Bài học từ vị thiền sư

13/06/20184:19 CH(Xem: 6202)
Bài học từ vị thiền sư
KHỔ RĂNG MÀ KHỔ RỨA
Giác Minh Luật
Nhà xuất bản Hồng Đức 

Bài học từ vị thiền sư

 

Đứng trước những thị phi nhân ngã, người thường dễ mất bình tĩnh, chạy Đông chạy Tây để phân bua hư thật, tìm cách đáp trả hơn thua cho đến cùng.

Tuy nhiên đã là người xuất gia thì an nhiên tự tại, chỉ lặng lẽ ngồi nhìn nó đến đi, sanh diệt. Bởi lẽ rằng hơn ai hết họ biết họ đang làm gì, biết làm chủ và kiểm soát tâm họ không vì những tiếng lao xao đó len lỏi vào tâm để đánh mất sự quân bình nội tại.

Chính vì vậy cuộc sống của người xuất gia phần nào có thêm bình antự tại giữa cuộc đời.

Khi tôi mới bước vào chùa tu học thì Thầy tôi đã thường kể cho tôi nghe đến vài mươi lần về câu chuyện của một vị thiền sư mà tôi muốn thuộc lòng, như một bài học quý báu trên bước đường tu họchành đạo sau này.

Câu chuyện kể như sau:

Có một cô gái con nhà danh giá gần chùa bị chửa hoang, nên gia đình cô xem đây là việc xấu hổ, cha cô tra khảo, đánh đập rất bạo. Ban đầu cô định quyết tâm không khai nhưng sau đó cô thiết nghĩ nông cạn rằng khai đại Thiền sư Hakuin ở chùa gần nhà là khỏe nhất. Vì thiền sư vốn nổi tiếng, đông đệ tử, ai cũng kính trọng, hơn nữa thiền sư vốn từ bi nên không chối, không kiện ngược hay làm khổ cô. Thế là cô khai đứa con ấy là con của thiền sư.

Gia đình cô tức giận nhưng kiên nhẫn chờ đứa con được sinh ra buộc cô gái phải mang tới trả cho thiền sư.

Khi gia đình cô mang đưa bé tới thả vào tay thiền sư và bảo: “Đấy, con của ông đấy, ông giữ mà nuôi lấy, đồ đạo đức giả”.

Hakuin: “Thế à!”.

Thông tin được loan ra và dân chúng dị nghị, nghi ngờ, xầm xì, khinh thường. Họ cho rằng ông ấy mà tu hành gì, đồ đạo đức giả... rồi đệ tử cũng dần dần bỏ ra đi gần hết.

Không có sữa cho đứa bé, đệ tử xa lánh nên đích thân thiền sư phải bồng đứa bé ngày ngày đi xin sữa, bị người đời chê bai, dè bỉu.

Một thời gian, cô gái thấy điều ấy thật nhẫn tâmtội lỗi nên quyết tâm nói ra sự thật. Cô khai đứa bé đó là con của cô và chàng bán cá tanh hôi ở chợ.

Cha mẹ cô nghe xong liền hoảng hốt, cảm thấy tội lỗi vô cùng nên tức tốc dẫn con gái tới chùa dập đầu sám hối với thiền sư và xin cháu về.

Thiền sư nghe xong, bảo: “Thế à!”.

Sự tình câu chuyện lại được loan ra và dân chúng cũng như đệ tử cảm phục đức nhẫn nhụctâm lượng thản nhiên tốt đẹp của thiền sư nên lần lượt kéo về và danh tiếng lại hơn xưa.

Thế à!

Vì tôi không tìm được cho mình lý do để hơn thua, giận ghét, biện luận với những điều buồn - vui của thường tình nhân thế.

Khi bạn đúng - thì cũng chỉ làm cho người ta thêm phần oán hận và trả đũa.

Khi bạn chấp nhận sai - thì họ sẽ mỉm cười tự đắc.

Vậy thôi, chấp nhận sai khi có thể để họ được vui và mỉm cười trong niềm hoan hỷ.

Đơn giản, vì người xuất gia thường là thế.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/04/2019(Xem: 7099)
04/05/2015(Xem: 11383)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :