THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN
VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH
ĐA DẠNG VĂN HOÁ VÀ SỰ XUNG ĐỘT:
GIẢI PHÁP CỦA PHẬT GIÁO
ĐĐ. TS Thích Giác Hiệp
Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam
Bài viết đưa ra những ảnh hưởng, xung đột văn hóa Đông-Tây và các giải pháp của Phật giáo.
Với sự phát triển văn hóa Tây phương, cuộc sống của người Đông phương thay đổi về vật chất cũng như tâm linh. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm thay đổi đạo đức, giá trị tôn giáo, tư tưởng và văn hóa Đông phương. Đặc biệt, chủ nghĩa cá nhân gây khủng hoảng văn hóa và sinh thái trên thế giới. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng văn hóa Tây phương, cũng có nhiều mặt tích cực, như: thông tin toàn cầu, giao lưu văn hóa, con người sẽ hiểu lẫn nhau hơn về hệ thống đạo đức, giá trị, lối sống.
Ảnh hưởng tiêu cực
Chủ nghĩa vật chất Tây phương tác động một cách tiêu cực lên văn hóa Đông phương từng ngày một. Lối sống vật chất khiến con người luôn mong cầu, càng mong cầu càng khổ đau. Nguyên do con người không hiểu hết được những hậu quả mình làm. Họ suy nghĩ hạnh phúc là thỏa mãn dục vọng, giàu có, danh vọng, tham vọng, vật thực, giải đãi. Do vậy, họ luôn tìm kiếm dục vọng và sở hữu. Các nhu cầu này không bao giờ thỏa mãn, vì chúng ta luôn luôn truy cầu. Khi dục vọng không được đáp ứng, khổ đau khởi lên. Chúng ta phải nhận rõ tác hại của dục vọng. Chân hạnh phúc là trạng thái tịch tĩnh của thân tâm, khi dục vọng bị loại trừ. Sự giải thoát đến gần khi chúng ta nhớ và thực hành hạnh thiểu dục, tri túc, lối sống đơn giản. Đó cũng là lối tốt để thoát khỏi sự trói buộc của vật chất và dục vọng. Các vấn đề sau là nguyên nhân tạo ra khủng hoảng:
Vật chất hóa mọi thứ: Vì mục đích lợi nhuận con người có thể tận dụng mọi thứ, ngay cả hình ảnh đức Phật cũng bị họ tận dụng như một công cụ quảng cáo. Bất cứ một sự kiện nào người ta cũng mong đợi. Cuộc sống không gì ngoài tiền.
Căng thẳng, xung đột gia tăng do tác động của rượu, thuốc, phim ảnh, âm nhạc…Một số người xem phim hành động, âm nhạc kích động, hành động theo những gì mình xem, từ đó dẫn đến phạm tội. Thế hệ trẻ lao vào các thú vui vô bổ.
Khai
thác thiên nhiên một cách quá mức
Thất
nghiệp gia tăng vì máy móc hiện đại
Khoảng cách giữa giàu nghèo ngày một tăng
Ảnh hưởng tích cực:
Giao thoa văn hóa đem lại cuộc sống cao, qua sự trao đổi kinh nghiệm, xem trọng các trào lưu tư tưởng và văn hóa của nhau. [1] Thật sự Đông phương đã học được nhiều thứ từ sự giao lưu văn hóa với Tây phương, như:
Hệ
thống dân chủ, công bằng
Nhân
quyền
Bình
đẳng giới tính
Tách
tôn giáo khỏi chính trị
Phát
triển hạ tầng
Phát
triển hệ thống giáo dục
Tiếp
thu thông tin văn hóa, tôn giáo
Giải
pháp Phật giáo
Khó có thể tránh khỏi sự tương tác, xung đột giữa các nền văn hoá. Một khi không thể ngăn chặn sự ảnh hưởng lẫn nhau, chúng ta nên tiếp thu những yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, hoà hợp trong đa dạng, tránh đồng hóa. Mỗi nền văn hóa và truyền thống có những đặc thù tích cực. Điều quan trọng làm thế nào để nhận rõ được chúng. Làm thế nào để tiếp thu một nền văn hóa, các nền văn hóa tồn tại song hành, hòa hợp không hợp nhất. Đó là nhiệm vụ của chúng ta, áp dụng lời Phật dạy. Sự xung đột xuất phát từ tự ngã, chính con người tự giải quyết, thông qua các tiêu chuẩn đạo đức của Phật giáo, không gây khổ đau cho tha nhân: Không làm các điều ác,chăm làm các điều thiện, làm điều thiện cho tha nhân.
Ba chuẩn mực này là căn bản trong các lời dạy đạo đức, giúp chúng ta sống cuộc sống hạnh phúc. Các chuẩn mực này sẽ nuôi dưỡng phát triền tình thương rộng khắp, thoát khỏi cá nhân chủ nghĩa. Đặc biệt giáo lý tính Không, Vô Ngã có thể giúp mọi người thoát khỏi sự trói buộc của dục vọng. H.S. Prasad đề cập: “Chúng ta có thể nói rằng nhận rõ được tư tưởng tánh Không Trung luận có thể thay đổi tư tưởng, quan điểm, thói quen, khuynh hướng, giá trị và thái độ, những yếu tố cần thiết phát triển đạo đức. Giáo lý tánh Không là công cụ giá trị thiết lập hòa bình, hài hòa, cân bằng sinh thái và công bằng, thực hành đạo đức, phát triển xã hội và cuộc sống ở mức độ cao.”[2]
Ngày nay, các nền văn minh gặp gỡ trên tinh thần cảm thông, trao đổi, điều đó góp phần làm tăng sự hợp tác, học hỏi lẫn nhau giữa văn hóa và tôn giáo.[3] Như trường hợp Lão giáo, Khổng giáo, Phật giáo ở Trung Quốc tồn tại hài hòa. Vấn đề được giải quyết khi nguyên nhân chính của sự xung đột bị loại, tức ngã. Xung đột có thể diễn ra ở nhiều mức độ, như cá nhân, cộng đồng, xã hội, quốc gia…Hãy thực hành hạnh lợi tha, đem lại lợi ích cho mọi người, giảm thiểu xung đột, như ngài Tịch Thiên nói đến trong Nhập Bồ-đề Hành luận: “Tôi nguyện là người bảo vệ cho kẻ bơ vơ, người chỉ đường cho lữ khách trên đường, là chiếc thuyền, cây cầu cho tất cả ai muốn qua biển sinh tử.”[4]
Kết luận
Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu do văn hóa Tây phương đem lại, tuy nhiên cũng cần xem lại những tác hại do nó gây ra. Các vấn đề đều có mặt tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng làm thế nào để giảm thiểu các yếu tố tích cực và phát huy tối đa các giá trị tích cực.
Tham khảo:
1.
Beck, Heirich & Schmirber, Giesela, (ed.) Creative Peace Through Encounter
of World Culture, Delhi: Sri Satguru Publications, 1996.
2.
Ghosh, Lipi, Prostitution in Thailand: Myth and Reality, New Delhi: Munshinram
Manoharlal Publishers, 2002.
3.
Hiroichi Yamaguchi and Haruka Yanagisawa, (ed.) Tradition and Modernity:
India and Japan towards the Twenty-First Century, New Delhi: Munshinram
Manoharlal Publishers, 1997.
4.
Marks, Joel & Ames, Rogers T. (ed.) Emotion in Asian Thought, Delhi:
Sri Satguru Publications, 1997.
5.
Sharma, Parmananda, tr. Santideva’s Bodhicharyavatara, New Delhi: Aditya
Prakashan, 2001.
TÓM TẮT TIỂU SỬ
Thế
danh: Lê Văn Điểu
Pháp
danh: Thích Giác Hiệp
Sinh
năm 1968, Bình Định
Xuất
gia: 1982
Học
vấn:
1975-1984:
Tiểu học, Trung học, Bình Định
1992:
Cơ bản Phật học, Tp. Hồ Chí Minh
1994:
Cử nhân Anh ngữ, Cao Cấp Phật Học, Tp. Hồ Chí Minh
1999:
Cao học Phật học, Đại học Delhi.
2004:
Tiến sĩ Phật học, Đại học Delhi.
Hoạt
động giáo dục:
Giảng
viên Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh và
Hà Nội
Giảng
viên Trường Cao Đẳng Phật học TP. HCM.
Giảng
viên Lớp Cao Cấp Giảng Sư, TP. HCM.
Giảng
viên Lớp Luyện Dịch Hán-Nôm Huệ Quang.
Uỷ
viên Ban Phật giáo Quốc Tế, Thành hội Phật giáo TP. HCM.
Uỷ
viên Ban Hoằng pháp, Thành hội Phật giáo TP. HCM.
Lĩnh
vực chuyên môn:
Luận
Câu-xá, Luận Nhiếp Đại Thừa, Luận Thành Thật, kinh Giải
Thâm Mật, bộ phái Phật giáo.
Hội
nghị:
Hội
Thảo Khoa Học Sa-môn Trí Hải và Phong Trào Chấn Hưng Phật
Giáo Việt Nam, Hà Nội.
Hội
nghị quốc tế, đại học Hoa Phạm, Đài Loan.
Hội
nghị Thanh niên Tôn giáo Thế giới, Malaysia.
Hội
nghị Phật giáo trong thời đại mới, Việt Nam.
Hội
nghị Phật giáo nhập thế, Việt Nam.
Hội
nghị Phật giáo thế giới, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc
lần 4, Thái Lan.
Địa
chỉ:
339
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, F.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
ĐT:
+84-918-548-333, Fax: +84-8-8480-685.
Email:
thichgiachiep@yahoo.com
Website:
http://phatgiao.vn; http://vinhnghiemvn.com.
[1]
L.Ghosh, Prostitution in Thailand: Myt and Reality, New Delhi: Munshinram
Monoharlal Publishers, 2002:21
[2]
Ibid: 284
[3]
H.Beck & G. Schmirber (ed.) Creative Peace Through Encounter of World
Culture, Delhi: Sri Satguru Publications, 1996: 249. [4] P. Sharma, (trans.),
Santideva’s Bodhicharyavatara, (New Delhi: Aditya Prakashan, 2001), 77.