Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Ngawang Palzangpo

26/06/20213:32 SA(Xem: 3512)
Tiểu Sử Vắn Tắt Khenchen Ngawang Palzangpo
TIỂU SỬ VẮN TẮT KHENCHEN NGAWANG PALZANGPO
(Khenpo Ngaga, Khenpo Ngakchung, Khenpo Ngagi Wangpo) (1879–1941)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Đấng bảo hộ vinh quang, đạo sư tôn quý Khenchen Ngawang Palzangpo, sinh ra giữa những điềm tích cực, diệu kỳ trong “Năm Làm Say Sưa,” tức năm Thổ Mão cái của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười lăm theo lịch Tây Tạng[2], vào sáng ngày Mười tháng Mười. Pematso, ngôi làng nơi Ngài chào đời, tọa lạc bên bờ Sông Dri, gần rặng Drida Zalmo Gang và gần rặng núi Shampo Rong ở Kathok – một trong hai mươi lăm thánh địa căn bản ở miền Đông Tây Tạng – trên sườn Lingmok Pema Drakar, nơi mà vô số vị tôn quý, vĩ đại trong quá khứ từng viếng thăm. Ngài sinh ra trong một gia đình du mục khiêm nhường được biết đến là Nyoshul, những hậu duệ của Lingtruk Atra, một trong “bảy tên cướp của Lharu”. Dòng dõi gia đình này lại đến từ nhánh nhỏ hơn trong ba nhánh của tộc Ling (hai nhánh kia được biết đến là các nhánh lớn và trung), những vị truy nguyên nguồn gốc về tộc Mukpo-dong. Cha của Ngài Ngawang Palzang là ông Namgyal và mẹ Ngài là bà [Pematso từ tộc] Jupa ở Thượng Dza.

Trong ba ngày, cậu bé mới sinh ngồi trong tư thế thiền định, lặp lại các Chân ngôn của Phổ Ba Kim Cương và nhiều vị Tôn khác. Cậu bé không suy nghĩ hay hành xử như những đứa bé cùng tuổi, mà thay vào đó, rõ ràng hiển bày hành vi của một thành tựu giả, nhớ về các đời quá khứ, đưa ra những tuyên bố mang tính tiên tri và v.v. không chút che giấu bất kỳ thông tin nào trong số này với kẻ khác.

Năm lên bảy, trong lúc được dạy đọc, Ngài Ngawang Palzang lập tức học được các chữ trong bảng chữ cái tiếng Tạng mà không gặp khó khăn nào. Với sự phát âm tuyệt vời và sự hiểu rõ ràng về mọi môn học được thảo luận, Ngài liên tục vượt trội những đứa bé cùng tuổi khác. Đức Shechen Rabjam thứ năm[3], biết rằng cậu bé là một Tulku liên quan đến Tu viện của Ngài, thấy cần phải chuộc cậu ấy khỏi quê nhà[4] và trao cho cậu bé danh hiệu Tenpa Rabpel. Sau đấy, Đức Dzogchen thứ năm[5] đã cử hành lễ thế phát cho Ngài, ban cho Ngài danh hiệu Zhonnu Pema Lekdrup. Hơn thế nữa, nhiếp chính Dripu Shabdrung thứ mười tám đã trao cho Ngài danh hiệu Ngawang Palzang và thấy trước được mức độ phát triển tâm linh của Ngài.

Hiểu rằng sự chứng ngộ thanh tịnh về ba sự tiếp cận tâm linh của Phật giáo hoàn toàn phụ thuộc vào một đạo sư hay bậc thầy tâm linh, cậu bé sau đó nhận ra rằng cậu cần nương tựa một đạo sư đủ phẩm tính và làm hài lòng vị ấy nhờ ba kiểu phụng sự[6]. Với trí tuệ đạt được nhờ lắng nghe, quán chiếuthiền định về các truyền thống chính yếu vô cấu nhiễm của Kinh và Mật, Ngài đã tìm cách đạt được sự chứng ngộ tâm linhlợi lạc của bản thân, trong khi giảng dạy, biên soạn các bản văn và tranh luận để hoằng dương giáo lý của Đấng Chiến Thắng không chút thành kiếnlợi lạc của chúng sinh khác. Ngài cảm thấy rằng đây là tấm gương chẳng gì sánh bằng mà một vị tôn quý có thể đưa ra.

Thầy giáo thọ đầu tiên của Ngài Ngawang Palzang – Đức Gyalse Changchub Dorje hay Lungtok Tenpai Nyima Gyaltsen Palzangpo – là vô song khắp tam giới. Giữa những chòm sao học trò của Patrul Rinpoche Jigme Chokyi Wangpo[7], Đức Lungtok Tenpai Nyima nổi bật như mặt trăng oai nghiêm, được phú bẩm trí tuệ, tình thươngsức mạnh tâm linh. Hoàn thành tiên tri của đạo sư, Đức Lungtok đã đến vùng của Ngài Ngawang Palzang và thiết lập trụ xứ tu sĩ căn bản của Ngài tại thung lũng xanh tươi này. Trước đó, khi Đức Lungtok đang sống tại ẩn thất Gyaduk, cha của Ngài Ngawang Palzang đã đưa cậu bé, khi ấy mới năm tuổi, đến đỉnh lễ vị đạo sư này. Quá đỗi hoan hỷ, Đức Lungtok chăm sóc cậu bé, khiến cậu trở thành tâm tử của Ngài.

Khi Ngài Ngawang Palzang bước sang tuổi mười lăm, Ngài thọ giới Sa Di trước sự chứng minh của một số lượng tu sĩ chí thành cần thiết[8], bao gồm vị trụ trì – Khenchen Gyaltsen Ozer, giới sư Khenpo Tsultrim Norbu từ Kulung, vị giữ các ghi chép – Karma Damcho Ozer, vị trợ giúp Tsewang Rigdzin và vị hỗ trợ nghi lễ Namdrol Gyatso, một đạo sư Kim Cương thừa từ Tu viện Mindrolling. Ngài Ngawang Palzang nghiêm túc giữ gìn mọi điểm trong giới luật, không chút đạo đức giả hay giả bộ mà với thái độ của sự chắc chắn đến từ tâm xuất ly. Đặc biệt, với Lungtok Rinpoche, đạo sư với lòng từ vô song, Ngài đã nghiên cứu các thực hành sơ khởi của Tâm Yếu Longchenpa [Longchen Nyingtik], cho đếnbao gồm những giáo lý sâu xa về phần chính yếu của thực hành, được hỗ trợ bởi truyền thừa khẩu truyền của các chỉ dẫn, thọ nhận chúng như bình này được bình khác đổ đầy. Ngài Ngawang Palzang sau đó đưa những giáo lý này vào thực hành để Ngài trực tiếp trải qua, như chúng được miêu tả, các trạng thái chứng ngộ bên trong ở các địa và đạo. Sự chứng ngộ như vậy đã cho phép Ngài chuẩn bị các ấn bản quan trọng cho những tác phẩm xuất sắc của Đấng Toàn Tri Longchenpa và vị kế thừa tâm linh Jigme Lingpa, cũng như các Mật điển và nhiều tác phẩm gốc khác. Ngài được chăm sóc bởi hiện thân giác tính bất tận của Đấng Toàn Tri và được gia hộ bằng những linh kiến về vị này lặp đi lặp lại nhiều lần. Đạo sư Lungtok của Ngài thường nói, “Abu già thân mến từng bảo Ta rằng, ‘Một hóa hiện của Tôn giả Vô Cấu Hữu sắp xuất hiện và con sẽ gặp Ngài’. Ngài đang nhắc đến chính vị Ngawang đáng mến này”.

Nói ngắn gọn, trong sáu năm, Đức Lungtok đã ban cho Ngài Ngawang Palzang tất cả các Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của giáo lý Nyingtik Tịnh Quang bí mật; xuất sắc nhất trong số đó là Bảy Kho Tàng vĩ đại, Tâm Yếu Bốn Phần và các bộ Mật điển liên quan đến chân lý rốt ráo của bí mật thù thắng. Ngài đã trao truyền những giáo lý này cho học trò như bình này đổ đầy bình khác. Ngài Ngawang Palzang trở thành tâm tử bên trong duy nhất của đạo sư và là một vị thầy trong dòng truyền thừa rốt ráo của sự chứng ngộ. Không đắm chìm vào sự suy xét học thuật về bản tính chân thật của các hiện tượng, Ngài đã đưa những giáo lý vào thực hànhđạt đến sự trải nghiệm liên tục về ý định giác ngộ của hư không bao trùm và mở rộng, đưa du già bốn linh kiến đến sự hoàn hảo.

Vào đêm hoàn thành việc trao các giáo lý liên quan đến phần chính yếu của thực hành, Đức Lungtok đã hướng dẫn Ngài Ngawang Palzang, “Hãy chú ý đến các giấc mơ của con”. Đêm đó, Ngài Ngawang Palzang nằm mơ rằng Đức Bà Yeshe Tsogyal trao cho Ngài một quyển kinh, bảo rằng đấy là kho tàng tâm giác ngộ của chư Trì Minh, những đạo sư của ba truyền thừa. Sau đó trong đêm, Ngài nằm mơ về một đài kỷ niệm cổ xưa, một bảo tháp được xây dựng bởi vị vua Phật tử Ashoka xứ Ấn Độ, thứ đổ từ ngọn trở xuống và đổ vào biển phía Tây như thể bị cuốn đi bởi một trận lũ lớn, biển biến thành màu đỏ sậm. Từ bầu trời có tiếng nói rằng, “Hàng triệu chúng sinh sống trong đại dương đã thấy được chân lý”. Giấc mơ thứ hai này dường như là một điềm báo về sự phá hủy giáo lýTây Tạng và sự truyền bá của chúng tại những vùng đất nước ngoài ở Tây Bán Cầu.

Bước sang tuổi hai mươi, như đạo sư chỉ dạy, Ngài Ngawang Palzang đã thọ Đại giới của một tu sĩ từ một nhóm mười thành viên Tăng đoàn, bao gồm Khenpo Thupten Gyaltsen Ozer. Từ đó về sau, tập trung vào lý tưởng thiểu dụctri túc, Ngài đã hành xử không lỗi lầm theo những tấm gương của chư hành giả tâm linh cao cấp. Là một vị Kim Cương Trì ba phần[9], Ngài giống như ngọn núi vàng vững chắc và đã kiên quyết thiết lập giáo lý của Đấng Chiến Thắng.

Bổn Sư tôn quý của Ngài đã trao cho Ngài lời khuyên sau đây: “Những giáo lý của Đấng Chiến Thắng sẽ nhanh chóng suy tàn; vì thế, con bắt buộc phải theo đuổi các nghiên cứu không dao động. Ta có hy vọng lớn lao rằng con sẽ làm lợi lạc chúng sinh khác. Con phải đến Tu viện Dzogchen để tiếp tục các nghiên cứu chứ đừng chờ cho đến khi Ta qua đời. Đừng kết thúc như Ta – một lão tu sĩ chẳng hiểu các bản văn; vì thế cũng chẳng sao nếu ông ấy lâm bệnh và qua đời”. Đạo sư của Ngài thật quả quyết, vì lẽ đó, vào ngày Hai mươi chín tháng Chín năm Tý[10], Ngài Ngawang Palzang đã đến Tu viện Dzogchen.

Ở đó, Ngài đã tinh tấn nghiên cứu dưới sự dìu dắt của hai vị: Khenzur Losel Tenkyong và Khen Sonam Chopel từ Letok, vị cũng được biết đến là Shedrup Chokyi Nangwa; Ngài Ngawang Palzang thường nói rằng hai vị này là những đạo sư quan trọng nhất của Ngài. Ngài cũng nghiên cứu với những đạo sư như Jamgon Mipham Rinpoche[11], Lama Rigdzin Dorje từ Minyak – một học trò của Jamgon Rinpoche, Pema Dechen Zangpo từ Mura, Khenpo Yeshe Gyatso và Khenpo Apal từ Minyak. Ngài đã làm hài lòng vô số bậc thầy uyên bácthành tựu bằng ba kiểu phụng sựtheo đuổi các nghiên cứuquán chiếu mở rộng bằng sức lực lớn lao, đạt đến đỉnh cao nhất của sự thành tựu học thuật.

Năm Dần[12], Ngài Ngawang Palzang dự định trở về quê hương, nhưng trong lúc Ngài ở cao nguyên Pemai-tang, một người đưa tin từ Đức Choying Rolpai Dorje, vị Druktrul Kuchen của Tu viện Dzogchen, đã đến. Ngài Ngawang Palzang lập tức khởi hành để đỉnh lễ vị đạo sư này, người nói rằng, “Tâm Yếu Bí Mật Nhất Của Không Hành Nữ thực sự là một pho giáo lý trao danh hiệu ‘Dzogchen’ cho bất kỳ ai giữ nó. Đức Mingyur Namkhai Dorje đã giao phó cho Ta bằng các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát cho pho này và bây giờ đã đến lúc Ta trao chúng cho con”. Sau đấy, Ngài hoan hỷ ban trao truyền cho Đức Ngawang Palzang, vị thọ nhận như một sự viên thành các ước nguyện của Ngài Choying Rolpai Dorje.

Ngài Ngawang Palzang đã hoàn thành các nghiên cứu, quán chiếuthiền định với vô số đạo sư uyên bácthành tựu tôn quý, chẳng hạn Situ Rinpoche từ Tu viện Kathok[13], Kathok Je-on, Khenpo Shenga từ Tu viện Dzogchen, Khenpo Kunpal[14] và Khenpo Lhagyal. Như thế, Ngài trở thành một bậc thầy về toàn bộ giáo lý của Đấng Chiến Thắng.

Tại Tu viện Kathok, Ngài được bổ nhiệm là một vị trụ trì, vị trí mà Ngài đảm nhận trong mười ba năm, đóng vai trò như là trụ cột của giáo lý nhờ sự nghiên cứu và giảng dạy của Ngài. Ngài là cội nguồn của nghiên cứuthành tựu tâm linh, đã rèn luyện ba mươi bảy Khenpo vĩ đại và chủ trì ba mươi nghìn lễ truyền giới trong nhiệm kỳ. Ngài đã thành lập các Shedra [Phật học viện] tại Tu viện Palyul và Dralak, những học viện tiếp tục giữ gìn truyền thống giáo lý của họ cho đến ngày nay. Trong cuộc đời, Ngài Ngawang Palzang đã ban những quán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoátkhẩu truyền hỗ trợ cho Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu [Rinchen Terdzod] ba lần, các quán đỉnhkhẩu truyền cho Terma Longsal Dorje Nyingpo ba lần, trao truyền cho các tuyển tập Nyingtik mẹ và con hai mươi bảy lần, những giáo lý Bảy Kho Tàng mười ba lần và trao truyền Kama của trường phái Cựu Dịch không rõ số lần. Theo cách này và nhiều cách khác, Ngài rút ra từ tất cả các giáo lý tâm linh – những [giáo lý] của các truyền thừa Kama và Terma – của trường phái Cựu Dịch không ngoại lệ, như là nền tảng cho các hoạt động của Ngài.

Hơn thế nữa, trong những giải thích của Ngài, Ngài không sử dụng từ ngữ trống rỗng của ai đó tập trung vào các điểm giả tạo hay một lối giảng phức tạp chỉ nhắm đến những vị thông tuệ; Ngài cũng chẳng sa lầy trong các chi tiết vụn vặt lôi cuốn những vị ra vẻ mô phạm. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của các nguyên tắc làm nền tảng cho sự trao truyền bằng miệng của giáo lý Dzogchen. Để giảng dạy sự khác biệt giữa tâm bình thường và giác tính thanh tịnh trong cách tiếp cận Trekchod, Ngài thường trực tiếp giới thiệu cho các học trò bản tính chân thật của họ là giác tính bất tận một cách trần trụi, sự hợp nhất của giác tínhtính Không. Về cách tiếp cận Togal, Ngài thường ban giáo lý độc đáo với con đường vô song này – các chỉ dẫn cốt tủy liên quan đến điều được gọi là bốn ngọn đèn – theo cách thức vô cùng gần gũi, liên hệ chúng với ba giai đoạn của nền tảng, con đường và kết quả cùng với sự chứng ngộ về “hàng rào quý báu của tự nhiên hiện hữu”. Theo những cách như vậy, Ngài tự nhiên chiếm trọn trái tim của nhiều vị đứng đầu trong những vị uyên bácthành tựu tâm linh. Họ thường nói rằng, “Trước kia chưa từng nghe những sự giải thích như vậy về Dzogchen!” và họ thường thọ những giáo lý từ truyền thừa truyền miệng của Khenpo Ngakchung càng nhiều càng tốt. Sự ngưỡng mộ như vậy không hạn chế trong trường phái Nyingma; nhiều học giả của các truyền thống khác cũng dành cho Ngài Ngawang Palzang sự kính trọng cao nhất, xem Ngài như thể ngọc báu trên đỉnh đầu họ. Thực sự, trong phần sau của cuộc đời, Ngài nổi tiếng là “Vô Cấu Hữu từ Tromtal”.

Trong suốt giai đoạn này, Ngài tiếp tục dấn thân trong tinh túy tâm yếu của thực hành tâm linh và trong các du già của [giai đoạn] phát triển và hoàn thiện. Điều này giúp Ngài có các linh kiến về chư đạo sư và tập hội chư Tôn Tam Căn Bản bao la. Đôi lúc, thân Ngài trở nên trong suốt, chẳng để lại bóng. Các Pháp khí biểu tượng của năm gia đình Phật thường xuất hiện trên thân Ngài và chủng tự A tự nhiên xuất hiện ở đầu lưỡi Ngài. Vào mọi ngày linh thiêng, các dấu hiệu như vậy xuất hiện rõ ràng trước hầu hết những vị gặp Ngài. Trong các lễ quán đỉnh và giảng dạy của Ngài, người ta thấy bản thân khá tự nhiên an trú trong định.

Ngài Ngawang Palzang từng có linh kiến về Đạo Sư Liên Hoa Sinh cùng vị phối ngẫu, những vị ban cho Ngài dòng truyền thừa truyền miệng của một luận giải quan trọng về thực hành Phổ Ba Kim CươngBảo Tháp Đen. Ngài cũng đã du hành đến Oddiyana, vùng đất của chư Không Hành NamKhông Hành Nữ, nơi Ngài thọ nhận các trao truyền riêng về những Mật điển như Mật Tập [Guhyasamaja] và Thắng Lạc [Chakrasamvara]. Ngài đã đến Tịnh độ đỉnh cao Akanishtha, nơi Ngài thọ nhận quán đỉnh cho pho bí mật Tâm Yếu Không Hành Nữ và được ban danh hiệu Osel Rinchen Nyingpo Pema Ledrel Tsal.

Ngài được dẫn dắt trong các linh kiến bởi Tổ Rigdzin Kumaradza, vị đã ban cho Ngài toàn bộ chỉ dẫn cốt tủy của giáo lý Nyingtik vĩ đại và trao danh hiệu bí mật Kunkhyen Longchen Rabjam Gangshar Rolpa Tsal. Ngài cũng được gia hộ bằng linh kiến về Đức Bà Kongjo, Hoàng hậu Trung Hoa của Vua Trisong Deutsen; từ vị này, Ngài thọ nhận toàn bộ trao truyền về mọi Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy cho các nghi thức hoạt động khác nhau liên quan đến Độ Mẫu Tara. Tại Paro Taktsang ở Bhutan, Ngài Ngawang Palzang có một linh kiến thanh tịnh về Dorje Drolo vinh quang và đã biên soạn một nghi quỹ quan trọng về vị Tôn này. Vua Jah với nghiệp may mắn, Panchen Vimalamitra, Longchenpa, Jigme Lingpa, Đức Tsongkhapa, Nub Sangye Yeshe, Pháp chủ Patrul, Jamgon Kongtrul Lodro Thaye – tất cả những hiện thân của giác tính bất tận này, cũng như vô số đạo sư tôn quý khác, đã dẫn dắt và trao truyền cho Ngài ý định giác ngộ của truyền thừa rốt ráo.

Khi Ngài chủ trì thực hành chuẩn bị thuốc theo một pho [giáo lý] tập trung vào Tám Mệnh Lệnh, tất cả thuốc bỗng nhiên xuất hiện dưới dạng vị Tôn căn bản vinh quang và vĩ đại và nhiều bông hoa trắng, đường kính một gang tay hay hơn, tự nhiên mọc trên bề mặt của đàn tràng. Cam lồ cúng dường của “thuốc” và Rakta[15] sôi và nước trong các bình biến thành cam lồ.

Ngài Ngawang Palzang đã tiến hành các khóa nhập thất mở rộng về chư Tôn của những pho giáo lý như Hợp Nhất Ý Định Của Chư Đạo Sư, các pho về Thực Hành Nghi Quỹ Tám Mệnh Lệnh, Phổ Ba Kim Cương vinh quang và Đấng Điều Phục siêu việtthành tựu Yamantaka và có linh kiến về những vị Tôn thù thắng này. Chúng cùng với vô vàn kinh nghiệm huyễn ảo thanh tịnh, lạ kỳ khác được miêu tả trong tự truyện của Ngài– Vũ Điệu Hư Huyễn Tuyệt Diệu.

Như thế, sau khi phụng sự là một đấng bảo hộ của tất cả giáo lýchúng sinh trong sáu mươi hai năm, Ngài đã để ý định giác ngộ của bản thân tan hòa trở về cõi căn bản bên trong, nguyên sơ. Lungtrul Shedrup Tenpai Nyima, Choktrul Gyurme Dorje và những vị khác đã hỏa thiêu nhục thân Ngài, từ đó, một dòng cam lồ tuôn chảy không ngớt. Mọi người đều kinh ngạcphát khởi tín tâm trước vô số xá lợi xuất hiện ở khắp mọi nơi mà khói từ lễ trà tỳ bay đến. Vào những tuần thất sau đấy, người ta nghe thấy tiếng ầm ầm, cảm thấy động đất lớn và thấy những vòm ánh sáng cầu vồng chiếu tỏa ở khắp các hướng. Một bảo tháp nhỏ được xây dựng tại địa điểm trà tỳ và trong ba năm sau đó, bất cứ khi nào người ta cầu nguyện đến bảo tháp này, tùy theo phước báu riêng, xá lợi sẽ tuôn ra không gián đoạn. Chúa tể gia đình Phật của tôi, Đức Lungtrul Shedrup Tenpai Nyima, đã xây dựng một tháp tưởng niệm được trang trí bằng vàng và đồng và nạm nhiều loại đá quý. Trong ba năm, những đường nét về nhiều biểu tượng khác nhau – tám biểu tượng cát tường, tám chất cát tường và v.v. – tự nhiên xuất hiện trên các bát nước phía trước.

Trong các đệ tử được dẫn dắt bởi khẩu giác ngộ của Ngài Ngawang Palzang là Penor Tulku[16] từ Tu viện Palyul, Chaktsa Tulku từ Tu viện Kathok, Arik Tulku từ Tromge và Lodro Shedrup Tenpai Nyima, vị Tulku của Đức Lungtok. Bốn vị này là những tâm tử chính yếu – “bốn cột trụ vĩ đại” – của Ngài Ngawang Palzang. Ngài cũng giảng dạy Choktrul Gyurme Dorje, vị đã đạt được những cấp độ cao về uyên bácthành tựu âm linh, sừng sững như đỉnh ngọc của cờ chiến thắng. Bên cạnh đó, các học trò của Ngài bao gồm ba mươi bảy học giả thực sự vĩ đại, những bức tường thành của giáo lý, như Khenchen Gendun Gyatso từ Thượng Nyarong, Khenchen Lekshe Jorden từ Tu viện Kathok, Khenchen Gyaltsen Ozer Trẻ, Khenchen Dorje từ Polo, Khenchen Munsel[17] từ Golok, Khenchen Karma Tashi từ Gonjo và Khen Gonpo từ Gyara.

Các đệ tử của Ngài cũng bao gồm Choktrul Orgyen Chemchok (con trai của một Terton), Jadral Yoru Gyalpo, Jadral Dronma Tsering, Jadral Lama Orgyen Rigdzin, Chatral Sangye Dorje[18], Zhichen Bairo Rinpoche, Tokden Lama Yondri, Lakar Tokden và các Dakini Samten Dronma và Tsultrim Dronma. Cũng công bằng khi nói rằng khi ấy, ở khắp miền Đông Tây Tạng, từ Golok về phía Bắc cho đến Tsawa Rong, Mesa-ngen và Gonjo về phía Nam, không ai trong tất cả những Lama, đạo sưthiền gia quan trọng, các học giả đáng kínhthành tựu giả mà không nghiên cứu dưới chân Ngài Ngawang Palzang.

Nhờ vô số cá nhân thù thắng, những vị duy trì sinh lực của giáo lý dưới sự dìu dắt của Ngài, Ngài khiến cho sự khẩu truyền vĩ đại của các chỉ dẫn cốt tủy được truyền bá khắp mười phương. Các tâm tử của Ngài – “bốn cột trụ vĩ đại”, “tám xà nóc”, “hai mươi mái vòm”, “hai mươi tám xà”, “nghìn rầm” và “vô số thanh giằng” – xuất hiện như Ngài tiên đoán. Trong số chư vị, chính chúa tể gia đình Phật của tôi, Đức Lungtrul Shedrup Tenpai Nyima, là vị được thiết lập trên tòa vàng của vị cai quản tâm linh của tam giới và được giao phó trụ xứ tu sĩ căn bản của Ngài Ngawang Palzang, đóng vai trò là nhiếp chính về tam mật của đạo sư.

Như vậy, đấng tôn quý Ngawang Palzang thực sự là Tôn giả Vô Cấu Hữu trở về theo đúng lời hứa của vị đạo sư ấy về việc quay lại Tây Tạng mỗi thế kỷ. Trong cuộc đời, Ngài đã có ba linh kiến về Pháp Vương toàn tri Longchenpa, vị truyền cho Ngài ý định giác ngộ của truyền thừa rốt ráo – sự chứng ngộ Đại Viên Mãn – để Ngài đạt được thành tựu (siddhi) thù thắng nhất. Trong linh kiến đầu tiên, trong trạng thái mộng hoàn toàn sáng tỏ, Ngài Ngawang Palzang thấy Tôn giả Longchenpa đắp y tu sĩ, đang ngồi, cầm pha lê hình trái tim và áp dụng kỹ thuật cái nhìn Pháp thân. Tôn giả Longchenpa đã ban cho Ngài quán đỉnh ngữ về ba phần của Đại Viên Mãn. Trong một kinh nghiệm hư huyễn thanh tịnh của tịnh quang trong lúc thực hành Togal, Ngài Ngawang Palzang diện kiến Pháp Vương Toàn Tri lần thứ hai; Đức Longchenpa đã truyền cho Ngài giác tính giác ngộ của truyền thừa rốt ráo. Bởi đang an trụ trong ý định giác ngộ này trong tất cả sự trần trụi của nó – sự hợp nhất của giác tínhtính Không, linh kiến vô lượng về bản tính thanh tịnh của các hiện tượng – Ngài Ngawang Palzang đã không miêu tả các chi tiết của linh kiến, khuôn mặt và tay của đạo sư trông ra sao và v.v. Lần thứ ba, Ngài diện kiến Tôn giả Longchenpa trực tiếp bằng giác quan thông thường, khi mà đạo sư cho phép Ngài viết các cuốn sách, nói rằng, “Nếu con soạn các bộ luận về những giáo lý then chốt của cách tiếp cận Dzogchen, con sẽ làm lợi lạc nhiều chúng sinh như số hạt vi trần”. Theo đó, Ngài đã soạn các tác phẩm như Luận Giải Về Tâm Giác Ngộ Phổ Hiền và Ghi Chép Bí Mật Nhất – Bình Giảng Chi Tiết Về Cõi Vô Cùng Bao La Của Hư Không. Trong linh kiến thứ ba đó, với hiện thân giác tính bất tận của Đấng Toàn Tri Ngagi Wangpo là vị chứng minh, Ngài đã soạn Đem Ý Nghĩa Đến Cho Tất Cả Những Vị Kết Nối, một lời nguyện liên quan đến các Mật điển rốt ráo của bí mật thù thắng và các tác phẩm của Tôn giả Longchenpa:

Tuyệt vời thay!

Pháp thân Phổ Hiền, Báo thân Kim Cương Trì,

Mười hai đạo sư tâm truyền tâm, những vị Phật giác ngộ viên mãn,

Garab Dorje và những vị còn lại trong năm đạo sư Trì Minh trao truyền nhờ biểu tượng, Tingdzin Zangpo, Dangma Lhungyal,

Và những vị Trì Minh khác – đạo sư khẩu truyền – chú ý đến con, con cầu nguyện!

Đặc biệt là Ngài, Đấng Chiến Thắng, Longchen Rabjampa,

Đấng bảo hộ của con, xin hãy nghe lời nguyện này.

Từ nay và trong mọi đời tuần tự, nguyện con nhớ mọi chủ đề sâu xamở rộng

Được phát lộ trong mười bảy Mật điển – cô đọng bí mật nhất tâm yếu tịnh quang – Bảy Kho Tàng và các pho Yangtik.

Nguyện từ ngữý nghĩa đằng sau khởi lên trong tâm con nhờ sức mạnh của sự hồi nhớ trọn vẹn.

Nguyện con, với sự tự tin lớn lao, khai mở cánh cửa Giáo Pháp cho chúng sinh.

Nguyện giác tính giác ngộ của con, bản tính chân thật của các hiện tượng, không gián đoạn.

Hỡi Vô Cấu Hữu! Hỡi Vô Cấu Quang!

Trực tiếp được dẫn dắt bởi các hiện thân giác tính bất tận của Ngài,

Nguyện con thọ nhận ý định giác ngộ của sự chứng ngộ, truyền thừa rốt ráo.

Nguyện con trở nên giống như Ngài, chư đạo sư toàn tri của con.

Khi những giáo lý tăng và giảm trong vũ trụ này,

Ba cội nguồn trưởng dưỡng chúng sẽ trút xuống cõi Dzeden Kopa.

Ở đó, nguyện con nghiên cứu, quán chiếuthiền định

Để con có thể giữ gìn giáo lý của bí mật thù thắng

Và đưa chúng sinh qua cánh cửa đó.

Sau đấy, trong Tịnh độ Yangpa Kyopa ở phía Bắc,

Trước sự hiện diện của Phật Utpala Metok Dzepa,

Nguyện con tái sinh là vị đứng đầu trong đoàn tùy tùng của vị Phật đó.

Nguyện con nương tựa một cách đúng đắn vị Thiện Thệ ấy,

Hoàn toàn uống cam lồ quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát sâu xa

phụng sự những giáo lý của chư Phật.

Sau đó, ba cội nguồn trưởng dưỡng giáo lý sẽ về phía Tây,

Trút xuống thế giới Tsukpu Ying được dẫn dắt bởi Phật Krakuchanda [Câu Lưu Tôn],

Nơi giáo lý sẽ tồn tại trong bảy trăm nghìn năm.

Ban đầu, nguyện con xuất sắc trong những trưởng tử tâm linh của vị Phật ấy.

Sau đấy, nguyện con là nhiếp chính của Đấng Chiến Thắng này.

Cuối cùng, nguyện một mình con đưa tất cả những vị còn lại cần dẫn dắt, không ngoại lệ,

Đến sự trưởng thành tâm linhgiải thoát, để họ du hành đến vùng đất giải thoát linh thiêng.

Trong đời này và mọi đời tuần tự, nguyện con làm chủ,

Bằng sự hồi nhớ hoàn hảo, thông tuệ và tự tin, mười bảy Mật điển của tịnh quang, bí mật trong mọi bí mật.

Giống như vua và dân chúng xung quanh, tâm yếu của các Mật điển

Bao gồm Giác Tính Tự Sinh, Tự Nhiên Giải Thoát Giác TínhMật Điển Không Từ.

Nguyện con giữ chúng trong ký ức bằng sự hồi nhớ không sai lầm

Và tự tin trút xuống cơn mưa giáo lý tâm linh cho chúng sinh.

Ba Mật điển tinh túy, thứ làm sáng tỏ tuyệt vời, là

Hàng Ngọc Khảm, Gương Tâm Giác Ngộ và Kim Cương Tát Đỏa Gương Tim.

Nguyện con giữ chúng trong ký ức bằng sự hồi nhớ không sai lầm

Và tự tin trút xuống cơn mưa giáo lý tâm linh cho chúng sinh.

Ba sự nở hoa của các Mật điển

Tràng Ngọc Trai, Năng Lượng Mãnh Liệt Hoàn Hảo Của Sư Tử và Vẻ Đẹp Cát Tường.

Nguyện con giữ chúng trong ký ức bằng sự hồi nhớ không sai lầm

Và tự tin trút xuống cơn mưa giáo lý tâm linh cho chúng sinh.

Toát yếu duy nhất của mọi Mật điểnHoàn Hảo Tự Sinh.

Sự hoàn thiện của các linh kiến là Trang Hoàng Nhờ Trực Tiếp Giới Thiệu.

Giác tính bất tận chiến thắng trong trận chiến trong Mật điển Nhật Nguyệt Hợp Nhất.

Điều không đầy đủ được bổ sung trong hai nhánh của Mật điển,

Ngọc Báu Xếp Chồng Và Phần Thừa Rực Rỡ.

Nguyện con giữ chúng trong ký ức bằng sự hồi nhớ không sai lầm

Và tự tin trút xuống cơn mưa giáo lý tâm linh cho chúng sinh.

Mật điển Ngọn Đèn Rực Rỡ liên quan đến sự giải thoát hoàn toàn.

Mật điển Sáu Cõi Giới giống như tim.

Mật điển căn bản Âm Thanh Dội Vang là bản văn gốc bí mật của truyền thống riêng này.

Phật Mẫu Đen Phẫn NộMật điển để nghiền nát các thế lực phản tác dụng.

Nguyện con giữ chúng trong ký ức bằng sự hồi nhớ không sai lầm

Và tự tin trút xuống cơn mưa giáo lý tâm linh cho chúng sinh.

Bảy Kho Tàng vĩ đại, bí mật trình bày những minh chứng mở rộng,

Cùng bốn tuyển tập mẹ và con của giáo lý Nyingtik

Tạo thành các chỉ dẫn cốt tủy sâu xa.

Từ đời này trở đi, nguyện con không bao giờ

Tách rời giáo lý tâm yếu kim cương, bí mật thù thắng.

Nguyện chư vị bảo vệ bị lời thề trói buộcKhông Hành Nữ ban cho con điều này,

Và nguyện Đạo Sư Toàn Tri thực sự trao những giáo lý này.

Nguyện con đạt được sự thông tuệ hư huyễn của sáu giải thích và bốn phương pháp,

Thứ hoàn toàn phát lộ ý nghĩa sâu xa của các Mật điểnchỉ dẫn cốt tủy.

Nguyện con khám phá mắt trí tuệ thanh tịnh, thứ nhận thức theo ba cách,

Và nhờ đó, làm chủ giác tính được phú bẩm sự thanh tịnh ba phần.

Hỡi Đức Vô Cấu Quang, nguyện tri kiến, ý định giác ngộ,

Thiền địnhhành vi của Ngài là của con,

Và nguyện con đảm bảo lợi lạchạnh phúc cho chúng sinh!

Đây là những lời nguyện đặc biệt mà Ngài đã phát.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Đầu năm 1879 đến đầu năm 1880.

[3] Theo Rigpawiki, Gyurme Pema Thekchok Tenpe Gyaltsen (1864-1909) là vị Shechen Rabjam thứ năm của Tu viện Shechen.

[4] Khi một Tulku sinh ra ở vùng thuộc phạm vi khác với Tu viện gốc của Ngài, thông thường thì Tu viện cần phải dâng cúng lớn cho chính quyền địa phương đang kiểm soát nơi mà gia đình Tulku đang sống. Điều dẫn đến việc được ‘thả’ và như thế, Tu viện có thể đưa Tulku và gia đình về vùng của Tu viện, nơi cậu ấy cuối cùng được tấn phong và rèn luyện, một cách hợp pháp.

[6] Nhờ sự thực hành, phụng sự cá nhân và hỗ trợ tài chính của Ngài.

[8] Các lễ truyền giới Sa DiTỳ Kheo cần số lượng Tỳ Kheo nhất định (thông thường tối thiểu là 5) để cử hành.

[9] Vị duy trì giới luật tu sĩ ở cấp độ bên ngoài, xã hội; sự rèn luyện Bồ Tát ở cấp độ bên trong, động cơ cá nhân; và thệ nguyện của hành giả Mật thừa ở cấp độ bí mật của kinh nghiệmchuyển hóa tâm linh sâu xa.

[10] Năm Kim Tý đực (đầu năm 1900 đến đầu năm 1901).

[12] Năm Thủy Dần đực (đầu năm 1902 đến đầu năm 1903).

[13] Tức Kathok Situ thứ ba – Chokyi Gyatso (1880-1923?).

[15] “Thuốc” (cũng được gọi là ‘nội cúng dường’) và Rakta là những cúng dường mang tính biểu tượng trong các cốc sọ nhỏ đặt ở mỗi bên của cúng phẩm Torma chính trong các nghi lễ Kim Cương thừa.

[16] Tức vị Drubwang Pema Norbu thứ hai.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :