THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN
VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH
HÀN GẮN MẤT MÁT, HÀN GẮN THẾ GIỚI
Alan Pope - Thích Nữ Liên Đạt dịch
Khi trong mỗi chúng ta có một người thân qua đời, phải rời xa quê nhà, hoặc bị bạo hành – những việc đó thường để lại trong ta những nỗi khổ đau cùng cực. Nếu tâm trạng đó không được hoá giải thì dễ nảy sinh những hành động thái quá đối với người khác cũng như đối với chính mình. Có rất nhiều những biểu hiện thái quá diễn ra trong cuộc sống thường nhật, một trong số đó là câu chuyện về Tổng Thống Harry S. Truman: khi nghe tin người tiền nhiệm nổi tiếng là Franklin Delano Roosevelt qua đời, ông đã chút bỏ sự giận giữ bằng việc quyết định thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (Pope, 2006a). Do đó, để tiến đến hoà bình thế giới, chúng ta cần phải học cách để hoá giải những tâm trạng bất an của chính mình.
Trên phương diện tâm linh, niềm đau khổ khởi lên chung quy là do chúng ta không nhận thức được Tam Pháp Ấn. Vì chúng ta không nhận thức được tất cả các sự vật hiện tượng là vô thường (đệ nhất Pháp ấn), nên chúng ta lại chấp vào các sắc tướng mà chúng không thể nắm giữ được và đau khổ khi chúng bị mất đi. Khi chúng ta thất bại trong nhận thức rằng chính chúng ta không tồn tại một cách cố định (đệ nhị Pháp ấn), chúng ta lại bám víu vào bản ngã, bảo vệ và luyến ái nó. Nhưng những nỗ lực này cũng sẽ bị băng hoại bởi thực tại, và sẽ đưa đến khổ đau. Đệ Tam Pháp Ấn - Niết Bàn được ám chỉ và tán thành bởi sự nhận biết của hai pháp ấn trên. Vì chúng ta không hiểu biết rõ các phương diện căn bản của thực tại nên đã gây ra những khổ đau.
Nếu thật sự hiểu biết tam Pháp ấn, chúng ta sẽ biết rằng các hiện tượng thì không sanh cũng không diệt (Nhất Hạnh, 2002). Chúng luôn có mặt một cách tự nhiên khi hội đủ nhân duyên. Không nhận thức được điều này thì bản chất chân thật của thực tại bị áp đặt và xâm nhập thình lình các bảo vệ kiên cố của màn vô minh. Chúng ta cảm nhận sự nhầm lẫn và xung đột mạnh mẽ. Những thiền sư hướng dẫn các môn sinh ngồi với các cảm xúc này và quán sát chúng. Bằng cách thực tập chánh niệm, chúng ta có thể nhận biết các phản ứng của chúng ta khi bị mất mát là vô thường và không có bản ngã, hoặc khái niệm. Từ đó chúng ta dùng nỗi khổ niềm đau như là một phương tiện nhận biết thấu đáo tam pháp ấn và giải thoát khỏi những hạn chế của sự cố chấp bản ngã.
Trong lúc, Phật giáo xem sự đau khổ như là một hoạt động khởi lên do mê lầm trong vòng luân hồi, tâm lý học và y học Phương Tây đã giải thích đau khổ ở một mức độ tương đối. Như vậy, các lĩnh vực này đã đưa ra một loạt nhiều triệu chứng khác nhau có thể khởi lên trong lúc đau khổ, bao gồm sự buồn bã, tức giận, tội lỗi, lãnh đạm, mong chờ, đau khổ về thể xác và các phản ứng khác (e.g.,Lindemann, 1944;Worden,2002). Các truyền thống Phương Tây này phân biệt giữa đau khổ bình thường và không bình thường hoặc phức tạp. Cái gọi là khổ não thông thường, xảy ra trong một cách thức như vậy nhằm để giúp cho cảm thọ tổng hợp của tự ngã. Trong khi đó ưu não khác thường thách thức cảm thọ cơ bản của một thực thể con người. Do vậy điều đau khổ này thường rất sâu đậm nặng nề hoặc lâu dài hơn là chúng ta tưởng tượng.
Quan điểm này của phương Tây là một trong những quan điểm đã đánh giá cảm thọ tổng hợp của tự ngã như là tiêu chuẩn của phát triển tâm lý. Mặc dù Phật giáo nói với chúng ta là, ở mức độ tuyệt đối, cái ta là trống rỗng, Phật giáo cũng dạy rằng cái tận cùng của tuyệt đối thì không bao giờ tách rời tương đối. Như một vị Lạt ma Tây Tạng đã nói, khi hỏi một bậc giác ngộ về bản ngã” Vâng, mỗi người phải ngồi xuống ăn chung một bàn.” Mặc dù bản ngã là trống rỗng, nó được tồn tại ở mức độ tương đối để chúng ta có thể hoạt động trong xă hội. Tâm lý phương tây cho chúng ta một số công thức mang tính cách lý thuyết tinh vi giúp chúng ta hiểu được các nhân duyên do đó cái ta có thể phát triển lành mạnh, và từ đó có thể hiểu được khổ não.
Khi có khổ đau, chúng ta có thể dùng nó không chỉ để tiến đến chuyển hoá tinh thần, mà còn là chuyển hoá tâm linh. Có nghĩa là tiến trình của một chuỗi cảm thọ phức tạp khởi lên trong bối cảnh bị mất mát, chúng ta giải quyết cả hai phương diện tâm lý mà sự mất mát đưa đến cảm thọ tự ngã thông thường và sự quán chiếu tâm linh sâu sắc qua các trải nghiệm tức thời. Chiều hướng tinh thần và tâm lý không hoạt động riêng lẽ; mà chúng đi theo thứ lớp, cũng như thế cái tương đối và tuyệt đối bao hàm lẫn nhau. Mặc dù tiến trình tâm linh hoàn toàn vượt hẳn khỏi hạn chế của bản ngã, có một phương cách trong đó bản ngã được trau giồi ở một mức độ tương đối để trợ giúp cho sự hiểu biết đó. Cũng như thế, những bài báo cáo đó đây và các bài nghiên cứu tâm lý đề nghị rằng quá trình khổ đau có thể đưa đến thay đổi cá nhân nó mở ra chiều hướng nhận biết tâm linh.
Với quan kiến này, chúng ta hãy kiểm nghiệm hai mô hình chính của Phương tây cho tiến trình đau khổ. Mô hình đầu tiên là do từ tác phẩm đầu tay của SigmundFreud, được trình bày trong bài tham luân của ông vào năm 1917, “Về vấn đề mất mát và buồn phiền” (Freud, 1917/1957). Freud mô tả đau khổ là một tiến trình diễn biến nội tâm trong đó người thân đã chết được xem như một đối tượng của tâm, Khi đau buồn, chấp thủ của chúng ta với một đối tượng bị tiêu huỷ một cách có hệ thống. Năng lựơng này sau đó được giải phóng để hướng về một đối tượng khác, việc này cho phép chúng ta yêu thương lại sau khi đã giải quyết xong niềm đau khổ hiện tại.
Mô hình của Freud là căn bản của những lời khuyên ở phương Tây đối với người bị mất mát, dẫn đến cái gọi là “Xã bỏ” hoặc “Thuyết về đoạn diệtï tương quan” (Stroebe,Gergen, Gergen, & Stroebe, 1992). Mô hình của ông ta giới thiệu sự khác biệt giữa bình thường và khác thường nơi đó đau khổ tích cực đưa đến việc chúng ta hoàn toàn xã bỏ các chấp thủ với người thân đã quá vãng; Ngược lại, là đau khổ khác thường, phức tạp, hoặc bị chậm trễ. Thêm vào đó, bài tham luận của Freud đã giới thiệu ý tưởng về tiến trình của đau khổ, ở đó nỗi đau khổ bình thường hay tích cực đòi hỏi nỗ lực từ người bị mất mát. Một cố vấn có khả năng có thể giúp đương sự vượt qua được.
Tuy nhiên, mô hình của Freud bi nhiều hạn chế đáng kể. Chính Freud đã thừa nhận rằng mô hình đó không thể nào tính đếm được các cảm xúc đau đớn trong quá trình đau khổ. Bản chất máy móc của mô hình đó cũng không thể nào tính đếm được các thứ chuyển hoá cá nhân đôi khi có thể xảy ra trong lúc thương tiếc người thân, vì trong lúc đó người bị mất mát có thể được bình phục để sinh hoạt như trước khi bị mất mát. Do đó chúng ta cần một giải pháp khác để nhìn vào vấn đề khổ đau.
Mô hình khác được gọi là mô hình ‘Tương quan tiếp diễn’. Trên quan điểm này, mối quan hệ với người đã mất là một thực thể tồn tại không thể xoá sau khi chết. Theo chiều hướng đó mối quan hệ tiếp tục và người khác đã qua một sự chuyển hoá toàn diện của việc không còn thể hiện qua hình thức thế gian, rồi chúng ta sẽ bị bắt buộc phải thay đổi khi phản ứng. Nhiều người kháng cự lại sự thay đổi này, và cố gắng nghĩ rằng các sự vật, sự việc vẫn còn như trước khi bị mất người thân, với kết quả là các triệu chứng mà tâm lý phương Tây cho là niềm đau khổ bất thường. Tuy thế, cách tốt nhất là tiếp tục duy trì cảm thọ trong mối quan hệ nó sẽ đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất không thật của bản ngã, sự sanh và sự chết, sự hiểu biết này dẫn đến một nhận thức về nguyên lý tiếp hiện.
Tiềm lực này được minh hoạ trong nghiên cứu riêng của tôi về ảnh hưởng của sự chuyển biến khi mất mát người cha hoặc người mẹ còn lại đối với những người ở độ tuổi trung niên. Phỏng vấn những người mồ côi ở độ tuổi trung niên cho biết rằng chính những cảm thọ liên kết với người cha mẹ đã qua đời đã làm cho người ấy thay đổi. Những người tham dự công tác nghiên cứu đã nắm chặt những kỷ niệm về cha mẹ họ và đã ôn lại cuộc đời của họ. Khi nghĩ lại cuộc đời của cha mẹ họ làm cho sự mất mát đó càng to lớn hơn, những người con lớn tuổi còn sống có thể hiểu và tha thứ những hành động mà trước đây họ đã cảm thấy rất oán giận. Để nhìn lại chính mình trong bối cảnh rộng lớn hơn, họ cũng chấp nhận những trách nhiệm cao cả hơn cho các hành động của họ, cũng như tự tha thứ nhiều hơn. Nói chung thái độ khoan dung này bao gồm những người khác.
Khi sống với cái chết của người cha hoăc mẹ còn lại, những người tham dự trong cuộc nghiên cứu đó cũng có ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm hiện tại đối với người khác. Vì vậy, họ đã hoàn toàn hy sinh vì lợi ích của người khác và ít nghĩ đến chính họ. Họ bỏ đi những cá tính riêng của mình, hiểu biết chính mình, thay vì đặt mình vào phạm vi quan tâm chăm sóc đến người khác mà họ đã cống hiến cuộc đời họ. Điều này thoát khỏi cảm giác thắt chặt trùng với việc họ trở nên thân thiện, khoan dung, kiên nhẫn, và từ bi hơn. Điêù này như là cảm giác đau xót khi bị mất người cha hay người mẹ còn lại đã đánh thức bồ đề tâm trong những người mồ côi ở độ tuổi trung niên.
Ảnh hưởng chuyển hoá sự mất mát được minh hoạ trong cuốn sách của Robert Romanyshyn, một nhà tâm lý học người Mỹ, ‘Linh hồn đày đoạ (1999)’, trong đó ông đã diễn tả chi tiết về cái chết bất ngờ của người vợ ở tuổi 45. Trong khi bề ngoài ông Romanyshyn đã bị rơi vào tình trạng ức chế trong vòng 2 năm. Sự mô tả chi tiết của nội tâm ông đã chứng tỏ một tiến trình phản ánh và mơ hồ, nhờ vậy ông ta bắt đầu thức tỉnh cảm giác liên hệ với thế giới bên ngoài, Một sự nối kết sâu sắc và đậm đà hơn mà ông ta đã biết trước cái chết của vợ ông ta. Trong một đoạn ông ta nói rằng, có những âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, nhưng nó không phải là tôi hoặc tâm tôi cái đã biết được chúng. Thay vì có một loại nhận biết ra chúng, để trong lúc đó ranh giới giữa tôi và thế giới bên ngoài biến mất. Sự biểu lộ về vô ngã này và những vấn đề tiếp hiện, không những là việc tu tập tâm linh, mà còn qua kinh nghiệm quan tâm đến vấn đề khổ đau.
Các mô tả của Romanyshyn cho biết một mối liên kết sâu sắc giữa khổ đau và thực nghiệm tâm linh. Cả hai đều có khả năng đi đến tỉnh thức và chuyển hoá bằng cách hướng nỗi qua nỗi đau của sự mất mát chứ không hướng ngoại. Trong khi những người Phương Tây thường suy nghĩ ngây thơ rằng thiền định là một tiến trình chuyển hoá khổ đau điều này thật sự là một cách dẫn đến việc chuyển hoá. Trong tiến trình tiếp nhận này, chúng ta học được cách buông bỏ sự bám níu bản ngã đó là cội gốc sâu nặng của đau khổ. Với ý tưởng này, thuyết “buông bỏ” được xem là đúng. Mặc dù không phải là vấn đề lột bỏ các cảm thọ yêu thương và mối liên kết với người đã mất; đúng hơn, là sự lột bỏ cảm giác cứng ngắt mà vốn dĩ đời sống hiện hữu đã ban cho chúng ta. Tương tự như thế, mô hình về “ Tương quan tiếp diễn” là đúng, không phải để giữ một mối liên hệ bên ngoài giữa hai thực thể riêng biệt, mà là sự biểu hiện gốc rễ sâu đậm của mối liên hệ theo nguyên lý tiếp hiện. Với quan điểm này, đau khổ là một tiến trình qua đó chúng ta có thể làm yếu đi những tri giác về bản ngã để trải nghiệm một chuyển hoá tâm linh.
Để kết luận, những lý thuyết tâm lý học của phương tây về sự đau khổ giúp chúng ta hiểu thế nào cảm giác tương đối về cái ta thay đổi sau sự mất mát cá nhân đầy to lớn. Trong khi tâm lý học Phật giáo mô tả mô hình rộng hơn trong đó sự chuyển hoá xảy ra. Sự đau lòng vì mất mát có thể làm giảm đi sự chấp thủ bản ngã. Đặc biệt, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta không phải là một cá thể tách biệt và riêng lẻ, thay vào đó cảm giác của chúng ta được bén rễ trong mối quan hệ với sự quan tâm chăm sóc đến người khác. Chiều hướng tâm lý này không thể tách rời tuyệt đối khỏi nhận thức tâm linh của sự thật tuyệt đối trong đó chúng ta thấy không có vật gì tách rời và lòng từ của chúng ta thì vô hạn. Tôi hy vọng rằng quan điểm đau khổ như là một tiến trình chuyển hoá của tâm linh có thể kết hợp tâm lý Phương Tây với quan niệm tâm linh trong Phật giáo để giúp chúng ta hàn gắng chính mình và hàn gắn thế giới.
1_Mặc dù các truyền thống cho rằng đệ tam pháp ấn là đau khổ, nhưng TS Thích Nhất Hạnh (1998) cho rằng đó là Niết Bàn. Cũng như hai pháp ấn trước, Niết Bàn là một phương diện sẵn có của thực tại, trong khi đó khổ sanh khởi do những hạn chế của sự nhận biết của chúng ta.
2_Câu trả lời này là của Khenpo Tsewang Dongyal Rinpoche cách đây đã nhiều năm qua.