Lược Sử Báo Chí Phật Giáo Việt Nam Từ Năm 1951 Đến Năm 1975

01/08/20142:19 CH(Xem: 14390)
Lược Sử Báo Chí Phật Giáo Việt Nam Từ Năm 1951 Đến Năm 1975
LƯỢC SỬ BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1975

Thích Giác Toàn

blankI. TỔNG QUAN

Việc chọn năm 1951 làm một cái mốc trong việc phân kỳ lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam dẫn xuất từ sự kiện Tổng hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào ngày 9-5-1951 (mùng 4 tháng Tư năm Tân Mão), quy tụ được các tập đoàn Phật giáo của cả ba miền Bắc-Trung-Nam, được coi là một mục tiêu đã thành tựu của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam; thành công này có sự đóng góp tích cực của báo chí Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện một đất nước đang có chiến tranh, thành công đó đã không thể được phát huy để làm nền tảng cho việc xây dựng một sự thống nhất thực sự của Phật giáo Việt Nam. Những diễn biến chính trị tiếp theo đã không hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam như mong muốn của mọi người.  

1. Bối cảnh chính trị từ 1951 đến 1963

Vào năm 1951, Việt Nam đang còn trong tình trạng chiến tranh. Trước đó, vào năm 1948, người Pháp đã lập một chính phủ Quốc gia để có một bộ mặt hợp pháp nhằm tấn công kháng chiến với mong muốn giành được quyền kiểm soát toàn bộ đất nước; chính phủ này được khối Tự do đứng đầu là Hoa Kỳ ủng hộ. Để đối phó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa buộc phải ngả hẳn vào sự viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô. Vào năm 1954, khi cuộc chiến tạm ngã ngũ bằng hiệp định Genève chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17 thì Việt Nam trở thành hai quốc gia có hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc tiếp tục dồn mọi nỗ lực cho việc thống nhất đất nước vì hiệp định Genève có quy định việc chia đôi đất nước chỉ là tạm thời và hai miền sẽ hiệp thương để thống nhất vào năm 1956. Miền Nam phủ nhận hiệp thương, quyết tâm xây dựng một đất nước riêng trông cậy vào sự trợ giúp của thế giới tự do. Miền Nam có một chính quyền dựa vào thế lực của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã Vatican nên có thái độ áp chế đối với Phật giáo. Tháng 12 năm 1960, miền Bắc chỉ đạo thành lập

một Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam để tiện lãnh đạo việc nổi dậy của dân chúng, từng bước dấy lên chiến tranh khiến miền Nam phải kêu gọi sự viện trợ quân sự của nước ngoài. Trong điều kiện đó, hoạt động Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng, báo chí Phật giáo Việt Nam không đóng góp được gì nhiều trong công cuộc hoằng phápxây dựng văn hóa dân tộc. Thái độ kỳ thị tôn giáo của chính quyền miền Nam đã đẩy người Phật tử miền Nam Việt Nam đến chỗ phải phản ứng. Cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 lật đổ chế độ của Tổng thống miền Nam Ngô Đình Diệm là biến cố dẫn xuất từ cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng và được bình đẳng đối xử của người Phật tử miền Nam Việt Nam, đã mang lại cho Phật giáo Việt Nam ở miền Nam một cơ hội phát triển.

2. Bối cảnh chính trị từ 1963 đến 1975

Sau khi chính quyền miền Nam do Ngô Đình Diệm lãnh đạo bị lật đổ, hoạt động Phật giáo có phần khởi sắc. Tiếc rằng sau đó sự tranh chấp của các phe phái khiến tình hình miền Nam ngày một suy sụp, vùng giải phóng ngày một lan rộng, đe dọa sự tồn tại của miền Nam, dẫn đến việc Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải trực tiếp tham chiến; những đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đã đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 8-3-1965. Miền Bắc tận dụng cơ hội cũng công khai đưa quân vào Nam; chiến tranh Việt Mỹ bùng nổ. Sau những ngày đầu giành được một vài thắng lợi, quân Mỹ dần dần sa lầy trước chiến thuật du kích của quân miền Bắc và phải từng bước leo thang chiến tranh, đưa máy bay ra đánh phá miền Bắc. Trước những hình ảnh bi thảm của chiến tranh được lực lượng nhà báo chuyên nghiệp quốc tế truyền đi khắp thế giới, dư luận năm châu lên án người Mỹ, các cuộc biểu tình phản chiến lan rộng khắp nơi đòi người Mỹ chấm dứt chiến tranh. Đầu năm 1968, miền Bắc tung ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đợt đầu diễn ra ngay trong ngày Tết Nguyên đán năm Mậu Thân, để cho thấy những nỗ lực chiến tranh của người Mỹ là không có kết quả. Tháng ba năm 1968, Mỹ giảm ném bom miền Bắc để tạo điều kiện thương lượng kết thúc cuộc chiến. Trước áp lực dư luận quốc tế và ngay tại Hoa Kỳ, cộng với tình trạng thiếu hiệu quả của chính quyền miền Nam, người Mỹ quyết định rút quân, tiến hành kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Trong thời gian đó, những cuộc hòa đàm vẫn tiếp tục. Miền Bắc cho thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam vào ngày 8-6-1969 để các thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam có điều kiện trở thành một thành phần tham dự hòa đàm. Ngày 4-8-1969, cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh Việt Nam khai diễn tại Paris với Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là hai chủ thể thương lượng chính, bên cạnh có chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Trong quá trình hòa đàm, chiến tranh tiếp tục lan rộng. Ngày 27- 01-1973, hiệp định Paris được ký kết nhưng các bên đều có những vi phạm hiệp định. Người Mỹ rút hoàn toàn quân đội tham chiến của họ ra khỏi Việt Nam vào tháng ba năm 1973, chỉ để lại một số đơn vị hậu cần và hành chánh. Cũng trong năm 1973, viện trợ quân sự của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam Cộng hòa bị cắt hẳn khiến miền Nam phải tiếp tục chiến đấu trong tuyệt vọng. Tháng ba năm 1975, quân đội miền Bắc ồ ạt tiến công miền Nam và kết thúc cuộc chiến vào ngày 30-4-1975 khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng. Cuộc chiến tranh để hoàn tất việc thống nhất đất nước khởi phát từ tháng 12-1946 đã chấm dứt với nhiều đau thương. Trong hoàn cảnh chính trị như vậy, hoạt động Phật giáo ở miền Bắc không thể tồn tại; trong khi đó, Phật giáo ở miền Nam hồi phục một phần sinh khí nhưng vì bị tác động mạnh bởi chiến tranh và các quan điểnm khác nhau về chiến tranh nên đã phân hóa. Tuy vậy, báo chí Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn này lại đã tận dụng được hoàn cảnh để đẩy mạnh hoạt động và đã góp phần vào việc làm dấy lên một không khí nghiên cứu Phật học, đặc biệt về Thiền học Phật giáo, khá sôi nổi như được thấy trong những trình bày dưới đây.

II. BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ CỦNG CỐ 1951-1963

1. Tổng quan

Từ 1951 đến 1963, có thể cho rằng báo chí Phật giáo Việt Nam phải bước vào một giai đoạn thoái trào trước hoàn cảnh chính trị không thuận lợi. Giai đoạn này có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ khác là từ 1951 đến 1954 và từ 1954 đến 1963 căn cứ theo những diễn biến chính trị có tác động đến toàn xã hội.

2. Từ 1951 đến 1954: Giai đoạn chuyển tiếp

Trong giai đoạn này, hầu hết những tờ báo Phật giáo trong vùng giải phóng đều tự ý đình bản và tập trung vào việc tham gia các hoạt động kháng chiến chống Pháp. Chỉ trong vùng tạm chiếm do chính phủ Quốc gia thuộc Pháp quản lý, một số tờ báo Phật giáo tiếp tục hoạt động. Các nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam đã ghi nhận sự có mặt của những tờ báo Phật giáo sau đây:

tapsanphuongtiena. Tạp chí Phương Tiện là một bán nguyệt san xuất hiện vào ngày rằm và mồng một hàng tháng, hoạt động với tính cáchcơ quan hoằng dương Phật pháp của Hội Tăng Ni Chỉnh lý Bắc Việt, đã phát hành từ năm 1949 do Hòa thượng Tố Liên làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, và tiếp tục hoạt động cho tới tháng 7 năm 1954. Ngoài việc dịch thuật để phổ biến những bài viết của các tác giả thuộc phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Quốc như Đại sư Thái Hư, Pháp sư Đế Nhàn, Cư sĩ Đường Đại Viên…, đăng lại những bài viết của các tác giả Việt Nam như Nguyễn Trọng Thuật, Bùi Kỷ, Thiều Chửu… tạp chí quy tụ được những cây bút mới như Viên Quang, Thanh Kiểm, Tâm Giác, Tâm Châu, Quảng Độ, Khánh Vân, Thanh Hương. Sư Trí Hải và Sư Tố Liên cũng thường xuyên có bài viết trên Phương Tiện.

b. Tháng 9-1949, một hiệp hội Phật giáo khác ra đời ở miền Bắc gọi là Hội Phật tử Việt Nam có trụ sở chính ở chùa Chân Tiên, phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nguyệt san Bồ ĐềHội cho xuất bản nguyệt san Bồ Đềlàm cơ quan truyền bá đạo Phật, do cư sĩ Tuệ Nhuận Văn Quang Thùy làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Bồ Đề có sự đóng góp của những cây bút như Nguyễn Xuân Chữ, Lê Văn Giáp, Hồng Liên, Đế Châu, Vũ Đình Mẫn, Trí Dung, Thanh Văn, Lê Văn Lương, Cát Tường Lan, Nguyễn Đại. Hội Phật tử Việt Nam và nguyệt san Bồ Đề đã là hạt nhân để xây dựng phong trào Gia đình Phật tử ở miền Bắc với sự đóng góp tích cực của một vị Ni là Ni sư Hải Triều Âm.

c. Tin Tức Phật Giáo ban đầu là một phụ trương biếu không của Tập san Phương Tiện, phát hành số đầu tiên vào ngày 1-9-1951 ra mỗi tuần một kỳ với mục đích chuyên đăng tải các tin tức liên quan đến Phật giáo trong nước và trên thế giới, phát hành được 66 số thì đình bản vào ngày 3-1-1953 vì lý do tài chánh. Sau đó, tờ Tin Tức Phật Giáo được tục bản với tính cách là một tờ báo riêng do Hội Việt Nam Phật Giáo quản lý chứ không phụ thuộc Phương Tiện nữa.

d. Nhân Phật đản năm Kỷ Sửu (1949), An Nam Phật học hội ở miền Trung cho ra đời tạp chí Giác Ngộdo cư sĩ Tâm Huệ Tráng Đinh làm chủ nhiệm và Cư sĩ Võ Đình Cường làm chủ bút. Tạp chí cũng là một bán nguyệt san ra ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng. Tạp chí có sự đóng góp bài vở của các tác giả Thích Mật Nguyện, Thích Thiên Ân, Thích Giác Hạnh, Nguyễn Hữu Ba, Tống Hồ Cầm (Tống Anh Nghị), Hùng Khanh, Trương Tú, Cao Khả Chính, Trịnh Tiên, Lê Bối, Phạm Đăng Trí, Huyền Chân, Nguyên Phương; Trúc Diệp… Tạp chí đình bản vào năm 1952.

Nguyệt san Viên Âme. Song song với Giác Ngộ, An Nam Phật học hội cho tục bản tờ Viên Âm do cư sĩ Chơn An Lê Văn Định làm chủ nhiệm, Pháp sư Thích Trí Quang làm chủ bút, được sự chứng minh của các vị Hòa thượng chùa Tường Vân, chùa Thuyền Tôn và chùa Tây Thiên. Viên Âm vẫn là một tờ nguyệt san và có bài vở đóng góp bởi các vị Thích Thiện Siêu, Thích Thiện Minh, Thích Mật Nguyện, Thích Minh Châu. Tạp chí Viên Âm cũng đình bản vào năm 1954.

f. Vào năm 1950, một nguyệt san có tên là Hướng Thiện do Thiền sư Thích Thiện Minh làm chủ nhiệm xuất hiện tại Đà Lạt. Tạp chí này ra ngày 1 âm lịch hàng tháng. Số đầu phát hành trong tháng Sáu năm Canh Dần. Số 8 phát hành vào dịp Xuân Tân Mão (1951) và tự ý đình bản vào khoảng giữa năm 1951.

Tạp chí Liên Hoag. Tiếp theo Hướng Thiện, tập san Liên Hoa do một tổ chức Phật tử trí thức ở Đà Lạt có tên là Phật giáo Thiện hữu chủ trương xuất bản, số báo đầu tiên ra ngày 18-12-1952. Chủ nhiệm là Huỳnh Văn Trọng, chủ bút là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một người Pháp làm quản lý là Pierre Marti. Tập san này có mặt đến năm 1954.

3. Từ năm 1954 đến 1963: Giai đoạn thoái trào

Năm 1954, sau khi đất nước bị chia đôi, một số vị đã đóng góp cho hoạt động báo chí Phật giáo ở miền Bắc cũng di cư vào Nam mặc dù đại đa số đều ở lại; trong khi đó, cũng không ít vị đã đóng góp cho hoạt động báo chí Phật giáo ở miền Trung và miền Nam lại ra Bắc. Tuy nhiên, sau đó, hoạt động Phật giáo ở miền Bắc đi vào chiều sâu. Hầu hết báo chí Phật giáo miền Bắc đều tự đình bản. Đa số các tu sĩ Phật giáo ở miền Bắc trở về chùa thanh tu và tự lực sản xuất để mưu sinh, không tham gia vào hoạt động thế tục nữa.

Ở miền Nam, báo chí Phật giáo tiếp tục có mặt nhưng cũng rất hạn chế. Điều này cũng không có gì khó hiểu khi ngay từ những ngày đầu chấp chánh, chính phủ Ngô Đình Diệm đã chủ trương xây dựng một đất nước trên căn bản duy linh và theo đường lối nhân vị, là những quan điểm sống dựa trên tư tưởng Thiên chúa giáo. Những người Phật tử ở miền Nam hiểu ngay rằng việc tích cực phổ biến Phật học sẽ là điều không hợp với con mắt chính quyền. Trong hoàn cảnh đó, người Phật tử miền Nam vẫn cố gắng duy trì một sinh hoạt báo chí Phật giáo ở mức độ cầm chừng. Các nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam vẫn ghi nhận các tờ báo Phật giáo nêu sau:

Tạp chí Từ Quanga. Tạp chí Từ Quang là một trong những tờ báo đã xuất hiện từ năm 1951 và vẫn hoạt động liên tục. Từ Quang là cơ sở hoằng pháp của Hội Phật học Nam Việt do cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Ban đầu tòa soạn của Từ Quang đặt ở chùa Ấn Quang. Sau khi chùa Xá Lợi được xây dựng xong vào năm 1958 để làm trụ sở chính của hội thì báo quán của Từ Quang cũng dời về đấy. Trong giai đoạn từ 1951 đến 1963, việc biên tập tạp chí Từ quang đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của chư tăng thuộc Phật học đường Nam Việt. Từ Quang là tạp chí Phật giáo duy nhất hoạt động xuyên suốt từ 1951 đến 1975.

Nguyệt san Phật giáo Việt Namb. Mặc dù được thành lập từ năm 1951 và rất mong muốn có một tiếng nói độc lập, mãi đến năm 1956, Tổng hội Phật giáo Việt Nam mới cho ra đời cơ quan ngôn luận chính thức là nguyệt san Phật Giáo Việt Nam. Trong kỳ Đại hội lần hai họp vào tháng 4 năm 1956, Tổng hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục suy tôn Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tổng hội chủ, mời Hòa thượng Thích Huệ QuangCư sĩ Chơn An Lê Văn Định làm Phó Tổng hội chủ, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm Tổng thư ký. Cũng trong Đại hội, Hòa thượng Huệ Quang được tín nhiệm giao tổ chức cơ quan ngôn luận cho Tổng hội. Ngày rằm tháng tám năm Bính Thân (19-9-1956), Phật Giáo Việt Nam phát hành số đầu tiên. Tạp chí do Hòa thượng Thích Huệ Quang làm chủ nhiệm và Thượng tọa Thích Nhất Hạnh là chủ bút. Tuy nhiên, chỉ sau ba số thì ngài Huệ Quang viên tịchThượng tọa Nhất Hạnh được giao kiêm chủ nhiệm.

Tuy nói là thống nhất nhưng Tổng hội Phật giáo Việt Nam vẫn không có thực quyền lãnh đạo, hai đơn vịthực lực nhất là An Nam Phật học hội ở Trung kỳ và Hội Phật học Nam Việt ở Nam kỳ vẫn có những hoạt động riêng rẽ. Cho đến kỳ đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Tổng hội Phật giáo Việt Nam họp tại Sài Gòn ngày 17-8-1957, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Vì thế, một trong những mục tiêu vận động của nguyệt san Phật giáo Việt Nam là kêu gọi sự thống nhất triệt để đối với mọi tổ chức Phật giáo, chấp nhận chương trình hành động của Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Đây là một đề tài được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bài viết đăng tải trên nguyệt san Phật giáo Việt Nam.

Bên cạnh đó, nguyệt san Phật Giáo Việt Nam đề cao việc xây dựng một xã hội nhân bản trên tinh thầnduyên sinh cộng nghiệp chứ không đi trệch qua hướng giác ngộ về quyền lợi hoặc chấp nhận quan điểmduy linh hữu thần. Về phương diện xây dựng hòa bình độc lập và thống nhất cho dân tộc, nguyệt san Phật Giáo Việt Nam chủ trương đấu tranh bất bạo động theo hướng trung đạo, không thiên về cộng sản mà cũng không ngả theo tư bản. Ngoài ra, nguyệt san cũng có những bài viết chú trọng đến việc đào tạo tăng tài, hoằng dương chánh pháp. Tuy vậy, nội dung của nguyệt san không hoàn toàn khô khan với những luận thuyết mà luôn luôn có nét uyển chuyển tươi tắn với những mục chuyên về văn học nghệ thuật. Trong số những người cộng tác cho tờ báo ta thấy có Tuệ Uyển, Thiện Hoa, Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Hữu Ba, Huyền Không, Thạc Đức, Trí Đức, Minh Châu, Thanh Từ, Cao Khả Chính, Tắc Phước, Như Quán, Tâm Hỷ, Tâm Châu, Minh Đức, Trọng Đức, Thiều Chi, Lê Văn Định, Thẩm Oánh, Tống Anh Nghị, Dã Thảo, Hoàng Hoa, Tâm Quán, Trúc Diệp, Dương Xuân Dưỡng, Kiêm Minh, ... Do thường xuyên phê bình tình trạng duy trì bản vị riêng của các tập đoàn Phật giáo, nguyệt san Phật Giáo Việt Nam không nhận được sự giúp đỡ về tài chánh; do đó, nguyệt san chỉ ra được đến số 28 thì phải đình bản vào giữa năm 1959. Tuy không đạt được mục tiêu mong muốn nhưng nguyệt san Phật Giáo Việt Nam vẫn khắc họa được sự khao khát thống nhất Phật giáo trong lòng người con Phật Việt Nam và phần nào nêu lên được chính kiến của Phật tử Việt Nam về các vấn đề trọng đại của dân tộc.

Vị Chủ nhiệm đầu tiên của tờ Phật giáo Việt NamHòa thượng Thích Huệ Quang (1888 – 1956) thế danh là Nguyễn Văn Ân, người ở Ô Môn, Cần Thơ, thưở nhỏ sống ở Trà Vinh, sau xuất gia ở chùa Long Thành quận Trà Cú với thiền sư Thiện Trí, được bổn sư đặt pháp danh là Thiện Hải, được trao truyền cả Phật học lẫn y thuật phương Đông. Một hôm đi ngang Tiểu Cần thấy một ngôi chùa đổ nát, ngài phát tâm trùng tu khiến dân chúng sinh lòng kính mến mời ngài về làm trú trìhết sức ủng hộ ngài trong việc trùng tu. Nhờ vậy, ngôi chùa ấy, chùa Long Hòa, đã trở thành một đạo tràng thanh tịnh. Sau này, ngài đắc pháp với thiền sư Từ Vân và được ban pháp hiệu Huệ Quang. Nhờ đọc rộng, ngài sớm biết đến phong trào chấn hưng Phật pháp ở châu Á nên đã cùng các vị Khánh Hòa và Khánh Anh xúc tiến công cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà. Hội Lục hòa đã được thành lập tại chùa Long Hòa nơi ngài trú trì. Ngài cũng tham dự vào việc thành lập hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học cũng như hội Lưỡng Xuyên Phật học. Năm 1945, chiến tranh xảy ra, hội Lưỡng Xuyên Phật họcPhật học đường phải ngưng hoạt động. Đại chúng ly tán, rồi quân đội Pháp chiếm đóng cơ sở Phật học hội, ngài lui về chùa Long Hòa ở Tiểu Cần tĩnh tu. Năm 1953, ngài được Giáo hội Tăng già Nam Việt suy tôn lên ngôi Pháp chủ. Năm 1956 trong Đại hội Tổng hội Phật giáo Việt Nam lần hai tại Sài Gòn, ngài được bầu làm phó Tổng hội chủ và được mời làm Chủ nhiệm tạp chí Phật Giáo Việt Nam. Ngày 10 tháng 11 năm 1956, ngài cùng phái đoàn Phật giáo Việt Nam dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ tư tại Népal. Trên đường về, phái đoàn dừng lại ở New Delhi quan sát Đại hội Văn hóa Quốc tế và cuộc triển lãm Nghệ thuật Phật giáo. Ngài cùng với Hòa thượng Tổng hội chủ Thích Tịnh Khiết đến dự cuộc mít tinh tổ chức tại công trường Ramila và viếng các Phật tích. Sau khi chiêm bái Phật tích về, ngài đã đột ngột từ trần vì tai biến mạch máu não, hưởng thọ 68 tuổi với 37 năm hoằng hóa. Nhục thân ngài được hỏa táng tại Ấn ĐộThiền sư Huệ Quang viên tịch khi tạp chí Phật Giáo Việt Nam mới ra đời được ba số.

Liên Hoa văn tậpc. Vào tháng 2 năm 1955, tại Huế, Ni sư Thích nữ Diệu Không phụ trách Liên Hoa tùng thư cho xuất bản một tập văn có tên là Liên Hoa văn tậpĐến tháng 11 năm ấy, trong phiên họp bất thường của Giáo hội Tăng già Trung Việt tại chùa Báo Quốc, Ni sư Diệu Khôngnhã ý trao Liên Hoa văn tậplại để làm cơ quan truyền bá Phật pháp của Giáo hội. Giáo hội giao cho Thượng toạ Thích Đôn Hậu trú trì chùa Linh Mụ ở Huế làm chủ nhiệm, Thượng toạ Thích Đức Tâm làm chủ bút, Ni sư Diệu Không làm quản lý. Số 1 bộ mới phát hành trong dịp Tết Nguyên đán năm Bính Thân (1956) lấy tên là Tạp chí Liên Hoa, ra hàng tháng, có sự cộng tác của nhiều vị học tăng đang du học ở ngoại quốc bên cạnh những cây bút quen thuộc như Thích Trí Quang, Võ Đình Cường, Nguyễn Thái. Sau vụ pháp nạn năm 1963, sang đầu năm 1964, tạp chí tiếp tục xuất hiện với tên ghi ngoài bìa báo là lienhoanguyetsanLiên Hoa nguyệt san nhưng chỉ đến năm 1966 thì đình bản.

4. Nhận xét

Nhìn chung, trong giai đoạn này, chỉ có Phật giáo trong vùng tạm chiếm và sau đó là Phật giáo ở miền Nam là có hoạt động hướng vào xã hội và cũng chỉ là những hoạt động mang tính cầm chừng. Thật vậy, sau năm 1954, ở miền Bắc, trong không khí dồn toàn lực cho việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và ra sức chi viện cho miền Nam đấu tranh đòi thống nhất đất nước thì Phật giáo không có lý do để hoạt động; trong khi đó, ở miền Nam, sự áp chế của một chính quyền chủ trương độc thần cũng không chừa một chỗ đứng thoải mái cho người Phật tử. Ngay từ năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm đã toan tính không công nhận ngày lễ Phật đản là ngày lễ chính thức của quốc gia và đã một lần phải tạm nhượng bộ trước đòi hỏi của người Phật tử. Trong điều kiện đó, sự có mặt của một vài tờ báo Phật giáo vẫn có tác dụng nung đúc tinh thần Phật tử Việt Nam. Có thể nói đây là thời kỳ củng cố của Phật giáo Việt Nam, vì lẽ, tuy chưa thật sự thống nhất, các tập đoàn Phật giáo vẫn có những sự liên hệ với nhau, giúp đỡ nhau, và tận dụng mọi cơ hội để đưa người đi học ở nước ngoài với hy vọng có một ngày mai tươi sáng hơn.

III. BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁT TRIỂN 1964 – 1975

1. Tổng quan

Có thể thấy đây là thời kỳ phát triển của báo chí Phật giáo miền Nam Việt Nam. Mặc dầu ngay từ năm 1967 đã có sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vừa mới được thành lập sau cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, hoạt động báo chí Phật giáo trong thời kỳ này cũng vẫn thực sự khởi sắc và đã tạo tiền đề cho các hoạt động nghiên cứu Phật học sau này. Giới nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam cũng nhận ra có hai giai đoạn nhỏ trong lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam thuộc thời kỳ này: giai đoạn từ 1964 đến 1966 thể hiện sự bồng bột của giới làm báo Phật giáo trước sự cởi trói của chế độ kiềm chế về tôn giáo dưới thời Ngô Đình Diệm; giai đoạn từ 1967 đến 1975 thể hiện thái độ điềm tĩnh hơn khi thấy các chế độ nối tiếp của chế độ Ngô Đình Diệm cũng vẫn chịu sự khuynh loát của các thế lực phi Phật giáo. Mặt khác, tình trạng chiến tranh ngày một lan rộng cũng tác động nhiều đến nội dung báo chí Phật giáo thời kỳ này.

2. Từ 1964 đến 1966: Giai đoạn bộc phát

Cuộc tranh đấu đòi quyền bình đẳng về tôn giáo ở miền Nam Việt Nam năm 1963 đã có một tác dụng to lớn là thắt chặt sự đoàn kết của mọi tập đoàn Phật giáo đang tồn tại lúc bấy giờ. Vào lúc đỉnh điểm của cuộc tranh đấu là ngày 20-8-1963, hầu như mọi tổ chức Phật giáo đều chia sẻ sự mất mát xảy ra từ cuộc đàn áp tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Phật tử Việt Nam trong giai đoạn ấy đã thực thi chủ trương bất bạo động một cách nghiêm túc; họ cố gắng tránh né sự thiệt hại và sẵn sàng hy sinh trong trường hợp không thể tránh né được. Do vậy, mọi hình ảnh hoặc sự tường thuật thể hiện hoạt động chống trả, tấn công hay khiêu khích của người Phật tử Việt Nam đối với lực lượng đàn áp họ trong thời gian từ tháng 5-1963 đến tháng 10-1963 đều là ngụy tạo. Vào trước ngày xảy ra cuộc đảo chánh 1-11-1963, hầu hết các vị lãnh tụ Phật giáo thuộc nhiều tổ chức khác nhau đều đã bị bắt giam hoặc phải trốn tránh. Vì vậy, sau khi kết thúc cuộc chính biến, các tổ chức Phật giáo đều cảm thấy cần phải ngồi lại với nhau để thành lập một Giáo hội thống nhất. Một cuộc họp đã được tổ chức tại chùa Xá Lợi vào ngày 31-12-1963 quy tụ đại biểu của 11 Giáo phái, Hội đoàn Phật giáo khác nhau. Ngày 4-1-1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức ra đời với một bản Hiến chương có tổng cộng 11 Chương, 32 điều đã được 11 vị trưởng phái đoàn các Giáo phái, Hội đoàn duyệt nhận ký tên. Giáo hội suy tôn ngài Thích Tịnh Khiết làm Viện trưởng Viện Tăng thống và suy cử ngài Thích Tâm Châu làm Viện trưởng Viện Hóa đạo. Trụ sở của Giáo hội được đặt tại chùa Ấn Quang. Trong không khí thắng lợi bước đầu ấy, báo chí Phật giáo Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ. Lịch sử ghi nhận những tờ báo sau đây có mặt trong thời kỳ này:

Tuần báo Đuốc Tuệa. Xuất hiện sớm nhất sau khi kết thúc vụ Pháp nạn năm 1963 là tuần báo Đuốc Tuệ, tiếng nói của Phật giáo miền Vĩnh Nghiêm trong GHPGVNTN. Xin nói thêm rằng theo Hiến chương GHPGVNTN thì lãnh thổ miền Nam được phân thành các miền Hành chánh Giáo hội, trong đó đặc biệt miền Vĩnh Nghiêm là miền quy tụ Tăng Ni Phật tử miền Bắc di cư. Tuần báo Đuốc Tuệ ra ngày thứ bảy hàng tuần, số đầu tiên phát hành ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn (27-2-1964) do Thượng tọa Thích Chính Mệnh làm chủ nhiệm, Thượng tọa Thích Đức Nghiệp làm Chủ bút, Thượng tọa Thích Huyền Minh làm Quản lý. Ban đầu tòa soạn báo đặt tại chùa Giác Minh là Trụ sở của Hội Tăng già Bắc Việt tại miền Nam. Về sau, khi chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng xong trên đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) thì báo quán Đuốc Tuệ được dời về đó. Thành phần quản lý tờ báo cũng thay dổi theo từng thời kỳ và có lúc Thượng tọa Thích Thanh Kiểm được giao nhiệm vụ Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Nội dung của Đuốc Tuệ cũng bao gồm những vấn đề về Phật pháp, về giáo lý phổ thông, đăng tải từ điển về Phật học… bên cạnh việc giới thiệu văn hóa và nghệ thuật Phật giáo trên thế giới, đặc biệtvăn hóa Phật giáo Nhật bản; Về sau, Đuốc Tuệ có giới thiệu các bộ Luận Phật giáo, kể về cuộc đời của các vị Thánh tăng Ấn Độ thời đức Phật còn tại thế…Về văn học nghệ thuật, Đuốc Tuệ cũng có truyện ngắn, thơ, văn, tùy bút và đặc biệt là các trang về Thiếu nhiGia đình Phật tử. Đuốc Tuệ phát hành được 80 số liên tục trong ba năm, đình bản vào ngày 15-4-1967.

b. Ngay sau khi GHPGVNTN được thành lập, các nhà lãnh đạo Giáo hội đã quan tâm đến việc tổ chức một cơ quan ngôn luận. Tuy vậy, cũng phải hơn ba tháng sau, Tuần báo Hải Triều Âm là cơ quan Văn nghệ-Thông tin-Nghị luận do Viện Hóa đạo chủ trương mới có thể ra mắt số đầu tiên vào ngày 21-4-1964. Tuần báo này được giao cho Tỳ-kheo Thích Hộ Giác thuộc Phật giáo Nam tông làm Chủ nhiệm, Thượng tọa Thích Nhất Hạnh thuộc Thiền tông Lâm Tế làm Chủ bút và cư sĩ Võ Đình Cường là Thư ký Tòa soạn. Hải Triều Âm quy tụ được những cây bút viết nghị luận và nghiên cứu có tiếng thời bấy giờ như Nguyễn Đăng Thục, Lê Văn Siêu, Thạch Trung Giả, Thích Mãn Giác... Trong một thời gian dài, những bài viết có tính cách nhìn lại phong trào tranh đấu giành quyền bình đẳng tôn giáo đã được đăng tải, bên cạnh đó nhiều tài liệu liên quan đến tình trạng đàn áp tôn giáo dưới thời Ngô Đình Diệm cũng được đưa ra để minh chứng cho phản ứng của Phật giáo đồ miền Nam là thích đáng. Báo cũng đưa các tin tức liên quan đến những hoạt động của Giáo hội và các tổ chức quần chúng Phật giáo trên cả nước. Ngoài ra, phần văn nghệ cũng rất sống động với sự góp mặt của những cây bút mới. Quan điểmthái độ của Phật tử trước những biến động liên tiếp trong việc thay đổi thành phần lãnh đạo miền Nam lúc bấy giờ cũng được trình bày bằng những bài viết mạnh mẽ tố cáo chính sách kỳ thị tôn giáo của những nhà cầm quyền quân nhân và dân sự nối tiếp nhau. Đã có những bài viết phản đối sự xâm nhập vào hàng ngũ lãnh đạo miền Nam của những người thuộc chế độ Ngô Đình Diệm cũ nay tìm cách khuynh loát chính quyền. Nhận định về tình hình chiến tranh đang ngày càng lan rộng cũng được nêu ra. Những thông tin liên quan đến việc quân đội Hoa Kỳ có thể được đưa vào Việt Nam trực tiếp tham chiến cũng được tường thuật để phê phán. Thái độ cấp tiến của tờ báo khiến các chính quyền đương thời không hài lòngHải Triều Âm đã bị đóng cửa vào tháng 4-1965.

c. Song song với tuần báo Hải Triều Âm, vào tháng 10 năm 1964, đã xuất hiện Tuần báo Thiện Mỹ cũng do GHPGVNTN chủ trương nhưng được nêu rõ là hoạt động với mục tiêu hiện đại hóa Phật giáo và vận động xây dựng văn hóa dân tộc. Tuần báo này do cư sĩVăn Hiến làm Chủ nhiệm nhưng cũng do Thiền sư Nhất Hạnh làm Chủ bút và Cư sĩ Võ Đình Cường làm Tổng Thư ký. Có thể nói Thiện Mỹ bám sát hai mục tiêu hoạt động của báo. Về mặt Hiện đại hóa Phật giáo, Thiện Mỹ đăng tải liên tục loạt bài “Đạo Phật đi vào cuộc đời” của Nhất Hạnh và đưa ra những bài nghị luận về mọi vấn đề của tôn giáo liên quan tới thời cuộc, thể hiện ước muốn xây dựng một xã hội Phật giáo tiến bộ đồng thời nêu rõ khát vọng hòa bình của dân tộc. Về mặt xây dựng văn hóa dân tộc, những bài khảo luận và nghiên cứu của các tác giả như Tam Ích, Thiếu Sơn, Nguyễn Khắc Kham, Võ Đình Cường… nêu lên những nét hay nét đẹp trong nền văn hóa cũ nhưng cũng nhẹ nhàng phê bác những điều bị coi là mê tín dị đoán, là hủ tục cần phải thay thế, cho thấy những người viết muốn đưa ra một sự so sánh để chỉ rút tỉa và gìn giữ làm tỏa sáng những gì là tinh hoa của văn hóa Việt Nam. Ngoài việc truyền bá giáo pháp trong ý hướng làm mới tinh thần học Phật, Thiện Mỹ luôn trình bày suy tư của người Phật tử Việt Nam trong buổi đương thời qua hình thức truyện ngắn, thi ca, tùy bút, hồi ký, ký sự… khiến nội dung Thiện Mỹ được đánh giáhấp dẫnphong phú. Có thể nói Thiện Mỹ đã góp một phần không nhỏ trong việc tạo nên một không khí lãng mạn trong việc nghiên cứu Phật học cũng như trong việc làm mới ngôn ngữ báo chívăn học Việt Nam. Thiện Mỹ ra số cuối cùng vào dịp Phật đản Phật lịch 2510, ngày Rằm tháng Tư năm Bính Ngọ (3-6-1966), cao điểm của cuộc Biến động miền Trung khi vài ngày sau đó quần chúng Phật tử ở Huế và Đà Nẵng đưa bàn thờ Phật xuống đường để ngăn chận bước tiến của quân đội Sài Gòn tiến ra đàn áp các cuộc biểu tình chống việc các tướng lãnh quân đội liên tiếp làm binh biến kéo dài quyền cai trị bằng quân sự gây xáo trộn đời sống xã hội.

d. Các nhà lãnh đạo GHPGVNTN vẫn mong muốn có một tờ nhật báo để đáp ứng nhu cầu thông tin cho quần chúng Phật tử và góp phần xây dựng lối sống của người Phật tử cho toàn xã hội; do đó, ngay khi Hải Triều Âm bị đóng cửa thì Giáo hội đã vận động cho ra đời nhật báo Chánh Đạomột tờ báo hàng ngày phát hành vào sáng sớm đăng tải cập nhật mọi tin tức thời sự trong và ngoài nước, kể cả tin tức chiến sự ở những vùng đang có tranh chấp, có khuôn khổ lớn như mọi tờ nhật báo thời bấy giờ. Chánh Đạo được giao cho Tỳ-kheo Thích Hộ Giác làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, đã xây dựng được một lực lượng làm báo chuyên nghiệp, mua tin của các hãng thông tấn ngoại quốc và Việt tấn xã hoặc đón nhận tin tức được truyền qua các đài phát thanh BBC, VOA hàng ngày. Ngoài phần tin tức, Chánh Đạo cũng có các bài xã luận, các phóng sự điều tra, những chuyên mục văn nghệ và chuyên mục về Phật học. Chánh Đạo nêu mục tiêu hoạt động của báo là cơ quan tranh đấu cho lẽ phảicông lý. Với những bài viết công kích các chính phủ liên tiếp của chính quyền Sài gòn, Chánh Đạo cũng bị đóng cửa sau số báo phát hành ngày 13-9-1969.

e. Song song với Chánh Đạo, lúc bấy giờ Tổng Vụ Thanh Niên là một trong 11 vụ của GHPGVNTN do Thượng Tọa Thích Thiện Minh làm Tổng Vụ trưởng có đỡ đầu cho ra đời một tờ nhật báo của giới Sinh viên Phật tử là tờ Đất Tổ, ban đầu do Lê Văn Hòa làm chủ nhiệm và Huỳnh Bá Huệ Dương làm quản lý. Đất Tổ là một nhật báo khổ lớn hoạt động theo tiêu chí là tiếng nói của tình thương và đoàn kết, phát hành số đầu tiên ngày 12-5-1965, cũng đăng tải tin tức thời sự trong và ngoài nước và tin chiến sự, nhưng chỉ được một tháng sau phải đình bản vào ngày 12-6-1965. Đến ngày 20-8-1965 nhân kỷ niệm 2 năm ngày chùa Xá Lợi bị tấn công, Đất Tổ lại tục bản, lần này do Huỳnh Bá Huệ Dương làm Chủ nhiệm và Nguyễn Phúc Bửu Hồ làm Chủ bút. Ngoài tin thời sự, Đất Tổ đăng tải nhiều bài nghị luận về việc xây dựng các đoàn thể thanh niên Phật tử, hồi ức về sự hy sinh của sinh viên và học sinh Phật tử trong thời kỳ Pháp nạn 1963, kêu gọi sự đoàn kết thanh niên. Đất Tổ tục bản cũng chỉ hoạt động được chừng một năm thì bị đình bản, do Thượng Tọa Thích Thiện Minh bị truy tố ra trước Tòa án Quân sự Mặt trận vùng III vì các tội danh Tán trợ đào binh, Chứa chấp vũ khí và Liên lạc với cộng sản.

Giữ Thơm Quê Mẹf. Tháng 7-1965, nhà xuất bản Lá Bối của Thượng tọa Nhất Hạnh cho ra đời một tạp chí văn nghệ lấy tên là Giữ Thơm Quê Mẹ. Giữ Thơm Quê Mẹ được đánh giá là một tạp chí văn họcgiá trị, nhận được sự cộng tác của nhiều cây bút nổi tiếng đương thời như Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Sơn Nam, Nguyễn Hiến Lê, Trụ Vũ, Hoài Khanh, Tam Ích, Vương Pển Liêm, Luân Hoán, Thái Tú Hạp, Kim Tuấn, Trần Tuấn Kiệt, Dương Nghiễm Mậu, Hồ Hữu Tường, Thành Tôn, Võ Hồng, Nguyễn Đức Sơn, Bình Nguyên Lộc, Chinh Văn, Chinh Ba… Tạp chí này xuất bản mỗi tháng một kỳ. Từ số 1 phát hành vào tháng 7-1965 đến số kép 7&8 phát hành vào tháng 2-1966 thì do nhà thơ Hoài Khanh biên tập; sau đó, nhà thơ Trụ Vũ chịu trách nhiệm coi sóc từ số 9 (tháng 3-1966) đến số cuối cùng là số 12 phát hành vào tháng 6-1966. Các tập Nẻo về của Ý và Nói với tuổi hai mươi của Thiền sư Nhất Hạnh đã được đăng từng kỳ trong Giữ Thơm Quê Mẹ trước khi được in thành sách. Các bài Tâm Ca của Phạm Duy cũng xuất hiện trên tạp chí này. Tuy chỉ xuất bản được 12 tập, Giữ Thơm Quê Mẹ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc làm mới văn học báo chí miền Nam thời bấy giờ.

g. Vào năm 1964, Viện Đại học Vạn Hạnh thuộc Tổng vụ Giáo dục của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN được thành lập với Thượng tọa Thích Minh Châu làm Viện trưởng và Thượng tọa Thích Mãn Giác làm Phó Viện trưởng. Để phục vụ hoạt động nghiên cứuphổ biến Phật học cũng như văn hóa dân tộc, Viện cho ra đời nguyệt san Vạn Hạnh do Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Số báo Vạn Hạnh đầu tiên được phát hành vào ngày 1-5-1966 có chủ đề kỷ niệm Đại lễ Phật đản Phật lịch 2510. Vạn Hạnh có được sự cộng tác của nhiều người viết là các học giả và nhà nghiên cứu nổi tiếng thời bấy giờ như Nguyễn Đăng Thục, Lê Văn Siêu, Nguyễn Bá Lăng, Bửu Cầm, Thích Huyền Vi… Vạn Hạnh được đánh giá là một tạp chí có những bài viết sâu sắc và có giá trị, đáng được sử dụng làm tài liệu quý giá cho giới nghiên cứu học thuật. Tiếc rằng vì lý do tài chánh, nguyệt san Vạn Hạnh chỉ ra đến số thứ 25 thì đình bản vào tháng 7 năm 1967.

Nguyệt san An Lạch. Có lẽ xuất hiện chậm nhất trong giai đoạn này là bán nguyệt san An Lạc, tiếng nói của giới Tăng sinh, do Đại đức Thích Thông Bửu làm quản nhiệm, cư sĩ Nguyễn Bỉnh Tuyên làm chủ bút và nhà thơ Thùy Dương Tử làm Thư ký; tòa soạn đặt tại chùa Quan Thế Âm, nơi ngài Thích Quảng Đức trụ trì trước khi hy sinh tự thiêuđạo pháp vào ngày 11-6-1963. An Lạc phát hành mỗi tháng hai kỳ vào ngày rằm và mồng một, số đầu tiên ra ngày 1-8-1966 (Rằm tháng Sáu năm Bính Ngọ) và chỉ ra được 14 số thì đình bản. Số cuối cùng phát hành vào ngày 13-6-1967 (ngày 6 tháng Năm năm Đinh Mùi). An Lạc được sự ủng hộ của các vị cao tăng thạc đức như Thích Thiện Hoa, Thích Viên Giác, Thích Giác Nhiên, Thích Mãn Giác, Thích Minh Châu, Thích Đức Nhuận…, các vị học giả như Nguyễn Đăng Thục, Thiếu Sơn, Nguyễn Văn Tạo… và các văn nghệnổi tiếng như Trụ Vũ, Trần Tuấn Kiệt, Sơn Nam… Ngoài những bài viết của những vị đã có tên tuổi, An Lạc còn đăng tải ý kiến và cảm nhận của các vị Tăng sinh, được viết bằng một lối hành văn phổ thông bình dị, nên tờ báo đã nhận được sự ủng hộ của nhiều giới độc giả.

i. Nhận xét

Đây là giai đoạn bộc phát của báo chí Phật giáo. Nhiều tờ báo xuất hiện. Có những tờ chỉ trụ lại được một thời gian ngắn. Có những tờ báo thể hiện một tinh thần hăng hái với một niềm tin mãnh liệt rằng sự phát triển văn hóa dân tộc trên tinh thần Phật giáo phải được thực hiện một cách mạnh mẽ và được đón nhận với sự khao khát đổi mới, nhờ đó đẩy mạnh việc xây dựng hòa bình và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tế đã khác với ước vọngniềm tin của những người nhập cuộc. Các khác biệt về quan điểm, tư tưởng… bên cạnh những cố gắng lũng đoạn của các thế lực phi Phật giáo vẫn còn mạnh và cả tâm lý công thần của chính những người trong cuộc đã khiến cho việc thực hiện lý tưởng vì đạo vì đời vì sự nghiệp văn hóaxã hội của đất nước, vì khát vọng hòa bình của dân tộc đã trở nên xa vời. Những cuộc biến loạn chính trị liên tiếp, cuộc chiến tranh ngày một lan rộng, sự nứt rạn ngay trong hàng ngũ lãnh đạo Phật giáo… đã khiến những người hăng say vì lý tưởng Phật giáo trở nên thực tế hơn, điềm tĩnh hơn. Nhận thức ấy đã được thể hiện qua báo chí Phật giáo giai đoạn kế tiếp của thời kỳ phát triển, sẽ được trình bày sau đây.

3. Từ 1967 đến 1975: Giai đoạn phát triển ổn định

Cuộc biến động năm 1966 ở miền Trung đã khoét sâu những bất đồng quan điểm của các nhà lãnh đạo GHPGVNTN về đường lối hoạt động của Giáo hội, chủ yếu là về vấn đề vận động hòa bình. Những người cấp tiến nhận định cụ thể rằng cuộc chiến phi lý ở miền Nam cần phải được chấm dứt bằng mọi giá trên tinh thần những người trong cùng một nước cần phải nhân nhượng lẫn nhau tìm lấy một giải pháp cho chính mình thay vì cầu đến những giải pháp ở bên ngoài. Những người bảo thủ vẫn e ngại rằng việc tìm kiếm hòa bình bằng mọi giá sẽ khiến miền Nam bị miền Bắc khống chế. Do quan điểm cấp tiến được đông đảo quần chúng ủng hộ, trong khi những người chủ trương bảo thủ lại không nhân nhượng, cuối năm 1966, trong một cuộc đại hội của GHPGVNTN họp tại chùa Ấn Quang, những người theo khuynh hướng cấp tiến đã tách ra thành lập một tổ chức Giáo hội riêng. Để đối phó, những người bảo thủ yêu cầu chính phủ lúc ấy công nhận bản hiến chương của khối bảo thủ và coi đó là Giáo hội chính thống. Chính phủ miền Nam đã ban hành sắc luật 23/67 ngày 18 tháng 7 năm 1967 công nhận Giáo hội bảo thủ; Giáo hội này tiếp tục duy trì hội sở tại Việt Nam Quốc tự nên được gọi là Khối Việt Nam Quốc tự; trong khi đó, Giáo hội cấp tiến lấy chùa Ấn Quang làm trụ sở nên được gọi là Khối Ấn Quang. Khối Ấn Quang bị chính quyền miền Nam coi là khuynh tả và bất hợp pháp nhưng vẫn không có lý do để đặt Giáo hội này ra ngoài vòng pháp luật. Như vậy, cho đến cuối năm 1966, Phật giáo Việt Nam lại bị chia rẽ. Khối Việt Nam Quốc tự tuân thủ luật pháp miền Nam nhưng thiếu quần chúng. Khối Ấn Quang kiên quyết đẩy mạnh phong trào phản chiến, đòi hỏi tổ chức bầu cử Tổng thống và xây dựng một chế độ dân sự ở miền Nam, được quần chúng ủng hộ. Năm 1967, chính quyền miền Nam tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến để soạn thảo và ban hành một Hiến pháp mới, sau đó tổ chức bầu cử Quốc hội Lập pháp và Tổng thống. Từ đó trở đi, Giáo hội Ấn Quang giành được quyền lãnh đạo các hoạt động về Tăng sự, Hoằng pháp, Văn hóa, Giáo dục, Cư sĩ, Xã hội, Tài chánh-Kiến thiết và Thanh niên; trong khi đó, Giáo hội Việt Nam Quốc tự chỉ chi phối được hoạt động của miền Vĩnh Nghiêm và Nha Tuyên Úy Phật giáo, một cơ quan cung cấp Tăng sĩ tham dự vào các tổ chức quân đội miền Nam để úy lạo và hướng dẫn họ thực hành giáo pháp nhà Phật. Trong hoàn cảnh đó, báo chí Phật giáo Việt Nam giai đoạn này cũng phần nào thể hiện sự chia rẽ của lãnh đạo Giáo hội nhưng vẫn tập trung vào những vấn đề cấp thiết của dân tộc. Điều đó được thấy qua việc ghi nhận hoạt động của những tờ báo đã xuất hiện trong giai đoạn này.

a. Như trên đã nói, tạp chí Từ Quang của Hội Phật học Nam Việt vẫn tiếp tục có mặt. Sau khi cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền thể hiện tinh thần nhập cuộc đối với việc tranh đấu Phật giáo, các tập đoàn Phật giáo miền Trung đã hiểu ông hơn, và đã dành cho ông một sự kính trọng khác trước. Do đó, trong giai đoạn này, Từ Quang nhận được nhiều bài vở của các cộng tác viên tên tuổi như Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh, Thích Mãn Giác, Thích Minh Châu, Thích Trí Thủ, Thích Thanh Từ… các Ni sư Diệu Thuận, Thiện Diệu… các vị cưMinh Đức, Thiện Hữu, Minh Luân, Minh Lạc… Do tính cách uyển chuyển và điềm đạm của mình, Từ Quang đã bền bỉ tồn tại và có nhiều đóng góp trong việc truyền bá tinh thần Phật học.      

maithotruyenCư sĩ Mai Thọ Truyền (1905-1973) xuất thân trong một gia đình trung lưu ở Bến Tre, được đào tạo để ra làm công chức dưới thời Pháp thuộc và là một vị quan thanh liêm được dân chúng quý mến. Trong thời kháng chiến chống Pháp, ông có tham gia vào việc xây dựng chính quyền nhân dân ở tỉnh Long Châucho đến khi quân đội Pháp chiếm Long Xuyên thì lánh về vùng thôn quê ẩn náu. Khoảng năm 1947, ông về Sài Gòn sau đó được chính quyền Sài Gòn mời ra tham chính rồi về hưu vào năm 1960. Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông được mời tham gia Hội đồng Nhân sĩ Cách mạng. Trong cuộc bầu cử Tổng thống miền nam năm 1967, ông đứng chung liên danh với ông Trần Văn Hương ở tư c1ch ứng cử viên Phó Tổng thống. Năm 1968, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mời ông làm Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa và ông giữ chức vị này đến ngày qua đời. Ở vai trò này, ông đã thực hiện được nhiều công việc đáng kể: xây dựng Thư viện Quốc gia trên đất Khám lớn Sài Gòn thời thực dân, nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố; xúc tiến việc thành lập Văn khố quốc gia và Nha văn hóa; thành lập và đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Điển chế văn tự; lập Ủy ban dịch thuật và xuất bản các sách Hán Nôm quý hiếm; thành lập Chi nhánh Bảo tồn Cổ tích Huế.

Sự nghiệp lịch sử của ông đối với Phật giáo bắt đầu từ khi ông trở thành cư sĩ Phật tử. Trong những năm làm việc đó đây khắp lục tỉnh miền Tây, ông để tâm nghiên cứu tìm hiểu về Phật giáo, Nho giáo và các tư tưởng tôn giáo triết lý khác. Ông thường tham vấn các bậc danh sĩ để thử tài học vấn và biện bác, nhưng chưa vị nào giúp ông thỏa nguyện. Đến lúc làm việc ở Sa Đéc, ông mới thực sự cảm phục trước đức độtrí tuệ của Hòa thượng Thích Hành Trụ thế danh Lê Phước Bình, là giảng sư tại chùa Long An, và đã cầu làm đệ tử của ngài. Hòa thượng Thích Hành Trụ đặt pháp danh cho ông là Chánh Trí. Từ đây, ông bắt đầu dốc lòng đem khả năng và trình độ học thức của mình ra hộ trì chánh pháp.

Đối với phong trào chấn hưng Phật giáo, ông là một kiện tướng trong hàng cư sĩ đã đóng góp công sức rất lớn. Là một Phật tử thuần thành, ông ăn chay trường từ ngày thọ Tam quy ngũ giới, làm Phật sự không biết mệt mỏi. Năm 1950, tại Saigon, ông vận động thành lập Hội Phật học Nam Việt. Ban đầu hội đặt trụ sở tạm tại chùa Khánh Hưng, sau dời qua chùa Phước Hòa. Ông vận động và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi làm trụ sở của hội. Năm 1958 hội chuyển về chùa Xá Lợi. Ông làm Tổng thư ký của hội khi mới thành lập và Hội trưởng từ 1955 cho đến ngày ông mất. Hội đã mở các lớp Phật học phổ thông lúc bấy giờ do chư Thượng tọa Thiện Hòa, Trí Hữu, Thiện Hoa, Quảng Minh diễn giảng. Ông cũng tham gia soạn và giảng một số tiết mục cho học viên. Hàng tuần, tại chùa Xá Lợi, ông còn tổ chức các thời thuyết pháp cho đại chúng do ông mời các vị Cao Tăng Đại Đức trong nước hay nước ngoài đăng đàn. Có khi chính ông là giảng sư.

Trong giai đoạn đấu tranh năm 1963 được coi là pháp nạn, ông giữ nhiệm vụ Tổng thư ký Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, tham gia việc đòi hỏi chính quyền Ngô Đình Diệm thực thi bình đẳng tôn giáo. Ông và Hội Phật Học Nam Việt đồng ý để Ủy ban đặt trụ sở trung ương tại chùa Xá Lợi. Khi chính quyền cho quân đội và cảnh sát đánh phá, phong tỏa chùa, bắt bớ cầm tù Tăng Ni Phật tử, ông cũng chịu chung số phận. Chùa Xá Lợi trở thành địa điểm lịch sử trong cuộc đấu tranh kiên cường đẫm máu của Phật giáo đồ chống chế độ độc tài kỳ thị tôn giáo. Năm 1964, ông tham gia Ủy ban soạn thảo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và được bầu làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo. Song, vì bất đồng ý kiến về mặt tổ chức, chỉ một tháng sau ông từ nhiệm, quay về hoạt động cho Hội Phật Học Nam Việt trong cương vị Hội trưởng.

Khi Viện Đại Học Vạn Hạnh được thành lập, tạm đặt tại chùa Xá Lợi trong lúc chờ xây xong cơ sở, ông sớm nhận làm giảng viên cho Viện, và sau đó ông còn giữ chức Phụ tá Viện trưởng đặc trách hành chánh và tài chánh kiêm Tổng thư ký trong niên khóa 1967- 1968.

Ngoài những Phật sự nói trên, ông còn để tâm nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Với học lực uyên thâm và sự thông hiểu sâu sắc về giáo lý, ông đã dành nhiều thời gian dịch thuật và trước tác các tác phẩmgiá trị về Phật học.

Ông mất ngày 17-4-1973 tức rằm tháng ba năm Quý Sửu, vào lúc 8 giờ 15, hưởng thọ 69 tuổi.

Ông đã cống hiến trọn đời cho việc phụng sự Phật pháp. Ông là một người cư sĩ mẫu mực uyên thâm giáo lý, tận tụy với đạo dù đang ở những địa vị cao của quan trường. Ông là một điển hình cho sự tích cực của hàng cư sĩ lợi đạo ích đời theo tinh thần đạo Phật, và là điểm sáng chói ở miền Nam trong phong trào chấn hưng và thống nhất Phật giáo, góp phần lớn lao trong sự nghiệp truyền bá tri thức Phật học.

Sau khi cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền qua đời, tạp chí Từ Quang được các vị cư sĩ Minh Lai Võ Văn Phùng và Tâm Bảo Tống Hồ Cầm chăm sóc, tiếp tục phát hành đến tháng 4 năm 1975 mới đình bản. Từ Quang hoạt động liên tục suốt 24 năm, ra được tất cả 265 số.

Tập san Tư Tưởngb. Sau khi nguyệt san Vạn Hạnh phải đình bản, Viện Đại học Vạn Hạnh lại cố gắng cho ra đời một tập san chuyên nghiên cứu khác là tờ Tư Tưởng, phát hành không theo đúng định kỳ với tư cáchcơ quan luận thuyết của Viện Đại học Vạn Hạnh, do Thượng tọa Thích Minh Châu làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, Giáo sư Ngô Trọng Anh làm Tổng Thư ký. Số đầu tiên xuất hiện vào năm 1967 dày tới 550 trang khổ 13x19 là một tập văn có nhiều bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về Thiền, về Trung quán luận, về Siêu hình học và về Phân tâm học. Ngoài những bài viết sắc sảo của Thích Nguyên Tánh, Thích Mãn Giác, Lê Mạnh Thát [mà in lầm là Nguyễn Mạnh Thát], Ngô Trọng Anh, Chơn Hạnh…, còn có những bản dịch công phu từ những bài viết có giá trị của các tác giả ngoại quốc như Alan Watts, T.V. Murti, Erich Fromn… được thực hiện bởi những dịch giả có kiến thức vững chãi như Phùng Thăng, Thích Nữ Trí Hải… cho thấy Tư Tưởng đúng là một cơ quan luận thuyết đáng nể thời bấy giờ. Sau đó, hầu như mỗi số, Tư Tưởng đều có một chủ đề; chẳng hạn, trong năm 1969, có những chủ đề về Hiện tượng học của Husserl, về Khả tính của Phật giáo trong vấn đề hòa bình, về Xã hội học và Chính trị học, về Những vấn đề quan trọng trong tư tưởng Heidegger, về Những vấn đề về Cơ cấu luận… Góp mặt trên Tư Tưởng, người ta nhận thấy hầu hết các học giả miền Nam trong thời ấy, như Nguyễn Đăng Thục, Ngô Trọng Anh, Tôn Thất Thiện, Tôn Thất Trình, Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, Kim Định, Lê Tôn Nghiêm, Lê Văn Siêu, Thích Mãn Giác, Thích Minh Châu, Thạch Trung Giả, Mai Thọ Truyền, Trần Ngọc Ninh, Chơn Hạnh, Trần Xuân Kiêm, Trúc Thiên, Trương Văn Chình, Bửu Lịch, Vũ Văn Mẫu, Tam Ích, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Hiền Đức, Dương Thiệu Tống, Lê Kim Ngân, Thích Nguyên Hồng, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Thành Hải, Phạm Việt Tuyền, Lê Xuân Giáo, Lê Xuân Khoa, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Vi, Hoàng Minh Tuynh, Đông Tùng, Nguyễn Chung Tú, Đoàn Viết Hoạt, Đỗ Bá Khê… các văn nghệtên tuổi như Quách Tấn, Hoài Khanh, Huy Tưởng, Hoàng Đình Huy Quan, Nguyễn Tôn Nhan, Hồ Ngạc Ngữ, Doãn Quốc Sỹ, Bùi Giáng… những dịch giả cẩn trọng như Nguyễn Kim Phượng, Phùng Thăng, Thích Nữ Trí Hải… Tư Tưởng xuất hiện không theo định kỳ nhưng vẫn có mặt đều đặn suốt từ 1967 cho đến 1975. Kể cả số đầu tiên phát hành năm 1967 thì Tư Tưởng đã xuất bản được tổng cộng 49 số báo. Có thể nói Tư Tưởng là một bộ bách khoa về văn hóa, giáo dục, văn họctriết học.

Bán nguyệt san Đại từ Bic. Nha Tuyên Úy Phật giáo là một cơ quan cung cấp Tăng sĩ phục vụ quân đội trong vai trò úy lạo và hướng dẫn quân nhân miền Nam tu học theo giáo lý nhà Phật, được thành lập theo đề nghị của Viện Hóa đạo, do Thượng tọa Thích Tâm Giác làm Giám đốc. Từ năm 1967, Nha này cho phát hành một bán nguyệt san lấy tên là Đại Từ Bi làm cơ quan ngôn luậntruyền bá giáo lý Phật giáo trong giới quân nhân Phật tử. Điều hành bán nguyệt san Đại Từ BiThượng tọa Thích Tâm Giác làm Chủ nhiệm, Đại đức Thích Hộ Giác làm Chủ bút và Cư sĩ Khánh Vân làm Tổng Thư ký. Bán nguyệt san này phát hành vào ngày rằm và mồng một hàng tháng. Đại Từ Bi phát hành liên tục từ số đầu tiên ra ngày 1-3-1967 đến ngày 12-2-1975 thì chấm dứt hoạt động. Hình như đây là tờ báo duy nhất có sự chi phối của khối Việt Nam Quốc tự kể từ khi có sự chia rẽ trong nội bộ GHPGVNTN.

d. Sau khi tuần báo Hải Triều Âm và nhật báo Chánh Đạo chấm dứt hoạt động thì GHPGVNTN – cả khối Việt Nam Quốc tự lẫn khối Ấn Quang – đều không có cơ quan ngôn luận chính thức. Trước tình hình đó, vào năm 1969, Tổng vụ Hoằng pháp GHPGVNTN thuộc khối Ấn Quang cho ra đời một tờ Nội san có tên là Tin Phật do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ nhiệm và Thượng tọa Thích Đức Nhuận làm Chủ bút. Số đầu ra ngày 1.11.1969 nhân dịp kỷ niệm ngày đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm lúc ấy là ngày Quốc khánh của miền Nam; ban đầu báo quán đặt tại chùa Già Lam ở Gò Vấp tỉnh Gia Định. Đến số 2, tờ nội san này đổi tên là Hóa Đạo và tòa soạn được dời về chùa Ấn Quang. Tin Phật hay Hóa Đạo cũng thu hút được những cây bút tên tuổi như Vũ Hoàng Chương, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu, Lý Đại Nguyên, Thích Tuệ Sỹ, Trụ Vũ, Phạm Thiên Thư…

e. Sang đến năm 1971, Giáo hội Ấn Quang lại tiếp tục cho ra đời một tờ nhật báo lấy tên là Gió Nam do Thượng tọa Thích Huyền Vi làm Chủ nhiệm. Tuy nhiên, tờ nhật báo này cũng chỉ tồn tại được 8 tháng, bị đình bản vào ngày 7-9-1971 sau khi báo cho đăng loạt bài tố cáo vụ thảm sát thường dân do quân đội Mỹ gây ra ở Mỹ Lai, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

f. Sau khi tờ Gió Nam bị đình bản, Thượng tọa Huyền Vi được mời về trông coi tạp chí Hoằng Pháp do Tổng vụ Hoằng pháp chủ trương, với mục đích truyền bá chánh pháp của Giáo hội. Thượng tọa Huyền Vi là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, có Đại đức Thích Nguyên Ngôn phụ tá trong vai trò Thư ký Tòa soạn. Báo quán cũng đặt tại chùa Ấn Quang. Số đầu tiên phát hành vào ngày 14-2-1972. Những người có bài viết thường xuyên trên Hoằng Pháp là Thích Đức Nhuận, Thích Minh Châu, Thích Mãn Giác, Thích Huyền Vi, Thích Thiện Định, Nguyễn Đăng Thục, Vũ Hoàng Chương, Võ Đình Cường…

Tạp chí Bát Nhãg. Tiếp tục việc mở rộng mạng lưới báo chí của Giáo hội, Tổng vụ Tài chánh-Kiến thiết cho ra đời tạp chí Bát Nhã do Hòa thượng Thích Trí Thủ là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chánh-Kiến thiết làm Chủ nhiệm, có Đại đức Thích Tuệ Sỹ phụ tá. Bát Nhã phát hành số ra mắt vào tháng 3-1972 đăng tải những bài viết và sáng tác của Thích Trí Thủ, Thích Nữ Thể Quán, Vũ Hoàng Chương, Nhã Ca, Phạm Duy, Phạm Thiên Thư…

h. Ni chúng Bắc tông cũng tham gia vào việc làm báo với tạp chí Hoa Đàm phát hành số đầu tiên vào mùa Xuân Quý Sửu 1973. Hoa Đàm là một tập san ra mỗi ba tháng một kỳ tự đặt cho mình nhiệm vụ phổ biến giáo lý của nhà Phật trong phạm vi Ni bộ Bắc tông, phát triển tinh thần đoàn kết của Ni giới, hướng dẫn nữ Phật tử tinh tấn trên con đường phước huệ song tu, và mở mang đường lối giáo dục nhi đồng. Chủ nhiệm kiêm Chủ bút của Hoa Đàm là Tỳ-kheo Ni Như Thanh có Sư cô Thích Nữ Như Thường phụ tá trong vai trò Thư ký. Báo quán đặt tại chùa Từ Nghiêm ở đường Bà Hạt Quận 10 Sài Gòn. Góp mặt thường xuyên trên Hoa Đàm là các vị Tỳ-kheo Ni Như Thanh, Thể Quán, Như Hoa… Hoa Đàm phát hành số cuối cùng vào tháng giêng năm 1975.

i. Cũng vào mùa Xuân Quý Sửu 1973, Tổng vụ Văn hóa GHPGVNTN chủ trương phát hành một tập san ra ba tháng một kỳ, lấy lại tên của một tờ tuần báo cũ là Hải Triều Âm. Tập san Hải Triều Âm phát hành số đầu tiên vào xuân Quý Sửu, do Thượng Tọa Thích Mãn Giác làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Với mục tiêu phát huy nền Phật học, quốc học và văn hóa Việt nam, Tập san Hải Triều Âm dự kiến trở thành một môi trường sinh hoạt văn hóa chung cho tất cả các Phật tử, là nơi tổ chức các giải thưởng văn chương Phật giáo, nơi thâu góp tài liệu lịch sử văn hóa từ các địa phương gửi về, đào bới các di sản xưa để tìm sinh khí mới, góp nhặt mọi thao thức và niềm tin để phục vụ dân tộc và đạo pháp. Tập san Hải Triều Âm có sự góp sức đắc lực của những cây bút như Thích Đức Nhuận, Thích Minh Châu, Thích Thanh Kiểm, Thích Thuyền Ấn, Thích Chơn Hạnh, Nguyễn Đăng Thục, Trần Ngọc Ninh, Lê Văn Siêu, Nghiêm Thẩm, Thạch Trung Giả, Nguyễn Bá Lăng… Tuy nhiên, có lẽ vì lý do tài chánh, tập san Hải Triều Âm chỉ hoạt động được hai năm thì đình bản. Số cuối cùng của tập san Hải Triều Âm được phát hành vào dịp Vu-lan năm Giáp Dần 1974.

k. Nhận xét

Đứng về phương diện Giáo hội mà xét thì giai đoạn này thể hiện sự chia rẽ trầm trọng của Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, dựa trên tiêu chí đóng góp vào nền văn học báo chí nước nhà thì có thể nói đây vẫn là giai đoạn phát triển bền vững của báo chí Phật giáo Việt Nam. Trong khi Giáo hội không có một cơ quan ngôn luận chính thức nào hoạt động lâu dài, thì những tờ báo của các tổ chức mang tính bản vị lại duy trì được sự có mặt đều đặn và thu hút được nhiều độc giả, thể hiện được tinh thần nghiên cứu Phật học của người Phật tử đồng thời khơi gợi khát vọng tìm hiểu Phật học nơi đại chúng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, vào lúc mọi sinh hoạt xã hội đều rã rời, thì những tờ báo như Tư Tưởng, Vạn Hạnh, Từ Quang, và kể cả Đại Từ Bi, vẫn đều đặn gieo vào tâm thức người con Phật và đông đảo độc giả khác tôn giáo những tư tưởng hiền thiện của nhà Phật. Nếu có tìm hiểu song song không khí văn học nghệ thuật miền Nam trong giai đoạn này thì sẽ thấy phong trào nghiên cứu Thiền học và các tác phẩm nói về Thiền hoặc những trào lưu tư tưởngliên quan đến Phật học đã nở rộ, một phần là do sự giao thoa giữa hoạt động báo chíhoạt động văn học. Đây chính là một nét son của báo chí Phật giáo Việt Nam, đã tỏ ra xứng đáng nối tiếp sự nghiệp của những nhà báo đi tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu.

4. IV. KẾT LUẬN

Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của môi trường chính trị không thuận lợi, những người làm báo Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ từ 1951 đến 1975 vẫn có được những đóng góp xứng đáng vào nền văn học báo chí nước nhà. Tìm hiểu về hoạt động báo chí Phật giáo Việt Nam từ 1951 đến 1975, điều nổi bật mà người nghiên cứu có thể nhận thấy là chính triết lý sâu sắc của giáo pháp nhà Phật đã thu hút hàng loạt học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư, văn nghệ sĩ… đến với báo chí Phật giáo. Nhiều người không hẳn là Phật tử, nhưng khi tiếp cận với báo chí Phật giáo lúc bấy giờ, cảm thấy được gợi hứng bởi tinh thần từ bitrí tuệ mà nền triết học, văn họcvăn hóa Phật giáo mang lại, đã bắt đầu tích cực tham gia vào hoạt động báo chí Phật giáo. Xét về quan điểm chính trị hay lập trường xã hội của các vị cộng tác viên của các báo, người ta có thể ghi nhận nhiều người không cùng quan điểm lập trường với những tờ báo mà mình cộng tác. Nhưng chính phong cách làm báo điềm tĩnh của những tờ báo có chiều sâu đã đủ sức thu hút ngay cả những người khác chính kiến. Một điều đáng ghi nhận là ngay trong những bài luận thuyết về những vấn đề gai góc nhất, lời lẽ của các tác giả có tầm cỡ vẫn giữ được sự ôn hòa. Như vậy, mặc dù có những sốc nổi và bồng bột trong thời kỳ bộc phát của báo chí Phật giáo miền Nam, nhìn chung, những người làm báo Phật giáo miền Nam lúc bấy giờ đã chứng tỏ bản lãnh của người Phật tử, biết thể hiện cả từ bitrí tuệ trong hoạt động làm báo. Những người có trách nhiệm trong việc phát triển báo chí Phật giáo Việt Nam trong tương lai nên tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để có thể có những định hướng sáng suốt trong việc xây dựng một nền báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự nhân bản và minh triết, thể hiện đủ đôi cánh trí tuệtừ bi của giáo lý nhà Phật.

 

Tài liệu tham khảo

 

  1. 1.Việt Nam Phật giáo Sử luận, Nguyễn Lang (Các chương từ 26 đến 32); trang nhà Quảng Đức
  2. 2.Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ 20, Thích Đồng Bổn, trang nhà Quảng Đức
  3. 3.Niên biểu Phật giáo Việt Nam, Trần Tri Kháchtrang nhà Quảng Đức
  4. 4.Sơ lược lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam, Trần Kiêm Đạt, trang nhà Quảng Đức.
  5. 5.Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Huỳnh Văn Tòng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. 6.Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo (các số phát hành trong khoảng từ năm 2006 đến 2012).
  7. 7.Năm mươi năm Chấn hưng Phật giáo Việt Nam 1920-1970, Sa-môn Thích Thiện Hoa, trang nhà Quảng Đức.
  8. 8.Lược khảo Báo chí Phật giáo Việt Nam 1929-2008, Nguyễn Đại ĐồngNXB Tôn Giáo
  9. 9.Các tạp chí Phật giáo xuất bản trong thời kỳ 1951 đến 1975: Tư Tưởng – Giữ Thơm Quê Mẹ – Vạn HạnhTừ QuangHoa ĐàmĐại Từ Bi – Tuần báo Hải Triều ÂmThiện Mỹ (hiện lưu trữ tại Thư viện Huệ Quang, Tu viện Huệ Quang, quận Tân Phú, TP.HCM)
  10. 10.Vietnam: A History, Stanley Karnow, The Washington Post Book World. [Việt Nam: Một thiên Lịch sử, tài liệu lịch sử chủ yếu nói về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của người Việt]
  1. American Tragedy, David Kaiser, Harvard University Press. [Tấn Thảm Kịch của Người Mỹ, tài liệu giải mật thể hiện lý do các chính phủ Kennedy và Johnson tham chiến ở Việt Nam]
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.