Bilingual. 144. Letter to the Ambassador in Vietnam. Hilsman: I think you are probably right in the judgment that no pressures—even a cut-off in aid—will cause Diem and Nhu to make the changes we desire and that what we must work for is a change in government

18/01/20243:31 SA(Xem: 456)
Bilingual. 144. Letter to the Ambassador in Vietnam. Hilsman: I think you are probably right in the judgment that no pressures—even a cut-off in aid—will cause Diem and Nhu to make the changes we desire and that what we must work for is a change in government

blank
Bilingual. 144. Letter to the Ambassador in Vietnam. Hilsman: I think you are probably right in the judgment that no pressures—even a cut-off in aid—will cause Diem and Nhu to make the changes we desire and that what we must work for is a change in government. But I also think that selective aid cuts are the first step in putting starch in the spaghetti—which is the second point I wanted to make. High-ranking generals in a country like Viet-Nam are reluctant to set loose the forces that will follow a change in government. Inevitably in such a period of flux, able colonels and majors will displace at least some of them and they know it. Thus, generals are not going to move until the forces below them—the middle-grade officers—generate enough pressure to convince the generals that they must act first. The only way to generate this broad pressure from below, it seems to me, is for the U.S. to maintain its posture of public disapproval and to make this disapproval real and credible by cuts directed at what we disapprove. I agree with you on the United States maintaining its posture of silent disapproval. In fact I have never realized before in my life how much attention silence could attract. As you know, Madame Nhu is attacking me in her newspaper for being so silent.//Thư gửi Đại sứ Hoa Kỳ tại VN. Hilsman: Tôi nghĩ có lẽ bạn đúng khi nhận định rằng không có áp lực nào – kể cả việc cắt viện trợ – sẽ khiến Diệm và Nhu thực hiện những thay đổi mà chúng ta mong muốn và rằng điều chúng ta phải nỗ lực là lật đổ chính phủ Diệm. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng việc cắt giảm viện trợ có chọn lọc là bước đầu tiên để đưa bột năng vào món mì sợi spaghetti - đó là điểm thứ 2 mà tôi muốn [bạn] thực hiện [cắt viện trợ có chọn lọc].  Các tướng cấp cao ở một đất nước như Việt Nam không muốn tung ra lực lượng để theo đuổi sự thay đổi chính phủ. Chắc chắn trong một thời kỳ đầy biến động như vậy, các đại tá và thiếu tá có năng lực sẽ lên thay thế ít nhất một số người trong số họ và họ biết điều đó. Vì vậy, các tướng sẽ không hành động cho đến khi các lực lượng dưới quyền họ - các sĩ quan cấp trung - tạo ra đủ áp lực để thuyết phục các tướng rằng họ phải hành động trước. Đối với tôi, cách duy nhất để tạo ra áp lực rộng lớn này từ bên dưới là Hoa Kỳ đứng về phía quần chúng bất mãn, và biến sự bất mãn này thành hiện thựcđáng tin cậy bằng cách cắt giảm nhắm vào những gì chúng ta không tán thành. Tôi đồng ý với bạn về việc Hoa Kỳ duy trì thái độ lặng lẽ phản đối. Thực tế, trước đây trong đời tôi, tôi chưa bao giờ nhận ra rằng sự im lặng có thể thu hút được biết bao nhiêu là sự chú ý. Như bạn đã biết, bà Nhu đang tấn công tôi trên tờ báo của bà vì quá im lặng.

 

the Department of State 2144. Letter From the Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs (Hilsman) to the Ambassador in Vietnam (Lodge)(1)

 

Washington, September 23, 1963.

Dear Cabot: I am taking advantage of Mike Forrestal’s safe hands to add four rather personal points.

The first is that I have the feeling that more and more of the town is coming around to our view and that if you in Saigon and we in the Department stick to our guns the rest will also come around. As Mike will tell you, a determined group here will back you all the way.

I think you are probably right in the judgment that no pressures—even a cut-off in aid—will cause Diem and Nhu to make the changes we desire and that what we must work for is a change in government. But I also think that selective aid cuts are the first step in putting starch in the spaghetti—which is the second point I wanted to make.

The third point is the reasons behind this judgment. High-ranking generals in a country like Viet-Nam are reluctant to set loose the forces that will follow a change in government. Inevitably in such a period of flux, able colonels and majors will displace at least some of them and they know it. Thus, generals are not going to move until the forces below them—the middle-grade officers—generate enough pressure to convince the generals that they must act first. The only way to generate this broad pressure from below, it seems to me, is for the U.S. to maintain its posture of public disapproval and to make this disapproval real and credible by cuts directed at what we disapprove. (At the same time we should be preparing for a quick reorientation of the LOC’s to support the field units and programs directly, bypassing the Saigon Government entirely.)

My fourth and final point is entirely personal-to say that you have handled an incredibly difficult task superbly. My very heartiest and most sincere congratulations.(2)

“But I agree with you on the United States maintaining its posture of silent disapproval. In fact I have never realized before in my life how much attention silence could attract. As you know, Madame Nhu is attacking me in her newspaper for being so silent.” (Ibid.)

Good Luck,

Roger Hilsman (3)

NOTES:

(1) Source: Kennedy Library, Hilsman Papers, Countries Series-Vietnam. Top Secret; Personal and Private. Drafted by Hilsman.

(2) Lodge responded in a letter to Hilsman, September 26, which reads in part as follows: “We are working on selective aid cuts without too much confidence in their effectiveness.

(3) Printed from a copy that bears this typed signature.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d144

 

.... o ....

 

144. Thư của Phụ tá Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Viễn Đông (Hilsman) gửi Đại sứ Hoa Kỳ tại VN (Lodge)(1)

 

Washington, ngày 23 tháng 9 năm 1963.

Cabot [Lodge] thân mến: Tôi đang lợi dụng bàn tay an toàn của Mike Forrestal ((viên chức Hội Đồng An ninh Quốc gia)) để viết thêm 4 điểm khá cá nhân để gửi tới bạn.

Điểm đầu tiên là tôi có cảm giác rằng ngày càng có nhiều người trong thành phố ngờ vực về quan điểm của chúng ta, và nếu bạn ở Sài Gòn và chúng tôi trong Bộ Ngoại Giao kiên quyết giữ vững quan điểm của mình, thì phần còn lại cũng sẽ xuất hiện. Như Mike sẽ nói với bạn, một nhóm người đầy quyết tâm ở đây sẽ ủng hộ bạn bằng mọi cách.

Tôi nghĩ có lẽ bạn đúng khi nhận định rằng không có áp lực nào – kể cả việc cắt viện trợ – sẽ khiến Diệm và Nhu thực hiện những thay đổi mà chúng ta mong muốn và rằng điều chúng ta phải nỗ lực là lật đổ chính phủ Diệm. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng việc cắt giảm viện trợ có chọn lọc là bước đầu tiên để đưa bột năng vào món mì sợi spaghetti - đó là điểm thứ 2 mà tôi muốn [bạn] thực hiện [cắt viện trợ có chọn lọc].

Điểm thứ 3 là lý do đằng sau nhận định này. Các tướng cấp cao ở một đất nước như Việt Nam không muốn tung ra lực lượng để theo đuổi sự thay đổi chính phủ. Chắc chắn trong một thời kỳ đầy biến động như vậy, các đại tá và thiếu tá có năng lực sẽ lên thay thế ít nhất một số người trong số họ và họ biết điều đó. Vì vậy, các tướng sẽ không hành động cho đến khi các lực lượng dưới quyền họ - các sĩ quan cấp trung - tạo ra đủ áp lực để thuyết phục các tướng rằng họ phải hành động trước. Đối với tôi, cách duy nhất để tạo ra áp lực rộng lớn này từ bên dưới là Hoa Kỳ đứng về phía quần chúng bất mãn, và biến sự bất mãn này thành hiện thựcđáng tin cậy bằng cách cắt giảm nhắm vào những gì chúng ta không tán thành. (Đồng thời, chúng ta nên chuẩn bị cho việc tái định hướng nhanh chóng LOC [lines of communication: tuyến truyền thông] để hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị và các chương trình hiện trường, hoàn toàn bỏ qua Chính quyền Sài Gòn.)

Điểm thứ 4 và cũng là điểm cuối cùng của tôi hoàn toàn mang tính cá nhân - để nói rằng bạn đã làm một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn một cách xuất sắc. Lời chúc mừng chân thànhthân thiết nhất của tôi.(2)

“Nhưng tôi đồng ý với bạn về việc Hoa Kỳ duy trì thái độ lặng lẽ phản đối. Thực tế, trước đây trong đời tôi, tôi chưa bao giờ nhận ra rằng sự im lặng có thể thu hút được biết bao nhiêu là sự chú ý. Như bạn đã biết, bà Nhu đang tấn công tôi trên tờ báo của bà vì quá im lặng.” (Sđd.)

Chúc may mắn,

Roger Hilsman (3)

(Phụ tá Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Viễn Đông)

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Thư viện Kennedy, Hilsman Papers, Countries Series-Vietnam. Bí mật hàng đầu; Cá nhân và riêng tư. Được soạn thảo bởi Hilsman.

(2) Lodge trả lời trong một lá thư gửi Hilsman, ngày 26 tháng 9, trong đó có một phần như sau: “Chúng tôi đang tiến hành cắt giảm viện trợ có chọn lọc mà không quá tin tưởng vào hiệu quả của chúng."

(3) Được in từ một bản sao có chữ ký đánh máy này.

   .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.