THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Ven. Jinabodhi
Tiến sỹ Jinabbodhi Bhikkhu, Phó giáo sư và nguyên Trưởng khoa
Ngôn ngữ phương Đông của trường Đại học Chittagong, Chittagong, Bangladesh.
Thích Minh Lý dịch
Khái quát:
Vô ngã là một thuật ngữ có một ý nghĩa rất rộng trong Phật giáo. Đức Phật chưa bao giờ dám mơ đến việc thành lập một xã hội. Ước nguyện của ngài dành phúc lợi xã hội trong một phạm vi rộng. Do đó toàn bộ chủ tâm của ngài là dành cho phúc lợi của xã hội con người. Đức Phật đã giảng dạy một tôn giáo không bị giới hạn bởi giai cấp của con người. Từ đây chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng ngài chẳng bao giờ mơ tưởng đến một xã hội của riêng mình.
Sự thật quá rõ ràng giống như mặt trời mọc ở phương Đông là Đức Phật đã truyền giáo lý của Ngài không vì mục đích thiết lập một xã hội riêng biệt chạy theo các bài giảng của Ngài dưới mọi hình thức. Chúng ta có thể kết luận rằng chủ thuyết của Ngài là dành cho tất cả các xã hội loài người. Chủ thuyết chính của ngài bao gồm bốn hành động tinh thần, như là: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Từ có nghĩa là tình yêu, tình hữu nghị, lòng thông cảm, tình bạn, sự quan tâm tích cực đến người khác. Bi có nghĩa là tình thương, lòng trắc ẩn. Bi là một trong 4 phẩm chất của tính cách, nó đánh dấu cho một trái tim giải thoát của con người. Hỷ có nghĩa là tình yêu vô tư, không vị lợi. Nói một cách khác hỷ là một thái độ vui mừng, cảm kích với những hành động thiện. Nó thể hiện thái độ khuyến thiện. Xả là một sự trung hoà bao hàm nghĩa trung tính vô tư (một điểm Zero giữa niềm vui và nỗi buồn).
Làm thế nào mà đức Phật có thể mang tới một sự thay đổi toàn diện chưa từng có bằng cách đưa ra những chuẩn mực về một xã hội công bằng, tự do không có bạo lực và đổ máu là đề tài của vấn đề: “Phật giáo và công bằng xã hội”. Trong trật tự cộng đồng của đức Phật có hai thành phần: tu sĩ và các đệ tử tại gia của đức Phật. Cấu trúc xã hội của đức Phật không bị phân chia theo tầng lớp và giai cấp. Hai thành phần trong cộng đồng Phật giáo tương tác bổ sung cho nhau. Cộng đồng tu sĩ nhờ cậy vào sự cung cấp vật chất của các đệ tử tại gia và các đệ tử tại gia nương nhờ vào sự hướng dẫn đạo đức và tâm linh của các tu sĩ. Hơn thế nữa không có sự phân biệt giữa nam và nữ, giàu và nghèo, da trắng và da đen. Sự vô phân biệt trong quan hệ của con người là một dấu hiệu tiến bộ trên mọi lĩnh vực họat động của nhân loại. Phật giáo phát triển khắp thế giới mà không dính dáng vào bạo lực bởi vì cách tiếp cận nhân tính và quân bình đối với sự phát triển của nhân loại. Cách tiếp cận này bảo đảm tính công bằng xã hội. Đức Phật nói những vần thơ sau đây:
“Không
phải vì sinh ra mà một người là giai cấp thấp
Không
phải vì sinh ra mà một người là giai cấp cao
Do
nhân quả mà một người là giai cấp thấp
Do
nhân quả mà một người là giai cấp cao.”
Như vậy mọi người đều bình đẳng trước sự công bằng. Tất cả các hình thức của sự bất công, tôn giáo độc đóan và sự phân biệt trong xã hội gây ra một ảnh hưởng bất lợi đối với khía cạnh chính trị và kinh tế của cuộc sống. Trong trật tự tăng đòan của đức Phật, chỉ có 2 thành phần là tu sĩ và tín đồ tại gia. Mỗi thành phần phụ thuộc vào thành phần kia. Do đó cấu trúc xã hội của đức Phật là một hệ thống hài hòa, tương tác, bổ sung cho nhau. Cộng đồng tu sĩ phụ thuộc vào các tín đồ tại gia về các nhu cầu vật chất thiết yếu và ngược lại các tín đồ tại gia nương tựa vào sự dẫn dắt đạo đức và tâm linh của các tu sĩ.
Tác phẩm Mahavagga đề cập về các điểm thiết yếu liên quan đến những lý tưởng của vấn đề công bằng xã hội. Mahavagga không ngừng lên án hệ thống giai cấp của thời đại Vệ Đà. Đức Phật thẳng thắn kết luận rằng giai cấp Brahmana không phải do sinh ra đã là. Và các giai cấp khác cũng không phải do sinh ra đã là. Do tính chất của hành động mà giai cấp Brahmana xuất hiện và cũng do hành động là nguyên nhân cho các giai cấp khác xuất hiện. Một xã hội tồn tại và phát triển bằng nghiệp của hành động. Con người hay một chủ thể sống sót và phát triển bằng nghiệp của hành động. Và tạo hóa gắn chặt với nghiệp của hành động. Nghiệp (karma) luôn luôn biến động và được ví với bánh xe của một chiếc xe bò kéo đang chuyển động. Một người Brahmana thực sự là người thực hiện Tapa bổn phận của bản thân một cách có định hướng, trong sáng với tính cách dâng hiến. Một người Brahmana chân chính gìn giữ Brahmachurya, đó là phẩm chất đạo đức chung thủy với vợ, không có quan hệ tình ái với bất kỳ người đàn bà nào khác. Một người Brahmana chân chính duy trì Sanyama, một phong cách sống khép mình vào khuôn khổ không phóng túng. Một người Brahmana chân chính nên có Dama, phẩm chất đạo đức của nghề nghiệp sinh sống. Nghĩa hiện đại của từ này là chúng ta nên có sức khỏe tốt, một nghề để kiếm tiền. Đức Phật mạnh dạn đặt một nền tảng cho vấn đề công bằng xã hội và nhấn mạnh đến nền tảng của công bằng xã hội là nghiệp (hành động). Và người giác ngộ hiểu được bản chất của hành động hay còn gọi là nghiệp. Phật giáo thể hiện khái niệm công bằng xã hội bằng một giáo hội được tổ chức tốt. Giáo hội đầu tiên được tổ chức theo lý tưởng công bằng xã hội trong đó câu chuyện ngài Upali xuất thân từ nghề thợ cạo tóc là một ví dụ hòan hảo thể hiện lý tưởng công bằng xã hội. Một lần 6 hoàng tử trong dòng họ Sakya của đức Phật đến xin đi tu và ngài Upali đi theo họ. Nhưng đức Phật truyền giới cho ngài Upali trước các thái tử của dòng họ Sakya do đó họ phải kính trọng ngài Upali như một người thâm niên hơn không liên quan đến giai cấp hay địa vị xã hội. Bên cạnh đó trong cuộc sống tăng đòan theo luật Sapadachariya tăng sĩ khất thực từ nhà này đến nhà khác nhưng không được phép bỏ sót bất kỳ nhà nào do sự phân biệt giai cấp của gia chủ được tuân thủ một cách nghiêm khắc. Đây là những sự mô tả đẹp nhất về hành động duy trì sự công bằng xã hội của đạo Phật. Tất cả các thành viên trong cộng đồng Phật giáo được coi như những đứa con của đức Phật và không ai được phép thể hiện giai cấp của mình. Trong kinh tạng Anguttaranikaya đức Phật đã khen những nhân vật Ganga, Yamuna, Achiravati, Sarabhu và Mahi đã từ bỏ cá nhân tính của họ trong khi đi vào biển khổ. Đức Phật đã giải thích một cách rất lô gíc là Brahmana không phải được sinh ra giống như ngọt lửa bùng lên khi cọ hai thanh tre vào với nhau hoặc từ trên trời rơi xuống, cũng không phải chui từ dưới đất lên. Nhân vật người phụ nữ Chandala nổi tiếng trong văn học Phật giáo là một điểm nhấn cho sự công bằng xã hội khi ngài Ananda đã lấy nước của cô ấy mang đến để giải khát. Đức Phật phát biểu rằng lòai người do cha mẹ họ sinh ra chứ không phải từ một nhân vật của trí tưởng tượng ngay cả giai cấp cao Brahmana và giai cấp hạ tiện cũng sinh ra từ mẹ của họ, những người đàn bà phải trải qua quá trình sinh học tự nhiên: sinh con, nuôi con, cho con bú. Một trong những phẩm chất vĩ đại của đạo Phật là chính sách mở cửa, đề cao tính lô-gíc, sự thực chứng, tính tự lực đó là nền tảng của sự công bằng xã hội. Đạo Phật đề cao sự thực chứng chân lý bằng kinh nghiệm cá nhân, chứ không dựa vào niềm tin mù quáng hay theo truyền thống. Chỉ có kinh nghiệm, tính lô gíc và sự thực nghiệm dẫn đến chân lý. Đầu tiên Phật giáo chiếu một luồng ánh sáng vào chân lý về sự công bằng xã hội và tiếp theo đó bảo vệ nhân lọai thóat khỏi sự mê tín và niềm tin mù quáng. Hoàng đế Asoka (269-232) của triều đại Maurya là nhà cai trị đầu tiên hiện thực hóa lý tưởng Phật giáo về vấn đề công bằng xã hội. Bằng chứng về điều này vẫn còn thể hiện trên các cột đá lời tuyên bố công khai của ông: “Tất cả mọi nơi trong lãnh thổ của tôi cũng như của nước láng giềng, tôi đã tạo điều kiện khám chữa bệnh cho người và súc vật…” Phần lớn các nhà viết sử của Phật giáo và hòang đế Asoka đều làm cho chủ đề về sự công bằng xã hội trở thành một tiếng gọi đầu tiên cho một cuộc cách mạng huy hòang cho sự bình đẳng, công bằng và tình anh em. Trong lý thuyết tiến bộ về sự bình đẳng xã hội sau này các nhà họat động xã hội là tu sĩ Phật giáo đã đóng vai trò như những Brahmanas của xã hội trung cổ thời kỳ đầu, họ đã phản đối mạnh mẽ để bảo vệ giai cấp thóat khỏi gánh nặng của sự bất công xã hội. Sự kiện đáng chú ý là 84 thái tử xuất thân từ tầng lớp cao trong khi những người đàn bà là bạn đời của họ xuất thân từ tầng lớp hạ tiện. Phong cách sống của họ phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội và nó truyền tải một sự khuyến khích mạnh mẽ cho vấn đề công bằng xã hội. Trên tất cả Suttanipata hàm chứa một nội dung mạnh mẽ và rắn rỏi về vấn đề công bằng xã hội. Dòng chảy công bằng xã hội liên tục chảy qua xuyên suốt các quá trình thực hành và lý thuyết của đạo Phật và tạo ra những sự thay đổi đáng chú ý trong xã hội Ấn độ theo thời gian.
Lý thuyết của đạo Phật về vô ngã được coi như là một vấn đề vĩ đại đó là trong một cá nhân bao gồm tất cả các cá nhân khác theo công thức tương tức.
Đạo Phật coi trọng những phẩm chất cá nhân như tính từ bi. Tính cách này là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc tìm kiếm sự giác ngộ. Đối với đạo Phật sự công bằng xã hội cuối cùng phải dẫn đến sự giác ngộ. Lý thuyết về vô ngã được xem như là một cái nhìn của bản thể học về các hiện tượng nhưng đồng thời lý thuyết về vô ngã chính là cánh cửa để kinh nghiệm bản thể. Lý thuyết về sự công bằng có mục đích tối hậu là sự giác ngộ.
Khái niệm về vô ngã đồng bộ hóa công bằng xã hội và sự giác ngộ cá nhân. Để hiểu được điều này trước hết chúng ta phải quay lại lý thuyết về nguyên nhân của sự khổ, cách diệt khổ, và lý tưởng Bồ tát đạo.
Đức Phật cho rằng sự giác ngộ và hạnh phúc đối lập với sự đau khổ. Đức Phật chẳng bao giờ có ý định thiết lập một hệ tư tưởng chính trị. Ngài chẳng bao giờ lừa dối ai. Đức Phật dạy các đệ tử của ngài, giúp họ đạt đến giác ngộ và khuyên họ giảng dạy giáo lý cho những người khác. Hãy sống để đem đến hạnh phúc cho người khác. Sống bằng lòng từ bi, thương mọi chúng sinh trên thế giới.
Khái niệm vô ngã mở ra một con đường phụng sự. Đức Phật nói rằng: “ngài ốm vì chúng sinh ốm. Khi bệnh của chúng sinh được chữa khỏi thì ngài cũng khỏi bệnh”. Vì lý do này ngài hõan lại chưa vào niết bàn ngay. Ngài sinh trở lại cõi ta bà để giáo hóa chúng sinh cho đến khi nào chúng sinh cuối cùng đạt đến sự giác ngộ, giải thóat. Giá trị tâm linh của sự chọn lựa này là động cơ cho những hành động tích cực. Xã hội được nhìn nhận như chính là một cá nhân theo nghĩa rộng. Vì ngài là một người thấm thía sự khổ nên ngài thương các chúng sinh khác. Ngài tìm ra con đường thóat khổ để cứu tất cả các chúng sinh trong nhiều kiếp thoát khỏi sự đau khổ. Ngài là một bậc đại y vương có thể chữa mọi bệnh khổ cho tất cả các chúng sinh.
Cuối cùng tôi muốn nói rằng lý thuyết công bằng xã hội của đạo Phật phù hợp với yêu cầu của xã hội đương đại. Lý thuyết về vô ngã của đạo Phật giúp chúng ta nhập thế hài hòa với việc tìm kiếm sự giác ngộ giải thóat cho bản thân.