Phật Giáo Du Nhập Và Phát Triển Ở 3 Nước Khmer, Champa Và Đại Việt

27/10/20211:00 SA(Xem: 3345)
Phật Giáo Du Nhập Và Phát Triển Ở 3 Nước Khmer, Champa Và Đại Việt


PHẬT GIÁO DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
Ở 3 NƯỚC KHMER, CHAMPA VÀ ĐẠI VIỆT

CÙNG SỰ HÌNH THÀNH CỦA 36 PHỐ PHƯỜNG Ở HÀ NỘI
(English version attached)
Nguyễn Thúy Loan Ph.D.

 

Mọi vật đều biến chuyển theo thời gian ngay cả tên tuổi của những cường quốc một thời, đều bị mờ nhạt dần theo ngày tháng, đúng theo qui luật vô thường. Tuy nhiên lịch sử vẫn còn đậm nét cho Khmer, Champa và Đại Việt, ba nước nằm cạnh nhau, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong vùng Đông Nam Á, một vị trí chiến lược về quân sự, và tất cả đều được coi là những quốc gia Phật giáo. Bài tiểu luận này phân tích những sự tương đồng và khác biệt về sự ảnh hưởng Phật Giáo của ba quốc gia nói trên qua các tài liệu lịch sử hiện có và từ bằng chứng khảo cổ. Đồng thời cũng khởi lên một điều quan trọng nói về Hà Nội 36 phố phường được hình thành bởi sự phồn thịnh của Phật Giáo Đại Việt.

champa 1champa 2

Phật giáo tồn tại hơn hai nghìn năm ở Đông Nam Á. Theo sử liệu từ Vua Tích Lan (Sri Lanka) Phật giáo du nhập vào Suvanna-bhumi (Bán đảo Vàng) qua con đường truyền giáo của Hoàng đế Ấn Độ A Dục (Asoka) trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên bằng đường biển đến Vương quốc Phù Nam (sau này là Khmer và hiện tại là một phần của Việt Nam). Đế Quốc Phù Nam chỉ tồn tại trong 5 thế kỷ, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm 5 sau Công nguyên; và đến Đại Việt vào thế kỷ thứ hai (1). Phật giáo từ Trung Hoa cũng đến Đại Việt qua sự đô hộ của Trung Hoa. Champa nằm giữa Khmer và Đại Việt, do đó Phật giáo ở Champa được coi là ảnh hưởng  từ hai phía láng giềng Phù Nam và Đại Việt. Tuy nhiên, Phật giáo của mỗi quốc gia đã bản địa hoá để hoà đồng với các tín ngưỡngnghi lễ địa phương. Chúng ta hãy xem xét sự ảnh hưởng Phật giáo ở mỗi quốc gia để tìm ra sự khác biệt.

I.  Phật Giáo ở Khmer (Campuchia - Cambodia)

Khmer là một Vương Quốc Cổ Đại, và cũng là một Vương Quốc mang cả 2 nền Phật Giáo cùng Ấn Giáo, một cựu đế quốc rộng lớn và  hùng mạnh trong thế kỷ 11 của vùng Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², gấp 3 lần Việt Nam hiện nay). Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, và được coi là vương quốc cũ của Phù Nam; cũng đã từng cai trị một phần đất rộng lớn vùng Đông Nam Á mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam.

  1. Tôn Giáo

Phật giáo truyền vào Khmer bằng hai ngã khác nhau. Phật giáo cùng Ấn Giáo đầu tiên đến Vương quốc Phù Nam qua vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay, vì ở đó có một bến cảng phồn thịnh cho sự trao đổi hàng hóa giữa Ấn Độ, Indonesia và Trung Hoa. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những cổ vật bên cạnh những hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Hoa ở Phù Nam,  điều này  khẳng định  Phù Nam là một trung tâm thương mại hàng hải thịnh vượng thời đó.(2)

Cổ sử Trung Hoa cho thấy, đầu tiên, giữa năm 479-502 Công Nguyên (CN), một nhà sư Phật giáo tên là Na Tiên (Nagasena) đã được Phù Nam phái đến Trung Hoa với tư cách là một sứ thần. Ông kể lại rằng Bà La Môn giáo (Brahmanism) và Phật giáo đều phát triển mạnh ở Phù Nam. Khi ông nói về Phật giáo, ông thường sử dụng các từ ngữ như “ba-la-mật-đa” và “địa” (bhumi) cho thấy sự hiện diện mạnh mẽ của Đại thừa ở Phù Nam (3). Một trường hợp khác là hai nhà sư Phật giáo cũng từ Phù Nam tên là Tăng-già-bà-la (Sanghapala) và Mạn-đà-la (Mandra) đến đế đô nhà Lương ở Nam Kinh, lần lượt vào năm 506 và 503 CN. Cả hai đều dịch các văn bản kinh điển Ấn Độ từ tiếng Phạn (Sanskrit) sang tiếng Trung Hoa. Trong tiểu sử của Tăng-già-bà-la cho thấy rằng hầu hết các bản dịch của ông đều liên quan đến các học thuyết Đại thừa. Tuy nhiên, một trong những cuốn kinh mà ông mang theo là Vimuttimagga (một sách hướng dẫn thực hành Phật giáo mô tả về A-la-hán). Bằng chứng này cho thấy rằng cả Phật giáo Đại thừaPhật giáo Saravastavada (như Theravada) đều tồn tại ở Phù Nam vào thời điểm đó, mặc dù Phật giáo Theravada được coi là hiện hữu rõ hơn.

  1. Phật Giáo

Lich sử cũng cho thấy một nguồn Phật giáo thứ hai đến với người Khmer trong thời Đế chế Angkor khi người Khmer bắt đầu theo các truyền thống Phật giáo. Vào khoảng thời gian đó, Vua Jayavarman II (802-869) tuyên bố mình là thần vương và ví mình tựa như thần Shiva (Một vị thần tối cao của Ấn Giáo). Tuy nhiên, ông cũng ủng hộ Phật giáo Đại thừa trên khắp vương quốc của mình, điều này sau đó khiến tôn giáo này ngày càng được phát triển thiết lập trong đế chế của ông. Dựa trên bản khắc Kamboja của thế kỷ thứ chín, có bằng chứng chắc chắn về văn bản Mật Tông giảng dạy tại triều đình của Jayavarman II. Điều này cho thấy hình thức Phật giáo cơ bản được thực hành ở Cambodia trong thời kỳ Angkor là Phật giáo Đại Thừa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khuynh hướng Mật tông. (4)

Sau đó, vì Vua Jayavarman VII (1181-1219) là một người theo Phật Giáo Đại thừa, nên Đại thừa đã trở thành quốc giáo dưới triều đại của ông cho đến năm 1200. Sau khi ông qua đời, “Cách mạng Theravada” đã xảy ra, Phật giáo Theravada trở thành quốc giáo chính thức của Cambodia trong 800 năm qua (ngoại trừ thời Khmer Đỏ). Theravada hiện ước tínhtín ngưỡng của 95% dân số Cambodia.

II.    Phật Giáo ở Champa (192–1832)

Vương quốc Champa thịnh vượng từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ 19, là một trong những nền văn minh theo văn minh Ấn Độ thịnh vượng nhất ở Đông Nam Á, Champa đã kiểm soát các khu vực rộng lớn mà ngày nay là miền Trung và miền Nam Việt Nam.

  1. Tôn Giáo

Lịch sử ban đầu cho thấy rằng Ấn giáo được truyền vào Champa từ Ấn Độ. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của vương quốc Champa như các bức tượng Hindu và những ngôi đền bằng gạch đỏ, đã chứng minh điều này. Mỹ Sơn là một trung tâm tôn giáo của Champa, và Hội An, một trong những thành phố thương cảng chính của Champa, hiện nay đều là Di sản Thế giới. Tại Mỹ Sơn, những ngôi đền từ thế kỷ thứ bảy cho thấy tôn giáo thống trị là Ấn giáo. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, người Chàm kiểm soát hoạt động buôn bán gia vị và tơ lụa giữa Trung Hoa, Ấn Độ, các đảo của Indonesia và cả đế chế Abbasid ở Baghdad. Họ cũng xuất khẩu ngà voi và lô hội. (5)

Nghệ thuật Chàm chủ yếu chạm khắc trên sa thạch và chạm nổi. Các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng là những vị thần linh của Ấn giáo và Phật giáo. Bên cạnh đó, một số nghệ thuật Chàm cho thấy sự ảnh hưởng từ Khmer. Một bia đá được tìm thấy tại Mỹ Sơn và có niên đại 657 CN, nhấn mạnh sự liên hệ dân tộc và văn hóa của Champa với Đế chế Khmer.

  1. Phật Giáo

Những di tích Phật giáo đã được tìm thấy ở Champa vào đầu thế kỷ thứ 2. Mặc dù chính quyền chủ yếu ủng hộ Ấn giáo và do đó Phật giáo ở Champa không vượt qua Ấn giáo, tuy nhiên các tôn giáo dường như pha trộn giữa Ấn giáo và Phật giáo. Mặc dù vậy, Phật giáo đã được ủng hộ từ vua cho đến tất cả các cấp trong triều đình và xã hội. Bằng chứng cũng cho thấy Phật Giáo Theravada, Đại thừaMật tông là những tín ngưỡng ở Champa.

Văn học Phật giáo xuất hiện trong nhiều thời kỳ khác nhau của lịch sử Chàm. Có 130 bản khắc được khám phá, trong đó có 92 đề cập đến việc thờ cúng thần Shiva, trong khi chỉ có 7 bản khắc đề cập đến Phật giáo. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa Shiva-Phật nổi bật ở Champa được mô tả trong một bia khắc B VII nói rằng nhiều vị thần khác nhau xuất hiện trên thế giớiĐức Phật được liệt kê trong danh sách đó. Điều này cho thấy rằng Shiva và Phật đều nằm trong tâm thức của người Chàm.

Khi Liu Fang tướng của Trung Hoa xâm lược Champa vào năm 605 CN, ông đã mang ít nhất 1.350 tác phẩm về Phật giáo bó lại thành 564 cuộn viết bằng ngôn ngữ Kuen Luen (Chàm) (6). Dựa trên các bia khắc được tìm thấy, một số vị vua Chàm có kiến thức thông thạo về Phật giáo, bao gồm Bhadravarman, cha của Indravarman III, một người hiểu rõ về hệ thống Phật giáo. Một bia khắc khác đề năm 1167 ca ngợi một vị vua hiểu biết về Đại thừa.

Ngoài ra, bằng chứng sớm nhất về bia về Phật giáo ghi bằng chữ Phạn đã được tìm thấy tại Võ Cạnh, Khánh Hòa, từ một khu định cư của người Chàm vào thế kỷ thứ 2. Nhiều tượng đồng được tìm thấy ở phía nam Champa và có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10 liên quan đến các vị bồ tát. Vào thế kỷ 11, ảnh hưởng của Đại thừa rất mạnh mẽ ở Champa.  Quan Thế Âm Bồ tát (Avalokitesvara) cũng là chủ đề của một tín ngưỡng cực thịnh ở cả Champa và Cambodia trong thế kỷ 9 và 10. (7) Hơn nữa, nghệ thuật Phật giáo được tìm thấy cũng cho thấy những ảnh hưởng từ Theravada.

 

my son 1
The cultural heritage Champa -
Mỹ Sơn
Di tích của Vương quốc Champa tại Mỹ Sơn
my son 2
The cultural heritage Champa -
Mỹ Sơn Di tích của Vương quốc Champa tại Mỹ Sơn.Champa


III.   Phật Giáo ở Đại Việt (1054-1804)

Đại Việt tồn tại tổng cộng 723 năm (từ 1054 -1804 - bị gián đoạn bởi cuộc xâm lược 27 năm của Trung Hoa), bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) đến vua Gia Long (1802-1820). Đại Việt được hình thành sau khi đánh bại Trung Hoa vào năm 938 CN, chấm dứt cuộc đô hộ gần 1000 năm.

  1. Tôn Giáo

Trước khi điểm lại quá trình thực tiễn của Phật giáo ở Đại Việt, chúng ta cần xem lại việc Phật giáo đến Đại Việt và ảnh hưởng của nó như thế nào. Đồng bằng sông Hồng có thể được coi là cửa biển, nơi Phật giáo đến Việt Nam và Trung Hoa đầu tiên. Giao thương đường biển hưng thịnh giữa Trung Hoa, Ấn Độ và Indonesia đã sử dụng đồng bằng này như một điểm gặp gỡ thuận tiện. Cảng này là một kết nối với các vùng Khmer, Lào, Champa và Vân Nam (Trung Hoa), tất cả đều được thực hiện dễ dàng hơn nhờ sự kết nối giữa sông và biển. Tuy nhiên, vào thế kỷ 13, các vua Trần pha trộn các yếu tố tư tưởng Phật giáoNho giáo, dường như khôngmâu thuẫn nào với nhau. (8)

  1. Phật Giáo

Phật giáo đến Đại Việt vào đầu thế kỷ thứ hai từ Ấn Độ. Lục Độ Tập Kinh (LĐTK) (Liu du Ji Jing) được Khương Tăng Hội (Kang Senghui) dịch vào thế kỷ thứ ba ở Lũy Lâu, Giao Chỉ, miền Bắc Việt Nam ngày nay. LDTK là một trong những bản dịch sang tiếng Việt/Trung sớm nhất của tuyển tập Bổn Sinh (Jataka) mô tả cuộc đời trước đây của Đức Phật và những hy sinh giúp đỡ mọi người của ông. Thích Nhất Hạnh giải thích rằng Khương Tăng Hội, trong bản dịch LĐTK của mình, đã trộn lẫn các lý tưởng Đại thừa với Kinh Bổn Sinh.(Pali Jataka)

Làn sóng thứ hai của Phật giáo đến Việt Nam là từ Trung Hoa khi Trung Hoa đô hộ Đại Việt. Giao thương đường biển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian đó đã giúp cho Phật giáo ngày càng phát triển và thịnh vượng. Di tích của 715 ngôi chùa Phật giáo trong thế kỷ 16 đã được tìm thấy tại cửa biển Vân Đồn, gần đồng bằng sông Hồng (9). Núi Yên Tử, dọc theo châu thổ sông Hồng, trung tâm Phật giáo chính của Đại Việt vào cuối thế kỷ 13 nằm gần khu vực. Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã thành lập một chi nhánh Phật giáo Việt Nam nổi tiếngTrúc Lâm, ngay trung tâm thương mại.

Sự phồn thịnh của Phật Giáo được thấy rõ ràng hơn trong thời kỳ Nhị Tổ Trúc Lâm Pháp Loa khi ông đã đúc 1.300 tượng về Phật Giáo. Ở đâu có được vật liệu để đúc những tượng này? Đó là do sự trao đổi hàng hóa tại trung tâm hải cảng đồng bằng sông Hồng đã đem đến.

Dựa theo lịch sử thì khu phố cổ Hà Nội xuất hiện từ thời Lý - Trần. Đây là nơi tập trung các hoạt động giao thương – buôn bán sầm uất bậc nhất ở thành Thăng Long. Bên cạnh đó khu phố là nơi sinh sống chủ yếu của cư dân thuộc tầng lớp trung lưuthượng lưu trong xã hội phong kiến xưa (10).

Dựa theo Tiến Sĩ Tana Li, một học giả nổi tiếng người Trung Hoa đang làm việc ở Đại Học Australian National University, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam viết: nhờ sự giao thương phồn thịnh qua hải cảng sông Hồng như vậy, nên Vietnam có được 730 ngôi chùa chung quanh Đồng bằng sông Hồng, và hình thành Hà Nội 36 phố phường trong lịch sử. (11)

Ngoài ra, Thiền Uyển Tập Anh (TUTA), ghi lại tất cả các thiền sư nổi tiếngViệt Nam từ thế kỷ VI đến thế kỷ 13, đã mô tả ba trường phái thiền tông lớn nhất của Việt Nam tiêu biểu cho Phật giáo lúc bấy giờ. Đó là Dòng Vô Ngôn Thông, Dòng Tì ni đà lưu chi (Vinitaruci), và dòng Thảo Đường. TUTA là cuốn sách duy nhất hiện có về Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ cổ đại đó.

Quán Thế Âm là người có ảnh hưởng lớn trong suốt lịch sử của Đại Việt. LĐTK nói về Bồ tát vào thế kỷ thứ ba cho đến năm 1049 CN khi vua Lý Thái Tông (1028-1054) nằm mơ thấy Bồ tát Quán Thế Âm ngồi tuyệt đẹp trên đài sen. Ngài đã được tôn trọngnổi tiếng như một nữ thần của từ bi từ thời đó

IV.    Sự tương đồng và khác biệt của Phật giáo trong 3 nước kể trên

Khmer (11th – 18th century):  Ấn Độ GiáoPhật Giáo du nhập thông qua thương cảng Óc Eo và Phù Nam. Phật giáo đã phát triển trong nhiều nhánh như Theraveda, Đại ThừaMật Tông. Bồ Tát Quán Thế Âm được phổ biếnthờ phượng nhiều trong dân chúng.

Champa (192–1832): Ấn Độ GiáoPhật Giáo du nhập thông qua thương cảng Hội An.  Ấn Độ Giáo có phần vượt hơn Phật Giáo ở nước này. Ba nhánh chính của Phật giáo Theraveda, Đại ThừaMật Tông cũng được tìm thấy trên lãnh thổ Champa.  Shiva và Phật cùng nhiều vị thần khác cũng được thờ phượng. Bồ Tát Quán Thế Âm được phổ biếnthờ phượng rộng rãi trong dân chúng.

Đại Việt (1054-1804): Ấn Độ GiáoPhật Giáo du nhập thông qua thương cảng Óc Eo và Phù Nam. Phật giáo đã phát triển trong nhiều nhánh như Theraveda, Đại ThừaMật Tông. Bồ Tát Quán Thế Âm được phổ biếnthờ phượng rộng rãi trong dân chúng.

Tóm lại, Khmer và Champa được coi là các quốc gia Ấn Độ hóa. (12) Charles Eliot tác giả của quyển Ấn Độ GiáoPhật Giáo: Một Sự Sơ Lược Về Lịch Sử cho rằng: Chúng ta không thể tách Ấn giáo khỏi Phật giáo, và ”khi Phật giáo đến quốc gia nào thì nhanh chóng trở thành một trong những tôn giáo chính ở đó.”  Ở Champa, Phật được liên kết với thần Shiva, gần như là một vị thượng đế tối cao của Ấn giáo. Một số nghi lễ ở Champa bắt nguồn từ tiếng Khmer. Hai quốc gia này có vẻ gần gũi với Ấn giáo hơn là Phật giáo. Tuy nhiên, Đại Việt thì khác; Trung Hoa đô hộ Đại Việt gần 1000 năm. Ảnh hưởng của Phật giáo Đại Việt rõ ràng khi chúng ta thấy những nhà sư Phật giáo thông hiểu cả Phật giáoNho giáo. Đại thừa được phổ biến ở Đại Việt.

Phật giáo đã đến vùng Đông Nam Á chính yếu bằng hàng hải qua biển và sông ngòi là những tuyến đường chính. Ba cửa khẩu hưng thịnh thời bấy giờ của 3 nước đã đưa Phật Giáo phát triển cả vùng Đông Nam á không thể chối từ. Mỗi vùng Phật Giáo dễ hòa đồng với tín ngưỡng địa phương và trở thành một tín ngưỡng chính yếu của dân tộc. Giống như Nguyễn Lang viết “Đạo Phật thấm vào văn minh Giao Châu tự nhiên dễ dàng như nước thấm vào lòng đất.” (13) Tất cả các dữ kiện được trình bày trong bài luận này đều dựa trên khảo cổ học và các bằng chứng hiện có cũng như các bài báo và sách từ các học giả đã xuất bản và nghiên cứu ở các quốc gia này.

___________________________________________

English version

 

The Introduction and Development of Buddhism in Dai Viet, Champa, and Khmer


 and The Formation of Hanoi’s 36 Streets

Nguyễn Thúy Loan Ph.D

Even though the names have changed over time, the history still exists for Đại Việt (Việt Nam), Champa, and Khmer (Cambodia).  They were three countries next to each other, located along the Pacific Ocean in Southeast Asia, and all of them were considered Buddhist countries. This paper will analyze the similarities and differences of influential Buddhist practices in these countries, using existing history literature and archaeological evidence. Hanoi’s iconic 36 streets formed as a result of Buddhism’s prosperity in Dai Viet.

Buddhism has existed in Southeast Asia for over two thousand years. It was originally introduced into Suvannabhumi (the Golden Peninsula) by missionaries of Indian Emperor Asoka during the 3rd century BCE, by sea to the Funan (Khmer) Kingdom (1st to 5th century CE), and to Đại Việt in the second century CE (1). Buddhism from China also arrived to Đại Việt while it was ruled by China.  Buddhism in Champa, located between Khmer and Đại Việt, was considered an effect of Funan and Đại Việt influence from both neighboring sides. However, the religion’s practice of each distinctive country influenced local culture and indigenous rituals differently.

  1. Buddhism in Khmer (Cambodia)

This discussion is about Buddhism in the Khmer Empire, an ancient kingdom and also a powerful 11th century Hindu-Buddhist empire in Southeast Asia. It was the predecessor state to modern Cambodia. The empire was formed from the former kingdoms of Funan and Chenla and at one time controlled most of mainland Southeast Asia.

  1. Religious foundations:

The history of Buddhism in Khmer begins with prominent kingdoms and empires.  Buddhism first arrived to Khmer through two different sources. Early Buddhism, along with Hindu influences, entered the Funan kingdom through present-day Mekong Delta since there was a flourishing sea-faring trade between China, Indonesia, and India. Artifacts and imported pieces from India and China have been found in Funan which confirms that it was a thriving trade center (2).

Chinese history shows that, firstly, between 479 and 502 CE a Buddhist monk named Nagasena was sent from Funan to China as an envoy. He reported back that Brahmanism and Buddhism both flourished in Funan, but when he talked about Buddhism he used the terms such as “paramita” and “bhumi” which showed a strong Mahayana presence there (3). Another case is that two Buddhist monks from Funan named Sanghapala and Mandra arrived to the court of Liang in Nanjing, in 506 and 503 CE, respectively. While there, both translated Indic canonical texts from Sanskrit to Chinese. Reviewing Sanghapala’s biography reveals that most of his translations concerned Mahayana doctrines. However, one of the sutras he brought with him was Vimuttimagga (a Buddhist practice manual which describes Arahant Upatissa). This evidence suggests that both Mahayana and Saravastavada (like Theravada) Buddhism existed in Funan at that time, even though Theravada Buddhism was considered more visible.

  1. Buddhist practices

A second source of Buddhism arrived to Khmer during the Angkor Empire when Khmer engaged in various Buddhist traditions. Around that time, King Jayavarman II (802-869) declared himself as god-king and identified himself with Shiva. He also, however, supported Mahayana Buddhism throughout his kingdom, which then caused the religion to become increasingly established in his empire. Based on the Kamboja inscription of the ninth century, there is definite evidence of the teaching of Tantric texts at the court of Jayavarman II. This suggests that the primary form of Buddhism practiced in Cambodia during Angkor times was Mahayana Buddhism, strongly influenced with Tantric tendencies (4)

Later on, because King Jayavarman VII (1181-1219) was a Mahayanist, Mahayana became the state religion under his dynasty until 1200. After his death, a “Theravada Revolution” occurred, when Theravada Buddhism became and has remained the official Cambodian state religion for the past 800 years (except during the Khmer Rouge period). Theravada is currently estimated to be the faith of 95% of the Cambodia’s population.

  1. II.               Buddhism in Champa (192–1832)

The kingdom of Champa, which prospered from the second- to the 19th centuries, was one of the great Indianized civilizations of Southeast Asia and controlled large areas of present day central and southern Vietnam.

  1. Religious foundations

Early history shows that Champa adopted Hinduism from India. Art and culture of the Champa kingdom, such as Cham Hindu statues and red brick temples, prove this. Mỹ Sơn was a Champa religious center, and Hội An, one of Champa's main port trading cities, are now both World Heritage Sites. At Mỹ Sơn, seventh-century temples show that the dominant religion was Hinduism. From the 7th to the 10th centuries, the Cham controlled the spice- and silk-trade between China, India, the Indonesian islands, and the Abbasid empire in Baghdad. They also exported ivory and aloe(5).

Cham arts are mostly carved in sandstone and in high embossments. Sculptures represent the main Hindu and Buddhist deities. Besides, some Cham arts also show influence from Khmer. A stone inscription found at Mỹ Sơn and dated 657 CE, emphasizes the ethnic and cultural connection of Champa with the Khmer Empire.

  1. Buddhist practices

The practice of Buddhism was found in Champa as early as the 2nd century. Even though the state mostly favored Hinduism and consequently Buddhism in Champa never exceeded Hinduism, religions seemed to mix Hinduism and Buddhism. Even so, Buddhism was supported by all levels, with highest praise from a few kings. Evidence also shows that Theravada, Mahayana and Tantra were practiced in Champa.

Buddhist literature occurred in various periods of Cham history. There are 130 inscriptions published, 92 of which referred to Shiva worship, while only 7 referred to Buddhism. However, the prominent Shiva-Buddha association in Champa described in an inscription such as in B VII said that various gods appear in the world and Buddha being listed as one of them. This suggests that Shiva and Buddha were very close together in Cham consciousness. 

When Liu Fang (China) invaded Champa in 605 CE, he carried off at least 1,350 works on Buddhism in 564 bundles written in Kuen Luen (Cham) language (6). Based on the inscriptions, several kings had expert knowledge of Buddhism, including Bhadravarman, father of Indravarman III, a person proficient in the system of Buddhism. Another inscription dated 1167 praised a king for his knowledge of Mahayana.

In addition, the earliest evidence of Buddhist inscription written in Sanskrit was found at Vo Canh, Khanh Hoa, from a 2nd century Cham settlement. A group of bronze statues found south of Champa and dated between the 7th and 10th centuries have been associated with bodhisattvas. In the 11th century, Mahayana influences were very strong in Champa. Avalokitesvara was also the subject of a flourishing cult in both Champa and Cambodia during the 9th and 10th centuries  (7). Moreover, Buddhist arts found also show the influences from Theravada too.

  1. III.              Buddhism in Đại Việt

Đại Việt existed for a total of 723 years (from 1054 -1804 – interrupted by the 27 year invasion of China), starting from the time of King Ly Thanh Tong (1054 – 1072) to King Gia Long (1802 -1820). Dai Viet was formed after defeating China in 938 CE, effectively ending almost 1000 years of Chinese domination.

  1. Religious foundations

Before reviewing the practice of Buddhism in Dai Viet, we need to review how Buddhism arrived to Đại Việt and its influence. The Red River Delta could be considered the seaport where Buddhism first arrived to Vietnam and China. A flourishing sea trade among China, India, and Indonesia used the delta as a convenient meeting point. This port was a connection with the Khmer, Lao, Champa, and Yunnan regions, all of which was made easier by the river-sea interconnection. However, in the 13th century, the Tran kings blended elements of Buddhist and Confucian thought, which did not seem to conflict with each other (8).

  1. Buddhist practices

Buddhism arrived to Dai Viet as early as second century from India. Lục Độ Tập Kinh (LDTK) (Liu du Ji Jing) was translated in the third century, C.E., by Khương Tăng Hội (Kang Senghui) in Lũy Lâu, Giao Chỉ, which is present day North Vietnam. LDTK is one of the earliest Vietnamese/Chinese translations of the Jataka collection describing the Buddha’s former lives and his sacrifices to help people. Thich Nhat Hanh explains that Khương Tăng Hội, in his translation of LDTK, mixes Mahayana ideals in the Pali Jataka.

Second wave of Buddhism to Vietnam is from China when it ruled Vietnam. Strong sea trade in the Red River Delta region during that time helped Buddhism grow and prosper. The ruins of 715 Buddhist temples in the 16th century have been found at the Van Don seaport, near the Red River Delta(9).  Mount Yên Tử, along the Red River Delta, the main Buddhist center of Dai Viet in the late 13th century was located near the region. Emperor Trần Nhân Tông (1258-1308) established a well-known Vietnamese Buddhist branch called Trúc Lâm, right in the heart of the trading zone.

The prosperity of Buddhism became more evident during the Second Patriarch Trúc Lâm Pháp Loa when he cast 1,300 statues of Buddhism. Where did he acquire the materials to cast these statues? There was an exchange of goods at the seaport center of the Red River Delta.

According to history, Hanoi's old quarter was established during the Ly - Tran dynasties. This area is the center of the busiest trading and trading activities in Thăng Long Citadel. The neighborhood is home to residences of the the old feudal society’s middle to upper class (10).

According to Dr. Tana Li, a famous Chinese scholar at the Australian National University who has studied Vietnamese history, writes that due to trade through the Red River port, Vietnam has 730 temples around the Red River Delta and therefore played a role in the formation of Hanoi’s 36 streets (11).

Additionally, Thiền Uyển Tập Anh (TUTA),( A Collection of Outstanding Figures of the Zen Community) which recorded all renowned Zen monks in Vietnam from the sixth to the 13th century, described the three eldest Vietnamese Zen schools that represented Buddhism at that time. They are called Vô Ngôn Thông school, Vinitaruci School, and Thảo Đường School. TUTA is the only existing book about Vietnamese Buddhism during those ancient times.

Avalokitesvara was the major influence throughout the history of Đại Việt. LDTK talks about Bodhisattva in the third century until 1049 CE when King Lý Thái Tông (1028-1054) dreamed of the Bodhisattva Avalokitesvara sitting beautifully on a lotus. She was respected and popular as the goddess of mercy from that time.

  1. IV.             The Similarities and Differences of influential Buddhist practices in the above countries

 

Countries

Religious foundation

Trading ports

(Where Buddhism spread through)

Influential Buddhist Practice

Khmer

(11th – 18th century)

Hinduism - Buddhism

Óc Eo, Funnan

Theravada, Mahayana and Vajrayàna; Avalokitesvara was popularly worshipped.

Champa

(192–1832)

Hinduism - Buddhism

Hội An

Hinduism is more popular but Theravada, Mahayana, and Vajrayàna are shown in practice. Buddha and Shiva are mixed gods in this country. Avalokitesvara was popularly worshipped.

Đại Việt

(1054-1804).

Buddhism – Confucianism

Red River Delta (Đồng bằng Sông Hồng)

Mahayana was the faith of most people. Monks in this country knew both Buddhism and Confucianism.

Theravada was still in the southern Mekong, left behind from Funan.  Avalokitesvara was popularly worshipped in a Chinese style.

 

As a short summary, Khmer and Champa were considered Indianized states. Charles Eliot’s Hinduism and Buddhism: An historical sketch says that “You cannot separate Hinduism from Buddhism,” as Buddhism arrived to these countries and soon became one of the main religions (12). In Champa, Buddha was associated with Shiva, the popular God. Some rituals in Champa derive from Khmer. Two of these countries may seem close in Hinduism than Buddhism.  However, Đại Việt is different; China ruled Đại Việt for almost 1000 years. The effect of religion there began with Buddhist monks in Đại Việt understanding both Buddhism and Confucianism. Mahayana was practiced popularly in Đại Việt.

The spread of Buddhism to Southeast Asia through maritime, coastal, and river waterways carried the tradition beyond its native shores.  The three flourishing seaports at that time where Buddhism first arrived were Khmer, Champa, and Đại Việt.  Each Buddhist region integrated with local beliefs and became a major faith, as described by Nguyen Lang: "Buddhist penetrates into Giao Chau civilization as easily as water seeps into the ground." (13) All the information presented in this essay is based on archeological finds and existing evidence, as well as articles and books from scholars who have published and studied in these countries.

Sources – Tài liệu Tham Khảo

(1)   Lê Mạnh Thát – Lịch Sử Phật Giáo Việt I

(2)   an Charles - Harris Cambodian Buddhism: History and Practice

(3)   Coedes -  Inidianized States of Southeast Asia

(4)   Tom Flint - History of Cambodia Buddhism

(5)   Adrew Hardy - Champa and the archaeology of My Son (Vietnam)

(6)   Ian Mabbett - Buddhism in Champa

(7)   Alice Getty - The Gods of Northern Buddhism: Their History and Iconography.

(8)   George Dutton - Sources of Vietnamese Tradition

(9)   Tana Li - A View from the Sea: Perspectives on the Northern and Central Coast Vietnam.

(10)  Lâm Văn Bé - Việt Nam không hề đánh chiếm Thủy Chân Lạp

(11)  Tana Li - A View from the Sea: Perspectives on the Northern and Central Coast Vietnam.

(12)   Charles Eliot’s - Hinduism and Buddhism: An historical sketch

(13)   Nguyễn Lang - Việt Nam Phật Giáo Sử Luận

(14) Photos: Frances76 – en:Image:ChamRemains.jpg, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=2590037

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.