- Nhà có ba bà chị
- Mùi - được làm sư cô rồi!
- Câu chuyện hoàn tục của chú Hồng
- Chắc con chết quá
- Tụi bạn thân của chú Huệ Hiếu
- “Trong nhờ - đục chịu”
- Câu chuyện xuất gia lại của thầy Pháp Niệm
- Con bé Điệu ở chùa
- Tý - đợi mẹ về nha con
- Gửi em - người tu sĩ trẻ
- Ai làm gì làm - kệ đi!
- Gửi em - người sầu khổ
- Cho con đi tu - mẹ nhé!
- Xin mẹ đi tu - không nói nên lời!
- Câu chuyện thiền có thật
- Mẹ! đi tu vui lắm
- Ông sư kìa!
- Sư mà cũng...
- Nhà có ba ông anh
- Gửi em - người cô đơn nhất
- Giọt nước mắt của cụ
- Khổ gì mà khổ hoài
- Biết đâu - đừng lo
- Em ơi! đừng khóc nữa
- Câu chuyện đời - về cậu bạn thân
- Nếu tôi là họ?
- Nhà sư thương mẹ
- Bài học từ vị thiền sư
- Ba vị thầy - tôi gặp
- Thúi - còn nặng lòng với hai chữ quê hương
- Có một sự cúng dường thật dễ thương
- Hãy đi tu khi còn trẻ...
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức
Nếu tôi là họ?
Tôi ít khi dám khuyên bảo một ai điều gì đó. Vì tôi biết, khi mình rơi vào hoàn cảnh của họ thì chắc rằng mình cũng sẽ làm những điều như thế.
Cũng như khi nghe ai nói điều không đúng về mình. Tôi cũng muốn đứng lên biện minh và bảo rằng không phải thế, nhưng rồi tôi lại ngồi xuống và im lặng theo cách riêng của mình.
Nhưng tôi không thể khuyên người khác phải ngồi xuống và im lặng giống như mình. Đơn giản, vì họ không phải mình và mình không phải là họ.
Đôi lúc lời khuyên sẽ là thừa nếu đặt không đúng chỗ. Vì ai cũng là một triết gia cho từng câu chuyện đời của mình và người hiểu rõ nhất câu chuyện đó cũng chính là mình, mình biết mình phải làm gì và thừa biết mình là ai.
Có lần một bạn trẻ bảo tôi cho bạn một lời khuyên.
Tôi cũng làm theo mong muốn của bạn đó.
Nhưng rồi bạn đó hỏi lại: Nếu đặt tôi vào hoàn cảnh đó, tôi sẽ làm gì?
Tôi chợt giật mình và tự nhủ: - Tôi sẽ làm gì đây nếu tôi là bạn đó.
Tôi có thể trả lời bằng lối văn chương đầy bóng bẩy và triết lý đầy thuyết phục, nhưng đã là văn chương và triết lý thì nó chỉ lấy lòng được người khác, chứ bản chất thì nó quá xa vời với hiện thực.
Như việc - tôi có thể nói: - Tiền bạc là phù du tạm bợ, nhưng nói về khái niệm đạo đức thì nó là đúng. Nhưng với thực tiễn thì nó sẽ là thừa, vì ai cũng cần có nó để tồn tại giữa sự tương quan của cuộc sống và xã hội hiện tại khi mọi thứ đều được quy ra bằng tiền.
Càng trưởng thành, kinh nghiệm dạy cho tôi phải biết tự hỏi: - Nếu tôi là họ? trước khi vội buông lời
khuyên bảo một ai đó. Bằng không, thì ta cũng giống như những “Giáo sư kinh tế” tại những giảng đường đại học, nhưng khi về tới nhà là chỉ cơm nguội chan với nước mì gói cho thêm chút đường.
Cuộc sống này không phải ai cũng mù, để đến nỗi không biết mình phải đi như thế nào, và nhìn cuộc đời ra sao. Mà là họ chỉ muốn đi theo cách của họ, và nhìn đời theo cái nhìn khác đi một chút. Nên mới nói: mỗi chúng ta ai cũng đều là thứ duy nhất và đặc biệt nhất trên cuộc đời này.
Hiểu thế - Để bớt mải miết đi khuyên và tìm lời
khuyên của người khác mà quên đi câu trả lời của
chính mình.
Bằng không, bạn sẽ gặp vô số người “thích khuyên” và bạn chỉ là người đang đi sưu tầm lời khuyên. Tuy lời khuyên không phải là thừa, nhưng nó sẽ quá thừa cho những ai luôn thích khuyên và mãi tìm lời khuyên từ người khác.
Cứ học đi rồi sẽ giỏi, thất bại đi rồi sẽ thành công - chứ đừng cứ mãi hỏi: Làm thế nào để giỏi, làm thế nào để thành công, muốn giỏi, muốn thành công thì phải làm thế nào?
- Ôi! Bạn đã quên rằng ai giỏi thì cũng phải học, ai thành công thì cũng đều đứng lên từ thất bại.
Khuyên hoài cũng vậy, làm đi rồi sẽ thấy.
Mạnh mẽ lên! Đời không như là mơ đâu, vì trong mơ bạn có thể thấy mình là tỷ phú, nhưng đến khi tỉnh giấc thì phải lo nhìn đồng hồ trước để tranh thủ đi cày trả nợ.