Tiểu Sử Vắn Tắt Khenpo Thubten Tsondru

18/01/20212:29 SA(Xem: 3199)
Tiểu Sử Vắn Tắt Khenpo Thubten Tsondru

TIỂU SỬ VẮN TẮT KHENPO THUBTEN TSONDRU

Adam Pearcey[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blankNgài Thubten Tsondru Phuntsok sinh năm 1920, năm Kim Thân, trong bộ tộc Akyong Ponmo ở Golok, Amdo. Cha của Ngài, ông Tenpa Pelgye, trước kia từng là tu sĩ của Tu viện Sera và mẹ của Ngài được gọi là Kyaza Tsedron.

Lên bảy hay tám tuổi, Ngài học đọc với sự dễ dàng đến mức Ngài được biết đến là ‘tiểu tăng thông tuệ từ Sera’ và nhanh chóng thuộc lòng các nghi thức thường lệ từ truyền thống Geluk và Nyingma. Một vị Lama Riglo, vị thầy từ Palyul Darthang ở Golok – người đã đi khắp vùng đất trong một chuyến khất thực, đã dạy cậu bé lối tụng, viết và tiên tri căn bản của Palyul. Một Lama khác, người đi qua quê hương của Ngài, Dzigar Choktrul Thubten Chokyi Dawa (1894-1958/9), đã truyền giới Sa Di (Getsul) cho Ngài.

Dzogchen Khenpo Chotsa đã trao cho Ngài các giáo lý về thực hành sơ khởi được biết đến là Con Đường Trắng Dẫn Đến Sự Giải Thoát (Tharlam Karpo) và về tác phẩm Lời Vàng Của Thầy Tôi của Patrul Rinpoche[2], cũng như ngữ pháp, y học, chiêm tinh, trì tụng và cử hành nghi lễ. Ngài cũng thọ nhận nhiều giáo lý và trao truyền từ Shechen Khenpo Tsuktorchen.

Cha Ngài đã đưa Ngài đến đỉnh lễ Dzogchen Kongtrul thứ nhì – Konchok Tenpai Gyaltsen (khoảng 1900-khoảng 1952) và chính thức cúng dường Ngài cho Tu viện Dzogchen[3], trước sự hoan hỷ lớn lao của Đức Kongtrul, vị bảo rằng Ngài cần đến thật nhanh. Ngài đã đến vào năm sau.

Tại Học viện Shri Singha của Tu viện Dzogchen, Ngài đã nghiên cứu mười ba bộ luận chính yếu với Khenpo Chime Yeshe. Ngài cũng nghiên cứu cuốn giáo khoa chỉ dẫn Yeshe Lama[4] và nhiều bản văn khác với Khenpo Ngawang Norbu (1886-1958)[5]. Ngài nghiên cứu luận giải của Tôn giả Ju Mipham Gyatso (1846-1912)[6] về Pramānavārttika [Luận Giải Chân Lượng] và Nhập Trí Huệ (Khejug) với Khenpo Jigme Lodro.

Bên cạnh đó, trong lúc ở Dzogchen, Ngài đã nghiên cứu với nhiều vị trong những vị thầy cao niên nhất có mặt tại đó khi ấy, bao gồm Khenchen Thubten Nyendrak (1883-1959)[7], Khenchen Pema Tsewang (1902-1959), Lingtrul Thubten Trinle Gyatso và Khenchen Jigme Yonten Gonpo (1899-1959). Chính từ Khenpo Lhagang Pema Tekchok Loden (1879-1955)[8], Ngài đã thọ giới Tỳ Kheo.

Trong lúc nghiên cứu tại Shri Singha, Ngài đã trải qua nhiều khó khăn, sống trong hang động và thiếu các nhu yếu phẩm căn bản. Lần nọ, khi chiếc nồi nấu duy nhất của Ngài bị vỡ, Ngài chẳng thể đun trà trong hơn một tuần. Ngài được cho là đã nghiên cứu bất kể ngày đêm, đọc các bản văn dưới ánh trăng và luôn xem lại điều được giảng dạy trong các lớp học ít nhất mười lần.

Vào một dịp nọ, Ngài nhận được lời nhắn từ Shechen Khenpo Tsuktorchen, vị nói rằng, “Ta đã kể câu chuyện của con với Đức [Shechen] Kongtrul Pema Drime (1901-1960)[9]. Nếu con có thể đến đây, tại Shechen[10], Ngài chắc chắn sẽ trao cho con ‘chỉ dẫn tâm’ (Semtri) và Ta sẽ làm điều có thể để sắp xếp chỗ nào đó cho con ở”. Ngài rất mong mỏi được đi và khi nghe nói về một đoàn tu sĩ đi từ Dzogchen đến đỉnh lễ Đức Shechen Kongtrul, Ngài đã khởi hành đuổi theo họ ngay lập tức mà không mang theo thứ gì, nhưng dẫu cho đã chạy, Ngài chẳng thể bắt kịp. Khi Ngài đến Shechen, Khenpo Tsuktorchen giới thiệu Ngài với Tổ Kongtrul, vị yêu cầu Ngài làm một thị giả nghi lễ (Chodpon) trong quán đỉnh mà Tổ sắp ban. Sau quán đỉnh, mọi người rời đi và Ngài cũng sắp đi khi một tu sĩ bảo rằng Tổ Kongtrul muốn gặp Ngài. Ngài trở lại vào trong và Tổ Kongtrul hỏi Ngài mọi điều về các nghiên cứu của Ngài. Ngài đã thỉnh cầu các chỉ dẫn tâm và Tổ Kongtrul đồng ý trao chúng vào những ngày sắp tới.

Trở lại Dzogchen vào hôm sau, Ngài thưa với thầy, Khenpo Jigme Lodro rằng Ngài sắp thọ nhận các chỉ dẫn tâm từ Tổ Shechen Kongtrul. Thầy Jigme Lodro hài lòng và nói, “Ngày nay, ở Dzogchen hay ở Shechen, chẳng có ai tốt hơn trong việc ban một giáo lý như vậy”.

Quay lại Shechen, Ngài thọ nhận nhiều giáo lý đặc biệt từ Tổ Kongtrul, vị cũng hướng dẫn Ngài nghiên cứu luận giải của Tôn giả Mipham về Madhyamakālaṃkāra [Trung Quán Trang Nghiêm Luận], điều mà Ngài đã làm vậy với Khenpo Gangshar Wangpo (1925-1958/9)[11]. Lần này, Ngài khiến Tổ Kongtrul ấn tượng với sự tinh tấnlối sống khổ hạnh. Bởi Ngài không có sự hỗ trợ tài chính và chẳng có mấy tài sản, Khenpo Gangshar cung cấp cho Ngài những thứ cần thiết như trà và bơ. Ngài đã ở lại sáu tháng và rồi quay lại Dzogchen một chút, trước khi trở về quê hương. Tại đó, Ngài sống trong một túp lều nhỏ và dành thời gian nghiên cứuthiền định, chữa lành cho người bệnh nhờ y học và sức mạnh của Chân ngôn. Ngài cũng giảng dạy Nhập Bồ Tát Hạnh và các thực hành sơ khởi (Ngondro) cho một nhóm nhỏ tín đồ.

Một số nguồn tài liệu nhắc đến rằng Ngài cũng nghiên cứu với Khenchen Thupten Chophel (1886-1959)[12] tại ẩn thất của vị này ở Changma và với Botrul Dongak Tenpe Nyima (1898/1900/1902-1959) tại Gegong vào khoảng thời gian này.

Năm 1952, Ngài đã du hành đến Lhasa và khi trở về, Ngài bước vào một khóa nhập thất nghiêm ngặt về Tự Nhiên Giải Thoát Khổ Đau (Dukngal Rangdrol) từ kho tàng giáo lý Longchen Nyingtik của Tổ Jigme Lingpa (1730-1798)[13]. Nhờ điều này cùng các thực hành chẳng hạn những hình tướng Văn Thù an bìnhphẫn nộ, Mã Đầu Kim Sí phẫn nộ (Takhyung) và Phổ Ba Kim Cương, người ta nói rằng, Ngài đạt được khả năng gây mưa, chống lại mưa đá và chữa bệnh.

Du hành trở lại Lhasa một lần nữa, Ngài dành ba năm bên Geshe Tashi Bum uyên bác từ nhánh Jadral của Sera Je, loại bỏ mọi nghi ngờ mà Ngài vẫn còn về truyền thống kinh văn. Khi Tổ Shechen Kongtrul đến Kongpo và viếng thăm Hồ Draksum, Ngài ở cùng Tổ trong hơn một năm. Sau đó, bỏ lại mọi tài sản, Ngài trở lại Sera trước khi khởi hành cùng với bạn thân, một vị Lama Jigtse, trong chuyến hành hương dài đến các thánh địa của Yarlung, Samye, Mindrolling và nhiều nơi khác.

Khi Ngài trở về Sera, mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng tình hìnhTây Tạng đang ngày càng tồi tệ hơn và vì thế, năm 1959, cùng với Ngawang Drakpa, Ngài chạy đến Yolmo ở Nepal. Từ đó, Ngài đến Kathmandu và vào năm 1960, đến Kalimpong ở miền Bắc Ấn Độ. Trong lúc tha hương, Ngài đã nhận được những giáo lý và trao truyền mở rộng từ cả Dilgo Khyentse [Rinpoche] Tashi Paljor (1910-1991)[14] và Dodrupchen Rinpoche thứ tư – Thubten Trinle Zangpo (sinh năm 1927)[15].

Năm 1962, Ngài được mời đến Bhutan, nơi Ngài dành hơn hai năm để giảng dạy ngữ pháp Tạng ngữ và các bản văn Phật giáo cho chư Tăngcư sĩ ở Semtokha. Từ đó, Ngài đến Tso Pema ở miền Bắc Ấn Độ, nơi Ngài giảng dạy và viết luận giải về các giới luật tu sĩ. Sau đấy, Ngài sống nhiều năm tại trường dành cho những vị tái sinh nhỏ ở Dalhousie, nơi Ngài cũng có cơ hội nghiên cứu ngữ pháp với Khunu Lama Tenzin Gyaltsen (1894-1977)[16]. Kế đó, Ngài được mời giảng dạy các bộ luận chính yếu tại Tu viện Mindrolling mới được thiết lập lại ở Dehra Dun. Sau hơn năm năm ở đó, Ngài đến Sarnath và giảng dạy trong hai năm tại Học Viện Trung Tâm Cho Các Nghiên Cứu Tây Tạng Cao Cấp (như nó được biết đến khi ấy).

Ngài được bổ nhiệm là viện trưởng thứ ba tại Phật học viện trung ương, Thubten Dongak Choling ở Dabrali, Sikkim. Trong lúc ở Sikkim, các học trò của Ngài bao gồm Dzogchen Drubwang thứ bảy – Jigme Losal Wangpo (sinh năm 1964), Gonjang Tulku (sinh năm 1962), Ringu Tulku (sinh năm 1952) và Khenchen Namdrol Tsering (sinh năm 1953)[17]. Năm 1978, sau bảy năm ở Sikkim, Ngài được Penor [Rinpoche] thứ ba – Lekshe Chokyi Drayang (1932-2009)[18] mời đến Bylakuppe gần Mysore ở miền Nam Ấn Độ, nơi Ngài trở thành viện trưởng đầu tiên của Phật học viện Namdroling mới được thành lập.

Năm sáu mươi tuổi, Ngài viết thư gửi bạn, Lama Jiktso, giải thích rằng sẽ có một chướng ngại với sức khỏe của Ngài trong năm sắp tới và yêu cầu vị ấy cầu nguyện cho Ngài. Không lâu sau, trong năm 1979, vào ngày kỷ niệm Tôn giả Longchenpa (1308-1364) viên tịch, tức ngày Mười tám tháng Mười hai năm Thổ Mùi, Ngài bất ngờ viên tịch tại Tu viện Mindrolling giữa tập hội hàng nghìn người, đứng đầu bởi Dilgo Khyentse Rinpoche, sau khi ban một bài giảng dài về Bát Nhã Ba La Mật (Prajñāpāramitā).

Hai quyển trước tác của Ngài đã được xuất bản ở Mysore và gần đâyTây Tạng; chúng bao gồm các tác phẩm về ngữ pháp Tạng ngữ và Abhisamayālaṃkāra [Hiện Quán Trang Nghiêm Luận], cũng như một sự giới thiệu về lô-gic. Một số ghi âm các bài giảng của Ngài vẫn còn tồn tại và thuộc sở hữu của một số học trò của Ngài.

Bên cạnh những vị được nhắc đến ở trên, các học trò của Ngài bao gồm Khenchen Dawai Ozer (1922-1990), Khenchen Palden Sherab (1938-2010), Khenchen Pema Sherab (sinh năm 1936)[19] và Gyalse Tulku.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Tubten-Tsondru/10146.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Adam Pearcey là người sáng lập Lotsawa House (https://www.lotsawahouse.org/) và là một cựu giám đốc của Rigpa Shedra.

[3] Theo RigpawikiTu viện Dzogchen – Rudam Orgyen Samten Choling, một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập bởi Tổ Dzogchen Pema Rigdzin (1625-1697) vào năm 1675 (theo Đại Từ Điển Tây Tạng) hoặc 1684 (theo Tổ Jamyang Khyentse Wangpo). Nó trở nên đặc biệt nổi tiếng bởi [Phật học viện] Shri Singha Shedra do Gyalse Shenphen Thaye thành lập dưới thời Dzogchen Rinpoche thứ tư – Mingyur Namkhe Dorje, không lâu sau khi Tu viện gần như bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 1842. Trong những đạo sư vĩ đại đã từng sống và giảng dạy tại Dzogchen có Khenpo Pema Vajra, Patrul Rinpoche, Mipham Rinpoche và Khenpo Shenga.

Dưới thời của Dzogchen Rinpoche thứ năm (1872-1935), Tu viện Dzogchen ở thời kỳ đỉnh cao của các hoạt động, với năm trăm tu sĩ cư ngụ, mười ba trung tâm nhập thất và ước tính hai trăm tám mươi [Tu viện] nhánh – một tập hội gồm hàng vạn Lama, Tulku, Khenpo, Tăng và Ni. Quanh năm, một chuỗi những nghi lễ phức tạp mở rộng được cử hành.

Dzogchen cũng là một trong những trung tâm nổi tiếng nhất về vũ điệu nghi lễ linh thiêng, ngày nay thường được biết đến là vũ điệu Lama.

Ngôi chùa chính đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào tháng Hai năm Hỏa Tý (1936). Nó được xây dựng lại và sau đó, toàn bộ Tu viện bị phá hủy bởi người Trung Quốc vào cuối thập niên 1950.

[4] Theo Rigpawiki, đây là chỉ dẫn hay cuốn cẩm nang nổi tiếng về thực hành Dzogchen do Tổ Rigdzin Jigme Lingpa soạn. Đó là một tóm tắt của Vima Nyingtik. “Dựa trên pho sâu xa nhất, vô song của các chỉ dẫn cốt tủy, nó kết hợp tinh túy của các Mật điển Dzogchen và về cơ bản giới thiệu những chỉ dẫn thực tiễn cho Trekchod và Togal, cùng với những chỉ dẫn để giải thoát trong các trạng thái Bardo và giải thoát trong các cõi Tịnh độ Hóa thân”.

[5] Theo Rigpawiwi, Khenpo Ngawang Norbu (1886-1958) – một Khenpo tại Tu viện Dzogchen. Ngài là cha và cũng là đạo sư của Dzogchen Rinpoche thứ sáu – Jigdral Changchub Dorje. Ngài cũng là thầy của Alak Zenkar Rinpoche, Tsara Dharmakirti và Khenpo Tsondru.

[7] Theo Rigpawiki, Khenpo Thupten Nyendrak tức Khenpo Thupnyen (1883-1959) – một Khenpo quan trọng tại Tu viện Dzogchen. Ngài là một đệ tử của Khenpo Shenga và là thầy của Dzogchen Rinpoche thứ sáu – vị mà Ngài đã truyền đại giới cho, Dodrupchen Rinpoche và Alak Zenkar Rinpoche – vị đã thọ giới Sa Di từ Ngài. Ngài đã dành một khoảng thời gian ở Bhutan trước khi bị đầu độc và qua đời vào năm 1959. Các trước tác của Ngài bao gồm một luận giải về bảy mươi điểm của Hiện Quán Trang Nghiêm Luận.

[9] Theo Rigpawiki, Shechen Kongtrul Pema Drime Lekpe Lodro (1901-khoảng 1960) – vị tái sinh của Tổ Jamgon Kongtrul Lodro Thaye cư ngụ tại Tu viện Shechen. Ngài được công nhận dựa trên một linh kiến giấc mộng mà trong đó, Shechen Rabjam Rinpoche thứ năm thấy bản văn Bát Nhã Ba La Mật 8000 Đoạn Kệ bay từ Tsadra Rinchen Drak đến phía Đông của Derge. Ngài cũng được ban danh hiệu Gyurme Kunzang Shenphen Thaye Lodro Drime bởi Đức Shechen Gyaltsap [thứ tư – Gyurme Pema Namgyal]. Ngài có lẽ đã qua đời trong nhà tù Trung Quốc. Ngài là một trong những đạo sư chính của Chogyam Trungpa Rinpoche và Khenpo Tsondru. Ngài đã ban các giáo lý Dzogchen cho Lama Sherap Dorje Rinpoche và Lama Tharchin Rinpoche.

[10] Theo RigpawikiTu viện Shechen – một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập năm 1695 bởi Ngài Shechen Rabjam Tenpe Gyaltsen, vị được Đức Dalai Lama thứ năm cử đến Kham với mục đích này.

[11] Theo Rigpawiki, Khenpo Gangshar Wangpo (sinh năm 1925) – một đạo sư nổi tiếng với cách tiếp cận ‘trí tuệ cuồng’, vị kết nối với Tu viện Shechen. Ngài là Bổn Sư của cả Chogyam Trungpa Rinpoche và Thrangu Rinpoche và cũng là một trong những đạo sư của Dezhung Rinpoche. Trong một khoảng thời gian, người ta nghĩ rằng Ngài đã chết trong tù ngục vào khoảng năm 1958 đến 1961, nhưng cũng có tường thuật rằng Ngài thực sự đã sống 22 năm trong tù và qua đời vào năm 1980/1, trước khi bất kỳ đệ tử cũ của Ngài có thể liên hệ.

[12] Theo Rigpawiki, Changma Khenchen Thubten Chophel, tức Bathur Khenpo Thubga hay Thubga Yishin Norbu (1886-1956) – một đệ tử quan trọng của Khenpo Yonga và Orgyen Tenzin Norbu, vị đã theo chân Patrul Rinpoche. Ngài nổi tiếng về sự uyên bác lớn lao, đặc biệt về Mật điển Guhyagarbha, đóng góp của Ngài trong sự phát triển của truyền thống tu sĩ và sự chứng ngộ của Ngài về giáo lý Dzogchen. Một vài trong số những đệ tử quan trọng nhất của Ngài là Dilgo Khyentse Rinpoche, Khenpo Jigme Phuntsok, Gonpo Tseten Rinpoche, Chagdud Tulku Rinpoche và Dzogchen Rinpoche thứ sáu – Jigdral Changchub Dorje.

[16] Theo Rigpawiki, Khunu Lama Tenzin Gyaltsen – một đạo sư của Đức Dalai Lama, đặc biệt về Nhập Bồ Tát Hạnh, điều mà Ngài giữ truyền thừa của Patrul Rinpoche, sau khi thọ nhận từ một trong những Khenpo vĩ đại tại Tu viện Dzogchen.

[19] Theo Rigpawiki, Khenchen Pema Sherab là một trong những Khenpo cao cấp nhất trong truyền thống Nyingma và là một trong ba vị Khenchen – “Khenpo vĩ đại” của Tu viện Namdroling.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.