THANH TINH TÂM
Lê Sỹ Minh Tùng
Tôn Giả Phú Lâu Na, Đệ Nhất Thuyết Pháp
(PurnaMaitrayaniputra)
Phú Lâu Na sanh ra trong một
gia đình thuộc hạng
giàu có danh tiếng ở
Ấn Độ và rất được
cha mẹ thương yêu. Khi đến lúc
trưởng thành,
tôn giả nhận biết rằng
ái ân, tài bảo của
thế gian cũng phải đến lúc
biệt ly tan
rã. Mà điều quan trọng nhất của
cuộc đời là cầu cho mình được một
chân
lý tối thượng của cuộc sống.
Danh hiệu của Ngài là
Phú Lâu Na
Ni
Đa La Ni Tử, do đó
Phú Lâu Na chỉ là
tiếng gọi tắt mà thôi.
Danh hiệu Ngài dài như thế chính là biểu hiệu cho
tôn giả khi
thuyết pháp cũng trường mãn
vô cùng. Tiếng Trung Hoa dịch chữ
Phú Lâu Na là
Mãn Từ Tử có nghĩa là hoài bão và
lòng từ bi của Ngài như núi cao sông rộng.
Phú Lâu Na xuất gia quy y theo Phật không bao lâu thì
chứng quả A La Hán. Từ đây Ngài không còn
phiền não, dứt hết
sanh tử và vận dụng
thần thông tự tại đi khắp
mọi nơi mà hoằng dương
đạo pháp cứu giúp
chúng sinh. Việc tuyên nói
giáo lý của
Đức Phật là một
trọng trách lớn lao bởi
vì nói pháp cốt yếu không phải là nói cho mình nghe mà nói cho
đại chúng hiểu, do đó trong số hàng ngàn vạn
đệ tử của
Đức Thế Tôn thì
Phú Lâu Na là đệ nhất
thuyết pháp quả thật chí lý.
Khuyên Chúng
Tỳ Kheo
Phú Lâu Na đối với việc
hoằng pháp lợi sanh thì rất nhiệt tình và không
bao giờ tham
cầu danh tư lợi dưỡng. Đối với Ngài thì
thế gian nầy cũng
như là
hoa đớm trong không, bóng trăng dưới đáy nước, chỉ việc
hoằng pháp độ sanh mới là quan trọng.
Một đặc thù của
Phú Lâu Na là không thích người
bề ngoài mặc
áo cà sa, xưng là
đệ tử Phật mà trên
thực
tế làm việc gì đều vì
tư lợi chớ không vì
Phật pháp.
Tất cả những vị
quốc vương trên toàn
Ấn Độ đều cảm
oai đức từ bi của Phật nên sau khi các vua
quy y theo Phật bèn ban sắc lệnh rằng:” hễ người
phạm trọng tội, ngay cả tội chết, chỉ cần
xuất gia làm
đệ tử Phật,
gia nhập tăng đoàn liền được đại xá”. Tuy
Đức Phật biết điều ấy sẽ biến
tăng đoàn
thanh tịnh thành nơi rồng rắn hỗn tạp, nhưng
lòng từ bi của Ngài
bao la như biển lớn
dung nạp mọi con sông thì không nỡ nhìn tử phạm mà không cứu.
Vì vậy Ngài
trở lại khen ngợi chính sách
nhân từ của các
quốc vương.
Không
cần phải nói thì trong
tăng đoàn có lắm người
bê bối. Họ mượn
cửa Phật để tham
cầu danh lợi, thậm chí còn làm bao nhiêu việc tà bậy và
mua bán Như Lai.
Phú Lâu Na thấy bọn
tỳ kheo nầy thì bảo thẳng họ rằng:
- Các vị tỳ kheo! Các vị không nên làm những việc
trái với lời dạy của Phật. Không nên một mặt khuyên người
bố thí mà tự mình chứa cất
tiền của vàng bạc. Nói với người
ngũ dục là tai ách, là
tai hại cho
thân tâm, mà tự mình lại đắm chìm trong
ngũ dục.
Chúng ta được gặp bậc thầy là
đấng Thế Tôn cứu thế thật là
nhân duyên ngàn đời khó gặp. Phàm làm việc gì, không thể trái lời
giáo huấn của Phật và không thể
phạm giới điều Phật đã
quy định.
Các vị
xuất gia học đạo, đó là
Đức Phật từ bi cho các vị cơ hội
sám hối diệt tội mà các vị không vì sự
trong sáng của
giáo pháp, không yêu thích
tăng đoàn, không nhiệt tình trong việc
hoằng pháp lợi sanh. Tuy một thời
Đức Phật từ bi nhiếp thọ các ông, nhưng về sau thì tương lai các ông sẽ không
tốt đẹp,
vô cùng đen tối. Phật thường dạy:” làm người không sợ có lỗi, có lỗi mà biết sửa đó
là người đại thiện”. Trong
tăng đoàn, làm một kẻ
lục dục thường tình thì không đến nỗi tệ, nhưng tệ nhất là làm người
ích kỷ, không
đoái hoài đến
lời Phật dạy, không màng đến
đại chúng mà tự tung tự tác. Tôi và các vị
đồng học một thầy. Tôi có nói lời gì cho dù quý vị có đánh mắng cũng không sao, chỉ mong
Phật pháp được hưng thịnh và
chúng sanh được độ.
Hy vọng rằng từ nay về sau,
chúng ta chân chánh
phát tâm tu học Phật pháp , y giáo
phụng hành.
Những lời
trung thực của
Phú Lâu Na đối với các
tỳ kheo bất chính đã khiến họ rất
cảm động mà cải tà quy chính.
Đối
với người,
Phú Lâu Na không ưa bới vết tìm lông khiến người
phiền não,
mà chính Ngài muốn trừ bỏ những
danh lợi cá nhân để
nỗ lực làm
lợi ích
cho
giáo pháp và
rạng rỡ cho
Đức Thế Tôn.
Tận Lực Hoằng Pháp Lợi SanhLối
làm việc của
Phú Lâu Na thì rất
cẩn thận.
Mọi việc liên quan với
chúng
tăng và
đại chúng thì
tôn giả suy nghĩ đôi ba phen mới
phát biểu ý kiến. Nhưng đối với việc
hoằng pháp là luôn luôn nhiệt tình, bất cứ khi
nào có cơ hội gieo giống
Bồ Đề thì không kể
lợi hại hay
thành bại về
cá nhân, Ngài luôn luôn
tinh tấn đi đầu.
Trong hàng
đệ tử Phật, Ngài là người lúc nào cũng vì
nhân quần xã hội mà
truyền giáo mà không sợ nguy nan thất bại. Tất cả là làm cho
Phật pháp và tự mình không mong
cầu đến
danh lợi. Có một số
tỳ kheo, tuy theo Phật và rất làu
thông giáo pháp, nhưng đối với
chúng sanh không
phát tâm từ bi và xem nỗi khổ
sanh tử của kẻ khác không
dính dáng gì đến mình mà khép kín thân mình trong tháp ngà điện ngọc. Lại có số
tỳ kheo khác không thích
hoằng pháp
lợi sanh mà chỉ thích
kết duyên ngoài
xã hội, không dùng đạo để đối xử
mà dùng tình để
giao thiệp. Thật là
nhận thức sai lầm.
Một hôm trên đường
hoằng pháp,
Phú Lâu Na đi ngang qua vùng rừng núi nước Kiều Tát Di. Nơi nầy có một số
tỳ kheo đang
ẩn cư tu hành,
Phú Lâu Na thấy các vị ấy bèn
cung kính hỏi thăm:
- Các đại đức! Nghe nói các vị
ẩn cư trong
núi rừng với nhân cách thanh cao không
giống
phàm tình làm tôi rất kính phục. Nhưng các vị
vâng lời Phật dạy làm
sứ giả đi các nơi
giáo hóa sao không vào làng xóm mà độ chúng sanh?
Các
tỳ kheo thấy
tôn giả đến, rất
vui mừng nhường tòa và đáp:
- Thưa tôn giả!
Chúng tôi cũng đã đi các nơi
giáo hóa, nhưng
chúng sanh thật khó
hóa độ.
Đức Phật dạy đem
cam lộ pháp thủy
ban cho họ thì họ cho đó là một thứ hôi hám khó nghe. Bọn chúng
ngu si can cường,
ngoan cố chấp trước, đắm chìm trong
ngũ dục,
sát sanh tế thần cầu phước. Thật
là tạo nhân
ác đạo.
Chúng tôi từ bi đưa tay
tế độ mà bọn chúng chẳng thèm ngó ngàng tới. Thưa tôn giả! Đạo lớn của
chân lý không phải ai ai cũng theo được.
Thế giới tràn đầy ánh sáng chẳng phải ai cũng có thể đến đó được bởi do họ từ chối
tiếp nhận mà thôi. Hãy để cho họ nếm mùi
đau khổ,
trầm luân đọa lạc và khi
nhân duyên chín mùi thì họ sẽ
tự nhiên quay đầu
trở lại.
Phú Lâu Na Nghe xong, biết các vị nầy khi
hoằng pháp đã gặp thất bại, gặp
ma chướng cản trở nên đối với
chúng
sinh thất chí nản lòng, không thể khởi nhiệt tình mà gieo
hạt giống từ
bi trí tuệ của Phật được.
Tôn giả nói:
-
Hành vi tu đạo của các vị tôi rất khâm phục, nhưng
ý kiến của các vị về việc
hoằng pháp tôi không
đồng ý. Nếu
phật pháp dễ truyền
chúng sanh dễ độ thì
chúng ta
đã không
theo đuổi công tác ấy. Chính vì đời
ngũ trược ác thế mà việc
hoằng pháp lợi sanh rất khó khăn
cực nhọc. Vì muốn đáp ơn Phật,
chúng ta nên
hăng hái theo đuổi sự nghiệp cao quý đó.
Hoằng pháp là việc nhà,
lợi sanh là
sự nghiệp.
Chúng ta xuất gia làm
đệ tử Phật thì không nên xem
tăng đoàn là một nơi tỵ nạn, hoặc là viện
dưỡng lão. Đã là
tỳ kheo thì phải lo phận sự cho tròn, còn chuyện
thế gian nên dẹp sang một bên.
Phật pháp chưa truyền,
chúng sanh chưa độ mà cho là không
dính líu đến
mình, thật là trái lời dạy của Phật.
Lòng từ nguyện bi của các Ngài
chắc chắn không
hoan hỷ đối với tác phong ấy.
Chúng sanh khó
tiếp nhận Phật pháp là vì họ rất nghèo cùng khốn khổ. Người nghèo chỉ mong xin được vài đồng bạc là quý trong khi
chúng ta đem
gia tài Phật pháp cả ức
vạn mà cho họ bảo sao họ không ngờ
lòng tốt của chúng ta? Làm sao họ dám nhận lãnh tài bảo trân quý đó được?
Chúng ta mang tấm
lòng từ bi vô
hạn và mang nhiệt tình
sung mãn để
trang nghiêm thân tứ đại vô thường của
chúng ta, đem
pháp lạc hoan hỷ ban khắp
mọi người và đem ánh sáng,
trí huệ,
từ bi,
oai đức của
Đức Phật chia đều cho tất cả
chúng sanh cùng hưởng. Đó là
trách nhiệm của hàng
xuất gia và
trách nhiệm nầy không
cho phép chúng ta được
an nhàn trốn tránh trong khi
chúng sanh vẫn còn
đau khổ. Các vị!
Phật pháp tại nước
Bạt Đà chưa
viên mãn, mong các vị cùng tôi đến đó hoằng hóa.
Các
tỳ kheo nghe xong, rất
cảm động trước lời
chí tình của
Phú Lâu Na nên tất cả đều nguyện theo
tôn giả sang nước
Bạt Đà.
Phú
Lâu Na thường
cổ động phát khởi cho các
tỳ kheo lười biếng, thích mưu
cầu an nhàn, để mong cho
Phật pháp được lan rộng khắp
nhân gian. Vì
công đức đó, chính
Đức Phật thường khen ngợi giửa
đại chúng rằng
Phú Lâu Na là người
hoạt động tích cực nhất trong hàng
tỳ kheo.
Khi
thì
tôn giả ở nước
Ma Kiệt Đà, lúc ở nước
Kiều Tát La. Ngày nay
hóa đạo nơi thành Tý
Xá Ly, nhưng ngày mai lại đến thành
Ca Thi thuyết pháp. Nơi nào có bước chân
tôn giả đến, thì Ngài đem
chánh pháp của
Đức
Thế Tôn để chuyển mê thành ngộ cho
chúng sanh và đưa họ
trở về quy y với
tam bảo. Có
chúng sanh nào
ngoan cố, kiên cường mà một khi đã nghe
tôn giả thuyết pháp đều bỏ tâm
cuồng vọng mà tiếp
thọ sự tịnh hóa của
Phật pháp. Thấy sự oai nghiêm và dường như
tôn giả có
sức mạnh vô hình
nào đó tìêm ẩn trong Ngài mà một số
tỳ kheo đã thắc mắc hỏi:
- Thưa tôn giả! Ngài đi
hóa độ nơi nào thì khiến chỗ đó từ một nơi cỏ rậm
hoang vu thành một vùng
thánh địa trang nghiêm. Lại có nhiều
thính giả nhờ
ảnh hưởng pháp âm của Ngài mà trở nên được
an ổn và tỉnh lặng. Trừ
Đức Phật ra, không ai
thuyết pháp thành công như
tôn giả. Ngài làm sao được
oai đức như thế?
Phú Lâu Na khiêm tốn đáp:
- Tôi cũng chẳng biết tôi có sức gì, nhưng tôi chỉ biết một điều
Đức Phật là một
đạo sư. Trước mỗi lần
thuyết pháp tôi luôn luôn hướng về
Đức Phật cầu nguyện.
Cầu nguyện từ quang của
Thế Tôn che chở nhiếp hộ tôi và hỗ trợ tôi
hoàn thành sự nghiệp tịnh hóa nhơn gian. Tôi không cần
mọi người biết đến
Phú Lâu Na mà tôi mong ai ai cũng đều biết đến đức
đại giác Phật Đà. Nhỏ bé như tôi, đâu có sức gì khiến người
cảm động. Tạo sự
cảm động đến người chính là
Đức Thế Tôn và cũng chính là giáo
thị chân lý của Ngài.
Lời nói thành thật của
Phú Lâu Na đều
dành tất cả
danh dự cho
Đức Phật. Các
tỳ kheo nghe xong ai cũng
gật đầu khen phải, rồi hỏi tiếp:
- Tôn giả!
Nếp sống hoằng pháp lợi sanh của Ngài rất kham khổ. Ngài đã chẳng chịu nghỉ ngơi và cũng chẳng xin
thực phẩm bồi dưỡng thân thể. Ngoài
thời gian thuyết pháp thì Ngài lại
đi kinh hành, rồi
tịnh tọa, khổ nhọc đến thế làm sao chịu được lâu dài?
Phú Lâu Na cảm động đáp:
-
Đa tạ các vị
lưu tâm đến tôi.
Chúng ta làm được chút ít cho
Phật pháp đã cho là khổ nhọc mà
chúng ta quên rằng như
Đức Thế Tôn từ nhiều kiếp lâu xa đã
tu hành,
độ sanh, ngày ăn một hột mè, hột bắp,
bố thí đầu, mắt, tủy, não thì sự
cực khổ của
chúng ta có sá gì. Sau những lúc
thuyết pháp cho
chúng sanh, tôi liền
trở về bên
Đức Phật để
nghe lời Phật dạy và được nếm
mùi vị cam lồ thì đó là thức
bồi dưỡng tốt nhất cho
huệ mạng của tôi. Tôi
hành cước vân du các nơi, một ngọn cỏ, một cội cây đều làm cho tôi
mỉm cười và ngọn núi con sông đều là niềm
an ủi. Ánh sáng của
Đức Thế Tôn thấm nhuần trên thân tôi và
tâm Phật sống trong tâm tôi cho nên tôi chẳng biết khổ nhọc là gì. Các vị, lúc tôi thấy hàng vạn người
quy y hướng
Phật Đà,
chắp tay đảnh lễ thì tôi
cầu nguyện nhiếp thọ những người ấy để
ban cho họ
lòng tin và
sức mạnh.
Các
tỳ kheo nghe xong đều sanh lòng khâm phục và
chấp tay khen ngợi.
Thế Gian Là Quê HươngTrong
việc
hoằng pháp lợi sanh thì
tôn giả lấy
thế gian làm nhà. Cuộc sống của Ngài thì nay đây mai đó, không có nơi chốn nào
nhất định cả. Ban ngày thì ở
đại lộ, đường hẻm hay trong thôn xóm để
tùy duyên mà
thuyết pháp. Chiều đến thì
tọa thiền nơi núi non, rừng cây hoặc là bờ suối.
Tôn
giả không ở nơi nào cố định, đến đâu cũng xem là quê hương. Đôi khi, vì muốn
Phật pháp thường trụ, Ngài cũng
vận động kiến tạo tịnh xá hoặc
giảng đường, nhưng khi xây cất xong Ngài thỉnh một vị
tài đức trụ trì rồi lại
lên đường đi
nơi khác. Chẳng những Ngài không bao giờ xem những
tịnh xá nầy là
tài sản tư hữu của mình mà Ngài luôn luôn khuyên bảo và nhắc nhở
chúng tăng đừng bao giờ
lạm dụng của công mà tâm
bất tịnh bởi vì tích tài thì tán đạo.
Phú Lâu Na không cất chứa
vàng bạc, ngoài ba y và một
bình bát thì Ngài không
đem theo món gì bên mình.
Phú Lâu Na không hề
lưu ý về sự
ăn mặc, ngoài ba y đã
bạc màu,
tôn giả không
đắp y gấm vóc
sang trọng và
bình bát hòa duyên thì không
phân biệt giàu nghèo, không chọn ngon dở, chỉ
vừa đủ no là quá tốt.
Tôn giả không nghĩ đến việc chọn lựa
thức ăn để
bồi dưỡng cho thân mình, mà đối
với Ngài
thực phẩm bổ nhất là
cam lồ của
Đức Phật.
Một hôm, khi
Phú Lâu Na đang đi nơi thành
Câu Lợi thì gặp một người
đồng hương. Người ấy làm lễ
tôn giả và
thăm hỏi:
- Tôn giả! Tôi nghe nói Ngài mỗi ngày
vân du hành cước, bôn ba
mọi nơi như thế nầy, chẳng biết Ngài bận rộn chuyện gì? Từ khi
xuất gia, tôi chưa thấy Ngài
trở về quê thăm
bà con,
chúng tôi đều mong nhớ Ngài. Ngài
xuất gia đã lâu, mà chẳng có một mảnh ruộng vườn trang trại, chẳng có chút
gia tài nào. Vì đâu Ngài
nghèo nàn đến vậy? Bao giờ Ngài mới
trở về nhà?
Phú Lâu Na cũng rất
lễ phép đáp:
- Đa tạ! đa tạ! Hôm nay gặp ông thật cao hứng. Ông hỏi tôi mỗi ngày bận rộn điều gì ư? Tôi xin nói, mỗi ngày tôi bận lo cho
chúng sanh lìa khổ được vui. Đến nơi nào cũng là cố hương, cũng là
thân quyến của tôi.
Hiện tại tôi là
đệ tử đức
đại thánh Phật Đà. Ruộng vườn là giả tạo và
gia đình tài sản là
vô thường nên tôi không muốn
nô lệ những thứ ấy. Tôi không thích bị mấy thứ
hư dối ấy
ràng buộc. Tôi thích
đi hành cước và
hoằng pháp mọi nơi. Tôi làm
sứ giả cho
chân lý và tôi vì
chúng sinh mà
chỉ dẫn cho họ
con đường đến
chánh giác. Xin ông vì tôi
trở về cảm ơn những ai đã
lo lắng cho tôi,
Phú Lâu Na nầy cũng sẽ giúp ích cho các
ông và đến lúc cần về thì tôi sẽ
trở về.
Người bạn
đồng hương nghe xong thì nói thêm:
- Tôn giả!
Xa cách lâu năm, tôi không ngờ sau khi theo Phật
xuất gia, Ngài vẫn còn
tích cực và nhiệt tình thì tràn đầy hơn bao giờ hết. Ngài
hoàn toàn quên mình, mà vì
mọi người. Tôi thật
hết sức khâm phục. Khi Ngài
trở về cố hương
nhất định tôi sẽ hoan nghinh. Hoan nghinh Ngài đã đem ánh sáng của
Đức Phật về cho quê hương
chúng ta.
Tôn giả đáp :
- Đa tạ! Tôi sẽ y nguyện vọng của ông.
Phú Lâu Na nói rồi lại
tiếp tục lên đường đi
nơi khác gieo
hạt giống Bồ Đề.
Phương Pháp Và
Tinh ThầnHoằng PhápPhú
Lâu Na nổi danh là đệ nhất
thuyết pháp bởi Ngài là một nhà
truyền giáo
vĩ đại vì khéo
sử dụng những
phương pháp hóa độ chúng sinh của
Đức Phật như:
phương tiện thuyết pháp, tùy bệnh cho thuốc, xem
căn cơ dạy dỗ và
sự lý viên dung. Có thể nói
tôn giả là
đệ tử duy nhất đạt được môn
tam muội thuyết pháp của
Đức Phật.
Tôn giả biết rằng
thuyết pháp là
hoàn toàn vì
chúng sinh chớ không phải vì mình. Nói pháp là để cho
chúng sinh nghe chớ không để cho mình nghe.
Đạo lý cao siêu
mầu nhiệm thì rất ít người hiểu được, do đó ở trước
đại chúng tôn giả chỉ nói những
đạo lý đơn sơ dễ dàng
tiếp nhận mà thôi.
Gặp hạng người nào nên nói
giáo pháp nào là
sở trường của
Phú Lâu Na. Khi
tôn giả gặp thầy thuốc liền hỏi:
- Các ông làm thầy thuốc có thể tạm thời trị lành những
bệnh khổ vì thân, còn căn bệnh lớn
tham sân si trong tâm người, các ông có phương gì
trị liệu chăng?
Y sĩ
trả lời:
-
Chúng tôi chỉ có thể
trị bệnh đau đầu, đau bụng, đau chân, nhưng không trị được
bệnh khổ trong tâm. Vậy Ngài có
biện pháp gì không?
Phú Lâu Na khẳng định:
- Có!
Giáo pháp của
Đức Phật như giọt nước
cam lồ có thể rửa sạch những dơ dáy trong tâm của
chúng sanh và giới, định, tuệ sẽ như liều thuốc
vạn linh có thể trị lành tâm bịnh Tham-Sân-Si.
Gặp thấy thuốc thì nói như vậy, còn gặp quan chức thì
Phú Lâu Na lại hỏi:
- Các ông làm quan, có thể trị
tội phạm, nhưng các ông có cách gì trị người vô tội không?
Họ đáp:
- Tuy là quốc pháp, nhưng cũng chẳng thể trị phạt người vô tội.
Phú Lâu Na giải thích:
- Ngoài quốc pháp, các ông và tất cả dân chúng nên
phụng hành Phật pháp.
Đạo lý của
ngũ giới,
thập thiện và pháp tắc
luân hồi nhân quả. Nếu ai giữ đúng sẽ không hề
phạm tội.
Ý của Ngài là về phần thân xác thì
chúng ta vô tội vì
chúng ta không
vi phạm quốc pháp, nhưng còn phần
tâm linh, nếu
chúng ta không trì
ngũ giới, không tu theo
thập thiện nghiệp và tạo quá nhiều
nghiệp chướng vì không tin vào
luân hồi nhân quả thì
chúng ta gây ra
vô số tội rồi. Cho dù quốc
pháp không thể trị những
tội nghiệp ác nầy của
chúng ta, nhưng
nghiệp báo sẽ đưa
chúng ta vào đường
tam ác đạo. Đây là
đạo lý chân thật.
Một hôm,
Phú Lâu Na đi ngang qua thôn xóm nọ thì gặp mấy người nông phu đang làm ruộng, Ngài bèn hỏi:
- Các ông làm ruộng, trồng lúa để nuôi thân. Tôi sẽ dạy các ông
phương pháp canh tác
ruộng phước để
nuôi dưỡng huệ mạng, các ông có muốn không?
Người
nông dân hỏi:
- Cày
ruộng phước nuôi
huệ mạng thì phải làm sao?
Ngài đáp:
- Tin Phật,
phụng sự tam bảo,
cung kính với
sa môn, chăm sóc người bệnh,
nhiệt tâm đối với những
việc từ thiện lợi ích chung,
hiếu thuận với
cha mẹ, với làng xóm nên dấu điều xấu mà phô điều lành, đừng
sát hại vô
độ. Đó là cách tốt nhất để canh tác
phước điền.
Tất cả
nông dân đều
chấp tay xin
thọ lãnh lời dạy của
tôn giả.
Phú
Lâu Na không có nơi chốn cố định. Khi thì diển thuyết
công khai giửa
quần chúng, khi thì đến từng
gia đình để
thuyết pháp, lại có khi
ngâm vịnh tán thán Đức Phật và có lúc lại hiện
thần thông làm người
phát tâm.
Vì vậy giáo pháp của
Đức Phật rất dễ được
chúng sanh lãnh thọ.
Phú Lâu Na khi
thuyết pháp độ sanh, không cần sự
cung kính, không mong được dễ dàng, thậm chí những nơi khó
giáo hóa đến đâu, hay hẻo lánh đến
đâu thì
tôn giả cũng nhiệt tâm đến đó để
truyền bá Phật pháp.
Một hôm, sau
mùa an cư kiết hạ,
Phú Lâu Na nghĩ đến việc đi hoằng hóa, bèn đến thưa
Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn! Xin Ngài
từ bi cho phép con đến nước Du Lô Na
thuyết pháp.
Đức
Phật nghe nói, rất
hoan hỷ, nhưng
Đức Phật là nhà
truyền giáo vĩ đại. Ngài biết chuyện ấy không phải dễ,
nếu không tin chỉ cần đến một nơi như nước Du Lô Na thì sẽ biết
sự thật.
Thế Tôn nói:
- Phú Lâu
Na! Việc
giáo hóa chúng sanh, lợi mình lợi người, ta rất vui hứa cho
chí nguyện của ông. Ông đi
giáo hóa các nơi ta đều
an lòng. Nhưng ta bảo ông đi
hoằng pháp không
nhất định phải đi đến nước Du Lô Na. Tốt nhất ông nên chọn nơi nào khác rồi sẽ đi.
Phú Lâu Na thưa:
- Vì cớ sao? Thưa
Thế Tôn. Hễ nơi nào có
chúng sanh đáng độ thì chẳng phải có thể đến đó dạy dỗ cho họ chăng?
Đức Phật giải thích:
-
Phú Lâu Na ! Du Lô Na là một nước nhỏ hẻo lánh, không có đường giao thông
thuận tiện nên
giáo hóa chẳng được
như ý. Dân chúng tánh tình
rất hung bạo, đánh chửi thành
thói quen. Là người nước ngoài đến nước đó, chẳng lẽ ông không sợ nguy hiểm sao?
Nghe Phật nói như vậy,
Phú Lâu Na chỉ
mỉm cười, nhưng
biểu lộ chí nguyện cương quyết của mình, nên
bạch Phật rằng:
- Bạch Thế Tôn! Ngài
từ bi thương tưởng chúng
đệ tử, con không thể dùng
lời
diễn tả mối cảm kích. Con vì
cảm động ân ấy mà
hoan hỷ nguyện đem thân nhỏ mọn nầy
phụng hiến cho
Đức Phật,
phụng hiến chánh pháp và tất cả
chúng sanh. Chính vì Du Lô Na là một nước
biên địa hoang dã, trước đây chưa Ngài nào
phát tâm giáo hóa, nên con mới nghĩ rằng không đến đó không xong. Đến đó, con cũng biết có tất cả nguy hiểm theo bên mình, nhưng vì muốn
tuyên dương chánh pháp, thì sự an nguy của một cái thân bé
nhỏ của con không phải là một
vấn đề cần yếu. Cúi xin
Đức Thế Tôn từ bi cho phép, dung
từ quang nhiếp hộ con,
cho phép con đi khai mở một
cõi tịnh độ
nhân gian.
Trên gương mặt
Đức Thế Tôn lộ vẻ
an tường
và rất mực
từ bi. Ngài rất
hài lòng về việc vì pháp
quên mình của
Phú Lâu Na, nhưng
Đức Thế Tôn muốn nhân cơ hội nầy để giúp cho tất cả
đệ tử
khác thấu hiểu hành động cao cả, vì đạo, vì pháp của
Phú Lâu Na nên Ngài
thân thiết hỏi
Phú Lâu Na:
- Phú Lâu Na! Ông
nói đúng, làm
đệ tử ta,
hoằng pháp là việc
tu hành trọng yếu thứ nhất. Nhưng ta hỏi ông, ông đến nước Du Lô Na , nếu họ
không chấp nhận ông mà lớn tiếng chửi mắng thì ông làm sao?
Phú Lâu Na thưa:
- Bạch Thế Tôn! Họ chửi mắng con, con vẫn thấy họ còn tốt vì họ chưa lỗ mãng đến nỗi dùng roi gậy đánh đập con.
Phật hỏi tiếp:
- Nếu họ dùng nắm tay, gạch ngói, roi gậy đánh đập ông thì sao?
Ngài đáp rằng:
- Con vẫn thấy họ còn tốt, chưa đến nỗi đâm chém con.
Phật lại hỏi:
- Nếu như họ dùng dao búa thì làm sao?
Phú Lâu Na thưa:
- Con cũng cho họ rất tốt vì họ còn tình người chưa đến nỗi giết con.
Phật lại hỏi:
- Nếu như họ giết ông chết?
Phú Lâu Na bạch Phật rằng:
-
Nếu thế con cám ơn họ đã giết
sắc thân của con để hỗ trợ cho
đạo nghiệp của con. Họ giúp con đem sanh mạng
báo đáp ân đức của
Thế Tôn. Điều ấy đối với con tuy không có trở ngại chỉ sợ di hại
ảnh hưởng không
tốt cho họ mà thôi.
Đức Phật rất
hoan hỷ, khen ngợi
tôn giả:
-
Phú Lâu Na ! Ông thật xứng đáng là
đệ tử hạng nhất của ta. Với tâm
nhẫn nhục thì ông sẽ
an bình, ta sẽ đưa ông
lên đường.
Phú
Lâu Na được Phật khuyến khích nên rất
cảm động,
lòng từ bi và tâm
Bồ Đề phát khởi mạnh mẽ trong Ngài. Sau khi
đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, Ngài
thẳng đường đến nước Du Lô Na giữa những tiếng hoan nghinh của chúng
tỳ kheo.
Sau khi
cáo biệt đức Phật và
tăng đoàn,
Phú Lâu Na một mình bước chân
mải miết đi về hướng Đông Bắc đến nước Du Lô Na. Nước Du
Lô Na đất xấu dân nghèo, chỗ nào không có núi cao thì cũng có nước sâu. Phong thổ của đất nước nầy thì hơi giống như nước
Mông Cổ. Khắp nơi không có
đô thị phồn hoa, mà
nhân dân chỉ sinh sống bằng nghề săn bắn, ăn lông ở lổ và rất ít xóm làng đông đúc.
Khi
tôn giả mới đến, Ngài không vội
giáo hóa thuyết pháp ngay, mà Ngài
cố gắng lo học cho được
ngôn ngữ của xứ Du La Nô nầy rồi phải thấu hiểu phong tục địa phương thì việc
hoằng pháp mới mong
thành công được.
Tiếng nói của người dân Du La Nô thì không mấy
cách biệt, nhưng khi
mọi người thấy
Ngài
đắp y và mang
bình bát thì họ nhìn Ngài với cặp mắt kỳ quái. Đối với một nước
văn hóa lạc hậu như nước nầy thì đem
giáo lý cao siêu của
Đức Phật ra giảng thì không bao giờ
thành công được, nên Ngài chuyển sang
cải thiện đời sốngcủa
nhân dân trước đã. Thật vậy,
hoằng pháp không
ra ngoài
sinh hoạt của
thế gian. Do đó, trong lúc
ban sơ, Ngài không cho họ
biết thân phận của một vị
tu sĩ mà chỉ làm việc như một ông thầy thuốc mà thôi.
Hằng ngày, Ngài lo thăm bịnh cho
mọi người không kể là họ ở đâu, xa xôi cách trở, cho dù phải trèo non lặn suối. Hễ nơi đâu có
người
bệnh hoạn rên xiết thì Ngài đến không kể ngày đêm.
Vì vậy,
đâu đâu người bệnh thấy Ngài như thấy vị
cứu tinh và cho dù bệnh nặng đến đâu cũng
thoát khỏi.
Ngoài
tư cách là vị
lương y, Ngài còn là một
nhà giáo dục
đại tài. Hàng ngày Ngài dạy họ cách trồng trọt để
dự trữ thức ăn vào mùa lạnh, dạy họ
học hành chữ nghĩa và sau cùng
giảng giải cho họ thấu hiểu về
nhân quả báo ứng của
ngũ giới,
thập thiện. Chẳng bao lâu, dân nước Du Lô Na có cuộc sống khá hơn và tất cả đều
quy
y theo Phật. Chính tại nơi đây,
tôn giả đã thâu phục 500
đệ tử và
thành lập 500 ngôi
tịnh xá.
Tôn giả tuy thân đi
hoằng pháp khắp
mọi nơi, nhưng tâm luôn luôn ở bên Phật. Mỗi lúc gặp Khánh đản của Phật, hoặc
Thế Tôn mở
đại hội giảng kinh, dù ở xa ngàn dặm, thì
tôn giả
vẫn về bên tòa để
dự thính pháp âm và
thăm viếng thưa hỏi
Đức Thế Tôn.
Ngày nọ,
Thế Tôn trên
pháp tòa nhìn xuống thấy
Phú Lâu Na đang cùng
đại chúng đảnh lễ, Ngài
mỉm cười hỏi:
- Phú Lâu Na! Ông về đấy à!
Đại chúng đều
lo lắng cho ông! Ông giúp ta
tuyên dương chân lý. Về
phương diện tinh thần, ông đã xác định
lòng tin vững chắc nơi
tam bảo, ông đã
tu dưỡng đầy đủ
từ bi,
trầm tĩnh, tài
trí,
dũng cảm. Còn về mặt
thể chất ông đã
tu luyện thân thể khỏe mạnh,
phẩm hạnh cao,
phong độ xuất phàm,
âm thanh bén nhạy và
biện tài đều hoàn bị.
Phú Lâu Na, ta rất
hài lòng về việc
giáo hóa cho nước Du Lô Na của ông.
Đức Phật ngưng một chút, rồi lại bảo
đại chúng:
- Các tỳ kheo! Trong hàng
đệ tử ta được như
Phú Lâu Na mới xứng đáng với
danh xưng đệ nhất
thuyết pháp. Các ông nên noi theo gương của
Phú Lâu Na.
Các vị
tỳ kheo nghe Phật dạy, đều
quay về Phú Lâu Na tán thán,
đảnh lễ, khen ngợi,
chúc mừng.
Phú Lâu Na một mặt
cảm thấy e ngại,
một mặt lại được
cổ động tinh thần.
Thuyết Pháp Cho Vua Tân-Bà Sa-La
Khi
nói về
thần thông biến hóa thì
Phú Lâu Na cũng không
thua kém gì
Mục Kiền Liên. Một hôm
Thái tử A Xà Thế của nước
Ma Kiệt Đà hạ lệnh nhốt vua
cha là Tân
Bà Sa La vào ngục để soán ngôi.
Đức Thế Tôn liền sai
Phú Lâu Na và
Mục Kiền Liên bay vào trong ngục thất để
thuyết pháp và trao giới bát quan cho nhà vua.
Nhà vua ở trong ngục, bị
Thái tử cấm chỉ không cho người mang
thức ăn vào. Đối với đứa con
ngỗ nghịch nầy, nhà vua càng can tâm và tự
an ủi cho rằng đây chỉ là
nghiệp báo của
nhân duyên quá khứ mà thôi. Càng chịu
tai ương khốn khổ, nhà vua càng nhớ đến
lời Phật dạy: “Trời đất, trăng sao,
núi Tu Di, biển lớn còn không thể
trường tồn. Có thành ắt có bại, có thịnh tất có suy, có hợp sẽ có tan, có vui phải có buồn và hễ hết vui thì đến khổ. Trên
thế gian
chẳng có niềm vui nào là
vĩnh cửu mà chỉ có khổ là
miên man vô cùng vô
tận”.
Tuy nhà vua nghĩ như vậy, nhưng cũng không thể
hoàn toàn buông bỏ, nên mỗi khi nghĩ tới mạng sống của mình thì lấy làm âu lo
sầu
muộn.
Phú Lâu Na và
Mục Kiền Liên bay qua mấy từng ngục tối om,
đen kịt và không khí nặng nề như mồ chôn
tử thi. Khi đến phòng giam Tân
Bà Sa La,
Phú Lâu Na ngồi kế bên nhà vua, nói nhỏ:
- Đại Vương! Tôi
vâng lời Phật đến đây. Phật dạy tôi nói với
đại vương rằng
sắc thân nầy là do
nghiệp lực chiêu cảm,
rốt cuộc rồi chịu khổ báo.
Nghiệp quả nên để nó
kết liễu. Người
tu đạo cần yếu là có thể
tiêu diệt
nghiệp báo để
được giải thoát. Người
bị giam trong ngục bị
trói buộc mất hết
tự do. Thật ra người chưa vào ngục mà bị tiền tài,
danh lợi, sắc đẹp làm cho khổ thì khác chi như người đang ở tù.
Thế giới Ta Bà, đều là một thứ ngục lớn. Cho dù có ngồi tù hay không thì ai ai cũng không
thoát chết, cho nên cái chết chẳng phải là điều đáng
kinh hãi. Lúc sống thì hồ đồ
cẩu thả thì khi chết làm sao tìm được nơi
an lành để
về. Phật dạy nên
xưng danh hiệu Phật
A Di Đà để
phát nguyện vãng sanh về
thế giới Tây phương Cực Lạc. Đó mới là một cõi nước
an lành tự do giải thoát.
Vua Tân
Bà Sa La
nghe lời tôn giả nói xong thì trong lòng rất
an ổn như vừa thấy được ánh sáng của
vấn đề sống chết. Và sau đó nhà vua
an tịnh mà sanh lên
cõi trời.
Phú Lâu Na đối với việc
cứu độ chúng sinh khổ nạn thì không ai
bì kịp. Ngài quả xứng đáng là đệ nhất
thuyết pháp vậy.
Đức Phật Thọ Ký Cho Vị Lai Tôn Phật
Một hôm trong
Pháp hội,
Đức Phật nói rất nhiều về
bổn sự nhân duyên tiền kiếp,
Phú Lâu Na nghe xong rất
cảm động, liền từ tòa
đứng dậy, sửa lại
cà sa cho
chỉnh tề rồi đến trước
Phật đảnh lễ
sát đất và
chí thành chiêm ngưỡng từ
nhân Đức Thế Tôn. Ngài nghĩ đối với
công đức cao vợi của
Đức Phật không thể dùng lời mà
xưng tán cho được, nên Ngài dùng hai
tay vỗ vào ngực và mong rằng
Thế Tôn sẽ
hiểu rõ bổn nguyện thâm ý của mình.
Đúng là dùng
tâm ấn tâm,
Đức Phật hiểu ý Phú Lâu Na liền nói:
- Phú Lâu Na! Ông
tinh tấn tu đạo, tùy lúc tùy nơi hỗ trợ ta
tuyên dương
chân lý, khai
thị giáo hóa mang
lợi ích cho
chúng sanh được
hoan hỷ. Trong hàng
thuyết pháp, ông là đệ nhất.
Trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp
sẽ
thành Phật tại thế giới nầy với
danh hiệu là
Pháp Minh Như Lai.
Đức
Phật thọ ký xong thì
Phú Lâu Na đạt được pháp hỷ. Ngài không thể nói hết sự cảm kích của mình nên
tôn giả trang nghiêm cung kính đảnh lễ Phật. Ngài đi nhiễu bên hữu ba vòng rồi mới
trở về tòa ngồi và mắt
rơi lệ vì
cảm động.
Chúng
tỳ kheo nghe tin Ngài tương lai sẽ
thành Phật thì vừa
vui mừng vừa
kinh ngạc. Họ
vui mừng vì thấy được vị Phật tương lai, nhưng
kinh ngạc vì
Phú Lâu Na chỉ là một vị
A La Hán chứ chưa
thành
Bồ Tát thì làm sao lại được
Đức Phật đích thân thọ ký?
Đức Phật biết điều ấy liền bảo
đại chúng:
- Các tỳ kheo! Các ông có thấy ta vừa
thọ ký cho
Phú Lâu Na chăng? Vì ông ấy giỏi
thuyết pháp nên tương lai sẽ ở
quốc độ nầy
thành Phật hiệu là
Pháp Minh. Các ông cũng nên
xưng tán Phú Lâu Na. Ta thường khen ông ấy là bậc nhất trong hạng người
thuyết pháp. Ông ấy
thâm nhập biển Phật
pháp, luôn làm
lợi ích cho tất cả người đồng
tu học đạo. Trừ
Đức Phật,
không ai có thể
biện bác ngôn luận như ông. Các ông chớ tưởng rằng
Phú
Lâu Na chỉ giúp ta
tuyên thuyết chánh pháp, mà ông ấy ở thời
quá khứ khoảng 90 ức
cõi Phật đều
hộ trì trợ tuyên
Phật pháp và đều được xưng là
đệ nhất
thuyết pháp. Vì thế các ông nên noi theo gương của
Phú Lâu Na.
Sự
vinh hạnh được
Đức Phật thọ ký cho
Phú Lâu Na thì còn hơn là đem mũ báu bằng
trân châu anh lạc đội cho Ngài. Từ đó
địa vị của
tôn giả là bậc
đạo sư trong
thiên hạ.
Phú Lâu Na tương lai
thành Phật, nhưng
cõi Phật của Ngài sẽ như thế nào?
Cõi
Phật của
Phú Lâu Na sẽ không còn
phân chia chủng tộc, không
phân biệt mạnh yếu, không oán thù, không có kẻ nghịch, không có trộm cướp giành giựt, xâm chiếm.
Mọi người tôn kính lẫn nhau và
ca ngợi lẫn nhau.
Lúc ấy
không còn gọi là
thế giới Ta Bà, mà là một cõi
thiện tịnh, giống như cõi
Tây phương Cực Lạc của Phật
A Di Đà vậy.
Lời Phật dạy hoàn toàn chân thật. Từ xưa tới nay, lời của Phật không hề
hư dối.
Phú Lâu Na
dùng
sự nghiệp thuyết pháp để
trang nghiêm cõi tịnh của mình và điều ấy là một khích lệ lớn lao đối với người đã vì Phật mà
tuyên hóa chân lý.
Chánh Pháp Là Pháp Thân PhậtThời gian như nước chảy vô tình và năm tháng theo
vô thường mà
luân lưu chuyển biến. Xuân hoa, thu nguyệt, hạ nóng, đông lạnh thì
ứng hóa thân của
Thế Tôn cũng theo
thời gian mà
biến đổi. Mặc dù
biết trước ba tháng trước khi
Đức Phật nhập diệt, nhưng
tôn giả Phú Lâu Na, vì hoằng dương
đạo pháp ở nước ngoài, nên khi
nghe tin Thế Tôn nhập diệt thì cũng không về kịp để thấy
Thế Tôn lần cuối.
Tôn giả cùng chư
đệ tử đều rất đổi bi ai và
vội vàng về thành
Câu Thi Na để thọ tang, nhưng khi về đến
nơi, thì
Kim thân của
Đức Thế Tôn đã được
trà tỳ.
Phú Lâu Na ngoài mối
thương tâm ấy, còn rất
quan tâm đến
giáo pháp của Phật. Thật vậy, chính
tôn giả biết rằng
giáo pháp chính là
pháp thân Phật.
Biết được
tôn giả Đại Ca Diếp cùng với 500 vị
A La Hán cùng nhau
kết tập kinh điển lần thứ nhất tại
núi Kỳ Xà Quật. Sáng sớm hôm sau,
Phú Lâu Na
vội đến
tham dự,
lúc ấy cuộc
kết tập đã gần xong. Thấy Ngài đến,
tôn giả Đại Ca Diếp rất
vui mừng nói:
- Tôn giả! Ngài đến rất
đúng lúc.
Chúng tôi kết tập giáo pháp của Phật gần xong, đang chờ
ý kiến của Ngài.
Phú Lâu Na lắng nghe tỷ mỷ phần
kết tập và đáp:
- Thưa
chư tôn giả! Các vị
kết tập giáo pháp như thế nầy khiến
mọi người
cảm phục. Về nội dung
toàn bộ tôi không có gì bàn bạc thêm, nhưng về phần
luật tạng có
liên hệ đến 8 pháp
ẩm thực mà quý vị đã ngăn cấm, tôi khó mà
đồng ý bởi vì điều ấy
trái với bản ý của Phật.
Hiện tại các vị cấm tám việc như: chứa
thức ăn trong phòng, nấu nước trong
tự viện, tự lấy
thức ăn, từ chỗ khác đem
thức ăn về, ăn các thứ trái cây và ăn những
vật thực sản từ hồ ao. Nếu cấm tám điều ấy thật là bất tiện cho các
nhà tu trong
tăng đoàn bởi vì gặp lúc lúa bắp khan hiếm, gặp thời đói khổ khi đi xin không được
thức ăn. Chính
Đức Phật cho phép tám việc trên.
Ngài
Đại Ca Diếp là vị
trưởng lão oai quyền trong
đại chúng. Từ trước
đến nay chưa ai dám đưa ra
ý kiến khác biệt với Ngài, tuy trong tâm họ có đôi chút
không vui mà ngoài mặt vẫn
thản nhiên như thường.
Phú Lâu Na cũng là vị
trưởng lão cao đức nên mới đưa ra điều nầy.
Đại Ca Diếp nghe xong, nghiêm túc đáp rằng:
- Điều đó đúng,
Đức Thế Tôn cho phép tám việc ấy, nhưng trong
hoàn cảnh đặc biệt mới
chấp thuận mà thôi.
Cả
hai
tôn giả đều
biện luận cho lý của mình,
rốt cuộc họ
không giải quyết được là nên cấm hay không.
Cuối cùng Phú Lâu Na đành nói:
- Đã không có
biện pháp khác thì từ đây tôi chỉ giữ
y theo những điều tự
thân nghe Phật nói và theo sự lãnh ngộ của tôi.
Phú Lâu Na nói xong lại
lên đường tiếp tục hành trình hoằng pháp.
Phú Lâu Na nhập diệt
ở đâu và lúc nào thì
kinh điển Phật giáo không có
tài liệu khảo cứu mà
chúng ta chỉ biết rằng sau khi
Đức Phật nhập diệt thì Ngài vẫn nhiệt tâm đi
giáo hóa khắp nơi. Ngài luôn luôn
lưu tâm đến
Phật pháp và lúc nào cũng vì
đại chúng mà mưu cầu
hạnh phúc. Trong cuộc kháng nghị với
tôn giả Đại Ca Diếp,
chúng ta thấy
Đại Ca Diếp luôn luôn giữ đúng
y pháp mà ngày nay được gọi là
bảo thủ còn
Phú Lâu Na thì đứng về
phương diện tự do, uyển chuyển
tùy theo hoàn cảnh mà thời nay
chúng ta gọi họ là người
cấp tiến. Sau cùng trong thời ma cường pháp nhược nầy,
chúng ta tìm đâu ra một
tinh thần và nhiệt tình hoằng hóa
lợi sinh như Ngài Phú Lâu Na?