Luân Hồi

24/03/201112:00 SA(Xem: 19732)
Luân Hồi

THANH TINH TÂM
Lê Sỹ Minh Tùng

LUÂN HỒI

Khi Đức Phật chứng được thiên nhãn minh thì Ngài thấy sự sinh tử của chúng sinh xoay vần trong lục đạo là do chính cái nghiệp của họ dẫn dắt. Chúng taphàm phu thì không thấy cái nghiệp của mình được, nhưng đối với mắt Thánh thì họ thấy rất rõ ràng. Trong lục đạo có ba đường lành là cõi người, cõi A tu lacõi trời còn ba đường dữsúc sanh, địa ngụcngạ quỷ. Thân, khẩu, ý của chúng ta đã tạo ra mười cái nghiệp, đó là sát sanh, trộm cướp, dâm dục, nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác, tham, sân, si. Tùy theo khả năng tu hànhchúng sanh sẽ thọ sanh vào cảnh giới thích hợp với nghiệp căn của họ. Do đó nếu chúng sinh muốn trở lại làm người thì chỉ cần thọ tam quy và trì ngũ giới là đủ. Còn nếu chúng sinh siêng năng bố thí nhưng chưa diệt nổi lòng sân thì sẽ sanh lên cõi thần, tức là A tu la. Sau cùng nếu chúng sinh tu đủ thập thiện nghiệp thì chắc chắn sẽ sinh lên cõi trời để hưởng phước lạc. Ngược lại nếu chúng sinh phạm mười điều ác thì phải đọa thẳng vào địa ngục, còn nếu ai nặng về tham lam, bỏn xẻn thì sẽ sinh vào loài quỷ đói. Loài ngạ quỷ nầy sống lang thang trong cõi thế gian với chúng ta, tuy tuổi thọ rất lâu nhưng phải chịu đói khát nên kiếp ngạ quỷ thật là khổ sở. Về phần súc sanh thì nặng về si mê, quên mất nhân tính nên phải chịu làm thân súc vật để trả nợ.

* Còn địa ngục ở đâu?

Theo kinh Phật thì địa là chỗ còn ngục là hình phạt đau khổ. Do đó chúng sanh nào khi sanh tiền tạo quá nhiều nghiệp ác thì sau khi chết phải thọ sanh vào chỗ chịu những hình phạt đau khổ thì đó gọi là địa ngục. Không có chuyện quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa tới dẫn thần thức đi mà chính là nghiệp lực sẽ dẫn dắt thần thức vào chỗ dữ. Chẳng hạn ngày xưa lúc chúng taquyền thế thường hay đánh đập hành hạ kẻ khác thì khi sắp chết chúng ta nhớ lại những người đó, thấy họ đánh đập mình, rượt đuổi mình nên ta cố chạy và dĩ nhiênchúng ta chạy vào đường dữ để thọ cảnh khổ. Đó chính là gây nhân nào thì gặt quả nấy mà thôi.

Có người oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra cho khổ, hoặc cha mẹ không ra gì để mình bây giờ phải thua sút với bạn bè. Nhưng họ đau khổ là vì chính họ phải thọ nhận quả báo đời trước vì đã tạo ra nghiệp xấu cho nên nghiệp lực mới dẫn họ tái sinh vào gia đình tương ứng như thế mà thôi. Có người lại oán trời trách đất là anh thì làm cái gì cũng thành còn tôi đụng tới cái gì thì hư cái đó. Thật ra chẳng có gì khó hiểu cả bởi vì trong thế gian nầy nếu có kẻ giàu sang phú quý hiện tại là vì kiếp trước họ biết tu bố thí nên kiếp nầy họ tính toán việc gì cũng thành do đó họ phát giàu còn anh không chịu bố thí mà còn tham lam bỏn xẻn thì kiếp nầy tính đâu trật đó vì vậy anh phải nghèo chớ không phải trời thương hay Phật đọa gì cả. Luật nhân quả công bằng là nếu anh muốn người ta thương mình thì đừng hất hủi ai cả. Thêm nữa, nếu chúng ta sinh ra trong gia đình giàu sang, quyền thế thì đó là quả báo để hưởng phước, còn khi chúng ta sinh ra mà cha mất, mẹ nghèo thì đây chính là quả báo để trả nợ. Phật dạy tu là chuyển nghiệp vì thế nếu trong cuộc sống nầy mình được hưởng phước lợi thì phải ráng tu đừng cho tuột xuống, còn nếu cuộc sống nầy gặp nhiều khó khăn, bất lợi thì phải tu nhiều hơn để chuyển những nghiệp xấu thành thiện nghiệp thì cuộc sống sẽ khá hơn cho kiếp nầy và kiếp sau. Tại sao? Giáo lý nhà Phật có ba loại nghiệp báo là:

1)Hiện báo nghiệpchúng ta tạo nghiệp tốt hay xấu trong đời nầy thì phải chịu quả báo lành hay dữ ngay trong đời nầy. Vì thế cổ nhân có câu: Quả báo nhãn tiền là đây vậy.

2)Sanh báo nghiệp: chúng ta tạo nghiệp trong kiếp nầy thì đến kiếp sau quả báo mới đến. Chẳng hạn như chúng ta rộng tâm bố thí thì kiếp sau sẽ được giàu sang.

3)Hậu báo nghiệp: nếu nghiệp chưa được trả xong ở kiếp hiện tại hay kiếp kế tiếp thì sẽ được phát khởi ở bất cứ một kiếp nào về sau khi hội đủ nhân duyên.

* Có người thắc mắc là làm sao biết được có luân hồi?

Nên nhớ rằng thuyết luân hồi do Phật tu mà chứng để dạy cho chúng sinh. Không thấy được luân hồi không phải là nó không có mà vì chúng ta chưa đủ trí tuệ như Phật để thông hiểu. Chẳng hạn như ngày xưa, tôn giả Mục Kiền Kiên sau khi chứng quả A La Hán và đang kinh hành bên bờ sông Hằng thì thấy rất nhiều loài ngạ quỷ đầu rất to, bụng lại nhỏ xíu và thân thể ghê gớm lắm. Ngài về thuật lại cho Phật nghe thì Phật nói rằng:” Ta cũng thường thấy chúng, nhưng nói ra mà không ai biết nên ta không nói”. Vì vậy nếu tu chứng như Phật thì chúng ta sẽ thấy như Phật chớ không chỉ riêng có Phật mới thấy được Luân hồi mà thôi.

Trên thế giới trong vòng mấy mươi năm qua, vấn đề trẻ em nhớ lại tiền kiếp của chúng đã được xem nhưvấn đề của khoa học cận đại chớ không còn là chuyện mê tín huyền hoặc hay là chỉ dành riêng cho Phật giáo mà thôi.

Bác sĩ Ian Stevenson thuộc đại học Virginia, Hoa Kỳ là tác giả cuốn “Hai mươi trường hợp về luân hồi” đã bỏ ra một thời gian rất dài để nghiên cứu về các trường hợp thuộc hiện tượng luân hồi tái sanh từ các trẻ em. Bác sĩ Stevenson lưu ý một sự kiện thật quan trọng là những dấu vết bẩm sinh trên cơ thể của các cháu bé đó vì khi nhớ lại tiền kiếp của chúng thì thường thường có sự liên hệ lạ lùng giữa sự kiện xảy ra với dấu bẩm sinh hay dị tật mà chúng đã mang trên cơ thể. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã tin rằng “Có sự sống sau khi chết “ và chính ông cũng tuyên bố thêm “ Không có lý do để coi thuyết Luân hồimê tín, ngược lại nó đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc”.

Một trường hợp điển hình đã xảy ra tại Miến Điện. Một em bé đã kể lại tiền kiếp của mình như sau: Lúc đó em là một quân nhân Nhật bản và đã bị giết chết trong một trận đánh vào thời đệ nhị thế chiến năm 1944. Điều kỳ lạ là em bé nầy rất thích uống trà đậm và ăn thức ăn có nhiều cá, rau và rong biển. Đây là thức ănthức uống thường ngày của người Nhật mặc dầu hiện giờ em là người Miến Điện mà người Miến lại không thích uống trà đậm.

Thông thường, những vị Lạt Ma Tây Tạng khi còn bé thường kể về tiền kiếp của mình. Chẳng hạn như vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay có tên là Tenzin Gyatso sinh năm 1935 là tái sinh của vị Lạt Ma thứ 13 có tên là Thubten Gyatso sinh năm 1876 và qua đời năm 1933. Mấy lúc gần đây báo chí thế giới có loan tin về em bé Tenzin Osel Rinpoche sanh năm 1985 trong một gia đình nghèo ở ngoại ô Madrid, nước Tây Ban Nha. Tuy em mới lên 6 tuổi nhưng đã có đạo hạnhtrí tuệ như những vị đại sư Tây Tạng. Lúc lên 5 tuổi, em có thể ngồi thiền suốt hai giờ mà không nhúc nhích. Khi em kể qua về tiền kiếp của mình thì được kiểm chứng và xác nhận đúng với tiểu sử của Lạt Ma Tây Tạng Thubten Yeshe. Lạt Ma Yeshe di cư đến Mỹ từ năm 1959 và chết ở Los Angeles năm 1984 vì chứng suy tim trầm trọng đã đe dọa mạng sống ngài trên mười hai năm trời. Ngài chết ngày 3 tháng 3 năm 1984 và ngày 12 tháng 2 năm 1985 thì một bé trai được sinh ra vào một gia đình người Tây Ban Nha. Lúc sinh tiền thầy Yeshe đã từng nói ngài có nhiều nhân duyên với cặp vợ chồng nầy vì họ sống và làm việc tại trung tâm nhập thất Osel Ling do chính ngài thành lập ở Tây Ban Nha. Khi được bốn tháng thì em bé đã được thầy Zopa Rinpoche, đệ tử thầy Yeshe, công nhận em chính là tái sinh của thầy mình. Em bé nầy được một nhà sư Tây Ban Nha bảo trợ nuôi dạy và cho xuất gia. Tuy tuổi rất trẻ, nhưng em thuộc rất nhiều kinh Phật, có khả năng thuyết pháp lưu loát và cầu nguyện cho những vị cao tăng. Nhiều người hy vọng em sẽ trở thành một Lạt Ma uyên bác kỳ tuyệt của thế kỷ 21 nầy. Lạt Ma Yeshe là tác giả cuốn:”Introduction to Tantra” (Đưa vào Mật Tông) rất nổi tiếng.

Câu chuyện khác xảy ra tại hai ngôi làng ở miền nam Ấn Độ. Gia đình nọ vừa mới sinh một đứa bé và họ đặt tên là Sanjay. Đứa bé nầy mới lọt lòng mẹ mà đã có dị tật đó là các ngón ở bàn tay mặt bị cụt. Theo sự chẩn đoán của các y sĩ tại nhà hộ sinh thì đó là dấu vết bẩm sinh. Nhưng đối với bác sĩ Stevenson thì đây là trường hợp đáng lưu ý vì trong trường hợp của đứa bé nầy thì các ngón ở bàn tay mặt không phải ngắn mà có hình tướng như bị cắt ngang nên đầu các ngón tay cụt rút lại giống như vết sẹo. Sau đó đứa bé đã nói với người mẹ một câu làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên: “bàn tay mặt của con ngày trước đã bị cái máy quay nghiền nát các ngón tay. Lúc đó con ở tại ngôi làng cách xa làng nầy khoảng 8 cây số. Cha mẹ và anh con lúc đó hiện nay vẫn còn sống.” Thế rồi, đứa bé đòi mẹ dẫn mình tới căn nhà ở ngôi làng đó. Đến nơi họ mới biết ngày xưa nơi gia đình nầy có một đứa con trai chết vì bị máy cắt đứt các ngón tay. Về sau, Sanjay kể lại như sau:

Lúc tôi đến thì đang có đám cưới trong làng, anh tôi cũng tới dự. Tôi biết ba má và anh tôi, nhưng họ không biết tôi. Khi họ nghe chuyện tôi nói rằng tôi là con và em trong gia đình họ thì nhiều người vừa cười vừa nói như đùa:”Này, cháu bé hãy nói đi, tại sao mấy ngón tay cháu lại bị đứt vậy?”. Còn người mẹ tiền kiếp của tôi thì nói:” Nếu là con của mẹ thì hãy chỉ cho mọi người cái máy ở đâu? Cái máy đã cắt mấy ngón tay con đó.” Sau đó tôi dẫn mọi người đi chỉ chỗ cái máy và lúc đó trong khi mọi người còn ngạc nhiên thì tôi vẫn quả quyết tôi chính là con của người mẹ kiếp trước của tôi đây. Tôi kể tiếp, người cha tiền kiếp thường uống rượu. Một buổi chiều, ba tôi về nhà và quay máy, lúc ấy tôi đang loay hoay bên cái máy và rồi bàn tay mặt bị cuốn vào bánh xe. Tôi thét lớn và ba tôi cố gắng kéo tay tôi ra. Thế rồi các ngón tay đứt lìa. Nghe tôi hét mọi người chạy lại và họ mang tôi đến bệnh viện. Mẹ tôi vừa khóc vừa bế tôi lên chiếc xe bò…và sau đó tôi thiếp đi…vì đường đến bệnh viện quá xa nên tôi đã chết sau đó.

Cuộc hội ngộ thật là lạ lùng, đứa bé đã thốt lên một câu như người lớn:” Tôi đã chết một lần và tôi lại sinh ra lần nữa và ở đây”. Bác sĩ hỏi bà mẹ tiền kiếp: “Nếu quả thật cháu bé nầy là con của bà, cho dù là kiếp trước thì bà tính sao?. Người đàn bà trả lời:”Dĩ nhiên là tôi vui vẻ chấp nhận cháu là con tôi. Cháu đã muốn tôi làm mẹ thì tôi quyết định cháu là con tôi”. Riêng đối với người mẹ mới sinh ra cháu bé thì tình cảnh thật vô cùng nan giải. Bà vừa khóc vừa nắm tay đứa bé mà nói:” Con là con của mẹ, Sanjay à”. Thế là sau cùng đứa bé là con chung của hai gia đình. Hiện tại đứa bé đã là một thanh niên mạnh khỏe vui vẻ hòa đồng giữa hai nhà.

Một trường hợp khác là một cô gái Miến Điện ( nay đã có gia đình), lúc sinh ra bàn tay mặt có các ngón bị cụt gần sát bàn tay. Đây cũng là một trường hợp có dấu vết bẩm sinh. Cô ta nhớ lại tiền kiếp của mình và đây là một câu chuyện thật lạ lùng. Tiền kiếp của cô là người đàn ông và người đàn ông nầy đã tạo nhiều đau khổ cho người vợ khiến người vợ phải tự vận. Vì quá sức căm hận, bà mẹ vợ đã thuê một tay giết mướn. Tên nầy dùng một thanh kiếm để chém người đàn ông nầy khi ông ta đang đi xe đạp. Lúc đó vì quá sợ, anh vừa đưa tay ra đỡ vừa kêu cứu: “Trời ơi, đừng giết tôi”. Nhưng tên giêt mướn đã đưa một đường kiếm cắt đứt các ngón tay người đàn ông và đâm chết ông ta. Bác sĩ Stevenson đã đưa ra bức ảnh trong một buổi thuyết trình tại đại học Virginia, Hoa Kỳ cho thấy rõ bàn tay cô gái với các ngón tay bị cụt. Đó chính là dấu tích còn lại của kiếp trước của cô, lúc ấy cô là người đàn ông.

Trong những trường hợp khác, nếu một người bắt gặp hình ảnh hay lời nói ở một giai đoạn quá khứchúng ta gọi là kiếp trước thì nó có tác dụng mạnh để giúp cho họ đó có khả năng lớn lao mà biết được về tiền kiếp của mình. Một trường hợp có thật khác khi một người kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M. Balk đã nằm mộng và nghe một câu nói văng vẳng bên tai rằng ông ta có một người cha tiền kiếp hiện đang sống tại Việt Nam, hãy mau đi tìm gặp cha. Cuối cùng, viên kỹ sư này đã đến Việt Nam và đã gặp người cha tiền kiếp của mình tại ngôi chùa Hải Đức ở Nha Trang.

Diễn tiến của câu chuyện có thật này như sau: Nguyên viên kỹ sư Mỹ này nằm mộng 3 đêm liên tiếp thấy một người đàn bà mặc áo trắng đến gần bảo rằng:” Ông có người cha tiền kiếp hiện đang là một nhà sư, trụ trì tại một ngôi chùa ở Việt Nam. Vậy hãy tìm cách để gặp cha”. Hai lần nằm mộng trước, viên kỹ sư Mỹ này không tin vì cứ nghĩ đó chỉ là mộng mị mà thôi. Nhưng lần thứ ba vẫn nằm mơ như thế nên ông ta bắt đầu ngạc nhiên, nghi ngờsuy nghĩ không hiểu nguyên nhân nào đã tạo nên giấc mộng lạ lùng vậy. Cuối cùng, viên kỹ sư Mỹ quyết định đi Việt Nam để tìm hiểu sự thật về giấc mộng kỳ quái của mình. Lúc bấy giờ là năm 1958, viên kỹ sư có tên là Frank M. Balk từ Mỹ xin tham gia vào đoàn Chí Nguyện của Hoa Kỳ qua giúp đỡ Việt Nam. Mỗi lần hoàn tất công tác, được nghỉ ngơi là ông ta tìm đến những ngôi chùa ở Việt Nam để tìm hiểu và xem thử có được gặp người cha tiền kiếp của mình đúng như giấc mộng đã báo cho biết không? Một hôm, tình cờ ông đến một ngôi chùa ở Nha Trang có tên là Hải Đức vì ngôi chùa này nằm trên một ngọn đồi lớn, rất dễ thấy. Vào chùa và đến trước điện thờ Phật, ông ta thấy một vị Sư già đang ngồi tụng kinh trước bàn thờ Phật. Điểm đặc biệt là gương mặt của vị sư này lại giống mặt mình như đúc. Bất giác, viên kỹ sư Mỹ nhẹ nhàng bước tới bên cạnh nhà sư và quỳ xuống chờ đợi.

Sau buổi kinh, viên kỹ sư này đã kể lại giấc mộng kỳ lạ và ý định muốn đi tìm sự thật của mình cho vị sư nghe, qua sự thông dịch của nhiều sư trẻ của Phật học viện. Vị sư già, tức sư Phước Huệ, nghe xong rất lấy làm cảm động, vội nắm tay viên kỹ sư Mỹ như đang nắm tay một đứa con lưu lạc từ kiếp trước trở về. Cuộc hội diện ly kỳ nầy đã xảy ra vào đúng 4giờ 30 chiều ngày 27 tháng 4 năm 1958. Sau đó, viên kỹ sư này đã nhận cái áo tràng tự tay sư Phước Huệ trao và đứng bên người cha tiền kiếp để chụp một tấm ảnh kỷ niệm. Điều kỳ lạ mà ai cũng thấy là tuy một trẻ một già, nhưng nét mặt hai người lại giống nhau như hai giọt nước. Bức hình nầy hiện còn được treo thờ tại chùa Bảo Đức, Nha Trang.

Sau cùng, có câu chuyện sau đây chứng minh cho sự kiện đôi khi mỗi người trong chúng ta lại có cảm tình với một nơi mà ta chưa bao giờ tới. Câu chuyện thật do chính Derek Klinger, một giáo viên người Anh dạy học tại trường trung học ở Waterford kể lại. Lúc ông còn bé thì ông đã có cảm tình với nước Đức, nhưng ông cũng không hiểu tại sao. Khi lớn lên thì ý nghĩ ấy càng tăng trong tâm trí của ông. Thế rồi, nhân một lần nghỉ hè, ông quyết định du lịch sang nước Đức, lúc ấy ông vừa 32 tuổi. Tại Đức, ông đã đi nhiều nơi và điều kỳ lạ là có nơi khi ông đến thì ông có cảm tưởng như là đã đến đó từ trước. Khi nhìn cảnh trí nơi ấy thì đối với ông có vẻ rất quen thuộc. Hôm gần quay về Anh quốc, ông tìm tới một tiệm đồ cổ với hy vọng sẽ tìm được vài món quà làm kỷ niệm. Tiệm đồ cổ nầy rất nổi tiếng ở Munich vì có đủ thứ. Tại đây ông đã trầm ngâm trước một tấm ảnh chụp rất xưa mà nước thuốc đã ngã sang màu nâu vàng. Tấm ảnh chụp 14 người lính hải quân Đức. Nhưng đối với ông lại vô cùng kỳ lạ vì làm ông nhớ lại quá khứ xa xôi vào khoảng thời gian mà ông là một trong 14 người lính đó. Dần dần ông nhớ lại tên từng người trong tấm ảnh. Ông đứng ngẩn ngơ nhìn chăm chăm bức hình và ông nhớ lại đó là năm 1942. Ông cùng 13 đồng đội đang ở trong một chiếc tàu ngầm và lúc bấy giờ có một cuộc hải chiến dữ dội trong vùng. Một chiến hạm Anh đã phóng ngư lôi trúng ngay vào bụng chiếc tàu ngầm làm cho nổ tung khiến ông cùng với 13 đồng đội bị tử thương. Ông Derek vội vã mua ngay tấm hình và tức tốc hỏi nhân viên cảnh sát Đức địa điểm của văn khố chiến tranh, rồi tìm đến để hỏi về trường hợp chiếc tàu ngầm. Chuyên viên văn khố xác nhận rằng:”Chiếc tàu ngầm này có 14 người. Đó là tàu ngầm chữ U của Đức bị hải quân Anh đánh chìm ở Bắc Hải và trước khi tàu chìm trung tâm hành quân thuộc Bộ Hải Quân có nhận điện kêu cứu”. Sau cùng ông nói:” Tôi thấy rõ hình ảnh lúc đó trong hình. Đó là hình ảnh của tôi ở tiền kiếp. Khi đó tôi là quân nhân Đức, giờ đây tôi là một giáo viên người Anh. Có điều dễ hiểu là từ nhỏ tôi đã có cảm tình với nước Đức và trong lần du lịch sang Đức có rất nhiều nơi tự nhiên tôi thấy rất quen thuộc. Khi xưa thì tôi có phần ngạc nhiên, nhưng nay thì tôi đã biết rõ vì sao”.

Vậy luân hồi tái sinh chính là một kết quả rõ ràng chứng minh sự hiện hữu vĩnh hằng của Luật Nghiệp Báo trên thế gian nầy.

Hiện nay vấn đề luân hồi tái sanh không còn giới hạn trong lãnh vực tôn giáo mà đang bành trướng dần vào lãnh vực khoa học. Nhà bác học Albert Einstein khi được hỏi về vấn đề nầy đã trả lời như sau:” Càng ngày con người càng tin vào luật nhân quả luân hồi và ngay cả khoa học cũng đang tiến dần vào việc xác nhận sự kiện nầy là có cơ sở. Riêng tôi, tôi tin vào luật luân hồi nhân quả.”

Mặc dầu chúng ta thấy khoa học ngày nay tiến rất xa so với quá khứ, nhưng sự thấu hiểu của khoa học về các nguyên lý sinh tồn của vũ trụ vẫn còn quá giới hạn do đó tất cả sự khám phá của khoa học vẫn chưa đủ khả năng để chứng minh về sự hình thành của luật Nghiệp Báo, cái mà đã chi phối tất cả mọi khía cạnh của đời sống con người cũng như vũ trụ. Thật vậy, khoa học ngày nay có thể lần mò quan sát các hiện tượng hình thức hữu hình của Nhân quả trong khi Nhân quả của nghiệp thì vô hình và ảnh hưởng qua nhiều kiếp luân hồi nên không thể quan sát bằng mắt thường được. Nếu mọi người đều tin vào Luật Nhân quả Nghiệp Báo thì thế giới nầy sẽ biến thành thiên đàng rực rỡcon người sẽ biết thương yêu nhau hơn. Cái ác sẽ bị đẩy luicon người sẽ không bao giờ đi tìm hạnh phúc cho chính mình một cách ích kỷ, hẹp hòi và độc ác mà họ sẽ đi tìm hạnh phúc bằng cách đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác trước.

Luật Nghiệp Báo sẽ đem lại sự công bình và tâm bình yên cho tất cả chúng sinh bởi vì trong thâm tâm của mỗi người ai cũng cảm thấy kẻ ác đáng bị trừng phạt còn người thiện sẽ được tưởng thưởng cho dù cuộc đời có bất công và con người luôn thiên vị.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34454)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.