Cái chết theo quan niệm của người Tây Tạng

29/08/20143:56 CH(Xem: 9578)
Cái chết theo quan niệm của người Tây Tạng
MẬT TÔNG TÂY TẠNG
Nguyên tác TANTRA IN TIBET của Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lat-ma 14
Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
Thích Nhuận Châu dịch Việt ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Phần II
NHỮNG BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 14
VỀ HÀNH TRÌ MẬT TÔNG

Cái chết theo quan niệm của người Tây Tạng
 Bài nói chuyện tại Trung tâm Y khoa thuộc Trường Đại học bang Virginia, Hoa Kỳ.

 

Sáng hôm nay tôi viếng thăm Trung tâm Y khoa thuộc Trường Đại học bang Virginia Hoa Kỳ, nơi nghiên cứu về tuổi thọ của con người. Gần đây tôi vừa nói chuyện với Tiến sĩ Ian Stevenson về luân hồi–cách mà con người được sanh ra từ một đời sống trước đó. Bây giờ tôi sẽ nói về nguyên nhân tại sao chúng ta phải chết, tiến trình của cái chết và làm sao để chuẩn bị cho cái chết ấy.

Cái chết, thường không được báo trước, vốn đã được phân tích từ thời xa xưa kể cả trong dân gian lẫn trong phạm vi tôn giáo tín ngưỡng. Trong đạo Phật, lời dạy đầu tiên của Đức Phật là Tứ diệu đế, và trong bốn chân lý ấy, đầu tiên hết chính là Khổ đế. Rất quan trọng khi phải nhận ra được Khổ đế.[1] Khổ đế có ba loại: khổ do đau đớn, khổ do sự biến dịch, và nhiều dạng khổ khi phải chịu trải qua ảnh hưởng tiến trình tàn hoại nhiễm ô từ mọi nhân duyên. Sau khi các bạn đã nhận ra được sự thực về Khổ, rất cần thiết phải nhận dạng cho được chúng và phải khiển trừ những nguyên nhân gây ra khổ.

Rất cần thiết phải phát tâm tu đạo, qua đó để đạt được sự vắng lặng nhờ dập tắt mọi nguyên nhân gây nên khổ đau. Tứ diệu đế là: Khổ đế, Tập đế (nguyên nhân gây ra khổ), Diệt đế (sự dứt trừ khổ và nguyên nhân gây khổ), Đạo đế (con đường, phương pháp dẫn đến sự dứt trừ khổ). Tứ diệu đế được phân ra thành 16 thuộc tính, mỗi đế có bốn thuộc tính. Bốn thuộc tính của Khổ đếvô thường, khổ, không và vô ngã. Vô thường có hai dạng, thô và tế. Vô thường dạng thô chỉ cho những điều mà các khoa học gia quan tâm vào các phần tử vi tế vì chúng không chỉ dành cho những vật thô trọng như cái bàn, vốn như là một vật thể hiện hữu ở đây ngày hôm qua, nhưng chiêm nghiệm sâu vào những biến chuyển trong các nguyên tử nhỏ hơn đã tạo thành cái bàn. Những vật thể tạo nên hình dáng đồ vật bên ngoài đang phân rã từng giây phút; tương tự, tâm thức bên trong đang quan sát sự vật bên ngoài cũng đang biến đổi từng giây phút. Sự biến đổi trong từng phút giây đó gọi là vô thường vi tế. Vô thường dạng thô ví như sự huỷ hoại của một vật thể, hoặc đối với con người, đó chính là sự chết.

lợi lạc rất lớn nếu chúng taý thức về sự chết. Như tôi đã trình bày từ trước, nếu chúng ta nhận ra được cái khổ, thì nguyên nhân tạo ra khổ có thể được thăm dò đến, và trên tất cả, chúng ta sẽ phải đối diện, đương đầu với chúng. Chẳng bao lâu, cái chết sẽ đến. Chúng ta không nuốn nó đến, nhưng một khi chúng ta hành xử dưới sự ảnh hưởng của những hành vi nhiễm ôcảm xúc tham luyến thì cái chết chắc chắn sẽ đến với ta.

Nếu ngay từ lúc đầu, các bạn biết suy nghĩ về cái chết và chuẩn bị thật chu đáo, thì sự chuẩn bị ấy có thể giúp các bạn khi cái chết thực sự đến. Đây chính là nguyên nhân cho sự tỉnh táo lúc lâm chung.

Những điều tôi giải thích ở đây sẽ được bổ sung hỗ trợ thêm từ phía Tiến sĩ Ian Stevenson thuộc trường Đại học cuả các bạn.

Làm thế nào? Nếu các bạn chỉ tin vào đời nầy và không chấp nhận sự tương tục của đời sống, thì nó chẳng phải là vấn đề lớn dù các bạn có ý thức về cái chết hay không. Thiền quán về cái chết và vô thường được đặt trên nền tảng giáo lý về sự tương tục của tâm thức trong luân hồi. Một khi đã có đời sống khác–tương tục của tâm thức trong luân hồi–sẽ có ích lợi khi chuẩn bị cho cái chết, vì nếu có sự chuẩn bị, các bạn hầu như không lo âusợ hãi trong tiến trình chết, mình sẽ không mê mờ trong tình huống chỉ với những niệm tưởng riêng tư.

Nếu có đời sau, thì phẩm chất của cuộc sống đó sẽ tuỳ thuộc vào giờ phút hiện tại trong đời nầy. Nếu các bạn hướng cuộc sống mình trong đời nầy vào những việc thiện lành, thì việc nầy sẽ rất có ích cho cuộc sống ở đời sau. Giận dữ, chấp trước... sẽ khiến cho chúng ta không thể hướng cuộc đời mình theo chiều thuận lợi, sẽ dẫn đến kết quả tai hại trong tương lai, và một nguyên nhân làm phát sinh trạng thái bất như ý trong tâm là quan niệm về tính thường hằng. Có nhiều nguyên nhân như quan niệm về các hiện tượng không tồn tại trên cơ sở tự tính, nhưng ngay khi các bạn có thể giảm trừ mức độ quan niệm về tính thường hằng, thì sự đắm chấp và cuộc đời nầy sẽ trở nên yếu hơn. Cũng vậy, khi các bạn giữ ý niệm vô thường trong tâm– thấy bản chất mọi hiện tượng như chúng đang phân rã–thì hầu như các bạn sẽ chẳng sửng sốt về cái chết nhiều lắm khi nó đến thực sự.

Để vượt qua cái chết một cách toàn diện, cần nhất là bạn phải chấm dứt mọi cảm xúc luyến ái của riêng mình. Vì nhờ vào sự chấm dứt mọi cảm xúc luyến ái mà việc sinh ra bị đình chỉ, và do vậy, cái chết cũng chấm dứt luôn. Để làm được như vậy, phải có nỗ lực, và phải phát huy nỗ lực ấy để phát huy quán chiếu vào sự chết và vô thường. Từ chiêm nghiệm về chết và vô thường, các bạn sẽ khởi dậy thái độ không mong cầu tham luyến, điều nầy trở lại kéo các bạn vào việc tìm kiếm những phương pháp vượt qua cái chết.

Cũng vậy, thông qua chiêm nghiệm về cái chết và vô thường, mối quan tâm đơn điệu về những vấn đề thiển cận vốn hạn cuộc trong phạm vi cuộc đời nầy sẽ giảm trừ nhanh chóng. Cái chết dứt khoát sẽ đến. Nếu các bạn phí cuộc đời để bận tâm quá mức đến những việc chỉ là tạm bợ trong đời nầy, và chẳng có chuẩn bị gì cho cái chết, thì đến ngày cái chết hiện ra, các bạn sẽ không thể nào suy nghĩ được điều gì ngoại trừ tâm thức đầy đau khổsợ hãi. Các bạn chẳng có dịp để làm một điều gì cả.

Điều nầy có thể sẽ gây nên lòng hối tiếc. Tuy nhiên, nếu các bạn thường xuyên phản tỉnh, quán chiếu về cái chết và vô thường, các bạn biết chắc là điều ấy sẽ đến, và chuẩn bị bằng tư thái thong thả với nhiều thời gian. Khi cái chết thực sự đến, nó sẽ trở nên nhẹ nhàng êm thắm hơn. Thế mà tôi biết có vài bác sĩ, y tá ở bệnh viện vốn chẳng quan tâm đến cuộc sống đời sau, mà họ lại chết êm thắm nhẹ nhàng hơn những người có tín ngưỡng vốn thường quan tâm đến tái sinh.

tâm thức con người ngay thời điểm qua đời là nguyên nhân gần nhất với sự tương tục trong cuộc đời kế tiếp, nên rất quan trọng phải hướng tâm thức vào sự huân tập đạo lực khi gần đến lúc lâm chung. Bất luận điều gì xảy ra với ý nghĩa tốt hoặc xấu trong thời điểm đặc biệt nầy, những gì xảy ra ngay lúc cận kề cái chết đều có tác động mạnh một cách đặc biệt. Do vậy, rất quan trọng phải biết về tiến trình cái chết và chuẩn bị cho nó.

Trong Bồ-tát thừa, đặc biệt là trong Man-tra thừa, có sự giải thích tương quan với tam thân–Pháp thân, Thọ dụng thânỨng hoá thân–mà một Đức Phật có trong quả địa (effect stage) với ba dạng tiến trình mà chúng ta thường có trong trạng thái phàm phu thông thường–chết, trạng thái trung gian (intermediate state–thân trung ấm) và tái sinh.

Ba con đường được biểu hiện bằng những yếu tố thông thường nầy, có thể hiểu là sự tương ứng của dạng thô với những yếu tố giác ngộ.

Trong cách giải thích độc đáo của Vô thượng Du-già Tantra, cũng cho rằng sự hiểu biết về tiến trình chết là vô cùng quan trọng.

Với ý nghĩa làm sao để chuẩn bị cho cái chết, trong Phật pháp có các giải thích được tìm thấy trong các Kinh thừa và Mật thừa. Trong Mật thừa, cái chết được giải thích theo ba hình thái tantra cấp độ thấp–Hành tantra, Tác tantra và Du-già tantra–cũng như được giải thích theo Vô thượng Du-già Tantra. Vậy thực thểbản chất cuả cái chết là gì? Chính là sự hoàn thành hoặc kết thúc sự sống. Trong A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận[2] của ngài Thế Thân, sự sống được xem như là nền tảng của nhiệt tình và tỉnh táo, trong khi đó cái chết chính là sự chấm dứt các tác dụng ấy. Như vậy, trong giai đoạn lâm thời nầy, thân thể thô động và ý thức hiện hữu cùng nhau, kết hợp thì còn sống, và khi tách rời nhau có nghĩa là chết. Rất cần thiết phải phân biệt trạng thái thô trọng, vi tế và cực kỳ vi tế giữa thân và tâm; chết là sự tách lìa thức tâm ra khỏi thân thô trọng, trong khi không có cách nào để cho tâm thức vi tế nhất tách lìa hẳn vật thể trong cấp độ tinh vi nhất, trường hợp sau chỉ xảy ra với luồng khí hoặc nội lực mà tâm thức nương vào.

Những điều kiện khác nhau của cái chết cũng được mô tả. Có người chết khi mạng sống đã cạn kiệt; người khác chết lúc phước đức không còn nữa, và dạng thứ ba chết khi gặp tai nạn. Chết do tai nạn có thể là như khi say rượu, lái xe, tự hại mình trên xa lộ.

Có dấu hiệu lờ mờ hiện ra vào lúc gần lâm chung như là hình thái nào người chết sẽ tái sinh. Điều nầy có thể biết được qua các điểm còn nóng ấm sau cùng trên thân. Có người còn lưu lại hơi ấm, hay lạnh dần từ phần trên của cơ thể; có người bắt đầu lạnh dần trước tiên từ phần dưới cơ thể. Rất xấu nếu hơi ấm bắt đầu gom tụ từ phần trên thân rồi lạnh dần lan xuống dưới, và rất tốt nếu hơi ấm gom từ phần dưới thân rồi lan dần lên trên.

Có người chết rất an bình, có người chết với sự sợ hãi. Với người chết dù trải qua nhiều tướng trạng khác nhau, dễ chịu hay phải trăn trở đau đớn, đều có sự hé mở lộ ra trong tâm thức.

Giải thích ý nghĩa tiến trình chết theo quan điểm của truyền thống Man-tra thừa, trong Vô thượng Du-già Tantra, cái chết được giải thích như là sự dừng bặt luồng khí lực thô động bên trong hay gọi là khí lực (energies). Vì cái chết có liên quan với sự đình chỉ của nội khí nầy và dòng khí nầy lại nương nhờ trong thân, nên sự hiểu biết về cấu trúc cơ thể người rất là quan trọng. Trong hệ thống giáo lý Man-tra thừa, đề mục chủ yếu được giải thích chính ở đây là những đạo quản (channels),[3] khí lực (inner winds) và tinh trích (drops of essential fluid). Trong giáo lý thuộc truyền thống Kinh thừaghi nhận có 80.000 đạo quản (channels) như vậy, trong khi hệ thống giáo lý Man-tra thừa ghi nhận có 72.000 đạo quản .

Trong số nầy, có ba đạo quản quan trọng nhất–đạo quản trung tâm chạy từ trán lên đỉnh đầu và chạy xuống đáy cột xương sống, và hai đạo quản phái bên phải và bên trái của đạo quản trung tâm nầy.

Về ý nghĩa nội khí hay khí lực, được giải thích có nhiều dạng khác nhau, nhưng có 10 luồng khí quan trọng nhất– năm khí chính và năm luồng khí phụ.

Về tinh trích, được cấu thành màu trắng hoặc màu đỏ. Nói chung, tiến trình chết tương tự như cảm giác tiến dần đến đỉnh điểm cơn loé sáng cực quang cuả cái chết. Tuy nhiên, do nhiều dạng chuyển biến khác nhau trong các đạo quản bởi những yếu tố gồm khí lực (energies/inner winds) và tinh trích (drops of essential fluid) mà có nhiều tướng trạng diễn ra khác nhau đối với người chết. Cũng vậy, vì yếu tố phụ là thể chất mỗi người khác nhau, nên tiến trình chết của mỗi người có khác nhau chút ít. 

Trong khi tiến trình chết đang diễn ra, được biết có 25[4] yếu tố phân rã dần. Những yếu tố nầy được gọi là 25 thành tố thô động (gross objects):

Năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Bốn đại: đất, nước lửa, gió.

Sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Năm đối tượng của giác quan: hình sắc, âm thanh, hương, vị, và xúc chạm.

Năm trí (ordinary wisdoms): trí huệ giống như gương (Đại viên cảnh trí), trí huệ bình đẳng (Bình đẳng tánh trí), trí huệ phân biện (Diệu quan sát trí), trí huệ thành tựu viên mãn (Thành sở tác trí), và Trí huệ của pháp giới.

Ngay khi diễn ra tiến trình chết, những thành tố nầy phân ra theo từng giai đoạn. Biểu hiện của những giai đoạn nầy là những dấu hiệu vật lý ở bên trong cũng như trên thân. Vì những dấu hiệu nầy biểu hiện ra từ từ và theo thứ tự. Nếu người chết do tai nạn trên xa lộ, tám giai đoạn nầy sẽ diễn ra nhanh chóng, và họ chẳng có cơ hội nào để thực tập một điều gì cả, khổ đau gấp đôi vì bị chết sớm do tai nạn và không có cơ may để thực hành phương thức kết nối với sự biểu hiện tiệm tiến của tiến trình phân rã. Nếu chết tự nhiên, các dấu hiệu sẽ biểu hiện từ từ theo thứ tự.

Giai đoạn đầu tiên là sự biểu hiện của sự phân rã các sắc uẩn. Theo nghĩa đơn giản, khi sắc uẩn bắt đầu phân rã, có nghĩa là yếu tố đất mất đi lực tác dụng của nó và trở nên yếu dần năng lực nâng đỡ như là nền tảng của thức tâm. Đồng thời với biểu hiện nầy, yếu tố nước trong thân như là nền tảng của thức tâm trở nên biểu hiện rõ hơn; tiến trình nầy được gọi là “phân huỷ yếu tố đất thành nước.” Biểu hiện bên ngoài là trên thân thể người sắp mất, chân tay trở nên teo nhỏ lại, sinh khí tươi tỉnh biến mất. Người chết có cảm tưởng rằng thân mình đang bị chìm ngập dưới lòng đất, và mắt trở nên mờ dần.

 Vào lúc nầy, biểu hiện bên trong, theo Bí mật tập hội tantra (Guhyasamāja Tantra), là người sắp chết có thị kiến (visual sense) thấy được các ảo ảnh (mirage). Tuy nhiên, theo Thời luân tantra (Kālachakra Tantra), thì người chết sẽ có một thị kiến về khói. Những giải thích khác nhau nầy xuất phát từ sự khác biệt đôi chút về cấu trúc vật lý của các đạo quản, khí lực và tinh trích trong sự tu tập đối với từng truyền thống tantra riêng biệt, đặc biệt là các đạo quản được biểu tượng bằng hoa sen có nhiều cánh[5] ngay tại trung khu đỉnh đầu[6] và tại yết hầu.[7] Cả hai hệ thống tantra nầy đều diễn tả có sáu trung khu[8] theo diện rộng và bốn trung khu theo dạng thu hẹp, nhưng khác với mô tả với biểu tượng các đạo quản như hoa sen nhiều cánh.

Tiếp theo, trong giai đoạn thứ hai, thọ uẩn phân rã. Vào lúc nầy, lực cấu thành của yếu tố nước (thuỷ đại) giảm dần lực nâng đỡ cho sự hoạt động như là nền tảng của tâm thức, từ đó mà yếu tố lửa (hoả đại, tức thân nhiệt) trở nên lấn lướt. Biểu tượng dấu hiệu trên thân là huyết dịch trong thân khô kiệt đi–miệng khô, dịch thuỷ trong mắt khô dần, và nhãn cầu trong mắt lờ đờ, ít di chuyển. Theo Bí mật tập hội tantra, biểu hiện của giai đoạn nầy ở bên trong là người sắp chết thấy có khói trong ảo giác.

Trong giai đoạn thứ ba, tưởng uẩn phân rã. Lúc nầy yếu tố lửa mất dần lực nâng đỡ cho sự hoạt động như là nền tảng của tâm thức, do đó yếu tố gió (phong đại) được biểu hiện với ý nghĩa như năng lực hộ trì thân tâm. Với dấu hiệu biểu hiện là cảm giác về thân nhiệt mất dần; trong tâm tưởng của người chết, ký ức sự việc về những người thân bị xoá nhoà. Biểu hiện bên trong là người chết thấy có những đốm lửa như đom đóm hoặc những tia lửa phát ra. 

Trong giai đoạn thứ tư, hành uẩn phân rã. Lúc nầy yếu tố gió yếu dần đi lực nâng đỡ cho sự hoạt động như là nền tảng của tâm thức. Biểu hiện ra trên thân người sắp chết là hơi thở không còn. Biểu hiện bên trong là người chết cảm thấy có đám cháy màu đỏ loé lên từ ngọn lửa; trước đó đã có nhiều dạng như đom đóm hoặc tia lửa, nay trở nên yếu hơn, chỉ còn lại những tia sáng màu hồng.

Nói chung, người khác khi thấy như vậy sẽ cho là đã chết vì tim không còn đập và không còn thở nữa. Nếu bác sĩ đến, họ sẽ nói với các bạn rằng người ấy đã chết. Tuy nhiên, theo quan niệm của chúng ta, người ấy đang còn trong tiến trình chết, chứ chưa chết thực sự. Ý thức của người ấy bị phân tán, nhưng tâm thức vẫn còn. Tuy nhiên, không có nghĩa là người ấy có thể sống lại

Trong lĩnh vực tâm thức, có nhiều cấp độ thô và tế. Kinh điển Phật giáo khẳng định có nhiều dạng hệ thống giải thích về thức–chín thức, tám thức, hoặc sáu thức, hoặc chỉ một–dù phổ biến nhất là sáu thức. Kinh luận của Duy thức Pháp tướng tông đề ra hệ thống tám thức–năm thức giác quan, ý thức, phân biệt sự thức (mạt-na thức) và căn bản thức (a-lại-da thức). Hai thức sau, phân biệt sự thức (mạt-na thức) và căn bản thức (a-lại-da thức) còn được dùng trong các tông phái khác với các nghĩa khác nhau, nhưng cách dùng các thuật ngữ nầy không nhất thiết có cùng ý nghĩa liên quan với ý nghĩa trong Duy thức tông.

Ngoài vấn đề số lượng, tâm còn có thể được phân thành các yếu tố chính (tâm vương) và (phụ) tâm sở. Yếu tố chính (tâm vương) là chỉ cho chủ thể nhận biết thực thể và đối tượng, và yếu tố (phụ) tâm sở là chỉ cho những đối tượng được chủ thể nhận biết và phân biệt. Đặc tính chung của các thức nầy là chiếu soi và nhận biết, vốn có đầy đủ chức năng nầy trong tất cả các thức. Thể của nó chính là chiếu soi, không bị chướng ngại bởi mọi thứ gì; dụng của nó là nhận biết nhờ vào hình sắc của bất kỳ đối tượng nào.

Về sự phát sinh nhãn thức, chẳng hạn, cần phải có ba điều kiện–điều kiện trước tiên là con mắt (nhãn căn), đối tượng để được nhận biết mà ở đây chính là vật để nhìn thấy, màu sắc hoặc vật thể; và một điều kiện có ngay trước đó (immediately preceding), khoảnh khắc trước đó của thức. Khi cả ba điều kiện nầy hội đủ, thức nhận biết một vật thể được phát sinh. Ba điều kiện nầy có những chức năng khác nhau; thực tế vốn thức là một thể liễu biệt (chiếu soi và nhận biết) là nhờ vào điều kiện có ngay trước (immediately preceding), nó nhận biết đó là hình sắc chứ không phải âm thanh, là nhờ vào điều kiện tiên quyết chính là nhãn căn; nó phát sinh nhờ hình tượng từ màu sắc hoặc hình dáng là nhờ vào đối tượng được quán sát, tức đối tượng của chính nó. Thức đơn thuần được hình thành theo cách này.

Ở đây, tuy vậy, trong tiến trình chết, căn cứ của các thức đơn thuần nầy nương vào–nhãn căn, nhĩ căn... đã bị phân hoại, từ đó các thức tương ứng cũng bị phân huỷ luôn. Tuy nhiên, bốn tầng bậc thô trọng và vi tế trong tâm thức vẫn còn duy trì, thế nên có thêm bốn giai đoạn phân rã của thức sau bốn giai đoạn phân rã trước đây của tứ đại. Các yếu tố thô trọng bắt đầu phân hoại trước tiên, khởi đầu bằng 80 niệm tưởng.[9] Tám mươi niệm tưởng nầy được phân thành ba nhóm, mỗi nhóm tiêu biểu cho ba tầng bậc kế tiếp vi tế hơn của tâm thức. Nhóm thứ nhất gồm 33 niệm tưởng mang tính chất sống động của tâm với sắc trắng (the mind of radiant),[10] nhóm thứ hai gồm 40 niệm tưởng có tính chất sống động của tâm với sắc đen tăng dần; và nhóm thứ ba gồm bảy niệm tưởng có tính chất sống động của tâm với sắc đen gần đến đỉnh điểm (near-attainment). Tầng bậc dao động–mạnh, trung bình, yếu–của nội lực hoặc khí chính là sự nương gá của ba nhóm niệm tưởng nầy để minh hoạ cho tính chất của sự di chuyển của luồng gió hay nội khí kết hợp với ba tầng bậc vi tế của tâm.

Khi 80 niệm tưởng cùng với luồng khí lực xem như là lực nâng đỡ bị phân huỷ, dấu hiệu bên trong biểu hiện là một đốm sắc trắng loé lên; đây chính là sắc trắng sống động của tâm. Nó được ví như bầu trời mùa thu trong sáng tràn ngập ánh trăng. Bên ngoài không có dấu hiệu nào biểu hiện. 

 
Khi sắc trắng sống động của tâm bị phân huỷ cùng với luồng khí lực mà nó nương vào, có một thức tâm vi tế hơn xuất hiện, gọi là thức tâm sắc đỏ sống động. Nó được ví như bầu trời mùa thu trong sáng tràn ngập tia sáng mặt trời màu đỏ hay màu da cam.

Khi sắc đỏ sống động của tâm bị phân huỷ cùng với luồng khí lực mà nó nương vào, vẫn còn có một thức tâm vi tế hơn xuất hiện, gọi là thức tâm sắc đen sống động gần đến đỉnh điểm (mind of radiant black near-attainment). Nó được ví như bầu trời mùa thu tối đen khi mới vào đêm. Trong khi ở điểm bắt đầu của tầng bực tâm thức nầy, người chết vẫn còn biết được, nhưng năng lực của ý thức đã bị tan huỷ, và họ trở nên như thể vô thức.

Khi sắc đen sống động gần đến đỉnh điểm bị phân huỷ cùng với luồng khí lực mà nó nương vào, điểm vi tế nhất của mọi thức tâm xuất hiện–cực quang của cái chết (clear light of death), cái chết thực sự. Nó được ví như một điểm tinh khiết loé sáng trên bầu trời trong sáng mùa thu. Cực quang tâm thức (mind of clear light) còn được gọi là căn bản thức vì nó là căn nguyên của mọi thức tâm, nhờ vào căn bản thức mà các thức tâm khác được phát sinh tự nhiên. Đó chính là tâm hiện hữu từ vô thuỷtương tục trong mỗi sinh mạng từ mỗi kiếp sống cho đến khi thành tựu Phật quả. Điều nầy chỉ được giải thích trong giáo lý Vô thượng Du-già Tantra.

Ngay đang lúc giai đoạn phân huỷ, điều rất quan trọng là cần phải tỉnh giác. Càng tỉnh táo, càng nhớ biết nhiều, càng có nhiều khả năng nhớ được cuộc sống đã qua trước khi tái sinh. Điều nầy cũng giống như sự kiện trước khi đi ngủ, các bạn quyết định bằng tâm ý sáng suốt rằng sáng mai mình sẽ thức dậy vào giờ nào và sẽ làm những việc gì sau khi thức dậy; nên dù trong khi ngủ chúng ta không nhớ việc nầy, nhưng nhờ đã có dự liệu từ trước nên chúng ta thức giấc đúng vào giờ đó, và tức khắc nhớ đến những việc cần phải làm. Tương tự như vậy, khi đang trong tiến trình chết, miễn là cái biết còn duy trì, thì người chết sẽ giữ được năng lực của cái biết ấy để có được sự tỉnh giác tối cao.

 Người trải qua chết bình thường với thân thể khỏe mạnh và không có sự phân rã cuả thể chất thì sẽ duy trì được trạng thái tâm tinh nhạy nhất, đó là cực quang tâm thức, khoảng trong thời gian ba ngày. Trong thời gian nầy, tâm thức vi tế nhất vẫn còn ở trong thân xác cũ. Ngoại trừ một số người vốn đã hành trì suốt cuộc đời, đã nhận ra được bản tâmtu tập các pháp về đạo quản, trung khu, khí lực, tinh trích... thì họ sẽ có khả năng nhận biết tiến trình chết như một tia sáng trắng loé lên trong tâm tròn đầy tỉnh giác. Nhờ sự tự chủ nầy, họ có thể duy trì trạng thái sống ấy chừng một tuần hoặc cả tháng tuỳ theo tâm nguyện của họ. Có chừng 10 trường hợp như vậy đã xảy ra trong những người Tây Tạng kể từ khi chúng tôi đến Ấn Độ từ năm 1959. Dù ở đây, trong thời tiết rất nóng, mà người chết vẫn duy trì cực quang tâm thức (mind of clear light) trong hai tuần lễ trông giống như người đang ngủ–không còn thở, như người đang sống, nhưng khác với người sống là họ không cười.

Khi trong cực quang tâm thức thức vi tế ấy có một chút chuyển di rất nhạy, thì đó là lúc cực quang tâm thức ngừng tắt hẳn, thức lìa khỏi thân, và lúc ấy, các bạn bắt đầu một tiến trình ngược lại, trở lại với tâm sắc đen sống động gần đến đỉnh điểm (mind of radiant black near-attainment) và sáu tầng bậc của các hiện tượng khác–ánh sáng đỏ gia tăng, ánh sáng trắng xuất hiện, dạng giống như ngọn đèn dầu, hoặc giống như đom đóm, giống như khói, và giống như một ảo ảnh. Nếu các bạn sẽ được sinh ra trong Dục giới hay Sắc giới–sự tái sinh cần phải có một thân trung ấm[11]–ngay vào lúc bắt đầu trạng thái tâm sắc đen sống động gần đến đỉnh điểm. Nếu các bạn sẽ được sanh vào Vô sắc giới, thì không qua tình trạng thân trung ấm.

Với những ai trải qua thân trung ấm, thì sẽ chấm dứt trạng thái ấy khi nối kết được với trạng thái của cuộc sống mới, tức là lúc mà thần thức đi qua tám dấu hiệu của đỉnh điểm cái chết vào lúc loé sáng lên cực quang tâm thức của cái chết. Nếu thần thức được sinh ra qua bào thai (thai sanh), thì sự nối kết với sinh thể mới trong thai người mẹ và loé lên trạng thái tâm sắc đen sống động gần đến đỉnh điểm sau khi cực quang tâm thức đồng thời xuất hiện. Như vậy, trong một số trường hợp, cuộc sống mới được bắt đầu với cực quang tâm thức.

Nói chung, trạng thái sự sống bình thường thì liên quan với tầng bậc thô trọng của tâm thức; cái chết thì liên quan với tầng bậc vi tế hơn; và trạng thái thân trung ấm là ở tầng mức trung bình. Tương tự trong thời gian 24 giờ một ngày, trạng thái thức giấc thông thường là tầng bậc thô trọng của tâm thức; ngủ sâu là là tầng bậc vi tế; và giấc mơ trong lúc ngủ trạng thái trung gian của tâm thức. Lại nữa, khi con người yếu đi, tâm trở nên rất vi tế. Thế nên, trong một ngày bình thường, chúng ta trải qua những tầng bậc nầy của tâm thức dù chưa chính thức trải qua tiến trình chết.

Tóm lại, điều rất quan trọng là phải nhận ra được bản tâm của mình, cực quang tâm thức. Để nhận ra được trạng thái vi tế nhất của tâm, bước đầu tiên là phải nhận ra bản tâm trong tầng bậc quy ước thông thường. Với việc nhận ra được bản tâm, các bạn có thể tự an định tâm mình, dần dần gia tăng năng lực nhân ra thể tánh của thức. Thông qua phương pháp ấy, thức tâm có thể được điều phục. Nội lực từ tâm an định, trở lại có thể giúp dừng bặt các thức tâm thô động, và một khi những vọng thức nầy đã bị đình chỉ rồi, thì trạng thái vi tế của tâm tự nhiên hiển lộ. Nếu trước lúc chết các bạn nhận ra được bản tâm vi diệu, thì nó liền chuyển hoá thành trí huệ–vũ khí mạnh nhất để phá vô minh và giảm trừ khổ đau. Đối với một hành giả, cần phải biết và hành trì thật nhiều.


Vấn đáp


Hỏi: Ngài nói rằng một phần của tiến trình chuẩn bị cho cái chết là học hỏi kinh nghiệm các dấu hiệu khác nhau về cái chết ngay khi mình đang sống, để khi mình trải qua lúc lâm chung thì mình đã quá sẵn sàng với cái chết. Có chăng một phương pháp thực tập, qua đó thức tâm được tách rời hẳn với thân thể thô trọng nầy đang lúc còn sống? Ngài thấy có sự tương đồng nào giữa quan niệm nầy và những kinh nghiệm của người Tây phương, cho rằng khi họ tiếp cận với cái chết, nghĩa là chính họ đã thoát ra ngoài thân mình và đi vào một thân khác tinh nhạy hơn?

Trả lời:  Có những trường hợp thân tâm thô trọng được tách rời nhờ vào những hành trì trong đời trước, nhờ đó sự tách rời nầy như là một ‘quà tặng’ trong cuộc đời nầy, và cũng có những trường hợp do nhờ sự tu tập trong đời nầy. Cụ thể, một thân đặc biệt trong giấc mơ không chỉ là tướng trạng của tâm mà còn là một thân vi tế thực sự, nó có thể tách rời thân thông thường và trải qua những sự kiện bên ngoài như chúng ta thường làm vậy. Tôi không thể trình bày chi tiết là cái thân thông thường ấy vẫn thở hoặc chuyển sang một trạng thái như nhập định rất sâu và hơi thở dừng bặt. Trong ý nghĩa nào đó, thân vi tế nầy có thể đi đến mọi nơi. Cũng vậy, do không bị ràng buộc bởi thân vật lý nên các bạn không bị hạn cuộc bởi khoảng cách, các bạn có thể đi vào không gian sâu thẳm, có thể đến mọi nơi. Thế nên các bạn có thể trở lại với thân cũ của mình nếu muốn. Điều nầy có thể xảy ra trong lúc trải qua gần đến đỉnh điểm cái chết cũng như vào lúc bệnh nặng ngặt nghèo.

Hỏi: Nhiều người trong chúng tôi đã từng đọc cuốn Tử thư Tây Tạng[12] và đều có ấn tượng phù hợp với các vị thiện thần cũng như phẫn nộ thần mà hành giả được tiếp kiến trong cảnh giới thiền định, nhưng chúng tôi lại không như vậy, nói chung, chúng tôi thuộc truyền thống Phật giáo Tây Tạng mà chưa được truyền thụ phép điểm đạo, cũng như không có được sự hướng dẫn thực hành thiền quán. Liệu chúng tôi có được tâm ý sẵn sàng để các vị thần nầy thủ hộ cho đến khi thấy được cùng hình ảnh các ngài trong cảnh giới thiền định hay không?

Trả lời:  Tôi không cho là như vậy. Nói chung, cuốn Tử thư Tây Tạng mô tả các vị thiện thần cũng như phẫn nộ thần cho những ai đã thực hành và trở nên quen thuộc với những vị nầy khi mình còn sống. Nếu hành giả không thể có được sự tự tại thông qua nhận thức và vận dụng những giai đoạn nầy trước khi chết, thì mỗi giai đoạn trong trạng thái thân trung ấm, hành giả trong Tử thư Tây Tạng mong cầu hình tướng các vị thiện thần cũng như phẫn nộ thần hiện ra để tương ứng với công phu thực hành đã định trước. Qua công phu thực hành như vậy, các vị thần sẽ hiện ra, hành giả sẽ mong được trở nên tỉnh giác ngay trong giai đoạn thân trung ấm để có thể trực nhận ngay được thể tính của căn bản trí, bản tâm, bản tánh liễu biệt của tâm–đây chính là pháp tu của tông Ninh-mã (rNying-ma) về pháp Đại cứu kính (Great Perfection). Năng lực trong kiếp trước của hành giả đã biết rõ những vị thần nầy phát ra tia chớp tỉnh thức như vậy, ngay khi hình tướng các ngài dần dần xuất hiện, hành giả sẽ đạt được những cơ hội khác nhau để thành tựu được trí huệ giác ngộ và nhờ vậy, nhận ra được chân tánh siêu việt của tâm.

Hỏi: Xin ngài giải thích thêm về bản tâm hoặc tuệ giác[13] theo nghĩa đơn giản trong sinh hoạt đời thường.

Trả lời:  Có lúc khi bản tâm của mình trở thành thức tâm nhưng sự hiểu biết không biết được việc ấy. Rất quan trọng phải nhận ra được yếu tố nầy từ tuệ giác trong sáng. Các Du-già sư (Yogis) đã có kinh nghiệm về điều đó thường nói rằng để thực hành pháp nầy với niềm tintâm thành kính, vì giáo lý rất là quan trọng, nên rất cần thiết phải nhận được sự truyền thụ từ một vị Lạt-ma[14] bằng những kinh nghiệm tu tập của chính ngài. Cho đến khi các bạn nhận ra được bản chất của tâm, vẫn còn khó để thể nghiệm điều ấy. Tuy nhiên, rất có ích nếu hằng ngày chúng ta đều quán sát tâm mình và phân tích điều gì là đặc điểm của tâm và bản chất của tâm là gì, đây chính là tính chất chiếu soi và liễu biệt của tâm. Rất ích lợi nếu thực hành việc nầy vào mỗi sáng sớm vì tâm chúng ta rất minh mẫn vào lúc nầy.

Hỏi: Ngài có thấy là rất thích hợphiệu quả khi người Tây phương sử dụng cuốn Tử thư Tây Tạng, qua bản dịch, đối với người chết, dù chưa được chính thức truyền thụ về mặt kỹ thuật, liệu có giúp cho người chết nếu với điều kiện tiên quyếttâm thanh tịnh hiện hữu trong người đọc?[15]

Trả lời:  Nói chung, không có sự chuẩn bị cho phép điểm đạo, không thực hành thiền quán, thì điều nầy sẽ rất khó. Rất cần thiết phải thực hành các giáo lý. Như vậy, nếu người chết đã quen thuộc với kinh điển, thì trong tiến trình chết, làm như vậy sẽ giúp cho họ rất nhiều. Nói tóm lại, khi có người sắp lâm chung, điều quan trọng nhất là để họ nằm một cách thanh thản nơi yên tĩnh. Mọi người không nên gây ra sự kích động hay thô tháo nơi người chết. Không nên làm những việc như xoay chuyển thân người sắp mất; cũng như suy nghĩ về người thân mình sắp ra đi, cần nhất là phải có tư tưởng trong sáng về họ.

Hỏi:  Năng lực tỉnh giác tăng trưởng như thế nào ?

Trả lời:  Trước khi thức tâm thô động phân huỷ, các bạn cần phải phát huy năng lực tỉnh giác. Trong thiền định các bạn nên tập làm quen với trạng thái tương tự dẫn đến cái chết. Trong công phu hằng ngày, tôi tập trung quán chiếu qua các giai đoạn chết chừng sáu hoặc bảy lần. Mặc dù tôi sẽ đạt được nhưng tôi vẫn chưa thấy cái chết, ít nhất tôi cũng biết được nguyên nhân của thành công qua sự tăng cường tỉnh giácnhận thức.

Chẳng hạn, nếu các bạn sắp tham dự chiến trận ở một vùng nào đó, các bạn phải nghiên cứu kỹ bản đồ vùng ấy để biết đâu là núi, đâu là khe suối, đâu là hồ, để khi các bạn thực sự đến đó, mình liền nhận ra ngay và liền biết những việc phải làm. Vì trước đó các bạn đã quen thuộc với những gì sẽ xảy ra, các bạn không còn phải chùn bước và trở nên lúng túng.



[1] Đế : Hán dịch chữ satya từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là sự thực, chân lý.

[2] Treasury of Knowledge; s: Abhidharmakośa, t: Chos-mṅon-paḥi mdsod.

[3] Luân xa.

[4] Theo quan niệm 25 đế của phái Số luận (Sāṃkhya).

[5] channel petals 

[6] Trung khu đỉnh đầu (s: sahasrāha-cakra; sahasrāha: một ngàn): Chủng tử man-tra (bījamantra): OṂ, hoa sen ngàn cánh (sahasrāhapadma). Trung khu này nằm ngoài thân thể, có một ngàn, được hiểu là vô số đạo quản (nāḍī) bao quanh. Cơ quan tương ưng của cơ thể là bộ não. 50 mẫu tự của Phạn ngữ (sanskrit) chạy vòng quanh trung khu này trên những cánh hoa sen 20 lần và vì vậy, trung khu này chứa đựng, bao gồm tất cả Chủng tử man-tra và các trung khu khác. Trung khu này phát ra ánh sáng như mười triệu mặt trời và hệ thuộc vào một cấp chân lí, sự thật khác với sáu trung khu còn lại. Trung khu này được xem là trú xứ của thần Thấp-bà (śiva) và tương ưng với vạn vật, thần thức của vũ trụ, Siêu thức. Nếu Hoả xà lên đến đỉnh đầu và hoà hợp với Thấp-bà, hành giả sẽ cảm nhận một sự an vui tuyệt đỉnh (paramānanda), nhận thức tuyệt đối sẽ đến với họ. Hành giả trở thành một trí giả toàn vẹn (brahmavid-variṣṭha)

[7] viśuddha-cakra; viśuddha: thanh tịnh. Thuộc về Hư không (ākāśa), Chủng tử man-tra: HAṂ, hoa sen 16 cánh, màu trắng, hình tròn, biểu tượng thú vật là con voi với sáu ngà, nằm trong Đạo quản chính (suṣuṃṇā-nāḍī). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ hô hấp (l: plexus cervicus). »Ai tập trung vào trung khu này thì dù thế giới sụp đổ cũng không tiêu hoại, đạt Nhất thiết trí của bốn Vệ-đà, trở thành một trí giả thông cả ba thời (trikālajñāni), quá khứ, hiện tạivị lai

[8] S: cakra; P: cakka; T: rtsa 'kho; 中軀; nguyên nghĩa là Bánh xe quay. Còn gọi là luân xa.

 Là các nơi tập trung khí lực của con người (s: prāṇa). Đó là những nơi tích tụ, chuyển đổi và phân bố khí lực. Các trung khu này có khi được xem như định vị trên thân thể con người như gần trái tim, lông mày... nhưng thật chất của chúng thuộc về một bình diện khác của thế giới hiện tượng. Trung khu là những điểm, nơi đó thân thểtâm thức giao hoà và chuyển hoá qua lại với nhau. Có bảy trung khu nằm dọc xương sống. Các trung khu này là nơi mà khí lực con người đi từ thấp lên cao, chạy xuyên qua trong quá trình Giác ngộ. Sáu trung khu đầu tiên (s: ṣaṭcakranirūpaṇam) được xem là nằm trong thân thể, trung khu thứ bảy nằm trên đỉnh đầu. Một khi con rắn lửa (hoả xà; s: kuṇḍalinī) được đánh thức bằng các phép tu tập, khí lực đó sẽ rời trung khu thấp nhất để vươn lên. Qua mỗi trung khu, hành giả sẽ đạt những cảm giác hoan hỉ (s: ānanda), một số thần thông huyền bí (Tất-địa) và vì vậy, các trung khu cũng được xem là ‘chỗ trú’ của tâm thức (s: caitanya). Từ mỗi trung khu xuất phát một số lượng đạo quản (導 管; s: nāḍī, là những kênh năng lượng tinh vi) khác nhau.

 

[9]* Xin xem tác phẩm Death, Intermediate State, and Rebirth in Tibetan Buddhism (London: Rider and Co., 1979), pp. 38-41.

[10] Trong nguyên bản tiếng Anh dùng “Radiant” với nghĩa là vivid, có nghĩa là sinh động mạnh mẽ, đầy sức sống, chứ không có nghĩa là chiếu sáng từ một điểm nầy đến điểm khác.

[11] Trung hữu thân; (s: antarābhava; t: bar do).

[12] Tiếng Tây Tạng Bardo Thodol, e: Tibetan Book of the Dead. . Do Lạt-ma Tây Tạng Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh, nhan đề là The Tibetian Book of the Dead, với lời bình giải của Hòa thượng Chogyam Trungpa. Sau đó đã có thêm bản tiếng Pháp của bà Marguerite La Fuente, dịch lại từ bản tiếng Anh. Có bản dịch tiếng Việt của Nguyên Châu từ bản tiếng Anh với nhan đề Luận vãng sanh. Ngoài phần chính văn của Luận vãng sanh, trong đó có phần Dẫn nhập của tiến sĩ W. Y. Evans Wentz, phần Giảng luận của Hòa thượng Chogyam Trungpa Luận văn tâm lý học của Carl Gustave Jung.

[13] T: rig pa ; e: fundamental mind or knowledge.

[14] Đạt-lại Lạt-ma達 賴 喇 嘛; T: dalai lama [da lai bla ma]; nghĩa là Đạo sư với trí huệ như biển cả. Danh hiệu do vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (t: gelugpa, Hoàng giáo) năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây tạng. Kể từ đây, người ta xem Đạt-lại Lạt-mahiện thân của Quán Thế ÂmBan-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị Lạt-ma trước. Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 là vị có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ. Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là Tenzin Gyatso thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Ngài được trao giải Nobel Hoà bình, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc nhất hiện nay trên thế giới.

[15] Trong Tử thư Tây Tạng có nói là nên đọc cho người sắp lâm chung nghe, cũng có được nhiều tác dụng tốt.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.