- Nhà có ba bà chị
- Mùi - được làm sư cô rồi!
- Câu chuyện hoàn tục của chú Hồng
- Chắc con chết quá
- Tụi bạn thân của chú Huệ Hiếu
- “Trong nhờ - đục chịu”
- Câu chuyện xuất gia lại của thầy Pháp Niệm
- Con bé Điệu ở chùa
- Tý - đợi mẹ về nha con
- Gửi em - người tu sĩ trẻ
- Ai làm gì làm - kệ đi!
- Gửi em - người sầu khổ
- Cho con đi tu - mẹ nhé!
- Xin mẹ đi tu - không nói nên lời!
- Câu chuyện thiền có thật
- Mẹ! đi tu vui lắm
- Ông sư kìa!
- Sư mà cũng...
- Nhà có ba ông anh
- Gửi em - người cô đơn nhất
- Giọt nước mắt của cụ
- Khổ gì mà khổ hoài
- Biết đâu - đừng lo
- Em ơi! đừng khóc nữa
- Câu chuyện đời - về cậu bạn thân
- Nếu tôi là họ?
- Nhà sư thương mẹ
- Bài học từ vị thiền sư
- Ba vị thầy - tôi gặp
- Thúi - còn nặng lòng với hai chữ quê hương
- Có một sự cúng dường thật dễ thương
- Hãy đi tu khi còn trẻ...
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức
Cho con đi tu - mẹ nhé!
Hãy xin mẹ đi tu... nếu chúng ta có đủ can đảm và niềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật. Mạnh mẽ lên - qua hình ảnh của bồ câu trắng tung đôi cánh vững chãi của mình bay trên cung trời cao rộng - đại diện cho sứ giả của hòa bình.
Có thể, ban đầu người mẹ sẽ hình dung một hình ảnh là mình sẽ đánh mất đi một người con, hay con mình sẽ trở thành một ông thầy tu chỉ biết gõ mõ tụng kinh và vùi chôn cuộc đời trong chốn thiền môn lạnh lẽo như nhân vật Lan vì buồn tình Điệp mà nương náu bóng từ bi mà chẳng có chút hạnh phúc nào.
Khi đó, nhiệm vụ của người con là làm cho ba mẹ, người thân mình hiểu giá trị thật sự của đạo Phật cũng như của người đi tu - là phát nguyện gánh trên mình vô vàn trách nhiệm của cuộc đời, của xã hội và nói rộng hơn là nhân loại.
Trách nhiệm đó là dấn thân, phụng sự và mang lại những giá trị đạo đức để chuyển hóa tự thân và giúp người bớt khổ trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực của cuộc sống. Để làm được những điều đó thì người tu phải nỗ lực gấp đôi để học tập, để thực nghiệm và chuyển hóa những thói quen thường ngày để hoàn thiện và giúp người hoàn thiện.
Đi tu phải được hiểu như những người đang từ một ý niệm phục vụ cá nhân và gia đình nay trở thành người phục vụ cho cộng đồng và xã hội trên phương diện giáo dục đạo đức, làm người gương mẫu và đi đầu trong mọi công việc để phụng sự cho mục đích chung cao đẹp.
Khi đó, ý niệm đi tu là “người đi trốn” được loại bỏ, từ đó sẽ thấy sự khác biệt khá rõ ràng giữa người đi trốn đời và người đi vào đời.
Qua đó ta sẽ có dịp nhìn lại giáo lý của đạo Phật và cuộc đời của Đức Phật, chưa bao giờ dạy cho ai cách để trốn đời, mà Đức Phật chỉ dạy cho người tu cách vào đời để độ đời như tuyên ngôn đầu tiên cho những người xuất gia - ai cũng đều phải nằm lòng: “Này các Tỳ-kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Tương Ưng Bộ kinh I, 128).
Làm cho những người mẹ hiểu ra điều đó - họ sẽ cảm thấy tự hào và vui mừng vì đã có được những người con có ý nghĩ và hành động cao đẹp - xuất phát từ một tâm hồn cao rộng và một hạnh nguyện vào đời lớn lao. Ngay khi ấy, hành giả xác quyết con đường xuất thế đã “độ” được những người thân của mình - giải phóng họ khỏi sự sợ hãi và cấm đoán.
Điều đó có nghĩa là, với quan niệm “người đi trốn” nên chẳng có người mẹ nào lại muốn con mình “chôn vùi” cuộc đời khi tuổi đời còn quá trẻ - sẽ chuyển hóa cái nhìn theo hướng tốt đẹp như đã nói trên.
Hãy nói với mẹ bạn rằng, con muốn đi tu nếu bạn là một người trẻ, có năng lực, có trí thức, tài năng và một người đầy nhiệt huyết yêu đời - để mang những giá trị của riêng bạn cống hiến và mang lại lợi lạc cho cuộc đời thông qua hình ảnh của một người tu trẻ năng động và dấn thân.
Đạo Phật đang rất cần những người như bạn.