- Lời Nói Đầu
- Lời Người Biên Tập
- Tỏ Ngộ
- Hòa Thượng Nuôi Rận
- Hành Động Không Suy Nghĩ
- Bắn Phật
- Tại Sao Thiền Có Vẻ Khó
- Tâm Điên Đảo
- Tâm Cố Gắng Của Thiền Sư Cổ Phong
- Quán Ếch
- Ngón Cái Và Ngón Trỏ Của Thiền Sư Mãn Không
- Y Phục Nguyên Thủy
- Những Điều Tốt
- Phong Cách Tự Nhiên
- Bồ Tát Thu Phí
- Mũi Tên Thuốc Độc
- Những Nhà Sư Tu Hành Đặc biệt
- Sự Khởi Đầu của Thế Giới Này
- Tại Sao Chúng Ta Có Mặt Ở Đây?
- Sự Sai Lầm của Lục Tổ
- Phật Thật Ở Đâu?
- Bản Thể Thiên Chúa
- Con Chó Giết Chết Triệu Châu
- Không Chứng, Không Đắc
- Không Chứng, Không Đắc, (Phần hai)
- Thiền Toán
- Tôi Muốn Chết!
- Tạo Ra Sanh Tử
- Phép Lạ Thần Thông
- Thiên Chúa Là Gì?
- Thiền và Hòa bình Thế giới
- Giữ Tâm Chẳng Động
- Tại Sao Trời Xanh?
- Ai Tạo Ra Bạn ?
- Phá Thai
- Làm gì khi mê ngủ
- Thiền Xi-Nê
- Giết Chết Cây Cối
- Thiền Sư trong tình yêu
- Luận về Nghiệp
- Bạn Là Người Máy!
- Bản Thể Không Mạnh
- Chúng Sanh Không Thể Độ Tận
- Thiền, Chiêm Tinh và Nghiệp
- Thiền sư Sùng Sơn Nhớ Thầy
- Hành Động Phóng Khoáng của Các Bậc Thầy
- Tuệ Giác trong Thiền Ba Khóa Học về Thiền Toán
- Nhớ nhà
- Học hỏi từ Las Vegas
- Một Cảm Giác Đúng về Phương Hướng
- Đau Khổ Nhiều, Nguyện Lực Lớn
- Phụ nữ không thể Thành Phật!
- Thư Gửi Nhà Độc Tài
- Cuộc Đời Niên Thiếu Của Thiền Sư Sùng Sơn
Hành Động Phóng Khoáng của Các Bậc Thầy
Một ngày nọ, có học nhơn hỏi Thiền sư Sùng Sơn: "Một số Thiền sư có phong cách nghiêm minh đối với đệ tử. Và một số Thiền sư lại có phong cách tự do phóng khoáng hơn. Làm thế nào để chúng ta hiểu được điều này, hư thật ra sao? "
Thiền sư trả lời: "Trong Phật giáo Hàn Quốc, có hai loại Thiền sư. Chúng tôi đôi khi nghe những câu chuyện tuyệt vời về Thiền Sư Xuân Thành (Chung Soeng). Ông là một Thiền sư rất tự do phóng khoáng. Ông đã phá vỡ mọi phong cách truyền thống và phát ngôn những lời không được tao nhã, khi ông mấp máy môi thì tất cả những từ ngữ hôi tanh vụt ra, và có những hành động táo tợn, nhưng phải hiểu đây là sự thị hiện “Nghịch Hạnh” của ông để giảng dạy cho người khác.
Sự tự do phóng khoáng này không phải cho chính mình, hoặc cho cái Tôi–của Tôi–thuộc về Tôi của mình. Đôi khi những người khác thậm chí đã có ý nghĩ phê phán xấu xa về những gì ông nói hoặc làm là thiếu oai nghi đạo đức. Dần dần họ hiểu ông. Ông không quan tâm đến bất kỳ hành động nào, có nghĩa là ông không có cái Tôi–của Tôi–thuộc về Tôi. Tất cả mọi thứ mà ông làm chỉ là hành động phản ánh: hành động xấu hay tốt không quan trọng. Ông không cần quan tâm nếu ai đó cảm thấy tốt về nó hay không. Ông chỉ cố gắng. Tâm cố gắng, cố gắng, cố gắng này vượt trên tất cả những gì cho là quan trọng: không kiểm tra chính mình. Đây là phong cách độc đáo của vị Thiền sư này.
Sư Lão tổ (sư cố) của tôi, là Thiền sư Cảnh Hư cũng có phong cách như vậy. Ông là một nhà sư hoàn toàn tự do: ông đã có những hành động uống rượu và ăn thịt. Nhưng Sư tổ (Sư nội) của tôi, Thiền sư Mãn Không, không theo phong cách này. Ông luôn luôn nghiêm chỉnh, đúng đắn. Sau đó, Sư phụ của tôi là Thiền sư Cổ Phong, cũng là một nhà sư tự do phóng khoáng. Là một môn sinh thống thuộc của Thiền sư Mãn Không, Thiền sư Xuân Thành (Chung Soeng) là Sư huynh của Sư phụ tôi, và ông là Sư bác của tôi.
Như vậy, có hai loại Thiền sư: Tự do phóng khoáng theo kiểu Thiền sư Xuân Thành và phong cách đúng đắn của Thiền sư Mãn Không. Nếu bạn là một Thiền sư theo phong cách đúng đắn, bạn sẽ có một ngôi chùa thật to và nhiều đệ tử. Nhưng nếu bạn không quan tâm với tác phong đúng đắn, chỉ tu hành và giảng dạy theo phong cách tự do, tự tại, bạn thường không có chùa và không có đệ tử. Bạn là cánh chim bay.
Nếu những người đệ tử muốn có sự giáo hóa từ một bậc thầy như vậy để được tỏ ngộ, sau đó họ có thể đi theo phong cách của vị thầy đó. Chính vì lý do này mà Sư phụ của tôi đã không có đệ tử thực sự, và cũng chẳng giống như là Thiền sư Xuân Thành, người đã không muốn truyền Pháp cho bất cứ ai. Ông chỉ chắc lọc môn sinh và cho họ ra đi.
Có rất nhiều nhà sư lạm dụng phong cách này. Nhất là ngày nay, ở một số trung tâm Thiền, hoặc chùa viện có những Tăng ni biến tướng, uống rượu, ăn thịt, thậm chí còn quan hệ tình dục, có con cái, nhưng vẫn có chùa và nhiều đệ tử sống chung với họ. Làm như vậy không đúng với Chánh pháp. Nếu bạn dạy phong cách–tự do, phóng khoáng, điều đó không tốt để duy trì một trung tâm Thiền hoặc chùa viện. Tại sao? Bởi vì các đệ tử vào buổi đầu nhập môn, họ vẫn còn non lòng, trẻ dạ, thường noi theo hành động thân giáo của một vị thầy hoặc Thiền sư. Nó cũng giống như một em bé bắt chước làm theo cha mẹ chúng. Các đệ tử sẽ không làm theo lời dạy (khẩu giáo), hay Pháp môn của ông ta, mà chúng sẽ làm theo những gì ông đang hành động một cách tự do phóng khoáng mà chúng nhắm đến. Các đệ tử khi mới bắt đầu tu tập thì không thể tập trung năng lượng, nếu họ thấy thầy mình phá giới, uống rượu ăn thịt và tự do hành động phóng khoáng, thì sau đó họ sẽ nhận ý tưởng sai lầm trong sự tu tập. Rốt cuộc đời sống tu hành của họ bị chệch hướng, không tuân theo các phép tắc Thiền môn quy củ chính xác.
Do đó, loại hành vi biến tướng này được coi như những ông thầy cúng hoặc theo giáo phái Tân tăng của Nhật. Một tu sĩ theo phong cách như vậy thường cũng được nắm giữ một ngôi chùa và thu nhận đệ tử. Cho nên người học trò tự nhiên nhìn thấy hành động của ông thầy mỗi ngày và bắt chước làm theo. Như thế, điều này tạo ra một vấn đề; Quần chúng Phật tử lánh xa vì nó không đúng với Chánh pháp để dẫn người đệ tử đạt đến giải thoát, đem lại an vui cho đời mà họ đã đặt niềm tin vào Ba Ngôi Quý (Tam Bảo).
(Đó là nhược điểm của tình trạng Phật giáo Hàn Quốc thời bấy giờ đưa đến chỗ suy thoái, khiến cho ngoại đạo có dịp phỉ báng, đánh phá, thuyết phục nhân tâm cải đạo, tạo ra thế đứng trong xã hội và nắm lấy quyền lực chánh trị trong cả nước. Chúng ta cũng nên xem lại tình huống Phật Giáo nước nhà hiện nay để chấn chỉnh kịp thời. ND)
Nhưng tại Hàn Quốc, tình huống rất rõ ràng. Nếu bạn là một nhà sư tu Thiền theo phong cách tự do, mặc dù bạn đã tỏ ngộ, nhưng bạn sẽ không có chùa, và cũng không có đệ tử. Bạn khó lòng đào tạo bất kỳ môn sinh nào, bởi vì có những môn sinh, trước hết họ phải xin đăng ký đến tu ở ngôi chùa nơi thầy của họ trú trì. Vị thầy là nhà lãnh đạo tinh thần phải có giới đức, khi đã thâu nhận đệ tử thì dĩ nhiên hướng dẫn họ cách sống trong chùa. Tuy nhiên, một Thiền sư theo phong cách tự do, thực hành nghịch hạnh thì không có chùa riêng của mình, do đó, nó chỉ ra rằng ông không có đệ tử chân truyền. Nếu một môn sinh có mắt tinh nhuệ xuất hiện, sau đó ông sẽ kiểm tra tâm của môn sinh này, và khi nhận thấy họ tỏ ngộ, ông sẽ Ấn khả cho họ trong việc lưu truyền đèn Pháp mà thôi. Một nhà sư như vậy không có đệ tử hầu cận để kế thừa trú trì. Đây là phong cách Thiền đúng đắn.
Có một câu chuyện rất hay cho thấy sự phóng khoáng, tự do theo phong cách khôn ngoan này. Tất nhiên, đó là câu chuyện về Thiền sư Xuân Thành.
Vào một mùa an cư Kiết Đông tại chùa Nang Wol, chúng tăng đã thỉnh cầu Thiền sư Xuân Thành hướng dẫn họ thực hành Thiền trong ba tháng. Chùa thì rất nghèo và chư Tăng không có tiền. Thực phẩm lại thiếu thốn, ăn uống rất đạm bạc, kham khổ. Chùa nghèo đến nổi có khi Tăng chúng phải nhịn đói suốt mấy ngày liền giữa mùa đông băng giá, không có gì để ăn!
Mùa Đông năm đó rất lạnh, không có củi đốt sưởi ấm. Hơn nữa, thời bấy giờ ở Hàn Quốc đã có luật cấm đốn cây lấy gỗ rất nghiêm ngặt. Vì đã có nạn phá rừng trầm trọng trong suốt ba mươi lăm năm Nhật Bản chiếm đóng, và sau đó là chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên. Vì vậy, để thúc đẩy việc trồng rừng phủ lấp cảnh quan đất trống đồi núi trọc, khắp cả nước do hậu quả chiến tranh để lại, chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ việc tuân thủ pháp lệnh này. Những cây đã chết đứng hoặc ngã xuống mới cho phép thu hoạch, nhưng không có cây nào mới chết để có thể được đốn hoài. Đó là một nghiêm lệnh và vẫn đang thi hành tại một số khu vực trong nước kéo dài cho đến ngày nay.
Bấy giờ, Thiền sư Xuân Thành chỉ đến an cư ba tháng trong chùa. Tuy nhiên, ông đã nhìn thấy nỗi đau khổ của Tăng chúng dưới sự lãnh đạo của mình, đặc biệt là tiếp xúc với cái lạnh của mùa Đông băng giá mà không có gì sưởi ấm, khiến cho tim ông quặn thắt.
Một ngày nọ, ông không còn chịu đựng được nữa. Ông nghĩ: Ngôi chùa này đã tồn tại trải qua nhiều thế kỷ trong vùng núi non xa vắng xóm làng, bao quanh bởi cây rừng rậm rạp âm u. Tại sao các nhà sư không được phép đốn gỗ để sưởi ấm, dù chỉ cần chút ít? Vì vậy, khi nghe được thầy quản sự đã bí mật cho phép mỗi tuần đốn vài cây xuống, Thiền sư Xuân Thành cũng tán đồng, không ngăn cản.
Viên cảnh sát trưởng sở tại, khi nghe những âm thanh của cây đốn ngã gần đó, ông liền đến chùa hỏi sư trú trì:
–Ai chặt những cây này?
Tuy vậy, sư trú trì không muốn nói bất cứ điều gì, đặc biệt nó sẽ liên quan đến thầy quản sự, người được coi là nồng cốt trong chùa, chỉ làm công việc của mình nhằm phục vụ cho Tăng chúng.
Viên cảnh sát trưởng nói với giọng hằn học.
–Tôi hỏi ông một lần nữa, ai đốn những cây này?
Bất thình lình trong nhóm tu sĩ có người thốt lên:
–Vâng, chính tôi đã làm.
Sau một vài đối đáp, nhà sư đã nói với viên cảnh sát thật không tưởng tượng nỗi ở đây, ông đã thốt ra những lời khiếm nhã! Tất cả những cái đầu tròn cạo nhẵn quay lại, nhưng họ đã biết người phát ngôn đó không ai khác chính là Đại Thiền sư Xuân Thành! Khuôn mặt của cảnh sát lộ vẻ giận dữ:
–Ông ... Ông ... ! Tại sao ông dám làm như thế! Hãy đi theo tôi về trụ sở để làm việc!
Xuân Thành không nghĩ rằng ông là một Thiền sư đang lãnh đạo Tăng chúng trong khóa tu, nên khi ông được lệnh cảnh sát mời ra khỏi chùa, mọi người tỏ ra lo sợ như rắn mất đầu. Viên cảnh sát trưởng dẫn Sư đến đồn cảnh sát gần nhất, rồi lấy giấy bút để ghi chép lời khai của Sư liên quan về các cáo buộc đốn gỗ. Cảnh sát trưởng hắng giọng tuyên bố:
–Được rồi, bây giờ tôi hỏi ông. Sanh quán ông ở đâu?
Đôi mắt Thiền sư Xuân Thành sáng bừng lên, liền trả lời:
–Ở dương vật của cha tôi!
Viên cảnh sát la lớn:
–Cái gì ?! Ông có điên không? Ông nói cái gì?
Vào thời đó, nói chuyện với một viên cảnh sát như thế này rất là nguy hiểm, thậm chí coi như một trò trêu cợt sẽ bị tù rục xương. Nhưng Thiền sư Xuân Thành không nói đùa chút nào, khuôn mặt ông tỏ ra rất bình tĩnh và thanh thản tự nhiên. Với đôi mắt long lên, rực sáng như pha lê, cảnh sát trưởng nghĩ ông Sư này là một tu sĩ không được bình thường. Tuy nhiên, viên cảnh sát trưởng có thể cho là từ giọng điệu vừa thốt ra, ông sư này không phải là người địa phương, vì vậy ông hỏi xa hơn nữa:
–Vậy ông từ đâu đến?
Thiền sư đáp:
–Từ âm đạo của mẹ tôi!
–Đồ điên! Cảnh sát hét to, "Cút đi! Cút đi! "
Chính vì thế mà Thiền sư Xuân Thành được phóng thích trở về chùa an toàn. Sau đó, cảnh sát trưởng tìm hiểu sâu hơn, phát hiện ra rằng đây là một vị Thiền sư vĩ đại và rất nổi danh. Ông lập tức đến chùa tạ lỗi vì đã mắng Sư là đồ điên khùng.
Thiền sư Xuân Thành vừa nói vừa cười vui vẻ:
–Thôi được, Thôi được! Điên cũng chả sao. Trên thực tế, điên là tốt. Điên là đẹp! Bởi vì tôi đã đốn cây, cho nên bạn mới bắt tôi. Hành động của bạn thi hành pháp luật rất đúng. Ha ha ha!
Viên cảnh sát trưởng cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm, và cúi đầu chào từ giả Thiền sư Xuân Thành ba lần thật sâu.
Vì vậy phong cách của “lời nói khiếm nhã” và "hành động thiếu lịch sự" cũng hợp tình hợp lý, đó không phải là ngôn từ “cho–Tôi”. Vị Thiền sư vĩ đại đã sử dụng lời nói vô ngại để dạy một cái gì đó với viên cảnh sát: Cần phải tìm hiểu tại sao họ phạm pháp? Tùy trường hợp xử lý, nên cảm thông sâu sắc cho hoàn cảnh đời sống của dân chúng, mà không nên cố chấp vào luật định để ép buộc bắt tội người khác. Không phải ai cũng có thể thực hiện theo chức năng này, và chỉ ra sự thật trong phong cách thẳng thừng không có gì dối trá. Đối với Thiền sư Xuân Thành có thể làm chuyện ấy! Ông chỉ ra trực tiếp nơi sanh quán là điểm ban đầu ‘the original point.’ “Sanh quán ông ở đâu?”. Câu trả lời đúng không phải là Boston, hoặc Seoul hoặc Tokyo! Thiền là một phong cách chỉ thẳng trực tiếp khác nhau. Sanh quán ban đầu: “Từ dương vật của cha tôi”. Khi bạn bước vào thế giới này, nơi mà bạn từ đâu đến? “Từ âm đạo của mẹ tôi!”
Lời nói của Thiền sư Xuân Thành tuy không được tao nhã nhưng lại là một câu trả lời rất cao cấp, bởi vì đó là sự thật cho tất cả mọi người! Vậy mà người ta cứ cho nó là dơ bẫn, tục tiểu, thiếu văn hóa, trong khi chính con người sáng tạo ra những từ ngữ ấy và rất đam mê khoái lạc chúng. Đó là những gì ông đã dạy cho viên cảnh sát trưởng cũng như tất cả mọi người đi theo cùng một hướng đích: Thiền là Sự thật và Sự vật hiển bày ngay trước mắt. Ha ha ha!
Đây là lời nói và hành động của một Đại Thiền sư hoàn toàn tự do, tự tại, không chướng ngại.