Hãy đi tu khi còn trẻ...

15/06/20184:05 SA(Xem: 5334)
Hãy đi tu khi còn trẻ...
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Hãy đi tu khi còn trẻ...

 

Nghe có vẻ hơi lạ, vì rằng ai trong chúng ta cũng đều nghĩ rằng chuyện đi tu là vấn đề gì đó rất quan trọng mà không phải là một ngày một bữa thì có thể đưa ra quyết định được cho mình dù có là một Phật tử trẻ đi chùa lâu năm và rất yêu quý đạo Phật đi chăng nữa, huống chi là những người trẻ khác khi đang ở tuổi mà còn được xem là đầy nhựa sống, với những dự định lẫn ước mơ đang chờ ở phía trước.

Rồi theo đó là sự nghiệp - là danh vọng - là những việc làm thật vĩ đại ở mai sau.

Cho nên chuyện người trẻ đi tu thì dường như đã trở thành một sự lựa chọn khá hiếm hoi của một xã hội đang từng ngày từng giờ vật lộn để vươn lên, để trở thành người này - người kia giữa trăm bề trách nhiệm với gia đình, với mẹ cha.

Rồi từ đó, người trẻ kia cứ mải miết đi tìm cái gì đó thật vĩ đại - thật lớn lao nhưng cũng thật xa vời với cái điểm tựa mà tự mình đang vẽ ra trong trí tưởng tượng cao siêu mầu nhiệm.

Rồi anh ta/chị ta cũng tự cho rằng cái chuyện mà khép đời mình trong cảnh buồn hỉu buồn hiu của sáng mỏ chiều kinh, ê a tụng niệm thì chẳng phải là sở trường - là cái mà mình sẽ dành trọn tuổi thanh xuân của đời mình cho những chuyện đó.

Vì thế, mà bức tường của quan điểm đã ngăn cản, đã chặn đường của biết bao con người tài năng, nhiệt huyết vốn đang cháy bỏng những lý tưởng phụng sự cuộc đời đang bị bào mòn và bị chôn vùi trong cái chuyện cơm-áo-gạo-tiền-gia đình-tổ ấm-chồng con.

Và người trẻ kia cũng quên rằng, khi mình đã chọn nghề bác sĩ - kỹ sư hay một nhà giáo đi chăng nữa thì cũng phải khổ tâm rèn luyện và dành trọn đời mình với dao kéo, với bút mực và với trăm điều lo toan, áp lực.

Cũng vậy, nếu chọn con đường đi tu thì người trẻ cũng phải chấp nhận bước vào một con đường mới vốn được nuôi dưỡng và ôm ấp bởi tâm linhđạo đức, thêm đó là những khó khăn để tạo tiền đề cho sự phát triển từ những con người, những ý tưởng cá nhân nay trở thành những con người, những trái tim luôn biết dành trọn đời mình cho lý tưởng vì lợi ích của số đông.

Thì khi ấy, người trẻ sẽ có một khái niệm mới hơn về chuyện đi tu: nào phải sáng mỏ - chiều kinh như đã nghĩ trước đó.

Vì thế, nếu ta là một người trẻ mà có đủ khả năng, đủ nguyện lực và đủ sự quyết tâm để đặt cuộc đời mình bước sang một trang mới thì hãy nguyện rằng: “Con xin tập bước đi vào cuộc đời trên hình tướng của một bậc xuất trần thượng sĩ để mang đạo lý giác ngộ đến cho tất cả tha nhân và những con người còn đang còn lặn hụp trong khổ đau và tuyệt vọng”. Nếu được vậy, chuyện đi tu là một việc cần phải làm ngay bây giờ - như ta đang chọn cho mình một tương lai khác hơn người khác vậy.

Khi tôi còn nhỏ, cô giáo hỏi tôi là ước mơ sau này em sẽ làm gì, tôi đã không một chút đắn đosuy nghĩ để trả lời rằng: đi tu. Khi ấy, cô giáo và các bạn đã ngơ ngác nhìn tôi như một người khác lạ. Nhưng rằng, bây giờ khi đi tu rồi, đôi lúc gặp lại nhau, các bạn ai cũng đòi, cũng muốn được như tôi vì họ thấy quá mệt mỏi, quá bận rộn, quá sầu lo với trăm chuyện nhỏ nhặt ở đời mà vốn dĩ những ước mơ khi xưa của họ cũng khá là to lớn và vĩ đại như: bác sĩ, kỹ sư hay nhà du hành vũ trụ chẳng hạn.

Thưa bạn, quan trọng là bạn có nỗ lực, có chuẩn bị, có quyết tâm khi mình đi rồi sẽ tu ra sao và nỗ lực như thế nào thôi. Còn chuyện tương lai thì ai cũng như ai, nếu ta không bao giờ tự nỗ lực và dành trọn lòng mình để thực hiện những ước mơ.

Với tôi, người trẻ đi tu là một sự lựa chọn thông minhsáng suốt cho những ai đang yêu quý đạo Phật và muốn trở thành một con người mới với một hướng đi mới: bước đi một cách thảnh thơi giữa đời - để thong dong trong mọi lúc mọi nơi như cánh chim, như tờ giấy trắng hay một đóa hoa tươi vậy.

Nói ở đây như thể là người đi trước thôi vì rằng tôi cũng chẳng muốn những hạt giống Bồ-đề đang có mà thiếu sự tưới tẩm và dưỡng nuôi, như những ý tưởng còn lập lòe trong mớ mô hồ hỗn độn không người định hướng và sẻ chia. Vậy thì, coi đây như một lời tâm sự của một người tu sĩ trẻ có đôi chút kinh nghiệm máu xương mà khuyên các bạn - những ai đang có lý tưởng xuất trần cao đẹp:

- Hãy đi tu đi ngay khi còn trẻ. Vì ai thì cũng (chỉ) một thời rồi thôi!





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 7132)
04/05/2015(Xem: 11412)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.