiếng. Tác phẩm này tuy phần nhiều mang tính truyền thuyết, nhưng không vì thế mà mất giá trị sử liệu của nó, trái lại, nó cũng là bộ sách trọng yếu giúp cho việc nghiên cứu để hiểu rõ lịch sử của Tây Tạng thời cổ. Sư lại sưu tập những Thánh điển Phật giáo và các bản chú thích những Thánh điển ấy được viết tại Ấn Độ, rồi đến các bản dịch Tây Tạng của các bộ luận thư v.v…, các bản in tạng kinh Tây Tạng cũ ở chùa Nại Đường, sau đó, sư sửa chữa rồi thêm những kinh điển mới được dịch vào, tất cả khoảng 1000 bộ, sư chia làm hai loại lớn là: Cam Châu NhĩĐan Châu Nhĩ, rồi sư biên soạn mục lục của hai bộ này. Ngoài ra còn có Bố Đốn Toàn Thư (Tạng: Bu-ston gsun-hbum) gồm 206 bộ và Tông Khách Ba Toàn Thư (Tạng:Tson-kha-pa) đều là những tư liệu trọng yếu của văn hiến Phật giáo bằng tiếng Tây Tạng. [xem Obermiller: History of Buddhism by Bu-ston, 1931-1932; G.N. Roerich: The Blue Annals, 1949-1953].

1 s: Prajñāpāramitā; e: The Perfection of Wisdom Sutras.

2 s: Tantra; cũng được gọi theo âm Hán Việt là Đát-đặc-la (怛 特 羅), nguyên nghĩa ‘tấm lưới dệt’, ‘mối liên hệ’, ‘sự nối tiếp’, ‘liên tục thống nhất thể’, đôi lúc được dịch là Nghi quĩ. Một danh từ trừu tượng, khó dịch nên phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới (Anh, Pháp, Đức) đều không có từ tương ưng. Trong Phật giáo Tây Tạng, Tan-tra chỉ tất cả các kinh sách về nhiều ngành khác nhau (Tan-tra y học, Tan-tra thiên văn...), nhưng trong nghĩa hẹp Tan-tra chỉ tất cả các sách vở nói về phép tu thiền định của Kim cương thừa và cũng được dùng để chỉ những phép tu thiền định này. Phép tu luyện Tan-tra có tính chất kinh nghiệm cá nhân, và thường dựa trên ba khái niệm: Nhân, Đạo, Quả. Nhân chính là hành giả, Đạo là con đường, phương pháp tu luyện, nhằm thanh lọc con người và Quả là tình trạnghành giả chứng ngộ. Ba giai đoạn này được Tan-tra chỉ bày trong vô số phương tiện khác nhau. Người ta cho rằng khi Phật Thích-ca thể hiện Phật quả qua dạng Pháp thân (s: dharma­kā­ya) thì Ngài đã hành trì Tan-tra. Vì vậy cũng có người xem đức Phật là người sáng lập Tan-tra. Truyền thống Tây Tạng chia Tan-tra làm bốn loại để tương ưng với căn cơ của từng người:

1. Tác tan-tra (s: kriyā-tantra): Tan-tra hành động (tác), nghi lễ. Người tu tập Tan-tra này có kết đàn trường, cúng dường, đọc chú, bắt ấn nhưng chưa quán tưởng, tu tập thiền định;

2. Hành tan-tra (s: caryā-tantra): Tan-tra tu luyện qua hành động hằng ngày, dành cho những người tu tập nhưng không cần hiểu rõ lí tột cùng;

3. Du-già tan-tra (s: yoga-tantra): Tan-tra luyện tâm (thiền định);

4. Vô thượng du-già tan-tra (s: anutta­ra­yo­ga-tantra): phương pháp tu luyện tột cùng, thành Phật trong kiếp này, với thân này.

Sự khác nhau giữa bốn cấp này xuất phát từ căn cơ của hành giả và tính hiệu quả của các phép tu. Các tác phẩm quan trọng của Vô thượng du-già tan-traBí mật tập hội tan-tra (s: guh­ya­samāja-tantra), Hô kim cương tan-tra (s: he­vaj­ra-tantra) và Thời luân tan-tra (s: kā­­­­la­ca­kra-tantra).

Những phép Tan-tra này xem tâm thanh tịnh là gốc của mọi phép tu. Ngoài ra, Tan-tra xem việc vượt qua tính nhị nguyên để đạt nhất thể là một nguyên lí quan trọng. Tính nhị nguyên có khi được Tan-tra diễn tả bằng nguyên lí nam tính (s: upāya; khía cạnh Phương tiện) và nữ (s: prajñā; Trí huệ), vì vậy tại phương Tây không ít người hiểu lầm, cho rằng tu tập Tan-tra là thuần tuý liên hệ với tính dục nam nữ.

[3] Đạo sư 導 師; S: guru; T: lama; cũng có khi được dịch theo âm Hán Việt là Cổ-lỗ, nghĩa là Sư phụ, vị thầy dạy đạo. Theo một ý nghĩa riêng biệt – như trong trường hợp của các vị Ma-ha Tất-đạt – thì người ta dịch chữ guru là Chân sư (真 師), nếu hiểu Chân sư ở đây đồng nghĩa với một vị thầy có đầy đủ những khả năng, thích hợp cho những môn đệ khác nhau, có thể nói là tuỳ cơ ứng biến, tuỳ bệnh cho thuốc.

Là vị thầy dạy Đạo. Truyền thống của Ấn Độ giáo phân biệt các vị Đạo sư:

1. Cha mẹ,

2. Đạo sư giúp tìm ra con đường đạo, tiến đến giải thoát;

3. Đạo sư vũ trụ (s: avatāra), là bậc giác ngộ, là hiện thân của sự Giác ngộ, của Chân như.

Guru (Đạo sư ) khác với A-xà-lê là các vị A-xà-lê tu tập trong khuôn khổ của một tu viện, giới luật tingh nghiêm và giảng dạy kinh luận. Danh từ Đạo sư (Guru) thì bao trùm hơn, vị này có thể, nhưng không nhất thiết phải giảng dạy trong một ngôi chùa hoặc thiền việnđặc biệt trong các hệ thống Tan-tra của các vị Ma-ha Tất-đạt (s: mahāsiddha), Đạo sư dùng để chỉ những người có đầy đủ các phương tiện giáo hoá chúng sinh.

3 e: Secret Mantra vehicle; còn gọi là Bí mật thừa, Tan-tra thừa, Kim cương thừa, Man-tra thừa.

[5] Xuất phát từ Bồ-đề đạo thứ đệ tuỳ phá tông trang nghiêm của Đạt-bảo Cáp-giải (dvags-po lha-rje hoặc gampopa), ngài Tông-khách-ba tổng kết thành hai tác phẩm chính: Bồ-đề đạo thứ đệ luận (t: lamrim chenmo) và Chân ngôn đạo thứ đệ luận (t: ngagrim chenmo). Có nghĩa là một bài luận về Mật giáo. Những bộ sách này rất được ưa chuộng vì vậy được biên soạnphổ biến rộng rãi trong tất cả các tông phái Phật giáo Tây Tạng.

4. Vajradhara (s); Kim Cương Trì 金 剛 持, một tên gọi khác của ngài Phổ Hiền. Trong Kim cương thừa, danh hiệu Phổ Hiền là chỉ cho Bản sơ Phật (s: ādi-buddha), biểu hiện của Pháp thân (s: dhar­­makāya). Ở đây Ngài Phổ Hiền được vẽ với màu xanh đậm, tượng trung cho tính Không. Tranh tượng cũng vẽ Ngài hợp nhất (Yab-Yum) với nữ thần sắc trắng, tượng trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại thủ ấn (s: mahāmudrā), thân của ngài Phổ HiềnBáo thân (s: saṃbhogakāya) và đóng vai trò trung tâm.

[6] Trung quán tông 中 觀 宗; hay Trung luận tông (中 論 宗); S: mā­dh­ya­mi­ka; Một trường phái Đại thừa, được Long Thụ (s: nāgārjuna) và Thánh Thiên (ār­ya­deva) thành lập. Tông này có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật BảnViệt Nam. Đại diện xuất sắc của phái này, bên cạnh hai vị sáng lập, là Phật Hộ (tk. 5), Thanh Biện (tk. 6), Nguyệt Xứng (tk. 8), Tịch Hộ (tk. 8) và Liên Hoa Giới (tk. 8). Những Đại Luận sư này có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển đạo Phật tại Tây Tạng. Trung quán tông đóng vai trò trung tâm trong Phật giáo Tây Tạng, kể từ thế kỉ thứ 8. Điều đó có lẽ xuất phát từ hoạt động của luận sư Tịch Hộ (寂 護; Śāntarakṣita) và môn đệLiên Hoa Giới (蓮 華 戒; Kama­laśīla). Thời đó, hai vị này đại diện cho tông Trung quán-Duy thức (yogā­cā­ra-svātantrika-mādh­ya­mi­ka), đưa những quan điểm Duy­ thức vào giáo lí của Long Thụ. Tương truyền Liên Hoa Giới tham dự một cuộc tranh luận với Thiền tông tổ chức tại Tây Tạng. Trong cuộc tranh luận đó Liên Hoa Giới thắng và sau đó nhà vua Tây Tạng tuyên bố lấy Trung quán tông làm giáo pháp chính thống.

[7] Duy thức 唯 識; S: vijñāptimātratā; E: mind only. Còn gọi Duy tâm 唯 心; s: cittamātra; t: sems tsam;
[8] Kim cương thừa 金 剛 乘; S: vajrayāna; Một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 5,6 tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa (s: mahāyāna) và được truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản (riêng bộ Vô thượng du-già không được truyền sang Trung Quốc và Nhật). Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí, có tính chất bí truyền. Thường thường các phái này được hướng dẫn bằng một vị Đạo sư, kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu được gọi là Tan-tra. Kim cương thừa hay sử dụng Man-tra và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Vì hay sử dụng Man-tra, Phật giáo Tây Tạng cũng gọi Kim cương thừaChân ngôn thừa (s: mantrayāna). Giáo pháp của Kim cương thừa mang tính chất Mật giáo, bao gồm các yếu tố của phép Du-già và các tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ trộn lẫn với tư tưởng Phật giáo. Quan trọng nhất là ảnh hưởng từ Tây Bắc Ấn Độ với nhiều biểu tượng về Cực quang (s: ābhāsvara, ánh sáng rực rỡ) cũng như ảnh hưởng của Bắc Ấn về việc tôn thờ giới tính.
Trong thời gian đầu, giáo pháp này chỉ được khẩu truyền, và đến giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 10 mới được hệ thống hoá và kết tập hoàn chỉnh. Các tác phẩm quan trọng nhất của Kim cương thừaBí mật tập hội (s: guhyasamājatantra) và Thời luân tan-tra (s: kālacakratantra) cũng được trước tác trong thời gian này. Các kinh sách quan trọng nhất của Kim cương thừa gồm trong các Tan-tra cũng như các bài ca của các vị Tất-đạt (s: siddha), là các bài diễn tả kinh nghiệm của phép tu Đại thủ ấn (s: mahāmudrā).
Lúc Kim cương thừa truyền qua Tây Tạng thì cũng là lúc giáo pháp này đã có một chỗ đứng vững chắc trong Phật giáo nói chung. Muốn lĩnh hội Kim cương thừa, hành giả phải có một kiến giải sâu xa về giáo pháp của bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, giáo pháp theo cách luận giải của Long Thụ (s: Nāgārjuna) và Vô Trước (s: Asaṅga). Vì vậy Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng được gọi là ‘Nhân thừa’ 因 乘 và Kim cương thừa được gọi là ‘Quả thừa’ (果 乘). Trong Kim cương thừa, có một yếu tố quan trọng khác là vai trò của một vị Đạo sư, vị này truyền pháp quán đỉnh và truyền lực, hướng dẫn đệ tử thiền quán, chú tâm vào một nghi quĩ (s: sādhana) nhất định. Trong các phép này, sử dụng Man-tra, quán Man-đa-la và và thực hành Thủ ấn là những phương tiện quan trọng. Trong Kim cương thừa, Kim cương chử (s: vajra; t: dorje) biểu hiện sự giác ngộ, đạt được sự nhất thể của vũ trụ, vượt lên mọi nhị nguyên thông thường.

[9] Tì-lô-giá-na S: mahāvairocana hoặc vairocana. Còn được dịch là Đại Nhật Phật 大 日 佛. Đức Phật Đại Nhật được diễn tả với Thủ ấn tối thượng bồ-đề. Ngón trỏ của tay phải được các ngón tay trái bao quanh, biểu hiện sự tuyệt đối trong tương đối, nhất thể trong vạn vật. Hai con thú hộ vệ Ngài là sư tử, và dấu hiệu của Ngài, mặt trời chói loà (ở đây được vẽ nằm trên đĩa) cũng được trình bày dưới toạ đài.
Một trong Ngũ bộ Phật, hiện thân của Pháp giới. Khoảng thế kỉ thứ 10, trong giáo pháp Đại thừa người ta nói thêm về quan điểm ‘Phật chuyển hoá siêu việt’ và các vị Bồ Tát chuyển hoá liên hệ. Đại Nhật Phật là vị Phật đầu tiên được xem là chuyển hoá từ Pháp thân. Tại Nhật, Phật Đại Nhật hay được ví như mặt trời và bốn vị Phật còn lại như các hành tinh quay xung quanh

[10] The Stage of the Path to a Conqueror and Pervasive Master, a Great Vajradhara: Revealing All Secrect Topics.

[11] Báo thân (報 身; s: saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (受 用 身): chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ.

[12] T: dorje; chùy kim cang; một pháp khí thường dùgn trong các nghi thức của Mật tông.

[13] Lạt-ma 喇 嘛; T: lama [bla-ma]; S: guru; Theo Phật giáo Tây Tạng, Lạt-ma là hiện thân của giáo pháp. Danh từ Lạt-ma cũng gần giống như guru, Đạo sư của Ấn Độ, nhưng tại đây, Lạt-ma mang thêm nhiều ý nghĩa khác. Trong Kim cương thừa, Lạt-ma không phải chỉ là người giảng dạy giáo pháp mà còn là người thực hành các nghi lễ. Vị này thường là người hướng dẫn tu tập cho các đạo tràng và được xem thuộc về các dòng tái sinh Chu-cô (t: tulku). Những vị Lạt-ma uyên thâm, danh tiếng thường được mang danh hiệuRin­poche (quí báu phi thường). Ngày nay, danh từ Lạt-ma hay được dùng để gọi các vị Cao tăng Tây Tạng.

[14]. T: mKhas-grub-khyung-po-lhas-pa.

[15] Văn-thù-sư-lợi 文 殊 師 利; S: Mañjuśrī; tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (妙 德), Diệu Cát Tường (妙 吉 祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (妙 音; s: Mañjughoṣa); Là vị Bồ-tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ-tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quĩ (s: ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh.
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba (t: tsong-khapa) thường được xem là hiện thân của Văn-thù ( Chu-cô). Dưới tên Diệu Âm (妙 音; Mañjughoṣa), có nghĩa là ‘Người với tiếng nói êm dịu’, Bồ-tát Văn-thù thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã ba-la-mật-đahọc thuyết của Trung quán tông. Ngài là vị Bồ-tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng Phương tiện tri thức.

[16] T: dGa’-ba-gdong.

[17] T: dbU-ma-pa dPa’-bo-rdo-rje.

[18] Nguyệt Xứng 月 稱; S: candrakīrti; tk. 6/7; Được xem là Luận sư quan trọng nhất trong tông Trung quán sau Long Thụ. Sư quê ở Nam Ấn, xuất gia từ lúc nhỏ tuổi. Nhân lúc đọc trứ tác của Long Thụ, Sư bỗng hiểu ý. Sau Sư trở thành viện trưởng của Na-lan-đà và viết nhiều bài luận chú về các tác phẩm của Long Thụ. Các tác phẩm quan trọng của sư là Minh cú luận (明 句 論), Nhập trung quán luận (入 中 觀 論). Tương truyền rằng, trong một cuộc hành trình truyền pháp về hướng Nam, Sư đã giáo hoá rất nhiều người. Sư sống rất thọ, nhưng chắc chắn là không thọ đến 300 (!) tuổi như sử sách Tây Tạng thuật lại.
Các tác phẩm còn lưu lại của Sư (trích): 1. Minh cú luận (s: prasannapadā), gọi đủ là Trung quán minh cú luận (s: madhyamakavṛt­ti-pra­­san­napadā), tác phẩm chú giải Trung quán luận (madhyamaka-śāstra) của Long Thụ (nā­­gār­juna) duy nhất bằng nguyên văn Phạn ngữ (sanskrit), bản Tạng ngữ cũng còn; 2. Nhập trung quán luận (ma­dh­yamakāvatāra), chỉ còn bản Tạng ngữ; 3. Nhập trung luận thích(madhyama­kāva­tā­ra-bhāṣya), chỉ còn bản Tạng ngữ; 4. Nhân duyên tâm luận thích (pratī­tya-sa­mut­pāda-hṛ­da­ya-vṛtti), một tác phẩm chú giải Nhân duyên tâm luận tụng (pratīt­yasa­mut­pāda-hṛ­da­ya-kā­ri­kā), được xem là của Long Thụ, chỉ còn bản Tạng ngữ; 5. Thất thập không tính luận thích (śūn­yatā-sap­tati­vṛtti), chú giải Thất thập không tính luận (śūn­­ya­tā-sap­tati) của Long Thụ. Long Thụ (và Para­hita) cũng có soạn một tác phẩm dưới tên này. Chỉ còn bản Tạng ngữ; 6. Lục thập tụng như lí luận thích (yukti-ṣaṣṭhikā-vṛtti), luận giải Lục thập tụng như lí luận (yukti-ṣaṣṭhikā), một tác phẩm được xem là của Long Thụ, chỉ còn bản Tạng ngữ; 7. Bồ-tát du-già hành tứ bách luận thích (bo­dhi­sattva­yogā­cā­ra-catuḥśa­ta­ka-ṭīkā), chú thích bộ Tứ bách luận (ca­tuḥśa­ta­ka) của Thánh Thiên (āryadeva), chỉ còn bản Tạng ngữ; 8.Trung quán luận tụng (madh­yama­ka-śāstra-stuti).

[19] Di-lặc 彌 勒; S: maitreya, P : metteyya; dịch nghĩa là Từ Thị (慈 氏), cũng có tên là Vô Năng Thắng (無 能 勝; s, p: Ajita), hoặc theo âm Hán Việt là A-dật-đa. Một vị Đại Bồ-tát, cũng là vị Phật sẽ thị hiện trong tương lai . Trong Phật giáo Tây Tạng, Phật Di-lặc được tôn thờ rất rộng rãi. Cõi giáo hoá của Ngài hiện này là trời Đâu-suất (s: tuṣi­ta). Theo truyền thuyết, Phật Di-lặc sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa.
Có thuyết cho rằng, chính Ngài là người khởi xướng Đại thừa Phật giáo hệ phái Duy thức. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Mai-tre-ya-na-tha (s: maitreyanātha), thầy truyền giáoDuy thức cho Vô Trước (s: a­saṅ­ga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bộ luận (s: śāstra), được gọi là Di-lặc (Từ Thị) ngũ luận: 1. Đại thừa tối thượng (đát-đặc-la) tan-tra (s: ma­­hāyā­not­tara­tan­t­ra); 2. Pháp pháp tính phân biệt luận (s: dhar­­madharma­tāvi­baṅ­ga); 3. Trung biên phân biệt luận (s: madh­yānta­vi­bhā­ga-śās­tra); 4. Hiện quán trang nghiêm luận (s: a­bhi­sa­ma­yā­laṅ­kāra); 5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận (s: mahāyā­na­sūtra­laṅ­kāra).

[20] E: Wisdom Truth Body và Nature Truth Body.

[21] S: trikāya; Tam thân 三 身; Chỉ ba loại thân của một vị Phật, theo quan điểm Đại thừa (s: mahāyā­na). Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật – như Ngài đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh – chính là biểu hiện của sự Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm ba thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó. Ba thân gồm:

1. Pháp thân 法 身; s: dharmakāya: là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (s: dhar­ma), là qui luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy.

2. Báo thân 報 身; s: saṃbhogakāya, cũng được dịch là Thụ dụng thân (受 用 身): chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ.

3. Ứng thân 應 身; s: nirmāṇakāya, cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân: là thân Phật xuất hiện trên trái đất, với thân tướng như con người, với mục đích cứu độ.

[22] S: maṇḍala; nguyên nghĩa là ‘vòng tròn, vòng cung’;

Một khái niệm quan trọng của Phật giáo Tây TạngKim cương thừa. Đó là biểu tượng của vũ trụ và lực lượng trong vũ trụ diễn tả bằng những tranh vẽ. Người ta sử dụng Man-đa-la để tập trung thiền định, nó là xuất phát điểm của nhiều phương pháp Quán đỉnh. Tại Tây Tạng, người ta hiểu Man-đa-la là ‘trung tâm và ngoại vi’, là cơ sở để hiện tượng hợp nhất với bản thể. Vì vậy trong một Man-đa-la, người ta thường thấy vô số cảnh vật, hình tướng khác nhau, nhưng chúng nằm trong một tranh vẽ duy nhất với thứ tự trên dưới rõ rệt.

Trong Kim cương thừa, Man-đa-la không chỉ là đối tượng thiền quán mà còn là bàn thờ lễ vật hay pháp khí. Tuy thế muốn được làm như thế, hành giả phải được một vị đạothừa nhậncho phép thực hiện nghi quĩ (s: sādhana) đó. Mỗi Man-đa-la đều nhắm đến một vị Phật nhất định và vì thế lễ vật hay pháp khí đều phải phù hợp. Kim cương thừa xem mọi thứ đều có thể là Man-đa-la, từ thế giới ngoại cảnh đến chính bản thân hay tâm thức mình. Tuy nhiên theo truyền thống người ta hay xem Man-đa-la là một lâu đài hình vuông có bốn cửa nhìn ra bốn phía. Có 4 cách để xây dựng một Man-đa-la: 1. Bằng một bức hoạ (Thăng-ka), 2. Bằng cát nhuộm màu, 3. Bằng từng đống gạo nhỏ và 4. Bằng vật thể ba chiều, thường là kim loại. Nếu trung tâm của Man-đa-la vẽ một vị thần mặt mày dữ tợn, thường Man-đa-la đó hay chỉ tính vô thường của vạn sự, được vẽ với tử thi vây tròn chung quanh.

[23]S: Vajra-pāṇi; p: Vajra-dhara; t: Lag-na rdo-rje.

[24] T: sKyabs-mchog-dpal-bzang; bSod-nams-bzang-po.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.