Bilingual. 118. Conversation Between the Director of the Vietnam Working Group (Kattenburg) and Madame Tran Van Chuong. Madame Chuong told me in conspiratorial tones that “many Vietnamese of all parties” had asked her husband to head up a government of national unity.

28/12/20234:10 SA(Xem: 727)
Bilingual. 118. Conversation Between the Director of the Vietnam Working Group (Kattenburg) and Madame Tran Van Chuong. Madame Chuong told me in conspiratorial tones that “many Vietnamese of all parties” had asked her husband to head up a government of national unity.

blank
Bilingual. 118. Conversation Between the Director of the Vietnam Working Group (Kattenburg) and Madame Tran Van Chuong. Madame Chnong told me in conspiratorial tones that “many Vietnamese of all parties” had asked her husband to head up a government of national unity. She said that her husband had never wanted to get mixed up in “exile politics” but now the pressure on the Chuongs was so great from so many Vietnamese to do something that she was considering the idea and wanted my advice “as a friend”. She asked whether the U.S. would support such a government. I did not respond to this but said I thought a surfaced government could hardly obtain any form of recognition while the Diem Government remained in power in Saigon. Madame Choong then said that she had told the Vietnamese community in New York and Washington (who constantly came to her for guidance and advice) that when the “wife of Nhu” came they should “run her over with a car” (sic), and that if they could not do that they should throw eggs and tomatoes at her every time she appeared in public. // Giám đốc Nhóm công tác về Việt Nam (Paul Kattenburg) và Bà Trần Văn Chương (mẹ của bà Nhu) nói chuyện. Bà Chương nói với tôi bằng giọng đầy âm mưu rằng “nhiều người Việt thuộc mọi đảng phái” đã đề nghị chồng bà đứng đầu một chính phủ đoàn kết dân tộc. Bà nói rằng chồng bà chưa bao giờ muốn dính líu đến “chính trị lưu vong” nhưng bây giờ áp lực lên gia đình Trần Văn Chương quá lớn từ rất nhiều người Việt phải làm điều gì đó nên bà đang cân nhắc ý tưởng và muốn lời khuyên của tôi “với tư cách là một người bạn.” Bà hỏi liệu Hoa Kỳ có ủng hộ một chính phủ như vậy không. Tôi không trả lời điều này nhưng nói rằng tôi nghĩ một chính phủ mới xuất hiện khó có thể đạt được bất kỳ hình thức công nhận nào trong khi Chính phủ Diệm vẫn nắm quyền ở Sài Gòn. Bà Chương sau đó nói rằng bà đã nói với cộng đồng người Việt ở New York và Washington (những người thường xuyên đến gặp bà để xin hướng dẫn và lời khuyên) rằng khi “vợ ông Nhu” đến, họ nên “lái một chiếc xe hơi cán vào bà Nhu” (sic), và nếu không làm được điều đó thì họ nên ném trứng và cà chua vào bà Nhu mỗi khi bà Nhu xuất hiện trước công chúng.

 

the Department of State 2118. Memorandum of Conversation Between the Director of the Vietnam Working Group (Kattenburg) and Madame Tran Van Chuong1

 

Washington, September 16, 1963, 8 p.m.

Madame Chuong called me several times during the day and asked me to come to her new house to discuss a “vital matter” with her. When I got there at 8:00 p.m., I saw her alone. Ambassador Chuong was nowhere in sight, although he called me this morning on a related matter.

Clandestine Government

Madame Chnong told me in conspiratorial tones that “many Vietnamese of all parties” had asked her husband to head up a government of national unity. When I asked for specific names, she mentioned Nguyen Ton Hoan (Dai Viet, Paris), Pham Huy Co (exile, [Page 238]Paris), and later also Bui Van Tinh (former Minister of Interior and Ambassador to Japan). She said that her husband had never wanted to get mixed up in “exile politics” but now the pressure on the Chuongs was so great from so many Vietnamese to do something that she was considering the idea and wanted my advice “as a friend”.

I said of course I had no advice, not even personal, to offer, but I thought we would like to be kept informed of the progress of this development. I said I assumed whatever “government” was created would remain clandestine. She asked whether the U.S. would support such a government. I did not respond to this but said I thought a surfaced government could hardly obtain any form of recognition while the Diem Government remained in power in Saigon. She said she was speaking of a clandestine government and clandestine support. I left her further queries unanswered other than to indicate again desire to be kept informed.

Madame Nhu

Madame Choong then said that she had told the Vietnamese community in New York and Washington (who constantly came to her for guidance and advice) that when the “wife of Nhu” came they should “run her over with a car” (sic), and that if they could not do that they should throw eggs and tomatoes at her every time she appeared in public. She, Madame Chuong, had organized the White House picket demonstration of Vietnamese recently and she was quite capable of organizing against this “monster”.

(Ambassador Chuong called me first thing today to stress that Madame Nhu should under no circumstances be received by high level U.S. officials, in particular the President. If she knew now that she would not be received, she would be much less likely to come. Her reason in coming is primarily to talk to top officials; the press and TV are only a secondary concern.)

One more point conveyed, though somewhat indirectly, by Madame Chuong: the U.S. is rapidly losing friends in Viet-Nam and is moving awfully slowly in coping with the situation. There is only one solution; get rid of both Diem and Nhu. The U.S. is responsible for doing it because it is only through U.S. support that the government holds together. All Vietnamese cordially hate it. Nhu is “un barbare” and Diem is an incompetent. What is the U.S. waiting for?

I tried to handle her as tactfully as possible while retaining her confidence.

NOTES:

(1) Source: Department of State, Central Files, POL 1 S VIET. Secret. Drafted by Kattenburg on September 17. On a copy of this memorandum sent to the White House, Forrestal wrote: “Family life in Vietnam”, and next to Madame Chuong’s threat to run over her daughter: “Mother love.” (Kennedy Library, National Security Files, Vietnam Country Series, Memos and Miscellaneous, Part II)

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d118

 

.... o ....

 

118. Biên bản đối thoại giữa Giám đốc Nhóm công tác về Việt Nam (Paul Kattenburg) và Bà Trần Văn Chương (1)

 

Washington, ngày 16 tháng 9 năm 1963, lúc 8 giờ tối.

 

Bà Chương (thân mẫu của bà Nhu) gọi điện cho tôi (Kattenburg) nhiều lần trong ngày và mời tôi đến nhà mới để bàn một “việc quan trọng” với bà. Khi tôi đến đó lúc 8 giờ tối, tôi thấy bà một mình. Không thấy Đại sứ Chương đâu cả, mặc dù sáng nay ông Chương đã gọi cho tôi về một vấn đề liên quan.

(Lời Người Dịch: Thân phụ bà Nhu là ông Trần Văn Chương đã từ chức Đại sứ VN tại Hoa Kỳ ngay sau khi ông Ngô Đình Nhu chỉ huy chiến dịch đột kích các chùa lớn trong VN và bắt giam hàng ngàn tăng ni, Phật tử. Tuy từ chức, ông vẫn được xưng hô gọi bằng chức Đại sứ để tỏ lòng tôn trọng.)

Chính phủ bí mật

Bà Chương nói với tôi bằng giọng đầy âm mưu rằng “nhiều người Việt thuộc mọi đảng phái” đã đề nghị chồng bà đứng đầu một chính phủ đoàn kết dân tộc. Khi tôi hỏi tên cụ thể, bà Chương nhắc đến Nguyễn Tôn Hoàn (Đại Việt, Paris), Phạm Huy Cơ (lưu vong, Paris), và sau này còn có cả Bùi Văn Tính (cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Đại sứ tại Nhật Bản). Bà nói rằng chồng bà chưa bao giờ muốn dính líu đến “chính trị lưu vong” nhưng bây giờ áp lực lên gia đình Trần Văn Chương quá lớn từ rất nhiều người Việt phải làm điều gì đó nên bà đang cân nhắc ý tưởng và muốn lời khuyên của tôi “với tư cách là một người bạn.”

Tất nhiên tôi đã nói rằng tôi không có lời khuyên nào, kể cả lời khuyên cá nhân, nhưng tôi nghĩ chúng ta muốn được thông báo thường xuyên về tiến độ của sự phát triển này. Tôi nói rằng tôi cho rằng bất cứ “chính phủ” nào được thành lập sẽ vẫn là bí mật. Bà hỏi liệu Hoa Kỳ có ủng hộ một chính phủ như vậy không. Tôi không trả lời điều này nhưng nói rằng tôi nghĩ một chính phủ mới xuất hiện khó có thể đạt được bất kỳ hình thức công nhận nào trong khi Chính phủ Diệm vẫn nắm quyền ở Sài Gòn. Bà nói rằng bà đang nói về một chính phủ bí mật và sự hỗ trợ bí mật. Tôi không trả lời những câu hỏi tiếp theo của bà ngoài việc thể hiện lại mong muốn được cập nhật thông tin.

Bà Nhu

Bà Chương sau đó nói rằng bà đã nói với cộng đồng người Việt ở New York và Washington (những người thường xuyên đến gặp bà để xin hướng dẫn và lời khuyên) rằng khi “vợ ông Nhu” đến, họ nên “lái một chiếc xe hơi cán vào bà Nhu” (sic), và nếu không làm được điều đó thì họ nên ném trứng và cà chua vào bà Nhu mỗi khi bà Nhu xuất hiện trước công chúng. Bà Chương gần đây đã tổ chức cuộc biểu tình của người Việt trước Bạch Ốc và bà hoàn toàn có khả năng tổ chức chống lại “con quái vật” này.

(Hôm nay Đại sứ Chương gọi điện cho tôi đầu tiên trong ngày để nhấn mạnh rằng trong mọi trường hợp, bà Nhu không nên được tiếp đón bởi các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, đặc biệt là Tổng thống. Nếu bà Nhu biết bây giờ rằng sẽ không được tiếp đón thì khả năng bà Nhu đến sẽ ít hơn nhiều. Lý do bà Nhu đến đây chủ yếu là để nói chuyện với các quan chức cấp cao; báo chí và truyền hình chỉ là mối quan tâm thứ yếu.)

Một điểm nữa được bà Chương truyền đạt, mặc dù có phần gián tiếp: Hoa Kỳ đang nhanh chóng mất đi bạn bè ở Việt Nam và đang hành động hết sức chậm trong việc đối phó với tình hình. Chỉ có duy nhất một giải pháp; loại bỏ cả Diệm và Nhu. Hoa Kỳ có trách nhiệm thực hiện điều đó bởi vì chỉ nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ mà chính phủ mới sẽ có thể đoàn kết với nhau. Tất cả người Việt Nam đều ghét chuyện này. Nhưng, Nhu là kẻ “dã man” và Diệm là kẻ bất tài. Nước Mỹ đang chờ đợi điều gì?

Tôi đã cố gắng giao tiếp với bà Chương một cách khéo léo nhất có thể trong khi vẫn giữ được sự tự tin của bà Chương.

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Central Files, POL 1 S VIET. Bí mật. Được Paul Kattenburg (Giám đốc Nhóm Công tác Liên bộ về Việt Nam) soạn thảo vào ngày 17 tháng 9. Trên bản sao của bản ghi nhớ này gửi đến Bạch Ốc, Michael Forrestal (viên chức Hội Đồng An ninh Quốc gia) viết: “Cuộc sống gia đình ở Việt Nam”, và bên cạnh lời hăm dọa của bà Chương đối với con gái mình: “Tình thương của mẹ.” (Thư viện Kennedy, National Security Files, Vietnam Country Series, Memos and Miscellaneous, Part II)

​   .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.