01 Vào Chuyện

24/12/201112:00 SA(Xem: 7473)
01 Vào Chuyện


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Vào chuyện 

blankViên Mãn đưa khách xuống bến đò vào lúc mặt trời vừa khuất non Tây.Trên vòm trời phía đông, rặng mây hồng đã chìm sau đầu dãy núi, để lại trên vòm trời ánh hồng rực rỡ đỏ thắm. Dãy đá nơi bến đò đỏ hồng, soi mình trên sóng nước. Sư Viên Mãn ngước nhìn ráng hồng và quay lại nhìn Phương nói nhỏ:

- Cậu hãy nhìn các hòn đá trên bến đò để nhận rõ là bóng sắc ráng hồng của trời chiều dường như đã nhuộm thắm bức tường đá này. Đứng bên kia bờ chúng ta sẽ thấy khi sắc mây hồng đã nhạt, bầu trời trở lại trong xanh, rồi tím thẫm thì vách đá nơi bến đò vẫn còn đượm sắc hồng thắm. Có lẽ vì thế nên người dân trên bờ ngày xưa gọi hòn đảo nhỏ này là Hòn Đỏ chăng?

Khách lặng nhìn mặt nước biển màu xanh thẫm rồi nói cùng nhà sư:

- Kính thầy, theo như ý của con thì có lẽ Hòn Đỏ là tên xưa kia của các người đi biển làm nghề đánh cá, từ ngoài khơi đã lấy hòn đảo này làm mục tiêu để vào bến và vì đá trên hòn đảo có sắc đỏ nên họ gọi và luôn tiện đặt tên cho hòn đảo. 

Viên Mãn mỉm cười:

- Tôi cũng đã từng nghe như vậy. Nhưng đây là nói đến những người dân bên trong đất liền, không bao giờ bước chân lên thuyền ra biển. Họ hằng ngày ngắm nhìn hòn đảo này và trông vào sắc đá mà gọi tên.

Khách vui vẻ:

- Thế thì Hòn Đỏ là tên gọi của dân chúng nơi đất liền và ngoài biển khơi. Dù sao cũng là tên do người dân lao động nhìn cảnh thực tế mà gọi. Lâu thành tên chính thức trên giấy tờ.

Như vậy ta gồm cả hai lại thì hợp lý hơn. Người đi biển thì nhìn thấy sắc đỏ của đảo từ ngoài khơi như một ngọn hải đăng chỉ lối đường về. Người trong đất liền thì trông hòn đảo như kết tụ bóng ráng chiều hôm.

Viên Mãn

blank- Mô Phật, cậu có tâm hồn thi sĩ quá. Nếu như có người nhờ cậu đặt tên cho hòn đảo này theo ý thích của cậu thì cậu đặt như thế nào?

- Thưa thầy, con sẽ gọi đảo này là Đảo Ráng Chiều. Gọi như vậy là vị hòn đảo này khác với các hòn đảo khác trên vịnh Nha Trang. Các đảo khác khi về chiều có màu xanh thắm phơi mình cùng với sóng nước thương man xanh lặc lìa của biển cả. Còn riêng hòn đảo này thì lại có sắc đỏ thật đặc biệt. Buổi sáng, nhìn từ phương đông, thấy sắc đỏ hồng tươi, buổi chiều nhìn từ phương tây thấy màu đỏ lại càng thêm hồng thắm.

Câu chuyện trao đổi chưa xong thì thuyền đưa đò cũng vừa cặp bến. Từ tạ nhà sư xuống đò, khách ngẩng nhìn thấy phương tây màu trời đã sẫm tối. Và khi ngồi im trên đò khách lại nhìn thấy hòn đá lớn nhất trên bến đỏ au lên như một ngọn đuốc. Bóng nước hồng rung rinh. Bóng nhà sư lặng chìm vào bóng xanh thẫm của cây lá.

Con đò lặng lẽ rời bến. Gió chiều thổi mạnh, sóng vỗ vào mạn thuyền làm nước bắn lên tung tóe.

Một mình đứng lặng trên bến, sư Viên Mãn bỗng nhớ đến những ngày đầu tiên sư bước chân lên đảo này.

Đó là vào năm 1960.

Sư vốn người ở Phú Yên.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18297)
31/03/2013(Xem: 12412)
03/04/2014(Xem: 49604)
15/09/2016(Xem: 9553)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.