Thư Viện Hoa Sen

Chương Xi Phật Giáo Đời Hậu Lê (1428 - 1527)

31/12/201012:00 SA(Xem: 20810)
Chương Xi Phật Giáo Đời Hậu Lê (1428 - 1527)

VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC
Tác giả: Thích Mật Thể
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Chương XI

PHẬT GIÁO ĐỜI HẬU LÊ (1428 - 1527)


Nhà Hậu Lê kể từ vua Thái Tổ cho đến vua Cung Hoàng cọng được 10 đời, trị vì trong 100 năm chẳn. Trong 10 đời vua ấy, vua Thái Tổ thì không chỉ có vua Thánh Tôn và Thái Tôn lớn tuổi mới lên làm vua, còn thì vua nào cũng có ít tuổi cả. Nên trải những triều vua ấy, vua thì bị quyền thần lung lạc, vua thì lớn lên sinh kiêu xa, dâm ác, khiến nước nhà không mấy lúc được yên.

Phật giáo cũng vì thế mà không hưng khởi lên được nữa. Nhất là hồi trước quan nhà Minh đã tịch thu hết kinh điển, nên dù có những bậc mộ đạo đến đâu cũng không lấy gì mà nghiên cứu. Bởi thế, các Tăng đồ lúc ấy, nhân lúc dân nước được tự lập, tự trị, dù có cố duy trì lấy đạo Phật thì chẳng qua cũng là một sự tín ngưỡng theo hình thức thời.

Thời này Nho học đã thật làm bá chủ cho văn hóa, các sĩ phu xô nhau vào khoa cử, miệt mài trong tư tưởng Tống nho, triết lý nhà Phật không làm danh làm lợi cho ai, tất bị bỏ quên.

Việc tu đạo đối với hạng ít học chỉ thành một kế quyền nghi theo hình thức, với hạng sĩ phu thì chỉ là một chỗ để người nào lận đận công danh, chán nản cuộc thế,bất bình với thói đời, nghĩa là chỉ những người yếm thế mới tìm đến để tiêu giao ngày tháng, mượn cảnh chùa am, tiếng chuông câu kệ mà dứt bỏ cuộc đời bên ngoài thôi; chớ không phải là mến hiểu giáo lý của Phật mà tu hành, và ngộ đạo, rồi lại đem đạo lý ra mà giác ngộ cho kẻ khác.

Bởi vậy, trong đời Hậu Lê có thể gọi là “thời đại Phật giáo suy đồi”

Hãy xem sử chép những việc đối với Phật giáo của đời Hậu Lê :

Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429 - Lê Thái Tổ) mở một kỳ khảo hạch Tăng đạo. Người nào trúng tuyển thì được ở chùa tu hành, người nào hỏng thì phải hoàn tục.

(Việc ấy càng tỏ ra trong số Tăng đồ đầu đời Hậu Lê phần nhiều là hạng ít học, tu hành là chỉ theo hình thức không hiểu đạo gốc nữa. Vả có kinh điển đến đâu mà nghiên cứu. Triều đình dù có hòa với nhà Minh nhưng cũng không có ý ủng hộ Phật giáo, thì ai nghĩ đến sự cầu kinh).

Năm Thiện Bình thứ nhất (1434 - Lê Thái Tôn), trời đại hạn, vua sắc rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về kinh làm lễ cầu mưa.

(Càng tỏ ra từ vua đến dân đã yên trí Phật là “phép thần thông” như một vị thần của Lạt Ma giáo hay Phù chú giáo).

Năm sau vua Thái Tôn sắc đúc tượng bà Thái Hoàng Thái hậu (bà nội vua Thái Tổ). Khi đúc xong, mời Huệ Hồng Thiền sư vào làm lễ điểm nhãn.

(Thiền sư đã nghiễm nhiên một thầy phù thủy ở chùa, đọc kinh Phật làm sư).

Niên hiệu Thái Hòa thứ bảy (1449 - Nhân Tôn), trời đại hạn, vua sắc bộ lễ làm đảo vũ ở chùa Báo Ân. Lại sắc rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về chùa Báo Thiên mời các Tăng sĩ đến tụng kinh. Bà Hoàng Thái hậu ra đứng chủ lễ.

(Phật hiển nhiên đã thành một vị tượng thần cho dân Việt Nam tín ngưỡng).

Năm Quang Thuận nguyên niên (1460 – Lê Thánh Tôn), sắc cấm các Tăng đạo không được qua lại với nhân dân trong thành. Năm sau sắc cấm dân gian không được làm thêm chùa; vì nhân dân lúc ấy quá sùng tín đạo Phật, trong một năm làm không biết bao nhiêu là chùa, nên mới có lệnh ấy.

(Sùng tín mà đến nỗi Tăng đồ bị cấm không được giao thiệp với dân và trong đời không có thêm được một vị Cao Tăng, thì quả là tinh thần đạo Phật đã tuyệt diệt. Sự ngăn cấm này phải chăng là vua sợ món tín ngưỡng hình thức rộn ràng ấy sẽ nguy hại cho dân chúng, hay chỉ là nghe lời dèm siễm thiên vị của các ngoại đạo khác?)

Xét những điều kể trên, ta đủ biết Phật giáo trong khoảng đời Hậu Lê này, chỉ còn là sự cúng cấp cầu đảo, và Tăng đồ đã thành những tay sai đáng thương hại của vua quan hoặc các nhà có tiền khi tự cầu tài mặc dù bề ngoài như tuồng họ vẫn tôn kính.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: