03 Gia Đình Anh Sáu

24/12/201112:00 SA(Xem: 7370)
03 Gia Đình Anh Sáu


NGƯỜI GÁNH NẮNG

Bút ký của Quách Giao
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn Hà Nội 2006

Gia đình anh Sáu Sài Gòn

Dưới chân ngọn núi Cù Lao nơi mé biển có hai vợ chồng người dân chài sống lẻ loi một mình. Đó là vợ chồng anh Sáu Sài Gòn.

Anh Sáu quê ở Long An. Nhà nghèo phải đi làm thuê. Suốt năm tháng dầm mưa dãi nắng ngoài đồng mà vẫn không đủ miếng ăn. Muốn đổi đời nên anh lên Sài Gòn kiếm sống. Bươn chải giữa đô thị người khôn của khó, anh Sáu vẫn không có một công việc ổn định. Tình cờ anh quen biết với một cô gái người miền Trung vào Sài Gòn tìm việc làm sinh sống. Cuộc tình duyên của những người nghèo khó xảy ra đơn giản như bao cuộc tình duyên khác. Cùng một cảnh ngộ, cùng một cuộc đời, hai người quen nhau nhanh chóng. Ban đầu, hỏi thăm gia cảnh, hẹn nhau gặp gỡ ở công viên. Chủ nhật hoặc ngày nghỉ, đi Sở thú, xem chiếu bóng, rồi trở thành thân nhau.

Sài Gòn có rất nhiều rạp chiếu bóng thường trực. Sáng bắt đầu chiếu từ 7 giờ. Trưa chỉ nghỉ có nửa giờ rồi tiếp tục cho đến 11 giờ khuya. Suốt cả ngày chỉ chiếu có một phim. Hết phim chỉ nghỉ có mười lăm phút rồi bắt đầu chiếu lại.Việc chiếu thường trực rất lợi cho người cần xem phim. Vào rạp lúc nào cũng được. Xem bao nhiêu lần trong một ngày cũng được. Có người ngồi luôn trong rạp từ sáng cho đến khuya. Nhất là ở những rạp có máy lạnh. Có thể vừa xem phim vừa ngủ trưa. Không muốn xem phim đứt đoạn thì vào ngồi ngủ đợi đến lúc bắt đầu chiếu lại coi luôn một thể. Rạp chiếu phim thường trực cũng là nơi tiện cho việc hẹn hò gặp nhau của đôi lứa trai gái cần một không gian tranh tối tranh sáng để được ngồi gần nhau. Đây là nơi tiện lợi cho những mối tình nghèo. Anh chị Sáu thân nhau nhờ những buổi xem phim thường trực ấy.

Cuộc sống gia đình tuy tạm yên ổn nhưng anh Sáu lại gặp phải một trở ngại lớn lao. Đó là anh đang ở vào tuổi thi hành quân dịch. Khi đó tuy thành phố Sài Gòn chưa có các cuộc truy quét rầm rộ để bắt lính nhưng có nhiều cuộc khám xét các cư dân trú ngụ bất hợp pháp thường xảy ra. Việc không có chỗ cư trú và ở vào tuổi quân dịch khiến vợ chồng anh Sáu sống thường trực trong sự lo âu. Cuối cùng vợ chồng anh Sáu quyết định ra Nha Trang sinh sống bằng nghề chài lưới. Cả ngày lênh đênh trên mặt biển thì việc bị bắt đi quân dịch có thể tránh khỏi. Nha Trang là quê hương của chị Sáu. Vợ chồng ban đầu tạm thời nương náu nơi nhà bà cô già góa bụa của chị Sáu. Bà Hai ở thôn Cù Lao. Thuở xưa bà có chồng làm nghề đi biển. Chồng theo thuyền ra khơi, vợ ở nhà đan lưới. Trong một ngày mưa bão, chồng bà mất tích giữa bể khơi. Tuy không con, bà vẫn ở một mình cho đến tuổi già. Khi gặp hai vợ chồng anh chị Sáu bà vui lòng nhận cho họ ở nhờ và coi như là con ruột. Bà bày cho chị Sáu nghề rổi cá. Đó là một nghề buôn bán cá tươi trực tiếp từ các ghe thuyền đi đánh cá từ bể Đông trở về. Từ sáng sớm “nội rổi “đã chờ sẵn nơi bến cá đợi thuyền về. 

Chân trời vừa hửng sáng, mặt biển yên lành gợn đôi nét sóng lăn tăn. Nền trời màu xanh nhạt rồi ửng hồng. Mặt trời sắp nhô lên ở chân trời. Trên mặt biển đã xuất hiện một vài chiếc thuyền đánh cá trở về. Khi mặt trời nhô lên khỏi mặt sóng thì đã có một đôi chiếc thuyền cặp bến. Thuyền về từ xa, người trên bờ đã nhận ra là thuyền của ai. Mỗi một con thuyền đều có một nét riêng, một dáng riêng, một cách điều khiển khi thuyền chạy, đều được nhiều người đón chờ trên bến phân biệt ngay từ lúc thuyền còn ở xa. Nhìn thuyền chạy chậm hay nhanh, nhất là thấy mạn thuyền thấp hay cao là họ biết ngay trúng cá hay không. Khi thuyền cặp bến, thuyền nào có bạn nấy.

Bạn “rổi cá” đón lấy các mẻ cá từ dưới thuyền chuyển lên rồi sau khi được chủ cá hay chủ thuyền dặn dò giá cả họ nhanh chóng đem cá ra chợ. Ngày trước phương tiện chuyên chở chưa đầy đủ như bây giờ, bạn “rổi cá” phải gánh cá chạy từ bến cá ra chợ có khi đường dài đến 10 cây số. Nay thì có xe ngựa, xe lam. Đôi khi được người nhà chở bằng xe Honda. Những thuyền không có bạn rổi bao mua thì có nhiều bạn hàng tranh mua. Trong lúc này tiếng cãi nhau, tiếng trả giá, tiếng cười nói chen lẫn với tiếng chửi thề khiến cho không khí chợ cá ồn ào náo nhiệt. Cho nên tục ngữ có câu :

Ồn ào hối hả như chợ rổi cá ban mai”.

Đặc biệt chỉ có nhiều tiếng cãi cọ tranh nhau mà ít khi xảy ra sự việc đánh nhau. To tiếng, cãi cọ, nói tục, nói cạnh nói khoé như là thói quen hơn là ác ý. Cho nên khi mua được cá rồi thì mạnh ai nấy chạy vội đi chợ mà không một ai còn nhớ đến những cuộc cãi cọ tranh giành trước đó. Buổi sáng hôm sau trong lúc ngồi đợi thuyền cá về họ lại vui vẻ đùa giỡn cùng nhau, vui vẻ thắm thiết như bà con trong nhà.

Chị Sáu nhờ bà Hai chỉ bảo để theo nghề rổi cá. Tuy nhiên vì ít vốn và bản tính hiền lành nên sau một thời gian chạy rổi chị đành phải giải nghệ ở nhà học bà Hai nghề đan lưới. Anh Sáu vóc người nhỏ nhắn, sức khỏe yếu nên sau vài chuyến đi bạn anh cũng thôi việc, trở về đánh bắt cá ven bờ. Anh nhờ vốn bà Hai cho mượn sắm được một chiếc thuyền con, vài ba tay lưới. Buổi chiều anh chèo thuyền đi thả lưới rồi về nhà nằm đợi đến nửa khuya lại chèo thuyền đi thu lưới. Công việc tuy vất vả nhưng được tự do. Mỗi khi trời động hay mùa mưa bão thì đành phải nằm nhà ăn cơm với nước mắm. Cuộc sống tuy không giàu có nhưng cũng không nghèo hèn. Chị Sáu mỗi buổi sáng đem cá chồng lưới được bán ở chợ Cù Lao, trưa về lại tiếp tục nghề đan lưới. Hai vợ chồng trẻ sống bồng bềnh theo sóng nước trong niềm vui tự nhiên của một ngư dân.

Rồi một hôm, vợ chồng anh Sáu sau khi bàn với nhau đồng thưa với bà Hai xin cho ra ở riêng. Có hai lý do rất giản đơn, một là vì nhà bà Hai ở hơi cách xa bến bãi nên việc neo thuyền vì thiếu người trông coi nên thường bị người lạ tạm mượn thuyền chèo đi trong một vài hôm rồi bỏ thuyền nơi bến khác khiến anh Sáu phải đi tìm mất nhiều thời gian, hai là nhà bà Hai quá chật nên việc sinh hoạt trong nhà khó khăn.

Bà Hai vui vẻ chấp thuận và giúp thêm cho một ít vốn để hai vợ chồng ra bãi đá dưới chân núi Cù Lao, cận sát mé biển, cất một túp lều bằng tranh. Nơi đây khi ấy chưa có đường đi rộng mà chỉ có một lối mòn ven chân núi để người dân qua lại sinh hoạt. Vùng này lại thiếu nước ngọt nên không một ai thích sinh sống nơi đây. Chỉ có đôi mái tranh đơn sơ che tạm để các ngư dân tạm trú trong những ngày đánh cá trong vùng.

Tuy thưa vắng người ở song hai vợ chồng anh Sáu sau khi cất lều xong lòng rất vui mừng vị từ đây hai vợ chồng đã có được một ngôi nhà riêng, một mảnh đất riêng và nhất là một nơi ở rất thuận tiện cho công việc sinh sống hằng ngày.

Ngôi lều tranh, vách lá, cửa phên, bên trong chỉ kê vỏn vẹn một cái giường tre nhỏ gọn và một cái bàn nhỏ bằng gỗ tạp cũ kỹ. Trên vách lá, chỉ có vỏn vẹn một tấm gỗ dùng làm bàn thờ, trên để một bình hoa bằng đất và một đèn dầu. Vào ngày rằm, mồng một, bình hoa có cắm hoa điệp, hoa sống lâu. Đôi lúc cũng có một nải chuối, một quả bưởi tùy theo mùa trái cây. Cẩn thận sợ hỏa hoạn nên một căn bếp nhỏ được cất cách xa lều chính.

Về nước tiêu dùng, chị Sáu phải hằng ngày đi gánh ở tận xóm Cù Lao, mỗi ngày một đôi. Khi cần giặt áo quần thì chị phải đem vào tận trong giếng thôn Cù Lao. Anh Sáu thì phải tắm bằng nước biển, chỉ có chị Sáu mới được tắm bằng nước ngọt. Lâu ngày thành thói quen. Nhiều đêm trời nóng nực chị Sáu theo anh Sáu ra tắm biển.

Trời mùa nóng màu trời như xanh thắm hơn, lòng trời cao hơn và trong suốt hơn, muôn vì sao lấp lánh như nhiều hơn, biển bao la và dịu hiền hơn. Con sóng đêm nhẹ nhàng ve vuốt trên làn da trắng muốt của chị Sáu khiến anh Sáu chợt nhận thấy rằng vợ mình tươi trẻ hơn mọi ngày. Nước biển ấm áp, gió biển ngọt ngào. Hai vợ chồng như sống lại những giờ hạnh phúc lúc mới gần nhau.

Cuộc sống êm đềm trôi qua, rồi một hôm chị Sáu bỗng nhiên cảm thấy khó chịu trong người, thỉnh thoảng lại buồn nôn khi ăn phải cá lạ. Chị đến nhà bà Hai tỉ mỉ kể chuyện và được bà Hai vui mừng cho biết là chị đã có thai. Sau câu chuyện kể lại với chồng, chị Sáu thấy chồng chăm làm hơn trước, chèo thuyền đi thả lưới sớm hơn và niềm vui rỡ ràng trên nét mặt. Anh lại giành làm những công việc nặng nhọc hơn như là gánh nước, chặt củi v.v. Lời nói thường ngày có phần dịu dàng, âu yếm hơn. Chị Sáu ngày ngày vẫn ngồi đan lưới, bán cá, nấu cơm. Cuộc sống đơn giản, hồn nhiên như khí trời và gió biển.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 18287)
31/03/2013(Xem: 12403)
03/04/2014(Xem: 49594)
15/09/2016(Xem: 9541)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.