Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Choying Khyabdal (1920-1997)

11/04/202112:36 SA(Xem: 3860)
Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Choying Khyabdal (1920-1997)
TIỂU SỬ VẮN TẮT KHENCHEN CHOYING KHYABDAL (1920-1997)
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Khenchen Choying Khyabdal (1920-1997) sinh ra ở Dola, Kham, Tây Tạng. Lúc Ngài chào đời, những bông hoa diệu kỳ bắt đầu mọc bất chấp thời kỳ mùa đông. Ngài bắt đầu các nghiên cứu với chú, vị dạy Ngài Tạng ngữ và sau đó, nghiên cứu các thực hành sơ khởi và Dzogchen với Tulku Tsultrim Zangpo. Sau khi thọ nhận giáo lýthực hành, Khenchen Choying Khyabdal đã giải thích các kinh nghiệm của Ngài với đạo sư để kiểm tra xem liệu sự nhận ra bản tính tâm của Ngài có chuẩn xác. Tulku Tsultrim Zangpo tuyên bố rằng mọi thứ thật xuất sắc và hoàn hảo và vì thế, Ngài được trao danh hiệu Choying Khyabdal, cõi phổ quát của Pháp giới. Khenchen Choying Khyabdal tiếp tục phát triển [các kinh nghiệm]. Ngài thấy tin tưởng, sùng mộ và niềm tin với Đức Liên Hoa Sinh nhờ thực hành Padma Kathang – Biên Niên Sử Padma (Sheldrakma), một bản văn Terma với lời khuyêntiểu sử của Guru Rinpoche mà Orgyen Lingpa phát lộ từ Động Pha Lê.

Hai mươi ba tuổi, Ngài hạnh ngộ Đức Yukhok Chatralwa Choying Rangdrol[1] và thọ nhận nhiều giáo lý Dzogchen cùng với các chỉ dẫn khác. Sau đấy, Ngài được yêu cầu đến Dzachukha để gặp gỡ Bổn Sư Dongak Tenpe Nyima[2]. Trước khi khởi hành, Ngài được trao một bát sữa chua đầy tràn. Đây là dấu hiệu cho thấy Ngài sẽ thọ nhận mọi thứ từ vị thầy của Ngài, bao gồm cả vô vàn gia trì. Trong hành trình, Ngài được bảo hãy thực hành Văn Thù Sư Lợi và Độ Mẫu Tara để tiêu trừ chướng ngại và đem đến thành công và không được phép quên Đức Liên Hoa Sinh.

Ngài đã dành mười hai năm để nghiên cứu với Đức Dongak Tenpe Nyima, vị công nhận Ngài là tái sinh của Tôn giả Rongzom Chokyi Zangpo (Rongzompa[3]). Trong thời gian này, Ngài thọ nhận tất cả các bản văn của Tôn giả Longchenpa và Mipham Rinpoche[4]. Sau khi tu học với Đức Dongak Tenpe Nyima, sự áp bức từ Trung Quốc ngày càng dữ dội. Lúc này, chẳng có mấy đồ ăn và Khenchen Choying Khyabdal thực hành Chulen, thuật tách rút tinh túy. Ngài đã có thể sống sót mà chẳng ăn gì nhờ thực hành này và có thể cúng dường tiệc Tsok mỗi tháng bất chấp nạn đói. Bởi hình tướng bên ngoài của Khenchen Choying Khyabdal phản ánh sự thiếu thốn lương thực và y phục của Ngài, chính quyền Trung Quốc nghĩ rằng Ngài điên khùng và để mặc Ngài. Trong thời gian này, Ngài đã thực hành Dzochen và ban giáo lý rời rạc cho vài học trò một cách bí mật.

Năm 1979, tình hìnhTrung Quốc dần thay đổi và Ngài bắt đầu giảng dạy triết học Phật giáo một cách đều đặn. Khi danh tiếng lan rộng, Khenchen Choying Khyabdal tiếp tục sống cuộc đời khiêm nhường và khổ hạnh. Ngài hoàn toàn từ bỏ tám bận tâm thế tụcduy trì là một khất sĩ. Ngài sống trong ngôi nhà nhỏ, nơi chỉ đủ chỗ cho chiếc giường của Ngài. Ngài chẳng bao giờ giữ thứ gì cho bản thân hay xem trọng vẻ bề ngoài, chẳng hạn xây dựng chùa chiền lớn lao. Bất cứ khi nào người khác cúng dường, Ngài chấp nhận rồi trao lại cho các học trò. Ngài cúng dường bữa trưa cho các học trò mỗi ngày và ăn cùng với họ. Sau khi dùng bữa trưa, Ngài giảng dạy trong hai tiếng mà không dùng thêm đồ ăn. Ngài luôn bảo học trò rằng nếu họ muốn trở thành một hành giả tốt thì họ cần từ bỏ mọi thứ của cuộc đời này. Nếu họ còn bám chấp với luân hồi thì họ chẳng phải là hành giả tốt.

Khenchen Choying Khyabdal bày tỏ sự tận tụy lớn lao trong việc giảng dạy và Ngài đã giảng dạy cho đến ngày viên tịch. Ngài bảo học trò rằng cái chết của Ngài sắp đến và chuẩn bị một khóa lễ ba ngày để đem hạnh phúc đến cho tất cả. Ngài cúng dường đồ ăn ngon và những giáo lý. Vào ngày thứ ba, sau khi hoàn thành giáo lý cuối cùng, Ngài trở về nhà và viên tịch ở tuổi bảy mươi bảy với cầu vồng xuất hiện trên trời[5]. Ngài bảo học trò chỉ xây dựng một bảo tháp trắng nhỏ để tưởng nhớ Ngài, không gì khác nữa. Xuyên suốt cuộc đời và cả sự viên tịch, Ngài đã hiển bày sự xả ly chân chính.

 

Kết Nối Của Tôi Với Bổn Sư

“Tôi đã sống một năm cùng Khenchen Choying Khyabdal. Tôi là người hạnh phúc nhất khi ấy dẫu cho thiếu thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Tôi đã tận hưởng thời gian bên những tu sĩ khác, cùng dùng trà và trò chuyện trong bữa trưa và vô cùng xúc động trước cuộc đời xả ly giản dị mà Bổn Sư của tôi đã sống”.

Khenpo Sherab Sangpo

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.bodhicittasangha.org/khenchen-choying-chapdal/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Theo Rigpawiki, Rongzom Chokyi Zangpo hay Rongzompa, Rongzom Pandita sống vào thế kỷ 11. Ngài thường được cho là sinh năm 1012 và mất năm 1088. Ngài sinh ra ở Tsang-rong và đã gặp gỡ Tổ Atisha khi còn trẻ. Ngài đã làm chủ những giáo lý của cả truyền thống Nyingma và Sarma. Ngài đã dịch nhiều tác phẩm về Mật thừa, một vài trong số đó được giữ gìn trong Tengyur và một số thì không còn tồn tại. Giống như vậy, nhiều trước tác ban đầu của Ngài đã bị mất, nhưng trong số những tác phẩm còn được tìm thấy hiện nay có luận giải về Mật điển Guhyagarbha, lời giới thiệu về Đại thừa được gọi là Giới Thiệu Con Đường Đại Thừa và bản văn Thiết Lập Mọi Hình Tướng Là Linh Thiêng nổi tiếngLuận giải của Ngài về Mật điển Guhyagarbha bắt đầu bằng dòng: “Bản chất của Tam Bảo là tâm giác ngộ” và vì thế, nó được biết đến là Bảo Luận.

Bên cạnh sự uyên bác phi thường, Ngài cũng hiển bày nhiều dấu hiệu của sự chứng ngộ sâu sắc. Sử gia Go Lotsawa nói về Ngài như sau: “Ở Xứ Tuyết Tây Tạng, chưa từng xuất hiện học giả nào sánh ngang với Ngài”. Tổ Atisha công nhận Ngài Rongzom là một hóa hiện của đại thành tựu giả Krishnacharya xứ Ấn Độ.

[5] Theo Rigpawiki, Khenpo Choying Khyabdal đã viên tịch vào ngày Ba tháng Ba năm Hỏa Sửu (1997).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.