Luật Nghiệp Quả Và Tướng Diện

24/03/201112:00 SA(Xem: 23953)
Luật Nghiệp Quả Và Tướng Diện

THANH TINH TÂM
Lê Sỹ Minh Tùng

Luật Nghiệp Quả và Tướng Diện

Trên thế gian nầy không một ai lại muốn mình xấu xí bao giờ, vì thế nếu có người sinh ra với dáng hình xinh đẹp thì hạnh phúc vui tươi còn kẻ khác có tướng mạo xấu xa thì lo âu buồn rầu. Thêm nữa, người có gương mặt khả ái thì dễ dàng thành công hơn trong vấn đề giao tế xã hội. Cũng vì tầm quan trọng về sắc đẹp nên hàng năm cộng đồng Việt Nam khắp mọi nơi thường tổ chức tuyển chọn hoa khôi để hãnh diện cho cộng đồng. Phái nữ thì thế còn phía nam phái thì cũng không khác biệt bao nhiêu, chúng ta thấy những tài tử nổi tiếng như Tom Cruise, Lý Tiểu Long, Trần Quang… thì người nào cũng thuộc hạng handsome boy cả.

Ngày Đức Phật còn tại thế, hoàng hậu Mallika có hỏi Đức Phật về nguyên nhân nào để được sanh ra đẹp xấu. Đức Phật trả lời rằng:” Người có tâm nhu hòa, nhẫn nhục sẽ được đẹp đẽ và kẻ có tâm sân hận sẽ chịu xấu xí”.

Theo quan niệm của Đức Phật thì nét đẹp được tạo nên từ một tâm lý đạo đức lúc nào cũng có giá trị hơn là chỉ có cái đẹp bên ngoài mà không có một giá trị đạo đức bên trong. Dựa theo Luật Nghiệp Quả thì chúng ta có thể gây ra nhiều nghiệp nhân khác nhau để cuối cùng nhận được một quả báo xinh đẹp. Nhưng sắc đẹp nầy chưa chắc là một nét đẹp chân thật, hiền hòa. Trong lịch sử nhân loại từ Đông qua Tây chúng ta thấy rất nhiều những người đàn bà tuyệt đẹp với nhiều thủ đoạn độc ác để chiếm đoạt quyền hành và gây sóng gió khắp nơi. Cái phước xinh đẹp được gây từ nhiều nhân tốt mà thiếu mất cái nhân đạo đức chân thật, vì vậy từ nơi cái phước xinh đẹp họ đạt được đỉnh vinh quang mà cũng gieo rắc đau khổ cho nhiều người khác.

Vì sự giả dối, tạm bợ và không bền chắc của sắc đẹp nên Đức Phật luôn luôn khuyên chúng sinh nên vun bồi cái đạo đức bên trong thì nó sẽ là nên móng căn bản cho sắc đẹp bên ngoài và đây mới chính thật là một sắc đẹp nhận hậu và bền vững.

Mỹ nhân trên thế gian nầy thì có đủ hạng. Có nét đẹp gây nên sự quý mến kính trọng trong sạch và cũng có nét đẹp gây nên sự ham muốn chiếm đoạt thấp hèn. Đôi khi chúng ta thấy có nét đẹp bày tỏ sự cao thượng từ tốn thì ngược lại cũng có nét đẹp lộ ra sự kiêu hãnh tự phụ. Có cô thì đẹp kín đáo và cũng có cô thì đẹp lẳng lơ. Phật dạy sở dĩ có sự khác nhau giữa các nét đẹp như thế bởi vì mỗi người đã gieo cho mình trong tiền kiếp những nghiệp nhân khác nhau. Nếu tự mình khéo gieo nhân, thì người ấy cũng có thể tạo cho mình một quả báo để có diện mạo đẹp đẽ về sau, nhưng nét đẹp đó không liên quan gì tới đạo đức. Do đó họ có thể là tuyệt thế mỹ nhân nhưng họ vẫn có thể là người ác. Gần đây nhiều bác sĩ tâm lý học đã đưa ra nhận xét là một người càng chú trọng tới việc trang điểm cá nhân nhiều chừng nào thì tâm địa càng hẹp hòi chừng ấy. Còn người đứng đắn là người chỉnh tề, vừa phải và không se xua chưng diện quá đáng. Sau cùng họ kết luận rằng một người có đôi mắt lẳng lơ cũng là người có tính tình độc ác hung dữ. Vì thế thói lẳng lơ hoa nguyệt với tính hung ác thường đi chung với nhau.

Đối với quan niệm của Đông phương thì chữ đẹp thường đi đôi với chữ duyên lý do là dầu cho người đó có đẹp cách mấy thì sắc đẹp đó chỉ có thể thu hút kẻ khác những lúc ban đầu nhưng không giữ được tình cảm lâu bền vì không có duyên. Chữ duyên nói lên cái gì ẩn dấu kín đáo bên trong mà làm cho người khác phải xiêu lòng vì thế người có duyên mới là người giữ được tình cảm tốt của người khác một cách bền bĩ lâu dài.

Người có duyên hiểu theo tinh thần đạo Phật là người đã từng kiên trì giữ giới hạnh, sắc son chung thủy với bạn đời, tín nghĩa với bạn bè, hiếu để với cha mẹ, trung hậu với chủ nhân và luôn cúng dường bố thí…Chính những cái phước duyên nầy đã kết tập để tạo cho họ một cái duyên ở đời sau làm cho mọi người quý mến họ mãi mãi. Do đó hầu hết các mệnh phụ phu nhân đều thuộc về hạng người có duyên nầy, còn các kỷ nữ thì phần lớn thuộc về loại đẹp mà vô duyên.

Nếu có những người tính tình hay thay đổi, lòng dạ không thủy chung, hiếu để chẳng tròn, chữ tín không giữ ngay cả phát tâm làm phước rồi bỏ cuộc nửa chừng sẽ cảm nhận quả báo vô duyênđời sau. Vì vậy dù sắc đẹp lộng lẫy đi chăng nữa, họ cũng chỉ chiếm đoạt được cảm tình của người khác trong thời gian ngắn mà thôi.

Cái duyên nó thường tiềm ẩn bên trong ánh mắt, làn da và phảng phất qua tiếng nói giọng cười vì vậy người vừa đẹp mà có duyên thì dĩ nhiên vừa được cảm tình của người mà còn được người quý mến.

Nói chung con người tạo nghiệp trong quá khứ thì hiện tại những chủng tử của nghiệp báo sẽ tác tạo cái hình dáng của người đó dựa theo những quả báo của họ. Chẳng hạn một người trong quá khứ từng làm nhiều điều phước thiện như bố thí, giúp đỡ người nghèo khổ, ban niềm vui hạnh phúc cho kẻ khác do đó khi qua kiếp nầy thì người đó sẽ trở thành một kẻ giàu sang sung sướng. Luật Ngiệp Báo không dừng lại ở đây mà còn an bài thêm cho họ một gương mặt vui tươi, bình tĩnh, miệng cười duyên dáng, dáng điệu khoan thai và sắc da tươi mát. Trong thế gian, các nhà xem tướng số đã căn cứ vào hình tướng và sắc diện để đánh giá cuộc đời của một người. Chẳng hạn như người có tai to thì đại thọ còn kẻ có tai dày là sung mãn về tài vật. Người có răng trong đẹp là phú quý còn kẻ có lông mày gần mắt là hẹp hòi. Kẻ có trán rộng là vinh hiển sớm còn người có mũi to đầy kín là tạo được sự nghiệp kết xù. Sự hiểu biếtchính xác của các nhà tướng số chẳng qua là khả năng nhìn kỹ vào sắc diện và thần tướng của con người mà thôi. Thí dụ nhà tướng số nói năm nay anh sẽ bị tai nạn, xui xẻo, nhưng nếu cố làm điều thiện có thể tai qua nạn khỏi. Khi trông thấy thân chủ có sắc diện bất thường, con người nóng nảy, mặt mày không nhân hậu thì trước sau cũng xảy ra tai họa mà thôi. Nhưng sau một năm mà không thấy chuyện gì xảy ra thì nhà tướng số nói nhờ tu phước nên tai họa biến mất. Như thế thì đàng nào nhà tướng số cũng nói đúng cả. Vì tướng mạo là biểu hiện của nghiệp do đó nếu nghiệp thay đổi thì tướng mạo chắc chắn sẽ đổi theo.


Ngày xưa có vị đại sư khi nhìn thấy những vầng đen trên trán của một đệ tử thì đoán rằng vận mệnh của người học trò nầy không thọ quá ba tháng nên cho phép người đệ tử được về quê thăm cha mẹ. Trên đường đi người đệ tử thấy một đàn kiến lớn sắp bị chết đuối ở bờ sông. Cậu ta bèn nhảy xuống sông dùng những khúc cây lớn để vớt từng nhóm kiến và sau đó đặt chúng lên bờ cho chạy đi. Sau khi về thăm và ở lại với cha mẹ ba tháng thì người đệ tử trở lại cửa thiền. Khi thấy người đệ tử còn sống trở về làm cho vị đại sư hết sức ngạc nhiên. Ngài quan sát tướng diện của cậu bé thì thấy những vầng đen trên trán đã biến mất không còn nữa và được thay bằng một làn da hồng hào tươi mát. Vị hòa thượng hỏi rõ ngọn ngành thì mới biết nghiệp thiện mà người đệ tử tạo ra đã cải đổi vận mệnh và thần tướng của người đệ tử nầy.

Một câu chuyện khác là có anh bán than nghèo khổ lang thang được thầy tướng số cho biết là tương lai sẽ chết đói vì có hai đường chỉ chạy xéo từ cằm lên mép miệng. Ngày kia anh bán than gặp một thiếu nữ đang ngồi khóc nức nở bên bờ giếng. Hỏi ra mới biết là cô đem vàng đi chuộc tội oan cho cha, nhưng chẳng may khi múc nước để uống thì cô đã đánh rơi túi vàng xuống giếng. Cô không dám xuống vì dưới giếng người ta nói có con rắn lớn rất hung dữ. Vì quá tuyệt vọng thiếu nữ muốn quyên sinh. Nghe xong anh bán than tự nghĩ trước sau mình cũng chết đói nên liều mạng leo xuống tìm được túi vàng cho cô gái. Nhờ đó gia đình thiếu nữ được phục hồi danh dựquyền thế.

Khi gặp lại, nhà tướng số rất đổi kinh ngạc nói với người bán than là tướng chết đói của ông ta đã biến mất mà thay vào đó là tướng công khanh phú quý rực rỡ huy hoàng.

Thật vậy, vì mang ơn cứu gia đình nên thiếu nữ đem anh bán than về dạy dỗ và kết nghĩa vợ chồng. Sau đó vì muốn tiến thân, cha thiếu nữ gởi gấm chàng bán than sang một người bạn khác để nhờ tiến cử. Trên bước đường tiến thân, anh bán than ghé vào thăm nhà tướng số cũ để tạ ơn. Nhưng vừa mới gặp, nhà tướng số lại bảo tướng chết đói lại hiện trở lại làm anh bán than tức giận bỏ đi.

Sau khi được làm quan, anh bán than đã đánh mất nhân cách, chỉ lo cưỡng bức các cô gái đẹp nên bị triều đình hạ lịnh bắt về kinh trị tội. Quá sợ hãi, anh trốn vào rừng rồi chết đói cạnh một tảng đá. Người vợ đau khổ tìm chồng trông thấy xác chết cũng gục chết theo.

Khi liều mình để cứu người khác là sự bố thí nội tài rộng lớn. Cái phước đức đó quá lớn đến nỗi chuyển hẳn tướng mạosố mệnh để giúp cho anh bán than được công danh vinh hiển. Nhưng rồi, tư cách tham dục đã phá vỡ phước cũ để cho nghiệp chết đói đủ cơ duyên xuất hiện trở lại.

Như vậy, tướng mạo tùy thuộc vào nghiệp chứ không cứng ngắc cố định. Nếu nghiệp thay đổi thì tướng mạo cũng đổi thay. Do đó hằng ngày nếu chúng ta luôn thực tập môn bố thí từ nội tài đến ngoại tài để cứu giúp mọi người thì chắc chắn tướng mạosố kiếp chúng ta sẽ thay đổi một cách tốt đẹp viên mãn.

Nếu nghiệp đã in dấu lên diện mạo của một người thì nghiệp cũng in dấu lên thời điểm ra đời của người đó. Dựa vào ngày giờ năm sinh của một người mà môn tử vi được xuất hiện. Thật vậy vào cuối đời nhà Đường bên Tàu có ông Trần Đoàn đã khám phá ra phương pháp lập một lá số tử vi dựa vào ngày giờ năm sinh của một người. Nhân lúc chạy loạn ông có gặp một ngườì đàn bà đang gánh hai đứa con nhỏ trong cái thúng. Thấy tướng diện khác thường của hai đứa bé, ông bèn hỏi về ngày và năm sinh của chúng để gieo một quẻ thì lá tử vi của chúng rơi vào mạng đế vương. Ông nói với mẹ của chúng là thằng bé sau nầy sẽ được làm vua và nếu được thế thì ông chỉ xin vùng núi Hoa Sơn nầy. Bà mẹ bán tín bán nghi nhưng cũng xé miếng vải đưa ông ta để làm tin. Quả thật về sau, hai đứa bé nầy tức là Triệu Công Dẩn và em là Triệu Công Nghĩa, trở thành vua và khởi nguyên cho nhà Tống.Y như lời nguyện, nhà vua phong tặng cho Trần Đoàn vùng núi Hoa Sơn và từ đó ông ta nổi tiếng với danh hiệu là Hi Di Lão Tổ. Có hơn 100 ngôi sao sắp xếp quanh 12 cung và sự phối hợp của các ngôi sao nói lên tính chất đặc biệt của mỗi cá nhân. Thí dụ nếu sao Thiên Quý đóng tại cung Sửu, Mùi thì người đó sẽ là anh hùng trong thiên hạ…Nhưng nếu nhìn kỹ lại thì tử vi chỉ chú trọng vào quả báo mà không để ý đến nghiệp nhân, bởi vì một khi quả báo hiện diện tức là nghiệp nhân đã có mặt rồi. Nếu lá số tử vi nói rằng người đó giàu sang thì có nghĩa là người nầy đã từng bố thí rất nhiều trong quá khứ. Còn nếu lá tử vi nói rằng anh kia sẽ gặp thất bại thì anh đó có tính xấu, hẹp hòi và ít kiên nhẫn. Thật ra ngày nay khoa tử vi không còn được xem là khoa học huyền bí nữa vì nó không thể giải thích từng trường hợp của mỗi người một cách suông sẻ và hợp lý. Thí dụ trên thế giới hiện giờ có trên 6 tỷ người, mà nếu dựa vào một ngày giờ năm sanh nhất định thì có được 512,000 lá số tử vi cho tất cả mọi người. Nếu sinh cùng giờ thìn, năm thìn thì có biết bao người trùng lá tử vi, nhưng có người thì sung sướng sao có kẻ lại khổ đau thì lá tử vi nầy đâu còn đúng được. Để giải thích sự sai lệch nầy, các nhà tử vi lý luận rằng ngoài ngày giờ năm sanh, lá tử vi còn tùy thuộc vào phước đức của họ và gia đình của họ. Thế thì nói đi nói lại thì mọi sự tiên đoán của tử vi cũng chỉ dựa vào Luật Nghiệp Quả của nhà Phật mà thôi.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 188948)
01/04/2012(Xem: 34453)
08/11/2018(Xem: 13373)
08/02/2015(Xem: 51499)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.