07-(a)về Văn Học (1)

21/06/201112:00 SA(Xem: 5361)
07-(a)về Văn Học (1)


NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA ĐẠO PHẬT

CHO DÂN TỘC, DƯỚI TRIỀU LÝ (1010 - 1225)
Hòa Thượng. Thích Đức Nhuận




Về Văn Học - Trước khi tìm hiểu nền văn học đời Lý, thiết tưởng cũng nên nhìn lại hai thời Đinh - Lê xem thế đứng của Phật giáo lúc ấy đã có những ảnh hưởng gì để tự đó, chúng ta khả dĩ có một nhận định chính xác, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi viết trong Việt Nam Cổ Văn Học Sử:

"Đạo Phật truyền bá trong dân gian đã rộng. Một vài đạo viện vừa là chỗ tu hành vừa là nơi học tập, đã sản xuất được số đông nhà thơ, nhà văn, trong số đó có nhiều nhân tài ra giúp việc nội chính cũng như ngoại giao cho triều đình.

"Năm 971, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, lúc ban định chức tước cấp cho các quan cũng định luôn giai phẩm cho hàng tăng đạo có công giúp nước. Đứng đầu có chức Tăng thống trao cho Ngô Chân Lưu và ban hiệu là Đại sư Khuông Việt - Hiệu này có nghĩa: chống đỡ nước Việt - kể cũng đặc biệt, đủ biết vị Hoàng đế ở Hoa Lư rất chuộng Đạo Phật và cái công việc vạn thắng nhờ ở Đại sư khá nhiều.

"Nhà Lê kế chân nhà Đinh cũng ưu đãi tăng đồ, từng sai sứ qua Tàu thỉnh Cửu kinhĐại Tạng (1007). Vua Đại Hành còn dùng cha con Sư Mahà, người Chàm về dịch kinh sách bối diệp bên Tiểu thừa để truyền rộng Phật học, nhưng cũng không cạnh tranh nổi với môn phái hai nhánh Thiền tông của Vinitaruci và Vô Ngôn Thông.

Nói tóm lại, trong khoảng thế kỷ thứ X, cửa chùa đã đóng một vai trò quan trọng về văn học. cũng vì thế mà Đạo PhậtViệt Nam từ đó càng lắm tín đồ và được chính phủ vì nể" (Sđd trang 96, 97).

Qua những nhận định trên cho thấy: Đạo Phật thời Đinh - Lê đã có một địa vị vững chãi trong dân gian. Các ngài Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận đã chính thức công khai làm cố vấn chỉ đạo cho triều đình. Chỉ khác một điều là các ngài lúc nào cũng vẫn là nhà tu hành. Sự dấn thân "nhập thế hành đạo" của các ngài là hoàn toàn do lòng nhiệt thành vì đạo pháp, vì dân tộc thúc đẩy; trong lúc hoàn cảnh nước nhà vừa mới giành lại quyền độc lập. Rất có thể tước đó các ngài đã ngầm giúp mưu kế cho Vạn thắng vương Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân mà dựng nên nghiệp nhà Đinh. Cho nên ngay sau khi thành lập vương triều, định quan chức cho những người hữu công đối với Tổ quốc, đồng thời cũng để tỏ lòng tri ơn Phật giáo, vua đã tặng ngài tăng thống Ngô Chân Lưu làm Khuông Việt Đại sư.

. Để mở đầu cho một nền văn học dân tộc, về thể thơ, thì bài "từ" của Đại sư Ngô Chân Lưu viết thay vua Lê Đại Hành để tiễn sứ thần nhà Tống là Lý Giác lúc trở về Tàu dưới đây được coi là đóa hoa đầu mùa đã nở trong vườn thơ văn Việt Nam, thế kỷ thứ X.

Nguyên văn bài từ ấy như sau:

Trời quang, gió thuận, cánh buồm giương
Dõi theo sứ thần về cố hương

Ngàn trùng non nước vượt đại dương

Xa xôi hút dặm trường

Tình thắm thiết, xin nâng chén rượu lên đường

Cầm tay nhau, lòng vấn vương...

Nhờ đem ý nguyện người biên cương

Bày tỏ với thượng hoàng.

Tường quang, phong hảo, cẩm phàm trương.

Dao vọng thần tiên phục đế hương

Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lang

Cửu thiên qui lộ trường

Tình thảm thiết, đối ly thương

Phan luyết sứ tinh lang

Nguyện tương thâm ý vị biên cương

Phân minh tấu ngã hoàng1

Trong lời tựa tập sách toàn Việt Thi Lục, Lê Quí Đôn đã đưa ra những nhận xét về Tình hình sinh hoạt văn học dưới hai triều đại Lý - Trần:

". Nước Việt ta ngay từ buổi đầu dựng nước cũng đã văn minh không kém gì Trung Hoa. Bài từ của thời Tiền Lê tiễn sứ thần Lý Giác nhà Tống, lời lẽ bóng bẩy nõn nà, có thể vốc được. Đến các vua nhà Lý đều là những bậc giỏi chữ hay thơ, nhưng nay không biết tìm kiếm vào đâu, chỉ thấy sách Thiền Uyển Tập Anh còn chép được của vua Thái Tông hai bài, của vua Nhân Tông hai bài. Cho đến các vua nhà Trần cũng rất mến thích sáng tác thơ văn, mỗi vị đều có tập thơ riêng, nhưng đã rơi rụng mất mát nhiều, trong Việt Âm Thi Tập chỉ còn thấy độ vài ba chục bài. Nói chung thì hồn thơ Lý - Trần rất phóng khoáng, tình cảm cao siêu mà thanh nhã, phong vị phảng phất THIỀN NGỮ, nên đã tạo được tiếng vang ảnh hưởng sâu rộng đến chính sự và giáo hoá đương thời".

(Ngã bang triệu khải văn minh vô tốn Trung Hoa. Lê tiên hoàng tống Tống sứ Lý Giá nhất từ, uyển lệ khả cúc. Lý gia Thánh, Nhân nhị tông giai năng thư công thi, kim vô khả khảo. Thái Tông nhị thủ, Nhân Tông nhị thủ, cẩn kiến Thiền Uyển Tập Anh. Trần triều chư đế, tối ái đề thi, các hữu thi tập, tán lạc thất truyền, kiến ư Việt âm, cẩn sổ thập thủ, đại để thác hứng di khoáng, ký tình cao nhã, phong vị dật nhiên do tồn. Tuy thiền ngữ vi đa, diệc túc kiến đương thời chính giáo, thanh âm chỉ ngạnh khái.) (Sđd trang 22).

Nói về nền văn học đời Lý, khi nền văn học nước ta mới bắt đầu hình thành, những công trình sáng tác thơ văn của các thiền sư và văn, thi sĩ thời ấy, còn truyền lại đến nay, được ghi trong các sách Thiền Uyển Tập Anh 1; Việt Âm Thi Tập của Phan Phu Tiên; Toàn Việt Thi Lục và mục Nghệ Văn Chí trong bộ Đại Việt Thông Sử (hay Lê Triều Thông Sử) của lê Quí Đôn; mục Văn Tịch Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phán Huy Chú; và bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên v.v..

Các tuyển tập phú và tản văn thì phải kể đến một bộ sách quan trọng về thể phú: Quần Hiền Phú Tập của Hoàng Tụy Phu, và truyện tích có: Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp v.v.. Trên chặng đường phát triển một nền văn học dân tộc, ở đây, ta có thể hình dung được sự kết quả rực rỡ của nó, theo như lời nhà sử học Phán Huy Chú, mục Văn Tịch Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, thì: "Nước Việt ta được gọi là nước giữ lễ đã hơn nghìn năm. Sách vở thư tịch vốn ra đời từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước, đã đứng ngang hàng với Trung Hoa; mệnh lệnh, từ chương dần dần rõ rệt.

Đến Lý, Trần nối trị, văn vật mở mang; về thẩm định thì có những sách điển chương, điều luật; về tiếp nối, văn nhã rỡ ràng. Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng. Trứ tác mỗi ngày một nhiều. Nếu chẳng phải trải qua cướp bóc, đốt phá mà hóa tro tàn, thì hẳn là trâu kéo đến tót mồ hôi, chứa đầy đến tận xà nhà".1.
tiến sĩ Hoàng Đức Lương, người biên soạn Trích Diễm Thi Tập năm 1497, trong lời đề tựa sách đó, đã than vãn: ". Còn như thơ các đời Lý - Trần thì không có căn cứ nào để khảo sát, đính chính. Một đôi khi có nhặt được dăm chữ nửa câu ở nơi chỗ "giấy rách vách nát" thì vỗ sách mà than thở, có ý thầm đổ lỗi cho các bậc học thức tài danh đương thời. Thán ôi! Há có một nước văn hiến, dựng nước đã mấy nghìn năm, thế mà không có lấy một chút sách vở gì làm bằng, chẳng cũng đáng đau xót lắm thay!

Rồi ông kể tiếp: "Thế mà tất cả những gì thu nhập được cũng chỉ là một hai trong trăm ngà phần. Bèn chọn lọc rộng thêm ở những trứ tác của các vị đang tại triều, nhặt lấy những gì tinh tuý nhất, rồi sắp xếp, phân loại thành các thiên, được sáu quyển, đặt tên là Trích Diễm.

Vả chăng, việc phẩm bình, cân nhắc, văn chương mà có chút ý vị, là ở chỗ, cốt sao các thơ văn được truyền bá rộng ra, ngõ hầu tránh được lời chỉ trích của người sau đối với hiện nay, như chúng ta hiện nay đã chỉ trích người xưa vậy.(1)

Thật đáng tiếc! Cả một nền văn học rực rỡ như thế, sau khi nước ta bị nhà Minh cai trị (1407 - 1427), bao nhiêu sách vở của người mình trứ tác, chúng thu nhặt đốt sạch biến thành tro than.2

Mãi tới năm 1901, trường Viễn Đông Bác cổ (Eùcole Francaise d'Extrême Orient), thành lập tại Hà Nội mới bắt đầu xúc tiến việc sưu tầm và bảo tồn những si sản văn hóa quốc gia còn sót lại, từ cuối đời Trần - Hồ đến hết thế kỷ XV, gồm các thể loại: thơ, văn, truyện tích, bi ký v.v... Nhưng còn kho tàng kinh sách Đạo Phật Việt thì sao?

Chúng tôi tìm tòi trong các sách đã dẫn, và nhất là cuốn Thơ Văn Lý Trần, đã giúp chúng tôi rất nhiều bản văn quí giá để viết mục này.

Những tác phầm văn học Phật giáo đời Lý gồm có:

* Về Thơ:

- Ngộ Đạo Ca Thi Tập của Khánh Hỷ.

- Viên Thông Tập của Viên Thông. Cuốn này có tới một ngàn bài thơ.

* Về Trứ Tác:

- Bồ Tát Hiệu Sám Hối Văn của Pháp Thuận

- Dược Sư Thập Nhị nguyện Văn của Viên Chiếu.

- Tán Viên Giác Kinh của Viên Chiếu.

- Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng của Viên Chiếu.

- Tham Đồ Hiển Quyết của Viên Chiếu.

- Chư Phật Tích Duyên Sự, 30 chương, của Viên Thông.

- Tăng Già Tạp Lục, 50 chương, của Viên Thông.

- Pháp Sự Trai Nghi của Huệ Sinh.

- Chư Đạo Tràng Khánh Tán Văn của Huệ Sinh.

- Nam Tông Tự Tháp Đồ của Thường Chiếu. (Do trạng nguyên Lương Thế Vinh viết tựa).

Tất cả sách kể trên đều đã bị thất lạc. Riêng cuốn Tham Đồ Hiển Quyết của thiền sư Viên Chiếu thì có lẽ được trích một đoạn trong sách Thiền Uyển Tập anh mà ta có hiện nay1

* Về Minh và Bia:

  • ·Bài minh khắc vào quả chuông chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích (Nhất Thống Chí chép là chùa Vạn Phúc) ở núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, do vua Lý Thánh Tông (1054-1072) xây dựng, thiền sư Huệ Hưng viết bài minh, đề năm Nguyên Hóa thứ 9, triều nhà Lý2.
  • ·Bài minh khắc vào bia tháp Hội Thánh, núi Lăng Già3 do Pháp sư Lê Kim soạn, dựng năm Hội Phong thứ 9.
  • ·Văn bia chùa Báo Ân, núi An Thạch, trấn Thanh Hóa, do Chu Văn Thường soạn, dựng năm Hội Phong thứ 9 (1100).
  • ·Văn bia chùa Bảo Ninh, Sùng Phúc (hiện nay bia nằm ở chân núi Đan Hàn, tỉnh Tuyên Quang) do Lý Thừa Ân soạn, dựng năm Long Phù Nguyên Hóa thứ 7 (1107).
  • ·Văn bia chùa Diên Phúc, thôn Cổ Việt (?), do nguyễn Công Diễm soạn, dựng năm Hội Tường Đại Khánh thứ 4 (1113).
  • ·Văn bia chùa Sùng nghiêm Diên Khánh, quận Cửu Chân (Thanh Hoá), do đại sư Hải Chiếu (Pháp Bảo) soạn, dựng năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118).
  • ·Văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, núi Long Đội (thuộc huyện Duy Liên), do Nguyễn Công Bật soạn, dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121).
  • ·Văn bia chùa Viên Quang, huyện Giao Thủy, lộ Thiên Trường, do sư Dĩnh Đạt soạn, dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (1122).
  • ·Văn bia chùa Hương nghiêm, núi Càn Ni (Thanh Hoá), dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 (1125) (Khuyết danh).
  • ·Văn bia chùa Linh Xứng, núi Ngưỡng Sơn, xã Ngọ Xá, huyện Vĩnh Phúc, tỉnh Thanh Hóa, do thiền sư Pháp Bảo soạn, dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (1127).
  • ·Bài ký chùa Báo Ân, ở xã Tháp Miếu, tổng Bạch Trĩ, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên, do Ngụy TưHiền soạn, dựng năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 (1209)*

Nền văn học đời Lý có thể chia ra các thể:

1-Thi ca: - Thơ sấm truyền.

-Thơ Đạo lý (hay tâm linh).

2-Tản Văn: Chiếu, biểu, bia, ký.

3-Truyện Tích:Sử truyện, văn ngữ lục, di ngôn của các thiền sư.

 

Đến đây, ta thử xét hai quan niệm của văn chương đời Lý:

1/Vũ trụ

2/ Nhân sinh.

Thơ văn đời Lý chịu ảnh hưởng sâu xa của nguồn giáo lý đại thừa Phật giáo, nhất là về Thiền tôngMật tông, nên "huyền diệu, thần bí lạ lùng!"

Chúng ta thử rút tỉa một vào bài làm tiêu biểu chứng minh cho hồn thơ vừa siêu thoát vừa hiện thực về quan niệm vũ trụ nhân sinh của đời Lý.

Khoảng những năm Thiên Thành Thông Thụy (1034-1036); vua Lý Thái Tông có lần đến thăm chùa Thiên Phúc, đã cùng các bậc kỳ túc bốn phương tham cứu về những yếu chỉ Đạo Phật. Vua nói: "Bàn về nguồn gốc cái tâm của Phật Tổ thì các thánh hiền đời xưa còn chưa khỏi bị chê bai, huống chi những kẻ hậu học. Nay ta muốn cùng các vị trưởng lão trình bày sơ lược ý nghĩ của mình, mỗi người hãy thuật một câu kệ xem ý tứ thế nào?"1

Mọi người còn đang suy nghĩ, vua đã làm xong bài kệ:

Bát nhã thực không tông
Người không, ta cũng không

Ba đời các đức Phật

Thể "Pháp tính" chung đồng.

(Bát nhã chân vô tông

Nhân không ngã diệc không

Quá, hiện, vị lai Phật

Pháp tính bản lai đồng).

Đứng về Bản thể luận thì Phật (hay bản thể của vũ trụ vạn hữu) là thể tuyệt đối duy nhất, trong sáng, tự tại, tròn đầy, không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt, không bị không gianthời gianđộng lực làm ngăn ngại mà (nó) chu biến khắp pháp giới bao la. Nhưng dời sang Hiện tượng giới, khi vạn hữu đã hình thành, từ một mảy lân hư trần đến trăng, sao, sông, núi, cây cỏ, người và vật, đều mang trong tự thể cái tính dời đổi: vô ngã, vô thường, có, không, còn, mất. Như vậy, cho ta thấy, Bản thể Tuyệt Đối được mệnh danh là Tâm hay Chân Như.

Nói theo Thiền ngữ thì:

"Bát nhã thực không tông

người không, ta cũng không

Ba đời các Đức Phật

Thể "Pháp tính" chung đồng"

Nên giữa Phật (người giác ngộ) và chúng sinh (người chưa giác ngộ) không còn biên giới cách ngăn nữa; ta và người đã hòa chung trong một Nguồn Sống (Pháp tính bản lai đồng) trong sáng, tự tại, tròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao la.

Cũng trong dịp gặp gỡ này, thiền sư Huệ Sinh đã trả lời vua Lý Thái Tông bằng một bài kệ mang tính cách triết lý "Bất Nhị" vượt lên trên cả lẽ Có và Không:

Pháp cũng như không pháp
Không có cũng không không

Nếu biết được lẽ đó

Chúng sinh, Phật vốn đồng.

Trăng Lăng Già1in bóng

Thuyền đậu bến chân không

Biết không, không là có

Định tuệ chiếu vô cùng.

 

(Pháp bản như vô pháp

phi hữu diệc phi không

nhược thân tri thử pháp

Chúng sinh dữ Phật đồng

Tịch tịch Lăng Già nguyệt

Không không độ hải chu

Tri không, không giác hữu

Tam muội nhậm không chu)

 

Lời thơ đẹp như châm ngôn. Khí thơ chuyển động như những nhịp thở của trái tim. Hồn thơ phiêu dật như có thần lực làm thức tỉnh chúng sinh hãy quay về với bản tính trong sáng saün có của mình.

Ngôn ngữsự thể hiện của tư tưởng, các thiền sư đời Lý quen sống với tư tưởng nên họ nhìn vũ trụ nhân sinh quan bằng quan niệm: Có, Không: "Hữu hình cũng là một với cái vô hình và ngược lại, cái vô hình cũng có thể diễn đạt bằng cái nhìn hữu hình".

Có thì có tự mảy may
Không thì cả vũ trụ này cũng không

Vầng trăng vằng vặc in sông

Chắc chi là có, không không mơ màng2

Thiền sư Đạo Hạnh

Cảm sống hết cái triết lý Bất Nhị, các thiền sư đời Lý nhìn thấy đâu cũng là Chân Như2.

Thi ca đời Lý, có thể nói, là thứ ngôn ngữ siêu ngôn ngữ, triết lý siêu triết lý, có khả năng rút tất cả thế giới vào một vài chữ (Có - Không) bằng một ý niệm (idée) mà vẫn diễn đạt được hết mọi lẽ sinh hóa của vũ trụ vạn hữu.

Một ánh nắng, một bông hoa nở, một áng mây, một giọt sương rơi đều mang một ý nghĩa mật ẩn sâu xa; tất cả. chỉ là hình ảnh của Tâm hay Chân Như biến hiện và sự sống từ đó tràn lan bất tận vô thủy vô chung.

Phụ chú: Dưới đây chúng tôi xin trích một số ít bài thơ và văn bia của các vị thiền sư đời Lý để chúng ta suy ngẫm về những thiền ngữ đã có "ảnh hưởng sâu trong chính sự và giáo hóa đương thời".

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.