Nhị đế
Bài nói chuyện tại
Có nhiều phương pháp khác nhau trong đó cấu trúc căn bản giáo lý Phật giáo được trình bày. Từ một trong nhiều quan điểm khác nhau, nền tảng[1] của Nhị đế–quy ước và tuyệt đối; phương pháp tu tập từ đó là phương tiện và trí huệ; và kết quả là của các pháp tu nầy là Hai thân Phật–Sắc thân Phật nhờ vào lợi tha cứu độ chúng sinh và Pháp thân Phật do thành tựu viên mãn phát nguyện của mình. Trong đạo Phật không có một vị Phật riêng biệt nào ngoài Đức Phật đã từng giác ngộ từ vô thuỷ.
Căn để của khả năng để làm được những việc nầy thực tế chính là bản tính đơn thuần chiếu tri của tâm. Tâm thực thể có khả năng biểu hiện từ bất kỳ phương diện nào của đối tượng thông qua năng lực của sự nắm bắt các đối tượng ấy, và nó là một thực thể thuần tuý thanh tịnh và sáng suốt, bằng bản chất của kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong những nguyên nhân của nó–được phân thành nguyên nhân chính và những duyên (điều kiện) tuỳ thuộc–nó phải có– như một thực thể của thức trải nghiệm, có nguyên nhân chính yếu và một tăng thượng duyên chính là khoảnh khắc trước của thức. Không dễ gì cho một thực thể với đặc tính đơn thuần chiếu tri được phát sinh từ các thành tố sắc thể bên ngoài như là nguyên nhân chủ yếu của nó. Tương tự, nội tại của tâm không thể hoạt dụng như là nguyên nhân chủ yếu của các thành tố bên ngoài. Vì mỗi khoảnh khắc của tâm như là nguyên nhân chủ yếu, chẳng có cách nào, chỉ còn thừa nhận rằng nền tảng tương tục thống nhất thể (continuum) của tâm là từ vô thuỷ. Một vài dạng đặc biệt của tâm [như mong ước có xe hơi], là có khởi đầu, có kết thúc, trong khi những dạng khác của tâm [như vô minh, nhận thức các hợp tác tồn tại trên cơ sở tự tính], theo nghĩa tương tục thống nhất thể, thì không có khởi đầu nhưng có kết thúc. Tuy nhiên, chẳng có cái khởi đầu và kết thúc nào có thể gán cho tâm đơn thuần chiếu tri. Do vậy, dù tâm biến đổi từng sát-na, nhưng tính tương tục thống nhất thể của nó là chẳng có chỗ khởi đầu.
Tình trạng nầy của tâm, làm sao mà chuyển hoá? Rằng tâm đã vướng tình trạng nhiễm ô là do vô minh, không thấy rõ như thật sự hiện hữu của các hiện tượng. Để gỡ bỏ vô minh nầy, cần phải phát huy một nhận thức sáng suốt về các hiện tượng, điều cần thiết là phải nhận biết về đối tượng đang tìm hiểu. Về những gì cần phải được biết, có hai trường hợp, đối tượng quy ước vốn chỉ là trình hiện và dạng hiện hữu tối hậu của những đối tượng nầy. Đối tượng quy ước được nhận biết bởi thức phân biệt theo quy ước, trong khi hiện hữu tối hậu là những đối tượng được nhận biết bởi thức phân biệt thực thể tồn tại tối hậu (final mode of subsistence).
Dạng thứ nhất được gọi là chân lý quy ước, [2] và dạng thứ hai được gọi là chân lý tuyệt đối.[3]
Giáo lý về Nhị đế được truyền dạy theo nhiều phương pháp khác nhau trong các hệ thống không phải Phật giáo cũng như trong các hệ thống giáo lý đạo Phật từ bậc thấp cho đến cao. Trong đạo Phật, một số hệ thống thừa nhận nhưng một số hệ thống khác lại không chấp nhận pháp vô ngã (selflessness of phenomena); ở đây tôi sẽ không giải thích sự khẳng định của hai trường phái–Tỳ-bà-sa[4] và Kinh lượng bộ[5] –
–không thừa nhận pháp vô ngã (selflessness of phenomena), nhưng tôi sẽ giải thích vắn tắt sự thừa nhận về Nhị đế của Duy thức tông[6] và Trung quán tông
–vốn khẳng định quan niệm pháp vô ngã. Để liên hệ đến Nhị đế nầy như được giải thích trong Duy thức tông, có sự trình bày về Ba tự tánh:[7] tánh Y tha khởi (Other-powered or dependent natures), tánh Biến kế sở chấp ( imputational natures), và tánh Viên thành thật (thoroughly established natures). Viên thành thật tánh là Tánh không (Śūnyatā) của sự khác biệt giữa chủ thể và đối tượng, chính là chân lý tuyệt đối.
Trong Duy thức tông, mỗi một hiện tượng có cùng thể tính đồng nhất như nhận thức đã nhận biết được nó; không có đối tượng nào là thực thể nằm bên ngoài thức đã nhận biết nó. Như vậy, trong hệ thống nầy, thuật ngữ ‘ngã–self’ trong ý niệm vô ngã là đồng nhất với đối tượng ngoại giới tồn tại như một thực thể khác biệt từ thức tri nhận ra chúng; đây là tánh biến kế sở chấp tối hậu để cho hiện tượng là rỗng không, là cái mà hiện tượng thiếu vắng. Tánh không (Śūnyatā) của các hiện tượng về cái ‘ngã–self’ như vậy chính là tánh Viên thành thật. Do vậy, Duy thức tông khẳng định rằng tất cả các pháp đều là lưu xuất tự tâm.
Trong Trung quán tông, các học giả giải thích về Nhị đế theo nhiều cách khác nhau, nhưng ở đây chủ yếu tôi chỉ diễn tả sự khẳng định của ngài Phật Hộ. Ngài giải thích rằng sắc, thanh, hương... không phải thực thể trong tâm thức như là Duy thức tông đã giải thích, mà là những thực thể khác biệt với thức. Lại nữa, ngài Phật Hộ giải thích rằng không chỉ những hiện tượng nầy được an định như những thực thể khác biệt với thức tri nhận chúng mà đó cũng là cách xác lập những thực thể nầy, không như các nhà Duy thức tông đã trình bày. Đúng hơn, các thực thể, theo quan niệm của họ là không tồn tại cố hữu hoặc thực sự được lập ra.
Thế thì, điều gì là không hiện hữu trên cơ sở tự tính hoặc là chân thực được lập ra trong hệ thống tư tưởng của ngài Phật Hộ? Đó là điều nhận thức cao nhất bằng cách giải thích đối nghịch của nó, tồn tại bản hữu (inherent establishment) hoặc tồn tại trên cơ sở tự tính (inherent existence).
Bất kỳ hiện tượng nào trình hiện trước chúng ta đều tồn tại một cách khách quan theo cách riêng của nó, ở trong và thuộc về chính nó. Dù chúng trình hiện từ phạm trù riêng của chúng, nhưng khi chúng ta phân tích để xác định xem chúng có hiện hữu như chúng đang trình hiện hay không, thì chúng ta không thể tìm thấy chúng đích thực qua sự phân tích. Khi một vật thể được chia ra nhiều phần, thì cái toàn thể không còn được nhận ra nữa–chẳng có cách nào để ấn định cái toàn thể dưới sự phân tích.
Hơn nữa, chẳng có gì trong những đối tượng của tri thức là không có phần (partless). Mọi đối tượng vật lý đều có phần định hướng của chúng; chẳng hạn, khi chúng ta xem xét hạt quark[8] có chứa những protons trong hạt nhân (nucleus), nó choán một vùng nhất định, và như vậy, chúng đã có phần hạn.
Ngài Thế Thân kết luận– từ đó chứng minh rằng chẳng có vật thể nào là cái bất khả phân (cực vi)–rằng đối tượng khách quan không tồn tại. Dùng lập luận các đối tượng khách quan không được tìm thấy qua sự phân tích, ngài kết luận rằng các Đại thừa ấy không tồn tại. Tuy nhiên, đối với Trung quán tông, dù những phần tử cực vi hoàn toàn không hiện hữu, thực tế là các đối tượng khách quan không được tìm thấy qua sự phân tích chỉ có nghĩa là các đối tượng ấy không thực sự được lập ra, chúng không thực sự tồn tại. Như vậy, không được tìm thấy qua sự phân tích rốt ráo có nghĩa là không thực sự hiện hữu, cũng chẳng phải là phi tồn tại (non-existent).
Các hiện tượng hiện hữu; những gì hỗ trợ và tàn phá rõ rệt đến với chúng là một dấu hiệu cho biết chúng đang tồn tại. Tuy nhiên, chúng không tồn tại theo cách chúng đang trình hiện với chúng ta. Hiện tượng ấy không thể nào được nhận biết qua sự phân tích cùng tột đã biểu thị cho điều chúng không có thực, không tồn tại trên cơ sở tự tính.
Một khi hiện tượng không tồn tại theo cách cụ thể như chúng trình hiện, thì mọi hiện tượng sẽ phải tồn tại trong phạm trù và bản chất của sự không tồn tại trên cơ sở tự tính. Chẳng hạn, trong ý niệm không phân tích, không tìm kiếm, chúng ta đang dùng bục giảng kinh nầy, một tâm thức mà, không phân tích, không suy lường, nghĩ rằng, ‘có một bục giảng kinh nơi đây,’ là ý thức nhận biết phân biệt theo một quy ước, và đối tượng được nhận biết bởi nhận thức nầy, vốn chỉ là bục giảng kinh. Đó chính là chân lý quy ước.
Cũng vậy, nếu quý vị không hài lòng với cái chỉ là trình hiện của bục giảng kinh, mà muốn truy tìm để khám phá ra thể trạng của nó, thì không thể nào tìm ra được. Khi tách ra các yếu tố màu sắc, hình dáng... đã cấu thành phẩm tính của cái bục giảng, và nương vào đó mà căn để của cái bục giảng được hình thành, thì các bạn không thể nào tìm ra được cái bục giảng.
Nhận thức truy tìm theo cách nầy là do không hài lòng với trình hiện đơn thuần của đối tượng, đó chỉ là quy ước, chỉ là cái liên quan với bản thể tối hậu của đối tượng. Cái gì mà nhận thức nầy nhận biết nhờ sự phân tích của nó?
Nó tìm ra được cái không-tìm-thấy (non-finding) về bục giảng kinh. Khi các bạn nghiên cứu về bục giảng kinh– khi bục giảng kinh là cơ sở của việc phân tích–thì cái không-tìm-thấy (non-finding) về bục giảng kinh chính là bản thể tối hậu của bục giảng kinh. Đó chính là phẩm tính, phẩm chất tối hậu của đối tượng, và là cách thức tồn tại rốt ráo của vật thể, chính là phương thức tồn tại của các hiện tượng.
Như vậy khi ngài Phật Hộ đề ra học thuyết về Tánh không (Śūnyatā) nầy, ngài cho rằng không phải các hiện tượng là trống rỗng (không) trong khả năng biểu hiện tác dụng, mà đúng hơn, các hiện tượng là hiện hữu duyên khởi (dependent-arisings),[9] và do vậy, không tồn tại trên cơ sở tự tính. Hiện hữu và hiện hữu không tuỳ thuộc vào cái khác là một điều khác biệt rõ ràng; chúng là một thể đối lập, nếu một vật không là cái nầy thì phải là cái kia, và nếu nó được xác lập là một trong hai cái đó, thì nó không thể là cái khác (cái thứ ba). Một ví dụ là người và không phải người; một sinh vật nhất thiết hoặc là người hoặc là không phải người, và chẳng có sinh vật nào ở trong cả 2 dạng trên. Mặc dù, chẳng hạn, người và ngựa lại là khác, không dứt khoát mâu thuẫn, cũng không phải là đối lập. Tuy nhiên, người và không phải người là dứt khoát mâu thuẫn, là một đối lập; không có phạm trù thứ ba để cả hai phạm trù trước có thể được ấn định. Vì ý niệm độc lập và tuỳ thuộc là là hoàn toàn mâu thuẫn, nên khi một hiện tượng hiện hữu độc lập, thì nó không hiện hữu tuỳ duyên.
Giải thích làm sao mà tư tưởng Tánh không nầy trình hiện trong tâm, trước tiên cần phải thảo luận về thức. Mọi đối tượng của nhận thức đều bao hàm trong Nhị đế, và thức nhận biết những đối tượng nầy có nhiều tầng bậc. Có những thức nhận biết những đối tượng hiển nhiên mà không nhờ vào ký hiệu hoặc suy luận; đó gọi là nhận thức trực tiếp (hiện lượng–directly perceiving). Những thức khác, phải nhờ vào ký hiệu hoặc suy luận, để nhận biết những đối tượng phức tạp hơn, đó gọi là nhận thức qua trung gian suy luận (tỉ lượng–inferential consciousnesses)
Về vấn đề ký hiệu hoặc lý luận được dùng trong quá trình suy luận, Pháp Xứng đề ra 3 nhánh chính: kí hiệu kết quả, kí hiệu tự nhiên, và kí hiệu không quán sát được.[10] Kí hiệu không quán sát được có hai dạng–không quán sát được của cái vô thể và không quán sát được của cái sẽ thích ứng với trình hiện [nếu chúng tồn tại]. Trong dạng sau là những kí hiệu chứng tỏ cái không tồn tại trên cơ sở tự tính, như sự không thể tìm ra được một hiện tượng ở trong hoặc khi tách rời chúng khỏi nền tảng của sự xác lập. Căn cứ vào nguyên do này, tri lượng (valid cognition) về cái không tồn tại trên cơ sở tự tính có sức thuyết phục.
Cùng chung với nguyên do như vậy, trước hết chúng ta phải xác định hệ quả (prasaṅga) để vượt qua xung động của các ý niệm sai lầm cố hữu. Cũng vậy, theo phái Cụ duyên Trung quán tông,[11] hệ quả tự nó có thể kích thích suy luận đúng đắn (tri lượng/ valid cognition) cho một luận điểm.
Trong mọi trường hợp, tuỳ thuộc vào các chứng cứ như vậy, người ta lập thành quan điểm không tồn tại trên cơ sở tự tính của các hiện tượng, là phương thức hiện hữu của các pháp, chính là chân lý tuyệt đối.
Không tồn tại trên cơ sở tự tính của một đối tượng vốn được khẳng định trong phương pháp nầy chính là một hiện tượng phủ định từ sự phân chia các hiện tượng thành hiện tượng xác định và hiện tượng phủ định. Dù hiện tượng là xác định hay phủ định đều được xác định không mê mờ theo cách ngôn ngữ nầy biểu hiện, mà theo cách nó trình hiện như thế nào đối với nhận thức nhận biết được chúng. Chẳng hạn, thuật ngữ ‘Tánh không (śūnyatā)’ là một từ phủ định, và Tánh không là một hiện tượng phủ định. Tuy nhiên, dù từ ‘Pháp tánh’ (e: reality; s: dharmatā, t: chos nyid) chẳng phải là một từ ngữ phủ định, nhưng khi ý nghĩa của nó xuất hiện trong tâm thức thì nó phải thể hiện theo cách của dòng phủ định–theo cách giảm trừ toàn bộ đối tượng phủ định, tồn tại trên cơ sở tự tính, và như vậy, nó là một hiện tượng phủ định.
Trong những hiện tượng phủ định nầy, những gì xuất hiện trong tâm thức qua cách giảm trừ toàn bộ đối tượng phủ định, thường có hai dạng–một dạng hàm ý điều gì đó thay vì phủ định riêng từng đối tượng phủ định, và hai là không như vậy. Dạng thứ nhất được gọi là phủ định xác định (affirming negatives), và dạng thứ hai gọi là phi phủ định xác định (non-affirming negatives). Trong trường hợp một chân lý tuyệt đối, Tánh không (śūnyatā), khi nó trình hiện như là đối tượng của tâm, chỉ đơn thuần là rỗng lặng, mà chính sự phủ định về đối tượng phủ định của nó, tồn tại trên cơ sở tự tính được trình hiện; không một hiện tượng xác định được hàm ý trong vị trí của đối tượng bị phủ định. Do vậy, một chân lý tuyệt đối, hay Tánh không, chính là một dạng phi phủ định xác định (non-affirming negatives).
Điều nầy có nghĩa là đối với tâm trực nhận từ sâu thẳm cái phi phủ định xác định (non-affirming negatives) này, đối tượng nhận thức chính là sự loại trừ đối tượng phủ định nầy–chính là cái không tồn tại trên cơ sở tự tính. Miễn là phương thức tri nhận đừng có hỏng đi, duy chỉ cái toàn thể rỗng lặng, đó là cái không tồn tại trên cơ sở tự tính trình hiện.
Khi các bạn có được kinh nghiệm đẳng trì nầy, trong giai đoạn tiếp theo sau kinh nghiệm đẳng trì, mặc dù như trước đó, các hiện tượng xuất hiện không tồn tại trên cơ sở tự tính, nhưng năng lực khẳng định không tồn tại trên cơ sở tự tính phát huy tính năng đến mức các bạn nghĩ rằng những hiện tượng nầy giống như huyễn hoá theo cách dù chúng xuất hiện không tồn tại trên cơ sở tự tính, nhưng không phải như vậy. Hơn nữa, do tham, sân, si... sinh khởi cùng sự trợ lực của ý niệm không tồn tại trên cơ sở tự tính, nhận thức về các hiện tượng như huyến hoá có một mâu thuẫn giữa cách chúng xuất hiện không tồn tại trên cơ sở tự tính và cách chúng thực sự hiện hữu để điều khiển những thức nhiễm ô không thuận lợi nầy.
Nhận thức tương tự cũng góp phần lợi lạc cho những thức trong sáng vì nói chung, chúng không đòi hỏi quan niệm sai lầm về các hiện tượng như là cái không tồn tại trên cơ sở tự tính đang hoạt dụng.
Nhờ vào chân lý tuyệt đối mà trí huệ được phát huy, và nhờ vào chân lý quy ước mà tâm từ bi đối với mọi giới được phát huy. Hai điều nầy, trí huệ và từ bi, phải được thực hành cùng nhau; đây là pháp tu tập trí huệ kết hợp với phương tiện.
Để phát triển trí huệ, chỉ có trí huệ phát sinh từ nghe (văn huệ) và quán chiếu (tư huệ) chưa đủ, mà phải cần có trí huệ phát xuất từ tu tập thiền dịnh (tu huệ). Trí huệ nhận thức Tánh không là trạng thái định huệ đẳng trì (meditative stabilization), là sự quân bình hiệp nhất của chỉ (calm abiding ) và quán (special insight). Thêm vào đó, nhiều kỹ thuật đặc biệt được mô tả trong các tantra để làm tăng thượng sự phát triển trí huệ nầy.
Kỹ thuật chính là cho tâm thức của hành giả thu nhận được hai yếu tố qua quán sát Mạn-đà-la của các thiện thần và đồng thời nhận ra các pháp không tồn tại trên cơ sở tự tính. Theo cách nầy, mênh mông–sự xuất hiện của các thiên thần–và sâu thẳm–trực nhận chân như–được tựu thành trong tâm hành giả.
Sự ấn chứng, hay kết quả, khi tu tập các pháp Du-già tantra trong đó phương tiện từ bi và trí huệ sâu mầu được kết hợp trong tâm hành giả được phát triển thành quan niệm Nhị thân Phật. Sắc thân–sự thị hiện bằng thân tướng của Đức Phật–là sự ấn chứng cho pháp tu tập Du-già (Yoga) quán tưởng vòng tròn thiêng liêng tương quan với chân lý quy ước. Pháp thân–chân tâm thù thắng vi diệu của chư Phật–là sự ấn chứng cho trí huệ trực nhận Tánh không, nhận ra chân lý tuyệt đối. Cội nguồn năng lực để phát huy Sắc thân và Pháp thân của một Đức Phật chính là luồng năng lượng vi tế (nội khí) và bản tâm vi diệu mà nay chúng ta đều vốn có trong tính tương tục thống nhất thể (continuums) của mình. Đó chính là Phật tánh.
vấn đáp
Hỏi: Trong Vô thượng Du-già Tantra có pháp tu quán chiếu về Tánh không (Śūnyatā) kết hợp với diệu lạc. Điều gì là mục đích của diệu lạc nầy?
Trả lời: Để có được tâm vi tế trực nhận Tánh không (Śūnyatā), cần nhất phải đình chỉ mọi tâm thức thô động. Khi một tâm thức an lạc được phát huy, nhận thức chúng ta trở nên vi tế hơn; như vậy, mực độ mạnh nhất của diệu lạc là dùng để hỗ trợ cho tiến trình đình chỉ tâm thức ở cấp độ thô động. Tâm thức an lạc ấy tự nó sẽ nhận ra bản chất của các pháp không tồn tại trên cơ sở tự tính.
[1] Tức nhân, đạo, quả. Nhân tức nền tảng, cơ sở (bases); đạo tức phương pháp tu tập (paths), và quả tức kết quả (fruits)
[2] conventional truths (samvṛtisatya, kun rdzob bden pa). Hán dịch Thế đế, Tục đế.
[3] ultimate truths (paramārthasatya, don dam bden pa). Hán dịch Chân đế, Thắng nghĩa đế. Đệ nhất nghĩa đế.
[4] Tì-bà-sa bộ 毘 婆 娑 部;
[5] Kinh lượng bộ 經 量 部;
Một nhánh của Tiểu thừa xuất phát từ Nhất thiết hữu bộ (s: sarvāstivāda) khoảng 150 năm trước Công nguyên. Như tên gọi cho thấy (sautrāntika xuất phát từ sūtrānta, có nghĩa là Kinh phần, chỉ Kinh tạng của Tam tạng), bộ này chỉ đặt nền tảng trên Kinh tạng (s: sūtra-piṭaka) và phản bác Luận tạng (s: abhidharmapiṭaka) cũng như quan điểm ‘Nhất thiết hữu’ (tất cả đều hiện hữu, đều có) của Nhất thiết hữu bộ.
Kinh lượng bộ cho rằng có một thức tinh vi hơn thức thông thường, từ đó đời sống con người sinh ra và chính thức đó sẽ tái sinh. So sánh với Độc Tử bộ (s: vatsīputrīya) – là bộ phái cho rằng có một tự ngã thật sự, sống kiếp này qua kiếp khác – thì Kinh lượng bộ cho rằng, chỉ có thức là luân chuyển trong Vòng sinh tử và với cái chết thì bốn uẩn còn lại ( Ngũ uẩn; s: pañcaskandha) chìm lắng trong thức đó. Quan điểm về sự tồn tại của thức này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành Duy thức tông (s: vijñānavāda, yogācāra).
Kinh lượng bộ còn cho rằng, mỗi một hiện tượng thật sự chỉ hiện hữu trong một khoảnh khắc cực nhỏ – được gọi là Sát-na (s: kṣaṇa) – và mỗi quá trình chỉ là tiếp nối những khoảnh khắc đó, mỗi quá trình thông qua thời gian chỉ là ảo ảnh. Kinh lượng bộ xem Niết-bàn (s: nirvāṇa) là sản phẩm của sự phủ nhận (e: negation) của tư duy, là sự tịch diệt.
[6] Duy thức tông 唯 識 宗; S: vijñaptimātravāda, yogācāra, cittamātravāda; Tên gọi tại Đông, Đông Nam Á của một trường phái Phật giáo. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, tông này được gọi là Thức tông, Thức học (vijñānavāda), hoặc Du-già hành tông (s: yogācāra), tại Tây Tạng, người ta cũng gọi là Duy tâm tông (唯 心 宗; s: cittamātrin). Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do hai Đại sư Vô Trước (無 著; s: asaṅga) và người em là Thế Thân (世 親; s: vasubandhu) sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân ( Ba thân) Bồ-tát Di-lặc (彌 勒; s: maitreya) khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 sau Công nguyên. Đại diện xuất sắc của Duy thức tông, ngoài các nhà sáng lập nói trên, là An Huệ (安 慧; s: sthiramati), Hộ Pháp (護 法; s: dharmapāla) – hai luận sư đã tạo thêm hai nhánh khác nhau trong Duy thức tông – và Trần-na (陳 那; s: dignāga), Pháp Xứng (法 稱; s: dharmakīrti). Tên Phạn ngữ (sanskrit) khác của Duy thức tông là Du-già hành tông (yogācāra), vì lí do là đệ tử phái này rất chú trọng việc hành trì Du-già (s: yoga), quán tưởng thiền định để phát huy hạnh nguyện của một Bồ-tát. Duy thức tông phát triển mạnh nhất trong thế kỉ thứ 6 sau Công nguyên. Một trong những trung tâm quan trọng của Duy thức tông là Đại học Na-lan-đà (s: nālandā) ở Bắc Ấn Độ. Nơi đó, Hộ Pháp đã chủ trương một quan điểm duy thức tuyệt đối. Song song với Na-lan-đà cũng có một trung tâm khác không kém quan trọng tại Va-la-bi (valabhī), được một Đại luận sư khác của Duy thức tông là Đức Huệ (s: guṇamati) sáng lập. Đại diện xuất sắc nhất của trường phái Duy thức này là An Huệ (s: sthiramati), một môn đệ của Đức Huệ. Khác với Hộ Pháp, An Huệ có cái nhìn tương đối hơn về duy thức, bắt cầu nối giữa quan điểm ‘Thật tướng’ của Long Thụ (s: nāgārjuna) và quan niệm ‘Nhất thiết duy tâm tạo.’ Sư dung hoà triết lí của Duy thức tông và tư tưởng thật tính của Trung quán tông. Trần-na (s: dignāga) và Pháp Xứng (s: dharmakīrti) kết hợp quan điểm Duy thức và Kinh lượng bộ (s: sautrāntika) để sinh ra một nhánh của Duy thức là Nhân minh học (因 明 學; s: hetuvidyā), cách tranh luận bằng logic. Duy thức tông bị Trung quán tông (s: mādhyamika) phản bác mãnh liệt. Họ cho rằng Duy thức tông đã đưa vai trò của Thức lên quá cao, cho nó một tính chất trường tồn, đứng sau mọi hiện tượng (xem thêm Pháp tướng tông). Sáu bộ kinh căn bản của Duy thức tông: 1. Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm (buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra); 2. Giải thâm mật (saṅdhinirmocana-sūtra); 3. Như Lai xuất hiện công đức, không có bản Hán văn; 4. Đại thừa a-tì-đạt-ma (mahāyānābhidharma-sūtra), được nhắc đến trong Nhiếp đại thừa luận, Du-già sư địa luận nhưng không có bản Hán văn, có lẽ đã thất truyền; 5. Nhập Lăng-già (laṅkāvatāra-sūtra); 6. Hậu nghiêm kinh (ghaṇavyūha), chưa được dịch ra Hán văn;
Mười một bộ luận: 1. Du-già sư địa luận (yogācārabhūmi-śāstra), Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch ra Hán ngữ, 100 quyển. Đây là bộ luận chính của Duy thức học; 2. Đại thừa bách pháp minh môn luận (mahāyānaśatadharma-vidyādvāra-śāstra), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển; 3. Đại thừa ngũ uẩn luận (skandhaka-prakaraṇa), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển; 4. Hiển dương thánh giáo luận (ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra), Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch, 20 quyển; 5. Nhiếp đại thừa luận (mahāyāna-saṃgraha), có ba bản Hán dịch: 1. Phật-đà Phiến-đa (buddhaśānta) dịch, 2 quyển; 2. Chân Đế (paramārtha) dịch, 3 quyển; 3. Huyền Trang dịch, 3 quyển; 6. Đại thừa a-tì-đạt-ma (tạp) tập luận (abhidharma-samuccaya), Vô Trước soạn, Sư Tử Giác (siṃhabodhi) thích, An Huệ (sthiramati) tập, Huyền Trang dịch, 16 quyển; 7. Biện trung biên luận (madhyāntavibhāga-śāstra), Di-lặc thuyết, Huyền Trang dịch, 3 quyển; 8. Nhị thập duy thức tụng (viṃśika-vijñāptimātratā-kārikā), có ba bản dịch: 1. Duy thức luận, Bát-nhã Lưu-chi (prajñāruci) dịch, 1 quyển; 2. Đại thừa duy thức luận, Chân Đế dịch, 1 quyển; 3. Duy thức nhị thập tụng, Huyền Trang dịch, 1 quyển; 9. Duy thức tam thập tụng (s: triṃśatika-vijñāptimātratā-kārikā), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển; 10. Đại thừa kinh trang nghiêm luận (mahāyānasūtralaṅkāra-śāstra), Vô Trước soạn, Ba-la-phả Mật-đa (prabhākāramitra) dịch, 13 quyển; 11. Phân biệt du-già luận (?), Di-lặc thuyết, chưa có bản Hán văn.
[7] Hán dịch là Tam tự tính. Trong nguyên bản tiếng Anh, Đức Đạt-lại Lat-ma trình bày theo thứ tự khác.
1. Biến kế sở chấp tính (遍 計 所 執 性; s: parikalpita-svabhāva), còn được gọi là huyễn giác (幻 覺) hay thác giác (錯 覺): Tất cả những hiện hữu đều là kết quả của trí tưởng tượng (huyễn giác), do chấp trước, cho rằng sự vật trước mắt là có thật, là độc lập;
2. Y tha khởi tính (依 他 起 性; s: paratantra-svabhāva), nghĩa là dựa vào cái khác mà sinh ra: Tất cả pháp hữu vi đều do Nhân duyên mà phát sinh, lệ thuộc vào nhau, không có tự tính (s: asvabhāva);
3. Viên thành thật tính (圓 成 實 性; s: pariniṣpanna): Tâm vốn thanh tịnh, là Chân như (s: tathatā), Như Lai tạng (s: tathāgata-garbha), là tính Không (s: śūnyatā).
[8] Nguyên tố vi lượng, Cực vi, Hạt ảo. Quark vốn là tiếng Đức do nhà Vật lý Murray Gell-Mann lập ra. Theo lý thuyết về Cực vi của ông, Dương điện tử và Trung hòa tử - những Phân tử căn bản trong Lõi của hạt Nguyên tử - được cấu tạo bằng những Lượng tử nhỏ nhiệm hơn mà ông đặt tên là Quark (Hạt ảo, Cực vi). Quark lại có Đối Quark (Antiquark). Thuyết của Gell-Mann cho rằng mọi Vật thể được cấu tạo bằng 12 hạt Vi phân tiềm Nguyên tử. Họ đã khám phá ra sáu Quarks có ba màu và sáu vẻ như Lên, Xuống, Đẹp, Kỳ lạ, Đỉnh, và Đáy là một trong sáu vẻ của Quark
[9] Còn gọi Duyên sinh. E: produced by causal conditions; s: pratītya-samutpāda; p: paṭicca sa-muppanna; t: rten-ciṅ-ḥbrel-bar ḥbyuṅ-ba.
[10] Three main divisions signs or reasons : effect signs, nature signs, and signs of non-observation.
[11] Phái nầy được lập do ngài Phật Hộ (佛 護; Buddhapālita), người đại diện xuất sắc của Trung quán tông. Ngài có viết luận giải về (Căn bản) Trung quán luận tụng ([mūla-] madhyamaka-kārikā), tác phẩm chính của Long Thụ. Trong bộ này, với tên Phật Hộ căn bản trung quán luận thích (buddhapālita-mūlamadhyamaka-vṛtti), ngài đả phá quan điểm của những kẻ đối nghịch và những kết luận (prasaṅga) sai trái của họ, nghĩa là không nêu quan điểm của chính mình, chỉ dựa vào những nhược điểm, những mâu thuẫn hiển hiện của đối phương mà đả phá họ. Dựa trên phương pháp nầy mà nên lập phái Trung quán-Cụ duyên (中 觀 具 緣; cũng gọi là Trung quán-Ứng thành tông; 中 觀 應 成 宗; s: prāsaṅgika-mādhyamika) .