Quán Tưởng Thực Hành Dokpa

26/02/20222:07 SA(Xem: 5075)
Quán Tưởng Thực Hành Dokpa
QUÁN TƯỞNG THỰC HÀNH DOKPA
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng
trong Pháp hội Đại Thành Tựu Netik Phurba, Lerab Ling, 13/08/2018
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Thấy hàng trăm người phương Tây vỗ tay mỗi ngày trong thực hành đẩy lui được biết đến là Dokpa, trong lúc cử hành Pháp hội Đại Thành Tựu (Drupchen) Netik Phurba tại Lerab Ling, [Orgyen Tobgyal] Rinpoche[1], luôn lưu tâm rằng các thực hành phải được hoàn thành một cách đúng đắn, nghĩ rằng có thể hữu ích nếu giải thích lý do thực hành Dokpa liên quan đến vỗ tay và điều mà chúng ta cần thiền định khi ấy.

 

Chúng ta đang tiến hành Dokpa, thực hành đẩy lui; vì thế, tất cả Yogi và Yogini đã vân tập về đây, vỗ tay họ với mắt mở to và miệng há hốc – bộp, bộp! Họ có lẽ cũng phải duy trì sự quán tưởng. Nhưng tôi tin rằng nếu bạn hỏi hầu hết mọi người tại sao họ lại vỗ tay, họ sẽ chẳng thể trả lời.

Tình cảnh này thực sự khiến tôi hơi buồn cười. Khi người Trung Quốc lần đầu tiên ở Tây Tạng, một quan chức từ PRC hỏi một bà lão Tây Tạng rằng bà ấy cảm thấy sao dưới [chính quyền] PRC – bà ấy có thích không?

Bà ấy nói, “Tôi có. Nhưng các truyền thống mới rất khó học”.

“‘Truyền thống mới’ là sao?’”.

“Khi một trong các ông, những quan chức, đến thì chúng tôi cần liên tục Dokpa. Nó thực sự làm tay tôi đau”. Đấy là điều bà ấy đã nói. Điều đấy khiến tôi buồn cười.

Khi bạn vỗ tay trong Dokpa, có vài cách tiếp cận hay quán tưởng khác nhau.

Trong một cách tiếp cận, bạn quán tưởng bản thân là Bổn tôn và năm ngón tay của tay phải là năm Phật phụ trong khi năm ngón tay của tay trái là năm Phật mẫu. Như thế, khi bạn vỗ tay, năm Phật phụ và năm Phật mẫu hợp nhất. Sự chói ngời tự nhiên của đại lạc được trải qua trong sự hợp nhất của chư vị là năm trí. Tương ứng với năm trí là năm độc. Những cảm xúc tiêu cực này hiện diện trong tâm chúng ta dưới dạng vô vàn ý nghĩ. Chúng ta tiến hành Dokpa để tiêu tan tất cả chúng vào cõi trí tuệ.

Cũng có cách tiếp cận mà trong đó, tay phải là phương tiện thiện xảo còn tay trái là trí tuệ. Khi hai tay vỗ vào nhau, phương tiện thiện xảotrí tuệ hợp nhất và khi ấy, sự chói ngời tự nhiên của tính Không trở nên hiển bày. Khi sự chói ngời tự nhiên của tính Không được hiện thực hóa, mọi ý nghĩ tan biến. Khi hai tay vỗ vào nhau, chúng tạo ra tiếng ‘bộp!”. Khi “bộp!” biến mất, mọi ý nghĩ tan biến.

Một truyền thống giải thích rằng tay phải là đất và tay trái là trời. Khi trời vỗ vào đất, tất cả tam giới của sự tồn tại biến mất.

[Truyền thống] khác dạy rằng tay phải là trời và tay trái là đất; cả hai được đánh dấu bằng bánh xe mười chấu từ sắt thiên thạch. Mọi kẻ thù, lời nguyền, các thần và ma quỷ, và tất cả chư vị hỗ trợ và bảo vệ chúng, những vị sống trên thế gian này, bị nghiền nát như một quả trứng khi đất và trời, hai tay được đánh dấu bằng bánh xe thiên thạch, vỗ vào nhau và chúng bị tiêu trừ.

Theo cách này, khi những mục tiêu của sự hành trì bị nghiền thành bụi, chính thân thể chúng bị nghiền thành bụi. Một kẻ thù phải có thân – không có thân, không thể có kẻ thù. Chúng dĩ nhiên cũng cần có thần thức. Nhờ Dokpa, thần thức của chúng được gửi đến cõi Tịnh độ Akanishtha. Chính nhờ sự chứng ngộchúng ta có thể gửi nó đến đó – nhờ an trú trong thiền địnhhiện thực hóa tri kiến.

Trong một truyền thống, tay phải là mặt trời và tay trái là mặt trăng, nhưng sự thiền định cũng như vậy.

Bất kể lựa chọn theo truyền thống nào, bạn cần hiện thực hóa sự quán tưởng khi vỗ tay. Nếu bạn không làm điều đó mà chỉ vỗ tay, kết quả là tay bị đau!

 

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/vajrayana/69-dokpa-visualization.

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh; Ane Tsondru hiệu đính.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong bài Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/p38a34386/3/hoat-dong-kinh-ai).

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…