37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

22/11/20174:38 CH(Xem: 51681)
37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo
37 PHÁP HÀNH BỒ TÁT ĐẠO
Đại sư Ngulchu Gyelsay Thogme Sangpo biên soạn
Bảo-Thanh-Tâm chuyển Việt-ngữ theo lời yêu cầu của đại sư Garchen Triptul Rinpoche, Drikung Mahayana Center, Maryland, Hoa Kỳ vào tháng Tư năm 2001. 

Thirty Seven Bodhisattva PracticesNam mô Quán Tự Tại Bồ Tát

Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạovô thượng và (thủ hộ chủ) ngài Quán Tự Tại Bồ Tát. Trong khi quán chiếu sự bất lai bất khứ của vạn pháp, ngài chuyên tâm nỗ lực đem lại lợi lạc cho chúng sinh.

Chư Phật toàn giác, cội nguồn của tất cả an vui hạnh phúc, là nơi phát sanh sự thành tựu các giáo lý tối thắng. Đấy là nhờ do sự hiểu biết các pháp hành đạo, bởi vậy tôi sẽ giảng giải về pháp hành Bồ tát đạo.

1. Đã được thân người quý hiếm đầy đủ sự tự domay mắn, vậy hãy chuyên cần lắng nghe, suy tư và thiền quán bất kể ngày đêm để giải thoát cho chính mình và chúng sanh khỏi biển khổ luân hồi - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

2. Vì quyến luyến người thân, ta bị khuấy động như sóng nước. Vì hận ghét kẻ thù, ta bị thiêu đốt như lửa cháy. Bởi vậy trong bóng tối của sự hỗn độn, ta quên bẳng những gì nên làm và những gì không nên làm. Hãy từ bỏ bản ngã - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

3. Xa lánh các đối tượng xấu, phiền não sẽ dần giảm thiểu. Gìn giữ không để thất niệm, các pháp thiện sẽ tự nhiên trong sáng, đức tingiáo lý sẽ phát khởi. Hãy tu tập thanh tịnh - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

4. Thân bằng quyến thuộc lâu năm vẫn sẽ phải chia tay. Tài sản tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt cũng sẽ phải bỏ lại. Thần thức, khách trọ trong căn nhà thân xác, rồi sẽ phải ra đi. Đừng bám víu vào kiếp sống này - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

5. Liên hệ với ác tri thức/bạn xấu sẽ làm tam độc gia tăng trong những lúc ta học hỏi, suy tư và tu tập. Họ sẽ làm tâm từ bi của ta thối thất. Hãy tránh xa ác tri thức/bạn xấu - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

6. Nương cậy nơi đạo sư/thiện tri thức, lỗi lầm của ta sẽ tiêu trừ, và đức hạnh ta sẽ viên mãn (tiến triển như trăng tròn). Hãy quý trọng các vị đạo sư hơn cả thân xác của mình - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

7. Bị trói buộc trong ngục tù của luân hồi sanh tử, làm sao những vị trời phàm tục có thể mang lại sự hộ trì cho ta được? Bởi vậy có quy y thì hãy quy y nơi Tam Bảo, nơi nương tựa chân thật - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

8. Đấng Toàn Giác từng nói tất cả những nỗi thống khổ không thể tả trong ba đường ác đều là hậu quả của ác nghiệp. Bởi vậy dù có mất mạng, ta quyết không làm điều ác [gây nghiệp xấu] - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

9. Như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, lạc thú trong ba cõi chỉ trong thoáng chốc rồi tan biến. Hãy phấn đấu đạt đến trạng thái tối thượng của giải thoát - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

10. Khi những bà mẹ từng yêu thương ta từ vô thỉ đang chịu khổ đau, thì hạnh phúc của riêng mình có ích lợi gì? Bởi vậy muốn cứu độ vô lượng chúng sanh phải đào luyện chí hướng vị tha - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

11. Tất cả khổ đau đều do sự ước muốn hạnh phúc cho bản thân, trong khi chư Phật toàn giác xuất phát từ tâm vị tha. Bởi vậy hãy đánh đổi hạnh phúc của ta lấy sự khổ đau của chúng sanh - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

12. Mặc dù có kẻ vì lòng tham khôn cùng, thúc đẩy hắn trộm cắp hoặc bảo kẻ khác tước đoạt tài sản của ta, hãy tha thứ/hiến cho hắn thân thể, của cảicông đức ta đã góp nhặt, trong quá khứ, hiện tại và tương lai - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

13. Mặc dù có kẻ muốn chặt đầu ta trong khi ta không hề làm điều gì sai trái, hãy phát tâm từ bi thọ nhận tất cả tội ác của họ - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

14. Mặc dù có kẻ tuyên cáo cho cả ngàn thế giới những chuyện xấu xa về ta, hãy lấy tâm từ bi hoàn trả lại bằng cách tuyên dương những đức tính của họ - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

15. Mặc dù có kẻ phỉ báng chế nhạo ta giữa công cộng trước đám đông, hãy cúi lạy và tôn kính họ, xem họ như một vị đạo sư - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

16. Mặc dù kẻ mà ta chăm sóc thương yêu như con xem ta như kẻ thù, hãy đối xử với họ như một bà mẹ hiền yêu thương đứa con bệnh hoạn - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

17. Nếu có kẻ ngang hàng hoặc thấp kém hơn ta, chỉ vì kiêu mạn, lại đi gièm pha ta, hãy đặt họ lên đỉnh đầu với sự tôn kính như ta làm đối với vị bổn sư - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

18. Mặc dù sống trong nghèo khóthường xuyên bị khinh miệt, mắc bệnh hiểm nghèo và bị tà ma quấy rối, nhưng ta không chút sờn lòng. Hãy gánh nhận tội ác và khổ đau của chúng sanh - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

19. Dù ta có nổi tiếng và được mọi người trọng vọng, cũng như giàu có tương đương với Tỳ sa môn thiên vương [vị trời chủ về của cải], hãy nhận rõ sự phù phiếm của danh lợi, chẳng có gì đáng để tự phụ - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

20. Khi mà sân hậnkẻ thù chính [nội ma] chưa thể khống chế được, thì dù có chinh phục được những kẻ thù bên ngoài, cũng chỉ làm cho chúng [kẻ thù bên trong ta] gia tăng mà thôi. Bởi vậy ta hãy điều phục tâm bằng hai đạo quân Từ và Bi - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

21. Dục lạc cũng như nước muối, càng uống càng thèm khát. Hãy buông bỏ ngay những gì gây ra tham ái - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

22. Vạn pháp đều do tâm tạo. Từ khởi thủy, bản tánh tâm không hề bị chấp trước trong các biên kiến [vọng tưởng cực đoan]. Hãy hiểu biết điều này như thế, và đừng để tâm bị lôi cuốn vào vòng nhị nguyên [chủ thể và đối tượng] năng sở đối đãi - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

23. Khi đối diện với các đối tượng hấp dẫn, dù thấy chúng đẹp đẽ như cầu vồng giữa hạ, hãy biết rằng chúng không có tự tánh và hãy xả bỏ luyến ái chấp thủ - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

24. Mọi hình thức khổ đau đều như mộng ảo (tựa cái chết của đứa con trong giấc ngủ của bà mẹ). Chấp các huyễn ảnh là thật có sẽ làm nhọc tâm ta. Bởi vậy khi gặp nghịch cảnh, hãy xem chúng như ảo huyễn - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

25. Kẻ tầm cầu giác ngộ có khi phải xả bỏ cả thân mạng, vậy cần gì phải để ý đến vật chất bên ngoài. Hãy bố thí mà không cầu mong sự đền đáp - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

26. Nếu không giữ giới, ta không thể gặt hái được thành quả gì, đừng nói chi đến ước muốn làm lợi ích chúng sanh, điều này thật đáng buồn cười. Bởi vậy hãy trì giới mà không có sự mong cầu của thế gian - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

27. Đối với những vị Bồ tát muốn vun bồi công đức, thì những kẻ làm hại họ lại là những bảo vật quý báu. Bởi vậy hãy tập nhẫn nhục với tâm không hận thù - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

28. Ngay như hàng Thanh vănĐộc giác, chỉ mong cầu tự giác, cũng gắng công tu tập miên mật như đang khẩn trương dập tắt lửa cháy trên đầu. Bởi vậy nỗ lực tinh tấn để lợi lạc cho chúng sanh là căn nguyên của mọi thiện căn - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

29. Nên biết rằng các phiền não đều bị tiêu trừ bởi thiền chỉthiền quán. Hãy luyện tập chú tâm để siêu việt bốn cõi vô sắc - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

30. Có năm Ba la mật mà thiếu Trí tuệ ba la mật thì không thể dẫn đến đạo quả. Bởi vậy hãy tập luyện các phương tiện thiện xảo cùng với trí tuệ để khỏi lạc vào ba cõi - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

31. Nếu không chịu tự quán xét lỗi lầm, tức là ta chỉ mang danh là hành giả mà không có thực hành. Bởi vậy, hãy luôn luôn quán xét và loại trừ lỗi lầm của mình - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

32. Nếu vì sự thôi thúc của phiền não mà ta vạch lỗi lầm của người khác, thì chính ta tự hại mình. Bởi vậy đừng khơi dậy lỗi lầm của những hành giả khác - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

33. Danh lợi chỉ gây ra sự tranh chấp, làm cho sự học hỏi, suy tư và tu tập suy thoái. Bởi vậy hãy từ bỏ đừng dính mắc đến thân quyến bạn hữu, những mối tương quan, thí chủ, v.v… - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

34. Ác khẩu làm xáo động tâm trí kẻ khác và làm hư hoại Bồ tát hạnh. Bởi vậy hãy tránh những lời lẽ khắc nghiệt gây ra sự bất an cho kẻ khác - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

35. Phiền não khi đã được huân tập thì thật khó ngăn chận bằng các pháp đối trị. Hãy trang bị bằng các vệ binh chánh niệm và tỉnh giác, diệt trừ những phiền não như tham ái - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

36. Nói tóm lại, bất luận đang làm gì, ta phải tự hỏi “Tâm ta đang ở trạng thái nào?” Hãy luôn giữ chánh niệm và tỉnh giác để lợi lạc cho chúng sanh - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

37. Giải trừ nỗi thống khổ của vô lượng chúng sanh, thấu suốt sự thuần tịnh của ba cõi. Hãy dùng công đức của những nỗ lực này để hồi hướng đến giác ngộ - Đấy là pháp hành Bồ tát đạo.

************

Tôi đã soạn ba mươi bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo cho tất cả những ai muốn đi trên con đường Bồ tát, theo lời giảng giải ý nghĩa kinh điển, mật điển và luận điển của chư vị tổ sư.

trí tuệ kém cỏi cũng như sự hiểu biết thiếu sót nên lời lẽ tôi không được văn hoa hấp dẫn đối với các học giả, tuy nhiên tôi đã dựa trên kinh điển và lời giáo huấn của các bậc tổ sư nên tôi nghĩ rằng các pháp hành Bồ tát đạo này không có gì sai trái.

Tuy nhiên, đại hạnh của chư vị Bồ tát thật khó lường cho những người tâm trí thô thiển như con. Con cúi xin các ngài lượng thứ cho những khuyết điểm của con, chẳng hạn như sự mâu thuẫn và những ý nghĩa thiếu mạch lạc.

Công đức này nguyện chúng sanh đạt được Bồ đề tâm (chí hướng vị tha, chân đế lẫn tục đế) và nhờ đó sẽ trở thành Bồ tát Quán Tự Tại, vị Bồ tát thoát khỏi hai kiến chấp (chấp thế gian và chấp an lạc xuất thế gian).

Bài này được soạn ra bởi tỳ kheo Thogme, một luận sư về kinh điển và lý giải trong một hang động ở Ngulchu Rinchen để tự lợilợi tha

Thogme Zangpo (1295–1369)
Also known as Gyalsä Ngulchu Thogme. A great master of the Nyingma and Sakya traditions and author of Thirty-seven Practices of a Bodhisattva and a famous commentary on Shantideva’s Guide.



The Thirty-Seven Practices of All the Bodhisattvas

by Gyalse Tokme Zangpo

Namo Lokeśvaraye!

You see that all things are beyond coming and going,
Yet still you strive solely for the sake of living beings—
To you, my precious guru inseparable from Lord Avalokita,
I offer perpetual homage, respectfully, with body, speech and mind.

The perfect buddhas, who are the source of all benefit and joy,
Come into being through accomplishing the sacred Dharma.
And since this in turn depends on knowing how to practise,
I shall now describe the practices of all the buddhas’ heirs.

  1. The practice of all the bodhisattvas is to study, reflect and meditate,
    Tirelessly, both day and night, without ever straying into idleness,
    In order to free oneself and others from this ocean of samsara,
    Having gained this supreme vessel—a free, well-favoured human life, so difficult to find.

  2. The practice of all the bodhisattvas is to leave behind one’s homeland,
    Where our attachment to family and friends overwhelms us like a torrent,
    While our aversion towards enemies rages inside us like a blazing fire,


    And delusion’s darkness obscures what must be adopted and abandoned.

  3. The practice of all the bodhisattvas is to take to solitary places,
    Avoiding the unwholesome, so that destructive emotions gradually fade away,
    And, in the absence of distraction, virtuous practice naturally gains strength;
    Whilst, with awareness clearly focused, we gain conviction in the teachings.

  4. The practice of all the bodhisattvas is to renounce this life’s concerns,
    For friends and relatives, long acquainted, must all go their separate ways;
    Wealth and prized possessions, painstakingly acquired, must all be left behind;
    And consciousness, the guest who lodges in the body, must in time depart.

  5. The practice of all the bodhisattvas is to avoid destructive friends,
    In whose company the three poisons of the mind grow stronger,
    And we engage less and less in study, reflection and meditation,
    So that love and compassion fade away until they are no more.

  6. The practice of all the bodhisattvas is to cherish spiritual friends,
    By regarding them as even more precious than one’s own body,
    Since they are the ones who will help to rid us of all our faults,
    And make our virtues grow ever greater just like the waxing moon.

  7. The practice of all the bodhisattvas is to take refuge in the Three Jewels,
    Since they will never fail to provide protection for all who call upon them,
    For whom are the ordinary gods of this world ever capable of helping,
    As long as they themselves are trapped within samsara’s vicious cycle?

  8. The practice of all the bodhisattvas is never to commit a harmful act,
    Even though not to do so might put one’s very life at risk,
    For the Sage himself has taught how negative actions will ripen
    Into the manifold miseries of the lower realms, so difficult to endure.

  9. The practice of all the bodhisattvas is to strive towards the goal,
    Which is the supreme state of changeless, everlasting liberation,
    Since all the happiness of the three realms lasts but a moment,
    And then is quickly gone, just like dewdrops on blades of grass.

  10. The practice of all the bodhisattvas is to arouse bodhicitta,
    So as to bring freedom to all sentient beings, infinite in number.
    For how can true happiness ever be found while our mothers,
    Who have cared for us throughout the ages, endure such pain?

  11. The practice of all the bodhisattvas is to make a genuine exchange
    Of one’s own happiness and wellbeing for all the sufferings of others.
    Since all misery comes from seeking happiness for oneself alone,
    Whilst perfect buddhahood is born from the wish for others’ good.

  12. Even if others, in the grips of great desire, should steal,
    Or encourage others to take away, all the wealth that I possess,
    To dedicate to them entirely my body, possessions and all my merits
    From the past, present and future— this is the practice of all the bodhisattvas.

  13. Even if others should seek to cut off my head,
    Though I’ve done them not the slightest wrong,
    To take upon myself, out of compassion,
    All the harms they have amassed—this is the practice of all the bodhisattvas.

  14. Even if others should declare before the world
    All manner of unpleasant things about me,
    To speak only of their qualities in return,
    With a mind that’s filled with love—this is the practice of all the bodhisattvas.

  15. Even if others should expose my hidden faults or deride me
    When speaking amidst great gatherings of many people,
    To conceive of them as spiritual friends and to bow
    Before them in respect—this is the practice of all the bodhisattvas.

  16. Even if others whom I have cared for like children of my own,
    Should turn upon me and treat me as an enemy,
    To regard them only with special fondness and affection,
    As a mother would her ailing child—this is the practice of all the bodhisattvas.

  17. Even if others, equal or inferior to me in status,
    Should, out of arrogance, disparage me,
    To honour them, as I would my teacher,
    By bowing down my head before them—this is the practice of all the bodhisattvas.

  18. Even though I may be destitute and despised by all,
    Beset with terrible illness and plagued by evil spirits,
    Still to take upon myself all beings’ ills and harmful actions,
    Without ever losing heart—this is the practice of all the bodhisattvas.

  19. Even though I may be famous and revered by all,
    And as rich as Vaiśravaṇa, the god of wealth himself,
    To see the futility of all the glory and riches of this world,
    And to remain without conceit—this is the practice of all the bodhisattvas.

  20. The practice of all the bodhisattvas is to subdue the mind,
    With the forces of loving kindness and compassion.
    For unless the real adversary—my own anger—is defeated,
    Outer enemies, though I may conquer them, will continue to appear.

  21. The practice of all the bodhisattvas is to turn away immediately
    From those things which bring desire and attachment.
    For the pleasures of the senses are just like salty water:
    The more we taste of them, the more our thirst increases.

  22. The practice of all the bodhisattvas is never to entertain concepts,
    Which revolve around dualistic notions of perceiver and perceived,
    In the knowledge that all these appearances are but the mind itself,
    Whilst mind’s own nature is forever beyond the limitations of ideas.

  23. The practice of all the bodhisattvas is to let go of grasping
    When encountering things one finds pleasant or attractive,
    Considering them to be like rainbows in the summer skies—
    Beautiful in appearance, yet in truth devoid of any substance.

  24. The practice of all the bodhisattvas is to recognize delusion
    Whenever one is confronted by adversity or misfortune.
    For these sufferings are just like the death of a child in a dream,
    And it’s so exhausting to cling to delusory perceptions as real.

  25. The practice of all the bodhisattvas is to give out of generosity,
    With no hopes of karmic recompense or expectation of reward.
    For if those who seek awakening must give even their own bodies,
    What need is there to mention mere outer objects and possessions?

  26. The practice of all the bodhisattvas is to observe ethical restraint,
    Without the slightest intention of continuing in saṃsāric existence.
    For lacking discipline one will never secure even one’s own wellbeing,
    And so any thought of bringing benefit to others would be absurd.

  27. The practice of all the bodhisattvas is to cultivate patience,
    Free from any trace of animosity towards anyone at all,
    Since any potential source of harm is like a priceless treasure
    To the bodhisattva who is eager to enjoy a wealth of virtue.

  28. The practice of all the bodhisattvas is to strive with enthusiastic diligence—
    The source of all good qualities—when working for the sake of all who live;
    Seeing that even śrāvakas and pratyekabuddhas, who labour for themselves alone,
    Exert themselves as if urgently trying to extinguish fires upon their heads.

  29. The practice of all the bodhisattvas is to cultivate concentration,
    Which utterly transcends the four formless absorptions,
    In the knowledge that mental afflictions are overcome entirely
    Through penetrating insight suffused with stable calm.

  30. The practice of all the bodhisattvas is to cultivate wisdom,
    Beyond the three conceptual spheres, alongside skilful means,
    Since it is not possible to attain the perfect level of awakening
    Through the other five pāramitās alone, in wisdom’s absence.

  31. The practice of all the bodhisattvas is to scrutinize oneself
    Continually and to rid oneself of faults whenever they appear.
    For unless one checks carefully to find one’s own confusion,
    One might appear to be practising Dharma, but act against it.

  32. The practice of all the bodhisattvas is never to speak ill
    Of others who have embarked upon the greater vehicle,
    For if, under the influence of destructive emotions,
    I speak of other bodhisattvas’ failings, it is I who am at fault.

  33. The practice of all the bodhisattvas is to let go of attachment
    To the households of benefactors and of family and friends,
    Since one’s study, reflection and meditation will all diminish
    When one quarrels and competes for honours and rewards.

  34. The practice of all the bodhisattvas is to avoid harsh words,
    Which others might find unpleasant or distasteful,
    Since abusive language upsets the minds of others,
    And thereby undermines a bodhisattva’s conduct.

  35. The practice of all the bodhisattvas is to slay attachment
    And the rest—mind’s afflictions—at once, the very moment they arise,
    Taking as weapons the remedies held with mindfulness and vigilance.
    For once the kleshas have become familiar, they’ll be harder to avert.

  36. In short, no matter what one might be doing,
    By examining always the status of one’s mind,
    With continuous mindfulness and alertness,
    To bring about the good of others—this is the practice of all the bodhisattvas.

  37. The practice of all the bodhisattvas is to dedicate towards enlightenment
    All the virtue to be gained through making effort in these ways,
    With wisdom that is purified entirely of the three conceptual spheres,
    So as to dispel the sufferings of the infinity of beings.

Here I have set down for those who wish to follow the bodhisattva path,
Thirty-seven practices to be adopted by all the buddhas’ heirs,
Based on what is taught in the sutras, tantras and treatises,
And following the instructions of the great masters of the past.

Since my intellect is only feeble and I have studied but a little,
This is not a composition likely to delight the connoisseurs,
Yet since I’ve relied upon the sutras and what the saints have taught
I feel these are indeed the genuine trainings of the buddhas’ heirs.

Still, the tremendous waves of activity of the bodhisattvas
Are difficult for simple-minded folk like me to comprehend,
And I must therefore beg the indulgence of all the perfect saints
For any contradictions, irrelevancies or other flaws this may contain.

Through whatever merit has here been gained, may all beings
Generate sublime bodhicitta, both relative and absolute,
And through this, come to equal Lord Avalokiteśvara,
Transcending the extremes of existence and quiescence.

This was composed in a cave near Ngulchu Rinchen by the monk Tokme, a teacher of scripture and reasoning, for his own and others’ benefit.

| Translated by Adam Pearcey, 2006.


Bài đọc thêm:
37 Pháp Tu Bo Tat (PDF)  
Đại sư Ngulchu Gyelsay Thogme Sangpo biên soạn - Bản tiếng Việt do Minh Không (Bảo Thanh Tâm) chuyển dịch
Bình-giảng-37-pháp-hành-Bồ-Tát-Đạo (Đạo Sư Garchen Rinpoche)

https://thuvienhoasen.org/a25909/ba-muoi-bay-phap-hanh-bo-tat-dao-garchen-rinpoche- 
37 Phẩm Bồ Tát Hạnh (Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.