- Lời Nói Đầu
- Lời Người Biên Tập
- Tỏ Ngộ
- Hòa Thượng Nuôi Rận
- Hành Động Không Suy Nghĩ
- Bắn Phật
- Tại Sao Thiền Có Vẻ Khó
- Tâm Điên Đảo
- Tâm Cố Gắng Của Thiền Sư Cổ Phong
- Quán Ếch
- Ngón Cái Và Ngón Trỏ Của Thiền Sư Mãn Không
- Y Phục Nguyên Thủy
- Những Điều Tốt
- Phong Cách Tự Nhiên
- Bồ Tát Thu Phí
- Mũi Tên Thuốc Độc
- Những Nhà Sư Tu Hành Đặc biệt
- Sự Khởi Đầu của Thế Giới Này
- Tại Sao Chúng Ta Có Mặt Ở Đây?
- Sự Sai Lầm của Lục Tổ
- Phật Thật Ở Đâu?
- Bản Thể Thiên Chúa
- Con Chó Giết Chết Triệu Châu
- Không Chứng, Không Đắc
- Không Chứng, Không Đắc, (Phần hai)
- Thiền Toán
- Tôi Muốn Chết!
- Tạo Ra Sanh Tử
- Phép Lạ Thần Thông
- Thiên Chúa Là Gì?
- Thiền và Hòa bình Thế giới
- Giữ Tâm Chẳng Động
- Tại Sao Trời Xanh?
- Ai Tạo Ra Bạn ?
- Phá Thai
- Làm gì khi mê ngủ
- Thiền Xi-Nê
- Giết Chết Cây Cối
- Thiền Sư trong tình yêu
- Luận về Nghiệp
- Bạn Là Người Máy!
- Bản Thể Không Mạnh
- Chúng Sanh Không Thể Độ Tận
- Thiền, Chiêm Tinh và Nghiệp
- Thiền sư Sùng Sơn Nhớ Thầy
- Hành Động Phóng Khoáng của Các Bậc Thầy
- Tuệ Giác trong Thiền Ba Khóa Học về Thiền Toán
- Nhớ nhà
- Học hỏi từ Las Vegas
- Một Cảm Giác Đúng về Phương Hướng
- Đau Khổ Nhiều, Nguyện Lực Lớn
- Phụ nữ không thể Thành Phật!
- Thư Gửi Nhà Độc Tài
- Cuộc Đời Niên Thiếu Của Thiền Sư Sùng Sơn
Thiên Chúa Là Gì?
Một sinh viên nói với Thiền sư Sùng Sơn:
–Để có một mục đích chính xác, theo đức tin của Thiên Chúa giáo, thầy phải tin tưởng vào sự khác biệt giữa thiện và ác. Làm thế nào thầy có thể cho là mục đích tối hậu để tin vào Thiên Chúa cùng lúc với thực hành Thiền?
–Bạn có hiểu gì về Thiên Chúa không? Thiền sư hỏi.
Sinh viên nhìn xuống đáp:
–Dạ thưa không.
–Như vậy, bạn không hiểu. Bạn nói, "Thiên Chúa, Thiên Chúa.” Ngôn từ thật tuyệt, nhưng bạn không có ý tưởng rõ ràng, nhất là về thật nghĩa của ngôn từ này là gì! Thật hết sức thú vị."
Thiền sư tiếp tục, "Đôi khi tôi giảng dạy tại Gethsemani, một tu viện Trappist ở Kentucky. Đó là nơi mà Thomas Merton đã từng sống. Các tu sĩ trong nhà Dòng mời gọi chúng tôi trở lại mỗi năm để dẫn dắt những ngày tĩnh tâm và ban cho những cuộc Pháp thoại và tham vấn về Công án Thiền.
Họ tụng kinh theo phương thức của chúng tôi, và chúng tôi cũng cầu nguyện theo phong cách của họ. Sau đó chúng tôi cùng ngồi thiền, có những buổi tham vấn Công án, cùng dùng bữa ăn chung chính thức và những bài Pháp thoại cho nhau. Họ có một bản Thánh ca rất xưa cũ, nội dung như thế này:
“Thiên Chúa vốn thuần khiết rỗng không.
Được sáng tạo như hình thể:
Trở thành thực chất, sáng và tối.
Tịnh và động”.
( The God who is pure emptiness.
Is created as form:
Becoming substance, light and darkness.
The stillness and the storm.)
Thiên Chúa là đấng thuần khiết rỗng không, được tạo ra như hình thể. Vì vậy, Thiên Chúa vốn thuần khiết rỗng không. Sự thuần khiết rỗng không này là gì? Kinh Thánh nói: "Hãy tĩnh lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời." Làm thế nào để bạn trở thành tĩnh lặng? Đó là điểm rất quan trọng. Sự tĩnh lặng và thật rỗng không, có nghĩa là không có hình thể, không có lời nói hoặc chữ nghĩa. Vì vậy, nó đã có trước suy nghĩ phát sinh. Nếu bạn tĩnh lặng, sau đó bạn sẽ hiểu những gì là chân lý, những gì là tự do, những gì là bác ái, yêu thương trọn vẹn. Tình bác ái, yêu thương đó 'không có điều kiện.’ Khi bạn đang nắm giữ ý tưởng và tình huống của bạn, bạn không thể hiểu rõ tình yêu của Chúa. Bạn không thể hiểu được Thiên Chúa. Bạn không thể hiểu được sự bình đẳng, hoặc những gì là đúng và không đúng.
Tĩnh lặng có nghĩa là buông xuống tất cả: không tạo ra ý tưởng, điều kiện, hoặc tình huống của bạn. Ngay nơi đó, bạn trở nên tĩnh lặng, hoàn toàn thuần khiết, rỗng không, đó cũng là bản thể của Thiên Chúa. Sau đó, tâm bạn trong suốt như hư không; như một tấm gương sáng rõ: tất cả mọi thứ được phản ánh. Đỏ đến hiện đỏ; trắng đến hiện trắng. Một người nào đó vui, tôi cũng vui; một người nào đó buồn, tôi cũng buồn cho họ. Và có người khát, tôi cho nước; người nào đói, tôi biếu thức ăn. Đó là chân lý, là chức năng tuyệt vời của chân lý. Nhưng trước tiên bạn phải đạt được chân lý, nghĩa là không có phân biệt đúng hay sai, bạn hay thù, thân hay sơ... Bạn chỉ phản ánh thế giới này như một tấm gương, Được chứ? "
Thiền sinh nói:
–Con nghĩ rằng con hiểu những gì thầy đang khai thị ...
Thiền sư Sùng Sơn tiếp tục, “Chúa Giêsu nói: ‘Ta là Con đường, Chân lý và Sự sống.’ Điều đó có nghĩa là nếu bạn thấu đạt Chân lý, bạn có thể nhìn thấy khuôn mặt nguyên sơ của Thượng đế và của Chúa Jesus. Vì vậy, tôi hỏi bạn, Chân lý là gì?"
Thiền sinh nói:
–Vâng, thưa thầy, từ quan điểm Ki-tô giáo, con muốn ..."
–Đừng làm cho nó phức tạp. Thiền sư tiếp. "Tôi hỏi bạn một câu hỏi rất đơn giản: Chân lý là gì?"
–Dạ thưa, con không biết. Có lẽ thầy muốn con trả lời một cách dứt khoát không còn ngờ vực. Nhưng thực sự con không phải là một Phật tử.
–Ha ha ha! Thật là một cái tâm rất phức tạp! Bạn hãy cứ hỏi lại tôi, Chân lý là gì đi?
Sinh viên nói:
– Dạ được, Chân lý là gì?
Thiên sư đáp:
–Bức tường phía sau bạn là màu trắng. Tấm thảm này màu xanh. Hiểu không?
–Con nghĩ như vậy, nhưng ...
–Đừng tạo ra quá nhiều suy nghĩ, Được chứ? “Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời." Nó rất đơn giản: bức tường màu trắng: đó là chân lý. Tấm thảm màu xanh lá cây: đó là chân lý, là sự thật. Đó là thật trí (That is true wisdom); không có gì khó
khăn. Vì vậy, thực hành Thiền, là nhận ra Chân tánh của bạn, và ngay đó bạn sẽ sớm tỏ ngộ.