Bilingual. 122. From the Deputy Regional Planning Adviser of the Bureau of Far Eastern Affairs (Mendenhall). I found a virtually complete breakdown of the civil government in Saigon following the events of August 20, 1963.

30/12/20235:07 SA(Xem: 1349)
Bilingual. 122. From the Deputy Regional Planning Adviser of the Bureau of Far Eastern Affairs (Mendenhall). I found a virtually complete breakdown of the civil government in Saigon following the events of August 20, 1963.

blank
Bilingual. 122. From the Deputy Regional Planning Adviser of the Bureau of Far Eastern Affairs (Mendenhall). I found a virtually complete breakdown of the civil government in Saigon following the events of August 20, 1963. The Embassy has reported that Thuan, Secretary of State for the Presidency and Assistant Secretary of State for National Defense, felt useless, and that he stated he found Thanh, Secretary of State for National Economy, reading a detective story during office hours since the Ministry was not functioning. At a USOM meeting I attended, it was indicated that the Ministry of Rural Affairs was likewise not functioning. Dean Vu Quoc Thuc also told me he had offered his resignation as Dean of the Saigon University Law School. Saigon was heavy with an atmosphere of fear and hate. Many high officials are not sleeping at home because of their fear of arrest. The arrest of hundreds of students has had enormous effect on many officials, both civilian and military, because these are their children or nephews or nieces. The war against the Viet Cong has clearly receded to a secondary status for the people of Saigon. As my Vietnamese contact indicated, their first concern is now their “war” with the regime itself. As an example of GVN “conciliatory” measures toward the Buddhists, I was told that provincial bonzes had been released from prison and told to return to their provinces, but their identification papers were retained by the Government. Then on departure from Saigon they were arrested as Viet Cong because of their lack of identity papers. Colonel Hoang Van Lac, Special Commissioner for Strategic Hamlets, expressed the view that the war would be lost by 1965 if the GVN is not changed. If Nhu remains in Viet-Nam, thus retaining his power, the choice for the Vietnamese people will be between Diem-Nhu and the Viet Cong. The evidence indicates that, with this choice, the people will move in gradually growing numbers toward the Viet Cong. That Nhu be removed from Viet-Nam, and that the U.S. take whatever action is necessary for this purpose. Vietnamese retort that the U.S. put the Ngo family into power and gave it all the arms it possesses, which are now being used against the people, not the Communists. The U.S. can thus not escape responsibility whether it acts or fails to act. A refusal to act would be just as much interference in Viet-Nam’s affairs as acting.// Từ Phó Cố vấn Quy hoạch Khu vực Cục Viễn Đông (Joseph Mendenhall). Tôi nhận thấy chính quyền dân sự ở Sài Gòn gần như đã sụp đổ hoàn toàn sau sự kiện ngày 20/8/1963. Đại sứ quán đã báo cáo rằng Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng Thống cho Tổng Thống Diệm và là Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao về Quốc phòng, cảm thấy mình vô dụng, và Thuần đã tuyên bố rằng Thuần bắt gặp Thanh, Bộ trưởng Kinh tế Quốc dân, đang đọc truyện trinh thám trong giờ hành chính vì Bộ [Kinh tế Quốc dân] không hoạt động. Tại cuộc họp USOM mà tôi tham dự, người ta cho biết Bộ Nông thôn cũng không hoạt động. Viện Trưởng Đại Học Luật Vũ Quốc Thúc cũng cho tôi biết ông đã xin từ chức. Sài Gòn nặng trĩu bầu không khí sợ hãi và căm ghét. Nhiều quan chức cấp cao không ngủ ở nhà vì sợ bị bắt. Việc bắt giữ hàng trăm sinh viên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều quan chức, cả dân sự lẫn quân sự, vì đây là con hoặc cháu trai, cháu gái của họ. Cuộc chiến chống VC rõ ràng đã lùi xuống vị thế thứ yếu đối với người dân Sài Gòn. Như người liên hệ Việt Nam của tôi đã chỉ ra, mối quan tâm đầu tiên của họ bây giờ là “cuộc chiến” với chính chế độ này. Lấy ví dụ về biện pháp “hòa giải” của Chính phủ VN đối với Phật tử, tôi được biết các tăng sĩ cấp tỉnh đã được ra tù và được yêu cầu trở về tỉnh, nhưng giấy tờ tùy thân của họ vẫn bị Chính phủ giữ lại. Sau đó, khi rời Sài Gòn họ bị bắt và quy chụp là Việt Cộng vì không có giấy tờ tùy thân. Đại tá Hoàng Văn Lạc, Đặc ủy Ấp Chiến lược, bày tỏ quan điểm rằng chiến tranh sẽ thảm bại vào năm 1965 nếu Chính phủ VN không thay đổi. Nếu Nhu ở lại Việt Nam, như thế Nhu giữ được quyền lực, sự lựa chọn của người dân VN sẽ là giữa Diệm-Nhu và VC. Bằng chứng cho thấy rằng, với sự lựa chọn này, người dân sẽ dần dần nghiêng theo VC. Rằng Nhu phải bị loại ra khỏi Việt Nam, và Hoa Kỳ sẽ thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết cho mục đích này. Người dân VN trả lời rằng Mỹ đã đưa gia tộc nhà Ngô lên nắm quyền và trao cho họ Ngô tất cả vũ khí mà họ có, hiện đang được sử dụng để chống lại nhân dân, chứ không phải chống lại CS. Do đó, Hoa Kỳ không thể trốn tránh trách nhiệm dù hành động hay không hành động. Từ chối hành động cũng sẽ là can thiệp vào nội bộ của VN nhiều như hành động vậy.

 

the Department of State 2122. Memorandum From the Deputy Regional Planning Adviser of the Bureau of Far Eastern Affairs (Mendenhall) to the Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs (Hilsman)1

 

Washington, September 17, 1963.

REPORT OF VISIT TO VIET-NAM, SEPTEMBER 6-10, 1963

Purpose and Itinerary

On September 6, 1963, I departed Washington, D.C., at your instruction and pursuant to a decision reached that day at the White House, to visit Viet-Nam and report back promptly on the situation in that country. This report supplements and completes the telegrams I sent (Saigon’s 453, September 9, 19632 and Department’s telegram [Page 244]375 to Saigon, September 10, 19633), and the oral reports I made on my return on September 10, 1963.

I arrived in Saigon at 6:00 a.m., September 8, and spent a few hours in consultation with Mr. Trueheart (the DCM) and other Embassy officers and attended a meeting with Ambassador Lodge, Trueheart, General Harkins (CG, MACV), General Meede (Chief of Staff, MACV), General Krulak (who had a similar mission on behalf of DOD as mine) and Colonel Dunn (Assistant to Ambassador Lodge).

At 10:30 a.m. I departed for Hue, and proceeded from there to Da Nang and Nha Trang. I talked with as many knowledgeable people as I could at these points, and returned to Saigon shortly after noon on September 9. I spent the remainder of that day consulting with American and Vietnamese officials, talked again with Ambassador Lodge, and left Saigon at 8:30 p.m. September 9.

Situation in Viet-Nam

1. Saigon. I found a virtually complete breakdown of the civil government in Saigon following the events of August 20, 1963. The Embassy has reported that Thuan, Secretary of State for the Presidency and Assistant Secretary of State for National Defense, felt useless, and that he stated he found Thanh, Secretary of State for National Economy, reading a detective story during office hours since the Ministry was not functioning. At a USOM meeting I attended, it was indicated that the Ministry of Rural Affairs was likewise not functioning. The USOM Director stated that Vietnamese officials in general did not want him to visit their offices because of their fear of the consequences of being seen with Americans. He added that in one case when he did visit a Vietnamese official in his office, that official looked under all the objects in his office for hidden microphones before he began to talk. Dean Vu Quoc Thuc also told me he had offered his resignation as Dean of the Saigon University Law School.

Saigon was heavy with an atmosphere of fear and hate. Fear is more prevalent than it was in October, 1961, when General Taylor and Mr. Rostow visited Viet-Nam on a special Presidential mission. Then the fear had been created by Viet Cong advances; this time, however, it arises from the reign of terror conducted by the Government itself. Many high officials are not sleeping at home because of their fear of arrest. I was warned immediately on arrival that I must be [Page 245]extremely careful about contacting Vietnamese friends because this might compromise them with the regime. My actual contacts were arranged circumspectly, and my friends’ first remarks when I saw them were to the effect how greatly the situation had worsened since my departure from Viet-Nam a year ago.

The arrest of hundreds of students has had enormous effect on many officials, both civilian and military, because these are their children or nephews or nieces. Not only is this reflected in the attitude of bitter dislike displayed by officials toward the Government, but the Government’s repression has also absorbed the attention of many officials in attempting to protect their children or negotiate with the police for their release.

The war against the Viet Cong has clearly receded to a secondary status for the people of Saigon. As my Vietnamese contact indicated, their first concern is now their “war” with the regime itself.

Dean Thuc brought up with me the explosive danger of a religious war between Buddhists and Catholics which could be sparked by continued GVN repression of the Buddhists. As an example of GVN “conciliatory” measures toward the Buddhists, I was told that provincial bonzes had been released from prison and told to return to their provinces, but their identification papers were retained by the Government. Then on departure from Saigon they were arrested as Viet Cong because of their lack of identity papers. Word of this quickly spread through Saigon, with the result that a number of provincial bonzes have taken refuge in various homes in Saigon, including those of army officers.

Nhu is held clearly responsible by the people of Saigon for repression by the Government—he is the focal point of their bitterness and hate. Diem has become increasingly identified with Nhu as responsible for these measures, but this probably does not represent a majority view except among the students.

Increasing reports are being received that students are talking of moving over to the Viet Cong because of oppression by the Government. Also significant in this connection was Dean Thuc’s equating of the dangers from the Government and the Viet Cong.

2. Mekong Delta Provinces (South of Saigon). Because of lack of time I did not visit this area. In any case, the Buddhist problem has had no impact there, apparently because of the easy-going attitude of the Southerners on all matters, including religion.

I discussed the security situation in this area with the DCM who said that while there has been some improvement in road security, the incident rate continues to be very high. He also said that the number of armed Viet Cong is about 25,000 in the country as a whole. He [Page 246]described the strategic hamlet program in the Delta as a mess, largely because of lack of coordination between the military and civilian authorities.

I had also intended to call on Colonel Hoang Van Lac, Special Commissioner for Strategic Hamlets, to get his assessment of the situation since his detached, experienced judgment is valuable. I found, however, that his views had just been obtained by Rufus Phillips of USOM. Lac confirmed the disorganized state of the strategic hamlet program in most of the Delta provinces, and expressed the view that the war would be lost by 1965 if the GVN is not changed.

3. Provinces Just North of Saigon. I was informed by the Embassy Political Officer in charge of internal affairs that security has much improved in the Zone D area where Viet Cong installations have been broken up and the area is now being cries-crossed by roads. However, the Viet Cong have largely moved over from Zone D to the Duong Minh Chu region in northern Tay Ninh province.

4. Central Plateau Provinces. Bad weather for flying, plus lack of time, prevented a visit to this area. Since there are so few Vietnamese in this region, there has, in any case, been no particular impact of the Buddhist problem here.

In this area there has been substantial improvement in security over the past year which is in important measure attributable to the programs carried out with the Montagnards. Recent deterioration (presumably only temporary) has occurred in Darlac Province where a new province chief, in a literal application of strategic hamlet orders from Saigon, has tried to recover part of the arms issued to certain Montagnard villagers, and thus stirred up resentments. (This is a typical provincial application, without judgment or discrimination, of orders emanating from Nhu and/or Diem, and is prompted by the provincial official’s fear of the consequences if he fails to obey orders completely.)

I was also informed [less than 1 1ine not declassified] that the Special Forces border guards recently installed in areas close to the Laos border have found many more Viet Cong in those areas than was previously thought to be the case. It is impossible to state, however, whether this represents an increase in Viet Cong in these areas since there is no real previous base for comparison.

5. Central Coastal Provinces. I concentrated most of my brief stay in Viet-Nam in this area, visiting Hue, Da Nang and Nha Trang. This is the region (together with Saigon) where the Buddhist problem has been most acute and has had the greatest impact.

I got a very good feel for the four northern provinces of Quang Tri, Thua Thien, Quang Nam and Quang Tin. I found Hue and Da Nang cities of fear and hate, just like Saigon. The civil bureaucracy in those cities, as well as the regional civil service with its headquarters in [Page 247]Hue, is riddled with bitter discontent over the Government’s repression. Students, civil servants and young officers in the Hue area are reported to feel increasingly that they may as well move over to the Viet Cong since the only reign of terror they know has been that of the GVN.

Province chiefs in these four provinces, on the other hand, are loyal to the Government-not surprisingly since that appears to be the first criterion for selection. District chiefs, to the extent their views were known, are also considered loyal with one exception.

The armed forces in these four provinces presented a mixed picture. [less than 1 1ine not declassified] appears by his conduct completely loyal. (One report I received was that he has been bought by the Government for 2 million plasters. This could not be confirmed, but my source stated Tri had plenty of cash, including dollars.) The Corps G-2 and G-3 were described as strongly condemnatory of the GVN’s repression of the Buddhists. Their future was uncertain following the removal of General Nghiem as Corps Commander because of his Buddhist sympathies.

I was told that considerable dissatisfaction exists among lower-ranking officers for political reasons, but the extent of this discontent is not clear (partly because of limitations under which U.S. military officers appear to operate in their relations with Vietnamese officers on political and civilian matters). In any case, it is evident that the armed forces continue to function as a disciplined force under current circumstances.

The political dissatisfaction of both civilian and military officials is vented almost completely on Nhu. Diem appears largely to escape the same opprobrium.

Security in Quang Tin is deteriorating—August, 1963, was the worst month since November, 1962. This province was described as generally poor from a security standpoint. (This incidentally is a province where the province chief was unanimously described to me as incompetent, but as one who owed his job to his loyalty to the Government.) In Quang Nam, where the Viet Cong had been gradually pushed back from coastal areas over the past months, there is recent evidence of a reversal of this trend (e.g., the nightly appearance of Viet Cong about 1000 meters from the Special Forces training camp located about 10 kilometers from the city of Da Nang). It is not clear whether the Buddhist issue has caused or contributed to this worsening of security, but it is known that the Buddhist agitation has extended to rural villages in Quang Nam and Thua Thien. Reports from Hue have stated that in the latter province villagers are beginning to opt for the Viet Cong.

Aside from the four northern coastal provinces, time did not permit me to get the same feel for the other coastal provinces. During my stop in Nha Trang, I was only able to talk to U.S. military officers who, from their limited vantage point, believed there was no Buddhist problem now in the Nha Trang area, although that very morning a report had been received (and was being checked) that a statue of Buddha had “miraculously” sprung up about 20 kilometers out of Nha Trang. I had hoped to talk to the [less than 1 1ine not declassified] but found he was absent. Reports of this which I was later shown in Saigon stated that strong feelings and an atmosphere of terror exist in the Nha Trang area in connection with the Buddhist problem. I also got indications that this problem was felt in varying degrees in Binh Dinh, Phu Yen, Ninh Thuan, and Binh Thuan provinces.

Conclusions

1. If Nhu remains in Viet-Nam, thus retaining his power, the choice for the Vietnamese people will be between Diem-Nhu and the Viet Cong. The evidence indicates that, with this choice, the people will move in gradually growing numbers toward the Viet Cong. I had thought on the basis of my earlier tour of duty in Viet-Nam that the Vietnamese people might, under such circumstances, begin to shift from anti-Communism to neutralism. While these are small indications that neutralist thinking is indeed developing, I came away from this visit convinced that the bitterness of the Vietnamese over the recent oppression of the GVN will move them increasingly all the way over to the Viet Cong unless rapid steps are taken to remove Nhu. Both our DCM in Saigon and our Consul in Hue also believe this will be the case.

2. Thus, no matter how good our military measures are, it will not be possible to win the guerrilla war if Nhu remains in power. One need only recall Mao Tse-Tung’s dictum of the guerrillas as fish and the people as water. With the people increasingly hostile to the Government, its armed forces cannot defeat the guerrillas. To cite one way in which security is likely to deteriorate: There have been cases in Central Viet-Nam (not specifically associated with recent political events) of strategic hamlets betrayed from within, e.g., by leaving gates open or furnishing Viet Cong with defense plans. This type of betrayal can be expected to grow unless GVN policies and personnel are changed.

Recommendation

That Nhu be removed from Viet-Nam, and that the U.S. take whatever action is necessary for this purpose.

The U.S. responsibility vis-a-vis the Viet-Nam problem is inescapable: Vietnamese pursue a constant refrain of asking what we Americans are going to do about the situation in their country. When we reply that it is up to them to act, they retort that the U.S. put the Ngo family into power and gave it all the arms it possesses, which are now being used against the people, not the Communists. The U.S. can thus not escape responsibility whether it acts or fails to act. A refusal to act would be just as much interference in Viet-Nam’s affairs as acting.

NOTES:

(1) Source: Department of State, Vietnam Working Group Files: Lot 67 D 54, POL 25 Buddhist Dispute. Secret.

(2) Document 78.

(3) In telegram 375, September 10, Mendenhall, who had returned to Washington, sent the Embassy an additional report on his visit to Vietnam. Mendenhall’s report covered a conversation he had with the Dean of the Saigon University Law School, Va Quoc Thuc, who predicted that Vietnam was on the verge of an explosive religious war between Catholics and Buddhists. This pessimistic view, Mendenhall stated in his telegram, “emphasized the gravity of the political crisis in Viet-Nam.” (Department of State, Central Files, POL S VIET)

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d122

 

.... o ....

 

122. Bản ghi nhớ của Phó Cố vấn Quy hoạch Khu vực Cục Viễn Đông (Joseph Mendenhall) gửi Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao về Viễn Đông (Roger Hilsman)(1)

 

Washington, ngày 17 tháng 9 năm 1963.

BÁO CÁO VỀ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM, NGÀY 6-10 THÁNG 9/1963

Mục đíchhành trình

Ngày 6 tháng 9 năm 1963, tôi rời Washington, D.C., theo chỉ thị của ngài và theo quyết định đạt được ngày hôm đó tại Bạch Ốc, để thăm Việt Nambáo cáo kịp thời về tình hình ở VN. Báo cáo này bổ sung và hoàn thiện các điện tín tôi gửi (Sài Gòn 453, ngày 9 tháng 9 năm 19632 và điện tín của Bộ số 375 gửi Sài Gòn, ngày 10 tháng 9 năm 19633), và các báo cáo miệng tôi đã thực hiện khi trở về ngày 10 tháng 9 năm 1963.

Tôi đến Sài Gòn lúc 6 giờ sáng ngày 8 tháng 9 và dành vài giờ để tham khảo ý kiến của ông Trueheart (Phó Đại sứ) và các quan chức khác của Đại sứ quán và tham dự cuộc họp với Đại sứ Lodge, Trueheart, Tướng Harkins (CG, MACV), Tướng Meede (Tham mưu trưởng MACV), Tướng Krulak (người có sứ mệnh tương tự thay mặt Bộ Quốc phòng để khảo sát tình hình VN, như tôi khảo sát cho Bộ Ngoại Giao) và Đại tá Dunn (Phụ tá Đại sứ Lodge).

Lúc 10h30 tôi khởi hành đi Huế rồi từ đó đi Đà Nẵng và Nha Trang. Tôi đã nói chuyện với nhiều người hiểu biết nhất có thể về những điểm này và trở về Sài Gòn ngay sau trưa ngày 9 tháng 9. Tôi dành thời gian còn lại của ngày hôm đó để tham khảo ý kiến các quan chức Mỹ và Việt Nam, nói chuyện lại với Đại sứ Lodge và rời Sài Gòn lúc 8 giờ 30 chiều Ngày 9 tháng 9.

Tình hìnhViệt Nam

1. Sài Gòn. Tôi nhận thấy chính quyền dân sự ở Sài Gòn gần như đã sụp đổ hoàn toàn sau sự kiện ngày 20/8/1963. Đại sứ quán đã báo cáo rằng Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng Thống cho Tổng Thống Diệm và là Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao về Quốc phòng, cảm thấy mình vô dụng, và Thuần đã tuyên bố rằng Thuần bắt gặp Thanh, Bộ trưởng Kinh tế Quốc dân, đang đọc truyện trinh thám trong giờ hành chính vì Bộ [Kinh tế Quốc dân] không hoạt động. Tại cuộc họp USOM mà tôi tham dự, người ta cho biết Bộ Nông thôn cũng không hoạt động. Giám đốc USOM cho biết các quan chức Việt Nam nói chung không muốn ông đến thăm văn phòng của họ vì lo ngại hậu quả khi bị nhìn thấy bên cạnh người Mỹ. Ông nói thêm rằng trong một trường hợp khi ông đến thăm một quan chức Việt Nam tại văn phòng của viên chức đó, thì viên chức đó đã lục soát tất cả các đồ vật trong văn phòng của chính ông để tìm xem có bị gài micro không, trước khi ông bắt đầu nói chuyện. Viện Trưởng Đại Học Luật Vũ Quốc Thúc cũng cho tôi biết ông đã xin từ chức Viện Trưởng khoa Luật Đại học Sài Gòn.

Sài Gòn nặng trĩu bầu không khí sợ hãi và căm ghét. Nỗi sợ hãi còn dâng cao hơn cả tháng 10 năm 1961, khi Tướng Taylor và ông Rostow đến thăm Việt Nam trong một sứ mệnh đặc biệt của Tổng thống Kennedy. Khi đó nỗi sợ hãi đã tạo ra bởi những bước tiến quân của Việt Cộng; tuy nhiên, lần này nó phát sinh từ triều đại khủng bố do chính Chính phủ VNCH tiến hành. Nhiều quan chức cấp cao không ngủ ở nhà vì sợ bị bắt. Tôi đã được cảnh báo ngay khi đến nơi rằng tôi phải hết sức cẩn thận trong việc liên lạc với những người bạn Việt Nam vì điều này có thể khiến họ phải thỏa hiệp với chế độ. Những cuộc tiếp xúc thực sự của tôi đã được sắp xếp một cách thận trọng, và những nhận xét đầu tiên của bạn bè tôi khi tôi gặp họ là tình hình đã trở nên tồi tệ đến mức nào kể từ khi tôi rời Việt Nam một năm trước.

Việc bắt giữ hàng trăm sinh viên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nhiều quan chức, cả dân sự lẫn quân sự, vì đây là con hoặc cháu trai, cháu gái của họ. Điều này không chỉ thể hiệnthái độ ác cảm cay đắng của các quan chức đối với Chính phủ, mà sự đàn áp của Chính phủ còn thu hút sự chú ý của nhiều quan chức trong nỗ lực bảo vệ con cái họ hoặc thương lượng với cảnh sát để xin thả con em họ.

Cuộc chiến chống VC rõ ràng đã lùi xuống vị thế thứ yếu đối với người dân Sài Gòn. Như người liên hệ Việt Nam của tôi đã chỉ ra, mối quan tâm đầu tiên của họ bây giờ là “cuộc chiến” với chính chế độ này.

Viện Trưởng Luật khoa Vũ Quốc Thúc đã nêu lên với tôi mối nguy hiểm bùng nổ của một cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Phật tử và Công giáo có thể gây ra bởi sự đàn áp tiếp tục của Chính phủ Việt Nam đối với Phật tử. Lấy ví dụ về biện pháp “hòa giải” của Chính phủ VN đối với Phật tử, tôi được biết các tăng sĩ cấp tỉnh đã được ra tù và được yêu cầu trở về tỉnh, nhưng giấy tờ tùy thân của họ vẫn bị Chính phủ giữ lại. Sau đó, khi rời Sài Gòn họ bị bắt và quy chụp là Việt Cộng vì không có giấy tờ tùy thân. Tin này nhanh chóng lan truyền khắp Sài Gòn, kết quả là một số tăng sĩ cấp tỉnh đã phải trú ẩn tại nhiều nhà khác nhau ở Sài Gòn, kể cả nhà của các sĩ quan quân đội.

Nhu bị người dân Sài Gòn quy trách nhiệm về việc Chính phủ đàn áp PG - Nhu là tâm điểm của sự cay đắng và căm ghét của họ. Diệm ngày càng bị đồng hóa với Nhu về trách nhiệm những chuyện này, nhưng điều này có lẽ không đại diện cho quan điểm đa số ngoại trừ trong giới sinh viên.

Ngày càng có nhiều thông tin cho rằng sinh viên đang nói đến việc gia nhập Việt Cộng vì bị Chính phủ đàn áp. Cũng có ý nghĩa trong mối liên hệ này là việc Viện Trưởng Vũ Quốc Thúc đánh đồng những mối nguy hiểm từ Chính phủ và Việt Cộng.

2. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (phía Nam của Sài Gòn). Vì thiếu thời gian nên tôi không đến thăm khu vực này. Dù sao đi nữa, vấn đề Phật giáo không có tác động gì ở đó, rõ ràngdo thái độ dễ dãi của người miền Nam đối với mọi vấn đề, kể cả tôn giáo.

Tôi đã thảo luận về tình hình an ninh ở khu vực này với Phó Đại sứ. Lý do nói rằng mặc dù an ninh đường bộ đã có một số cải thiện nhưng tỷ lệ bất trắc vẫn tiếp tục rất cao. Ông cũng cho biết số lượng Việt Cộng có vũ trang trên toàn quốc là khoảng 25.000 người. Ông mô tả chương trình ấp chiến lược ở vùng đồng bằng là một mớ hỗn độn, phần lớn là do thiếu sự phối hợp giữa chính quyền quân sự và dân sự.

Tôi cũng có ý định mời Đại tá Hoàng Văn Lạc, Đặc ủy Ấp Chiến lược, để được ông đánh giá tình hìnhnhận định khách quan, giàu kinh nghiệm của ông rất có giá trị. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng quan điểm của Lạc vừa được Rufus Phillips của USOM ghi nhận. Ông Lạc khẳng định tình trạng vô tổ chức của chương trình ấp chiến lược ở hầu hết các tỉnh đồng bằng, đồng thời bày tỏ quan điểm rằng chiến tranh sẽ thảm bại vào năm 1965 nếu Chính phủ VN không thay đổi.

3. Các Tỉnh Phía Bắc của Sài Gòn. Tôi được Viên chức Chính trị Đại sứ quán phụ trách nội vụ thông báo rằng an ninh đã được cải thiện nhiều ở khu D, nơi các cơ sở của VC đã bị phá hủy và khu vực này hiện đang có nhiều đường sá băng qua. Tuy nhiên, Việt Cộng phần lớn đã di chuyển từ Khu D đến khu vực Dương Minh Châu ở phía bắc tỉnh Tây Ninh.

4. Các tỉnh Tây Nguyên. Thời tiết xấu để bay cộng với việc thiếu thời gian đã ngăn cản chuyến thăm khu vực này. Vì có quá ít người Việt ở khu vực này nên trong mọi trường hợp, vấn đề Phật giáo ở đây không có tác động đặc biệt nào.

Trong lĩnh vực này đã có sự cải thiện đáng kể về an ninh trong năm qua, điều này chủ yếu là do các chương trình được thực hiện với người Thượng. Sự suy thoái gần đây (có lẽ chỉ là tạm thời) đã xảy ra ở tỉnh Darlac, nơi một tỉnh trưởng mới, theo đúng nghĩa đen của các mệnh lệnh ấp chiến lược từ Sài Gòn, đã cố gắng thu hồi một phần vũ khí được cấp cho một số dân làng người Thượng, và do đó đã khơi dậy sự phẫn nộ. (Đây là một ứng dụng điển hình của cấp tỉnh, không có sự phán xét hay phân biệt đối xử, đối với mệnh lệnh của Nhu và/hoặc Diệm, và được thúc đẩy bởi quan chức cấp tỉnh lo sợ hậu quả nếu ông ta không tuân thủ hoàn toàn mệnh lệnh.)

Tôi cũng được thông báo [chưa đến 1 dòng chưa được giải mật] rằng lực lượng biên phòng Lực lượng Đặc biệt mới được triển khai gần đây tại các khu vực gần biên giới Lào đã tìm thấy nhiều VC hơn trong các khu vực đó so với những gì người ta nghĩ trước đây. Tuy nhiên, không thể nói rõ liệu điều này có thể hiện sự gia tăng của VC trong các khu vực này hay không vì không có cơ sở thực sự trước đó để so sánh.

5. Các tỉnh duyên hải miền Trung. Tôi tập trung phần lớn thời gian lưu trú ngắn ngủi của mình tại Việt Nam vào khu vực này, thăm Huế, Đà Nẵng và Nha Trang. Đây là khu vực (cùng với Sài Gòn) nơi vấn đề Phật giáo trở nên gay gắt nhất và chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Tôi có cảm tình rất tốt với 4 tỉnh phía Bắc là Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Tín. Tôi thấy thành phố Huế và Đà Nẵng đầy sợ hãi và căm ghét, giống như Sài Gòn. Bộ máy quan liêu ở những thành phố này, cũng như cơ quan công vụ khu vực có trụ sở chính ở Huế, đang bất bình gay gắt trước sự đàn áp của Chính phủ. Người ta cho biết sinh viên, công chức và sĩ quan trẻ ở khu vực Huế ngày càng cảm thấy rằng họ có thể chuyển sang theo VC vì chế độ khủng bố duy nhất mà họ biết là của Chính phủ VN.

Mặt khác, các lãnh đạo tỉnh ở bốn tỉnh này đều trung thành với Chính phủ - không có gì đáng ngạc nhiên vì đó dường như là tiêu chí đầu tiên để lựa chọn. Các lãnh đạo quận, trong phạm vi quan điểm của họ được biết đến, cũng được coi là trung thành, ngoại trừ một ngoại lệ.

Lực lượng vũ trang ở bốn tỉnh này thể hiện một bức tranh hỗn hợp. [ít hơn 1 dòng không được giải mật] có vẻ như hành vi của anh ta hoàn toàn trung thành. (Một báo cáo tôi nhận được là Trí đã được Chính phủ mua với giá 2 triệu đồng VN. Điều này không thể xác nhận được, nhưng nguồn tin của tôi cho biết Trí có rất nhiều tiền mặt, kể cả đô la.) Quân đoàn 2 và Quân đoàn 3 được mô tảthái độ lên án mạnh mẽ sự đàn áp Phật giáo của Chính phủ VN. Tương lai của họ bấp bênh sau khi Tướng Nghiêm bị cách chức Tư lệnh Quân đoàn vì có thiện cảm với Phật giáo.

Tôi được biết rằng có sự bất mãn đáng kể trong số các sĩ quan cấp thấp vì lý do chính trị, nhưng mức độ bất mãn này không rõ ràng (một phần vì những hạn chế mà các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ dường như thể hiện trong quan hệ của họ với các sĩ quan Việt Nam về các vấn đề chính trị và dân sự). Trong mọi trường hợp, rõ ràng là các lực lượng vũ trang tiếp tục hoạt động như một lực lượng có kỷ luật trong hoàn cảnh hiện tại.

Sự bất mãn chính trị của cả quan chức dân sự và quân sự gần như trút hết lên Nhu. Diệm có vẻ phần lớn thoát khỏi sự sỉ nhục tương tự.

An ninh ở Quảng Tín đang xấu đi – tháng 8 năm 1963 là tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 11 năm 1962. Tỉnh này được mô tả là nói chung là nghèo nàn về mặt an ninh. (Tình cờ đây lại là một tỉnh mà tôi đồng ý rằng tỉnh trưởng là người bất tài, nhưng là người có được công việc nhờ lòng trung thành với Chính phủ.) Ở Quảng Nam, nơi VC đã dần dần bị đẩy lùi khỏi các vùng ven biển trên trong những tháng qua, gần đây có bằng chứng cho thấy xu hướng này đang đảo ngược (ví dụ, sự xuất hiện hàng đêm của VC cách trại huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt khoảng 1000 mét, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 10 km). Không rõ vấn đề Phật giáo có gây ra hay góp phần khiến tình hình an ninh trở nên tồi tệ hơn hay không, nhưng được biết, phong trào kích động Phật giáo đã lan rộng đến các làng quê ở Quảng Nam và Thừa Thiên. Các báo cáo từ Huế cho biết rằng ở tỉnh này, dân làng đang bắt đầu ngả theo VC.

Ngoài 4 tỉnh ven biển phía Bắc, thời gian không cho phép tôi có cảm nhận tương tự về các tỉnh ven biển khác. Trong thời gian dừng chân tại Nha Trang, tôi chỉ có thể nói chuyện với các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, những người mà từ quan điểm thuận lợi hạn chế của họ tin rằng hiện nay không có vấn đề Phật giáo nào ở khu vực Nha Trang, mặc dù ngay sáng hôm đó đã nhận được một báo cáo (và đã được đang được kiểm tra) rằng một bức tượng Phật đã xuất hiện một cách “thần kỳ” cách Nha Trang khoảng 20 km. Tôi đã hy vọng được nói chuyện với [ít hơn 1 dòng không được giải mật] nhưng nhận thấy người này vắng mặt. Những báo cáo về điều này mà sau này tôi được đọc ở Sài Gòn cho biết rằng những cảm giác mạnh mẽ và bầu không khí khủng bố tồn tại ở khu vực Nha Trang liên quan đến vấn đề Phật giáo. Tôi cũng nhận được dấu hiệu cho thấy vấn đề này được thể hiện ở các mức độ khác nhau ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Kết luận

1. Nếu Nhu ở lại Việt Nam, như thế Nhu giữ được quyền lực, sự lựa chọn của người dân VN sẽ là giữa Diệm-Nhu và VC. Bằng chứng cho thấy rằng, với sự lựa chọn này, người dân sẽ dần dần nghiêng theo VC. Dựa trên chuyến công tác trước đây của tôi ở Việt Nam, tôi đã nghĩ rằng trong những hoàn cảnh như vậy, người dân VN có thể bắt đầu chuyển từ chủ nghĩa chống Cộng sang chủ nghĩa trung lập. Mặc dù đây là những dấu hiệu nhỏ cho thấy tư duy trung lập thực sự đang phát triển, nhưng khi kết thúc chuyến thăm này, tôi tin chắc rằng sự cay đắng của người VN trước sự đàn áp gần đây của Chính phủ VN sẽ khiến họ ngày càng nghiêng về phía VC trừ khi có những bước nhanh chóng để loại bỏ Nhu. Cả Phó Đại sứ của chúng ta ở Sài Gòn và Lãnh sự của chúng ta ở Huế cũng tin như thế.

2. Như vậy, dù biện pháp quân sự của chúng ta có tốt đến mấy cũng không thể thắng được trong cuộc chiến tranh du kích nếu Nhu vẫn nắm quyền. Chỉ cần nhớ lại câu nói của Mao Trạch Đông, du kích là cá, dân là nước. Với việc người dân ngày càng thù địch với Chính phủ, lực lượng vũ trang của họ không thể đánh bại được du kích. Để dẫn ra một cách mà an ninh đang bị xấu đi: Đã có vài trường hợp ở miền Trung VN (không liên quan cụ thể đến các sự kiện chính trị gần đây) khi các ấp chiến lược bị phản bội từ bên trong, ví dụ, bằng cách để cổng mở hoặc cung cấp cho VC các kế hoạch phòng thủ. Kiểu trở cờ này có thể gia tăng trừ khi chính sách và nhân sự của Chính phủ VN thay đổi.

Đề nghị

Rằng Nhu phải bị loại ra khỏi Việt Nam, và Hoa Kỳ sẽ thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết cho mục đích này.

Trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam là không thể tránh khỏi: Người Việt Nam thường không hỏi người Mỹ sẽ làm gì với tình hình ở đất nước họ. Khi chúng ta trả lời rằng tùy họ hành động, họ trả lời rằng Mỹ đã đưa gia tộc nhà Ngô lên nắm quyền và trao cho họ Ngô tất cả vũ khí mà họ có, hiện đang được sử dụng để chống lại nhân dân, chứ không phải chống lại CS. Do đó, Hoa Kỳ không thể trốn tránh trách nhiệm dù hành động hay không hành động. Từ chối hành động cũng sẽ là can thiệp vào nội bộ của VN nhiều như hành động vậy.

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Vietnam Working Group Files: Lot 67 D 54, POL 25 Buddhist Dispute. Bí mật.

(2) Văn bản 78.

(3) Trong điện văn 375 ngày 10/9, Joseph Mendenhall (Cố vấn LHQ, Phòng Viễn Đông, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ) người trước đó đã trở về Washington, đã gửi tới Đại sứ quán bản báo cáo bổ sung về chuyến thăm Việt Nam. Báo cáo của Mendenhall đề cập đến cuộc trò chuyện giữa ông với Viện trưởng Trường Luật Đại học Sài Gòn, Vũ Quốc Thúc, người dự đoán rằng Việt Nam đang trên bờ vực của một cuộc chiến tranh tôn giáo bùng nổ giữa người Công giáo và Phật giáo. Quan điểm bi quan này, Mendenhall phát biểu trong điện tín của mình, “nhấn mạnh tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng chính trị ở Việt Nam”. (Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, POL S viet)

 

​   .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

Tạo bài viết
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.